Tóm tắt. Chuẩn kiến thức, kỹ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến
thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được. Để
thực hiện đánh giá hiệu quả, khi đánh giá rất cần thiết phải dựa vào chuẩn
kiến thức, kỹ năng và xây dựng được bộ công cụ. Bộ công cụ đánh giá được
hiểu là các phương pháp, phương tiện và kỹ thuật được sử dụng trong suốt
quá trình dạy - học nhằm đạt mục đích đánh giá. Bộ công cụ đánh giá kết
quả học tập môn thủ công - kỹ thuật rất đa dạng, nhưng cái đích cuối cùng
là GV thu thập các chứng cứ cho các nhận xét và đưa ra được nhận xét,
đánh giá kết quả học tập của HS một cách khách quan, công bằng.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuẩn kiến thức, kĩ năng và việc xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập môn Kĩ thuật, thủ công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
IER., 2011, Vol. 56, pp. 122-126
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG VÀ VIỆC XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN KĨ THUẬT, THỦ CÔNG
Hà Văn Khải
Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
E-mail: hakhai031952@yahoo.com
Tóm tắt. Chuẩn kiến thức, kỹ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến
thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được. Để
thực hiện đánh giá hiệu quả, khi đánh giá rất cần thiết phải dựa vào chuẩn
kiến thức, kỹ năng và xây dựng được bộ công cụ. Bộ công cụ đánh giá được
hiểu là các phương pháp, phương tiện và kỹ thuật được sử dụng trong suốt
quá trình dạy - học nhằm đạt mục đích đánh giá. Bộ công cụ đánh giá kết
quả học tập môn thủ công - kỹ thuật rất đa dạng, nhưng cái đích cuối cùng
là GV thu thập các chứng cứ cho các nhận xét và đưa ra được nhận xét,
đánh giá kết quả học tập của HS một cách khách quan, công bằng.
1. Mở đầu
Đánh giá kết quả học tập (ĐGKQHT) của học sinh (HS) là một thành tố quan
trọng của quá trình dạy học (DH), một thành tố có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả
của quá trình này. Mục đích của ĐGKQHT là làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa
đạt được của HS về kiến thức, kĩ năng và thái độ so với mục tiêu DH đã được xác
định. Trên cơ sở ĐGKQHT, giáo viên (GV) có thể tìm ra nguyên nhân của những
sai sót trong quá trình DH để từ đó tìm ra biện pháp điều chỉnh quá trình học tập
của HS, đồng thời bổ sung, tự hoàn thiện hoạt động DH của mình. Đối với HS, việc
công khai hóa kết quả học tập giúp HS nhận ra những thành tích và thiếu sót của
mình để rút ra bài học cho bản thân. Vì vậy, ĐGKQHT chiếm vị trí đặc biệt trong
các thành tố có ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả và chất lượng DH.
2. Nội dung nghiên cứu
Theo thông tư 32/2009/TT/BGD & ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban
hành ngày 27 tháng 10 năm 2009, môn Thủ công, Kĩ thuật ở Tiểu học được đánh
giá bằng hình thức nhận xét và đánh giá theo Chuẩn kiến thức và kĩ năng.
“Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ
năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được.
122
Chuẩn kiến thức, kĩ năng và việc xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập...
Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hoá ở các chủ đề của môn học theo từng lớp,
ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học. Yêu cầu về thái độ được xác
định cho từng lớp và cho cả cấp học. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là cơ sở để biên soạn
sách giáo khoa, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở môn học, hoạt động
giáo dục nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của chương trình lịch sử ở
Tiểu học; bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục” [1].
Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Thủ công, Kĩ thuật được quy định cụ thể trong
chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số
16/ 2006/ QĐ- BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo).
Để tiến hành ĐGKQHT của HS theo Chuẩn kiến thức và kĩ năng, cần thiết
phải xây dựng công cụ đánh giá. Công cụ đánh giá được hiểu là các phương pháp,
phương tiện và kĩ thuật được sử dụng trong suốt quá trình nhằm đạt được mục đích
đánh giá [2]. Tính năng cơ bản của các công cụ đánh giá là thu thập thông tin để
cung cấp cho GV và HS trong quá trình đánh giá và tự đánh giá.
Với cách hiểu như trên, để việc ĐGKQHT môn Thủ công, Kĩ thuật đáp ứng
được yêu cầu đổi mới đánh giá và thực hiện theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, cần thiết
phải xây dựng được bộ công cụ đánh giá với nhiều loại công cụ đánh giá khác nhau
như:
- Công cụ đánh giá kĩ năng thực hành của HS.
- Công cụ đánh giá mức độ hiểu bài và trình độ nhận thức của HS.
- Công cụ đánh giá thái độ, tinh thần hợp tác và nhu cầu học tập của HS.
- Công cụ theo dõi sự tiến bộ của HS.
- Công cụ đánh giá tính tích cực, khả năng sáng tạo, năng khiếu của HS. . .
Cái đích cuối cùng phải đạt được khi sử dụng các công cụ đánh giá trong các
giờ học Thủ công, Kĩ thuật là GV thu thập được các chứng cứ cho các nhận xét và
đưa ra được nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS một cách khách quan, công
bằng.
* Xây dựng công cụ đánh giá kĩ năng thực hành của HS.
Trong dạy học Thủ công, Kĩ thuật, trọng tâm của đánh giá là đánh giá kĩ
năng thực hành của HS. Phương pháp chủ yếu khi đánh giá kĩ năng thực hành là
quan sát. Qua quan sát, GV có thể biết được mức độ lĩnh hội và khả năng vận dụng
các hiểu biết về quy trình, cách thực hiện các động tác, thao tác vào thực hành của
HS; biết được mức độ hoàn thành công việc thực hành và biết được mức độ tự lực,
độc lập, sáng tạo trong công việc của HS. Khi sử dụng phương pháp quan sát, GV
có thể tiến hành đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chí:
1. Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành đầy đủ và đúng yêu cầu.
2. Thực hiện đúng quy trình và đúng thao tác kĩ thuật.
3. Thực hành đạt kết quả, thể hiện ở sản phẩm thực hành hoặc kết quả công
123
Hà Văn Khải
việc. Khi đánh giá tiêu chí này, GV cần dựa vào Hướng dẫn thực hiện chuẩn môn
Thủ công, Kĩ thuật của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2009 để đưa ra yêu
cầu về sản phẩm.
4. Đảm bảo thời gian quy định.
5. Thái độ thực hành, được thể hiện qua việc thực hiện nghiêm túc yêu cầu
thực hành; có ý thức tiết kiệm vật liệu thực hành; giữ gìn vệ sinh, an toàn lao động.
Dựa vào các tiêu chí đánh giá và yêu cầu đổi mới đánh giá, GV xây dựng
phiếu đánh giá. Sau đây là một số mẫu phiếu đánh giá.
Phiếu Quan sát và Đánh giá
Chủ đề (hoặc tên bài) ............
Người quan sát ............
STT
Các yêu cầu
cần đánh
giá
Cách thực hiện
của người được
đánh giá
Kết luận của người đánh giá
Đạt Chưa đạt
Ghi rõ các
yêu cầu cần
được đánh
giá của bài
học hoặc chủ
đề
Ghi rõ cách thực
hiện của người được
đánh giá đối với
từng yêu cầu
Phiếu đánh giá thực hành
Bài. . . ..................................................................................................
Họ và tên học sinh:.........................................Lớp:............................
Tiêu chí đánh giá Tự đánh giá của HS Đánh giá của GV
Tốt Đạt Chưađạt Tốt Đạt
Chưa
đạt
1. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu
2. Thực hiện quy trình và thao
tác kĩ thuật
3. Sản phẩm thực hành
4. Thời gian thực hành
5. Thái độ
Kết quả chung
124
Chuẩn kiến thức, kĩ năng và việc xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập...
*Công cụ đánh giá mức độ hiểu bài và trình độ nhận thức của HS .
Để đánh giá mức độ hiểu bài và trình độ nhận thức của HS, thường sử dụng
một số phương pháp đánh giá như phương pháp kiểm tra vấn đáp, phương pháp
kiểm tra viết.
Phương pháp kiểm tra vấn đáp là phương pháp thu thập thông tin bằng việc
tương tác hỏi - đáp giữa thầy và trò, trong đó GV là người đặt câu hỏi, HS độc lập
trả lời nhằm thu thập thông tin từ HS.
Phương pháp kiểm tra viết là phương pháp thu thập thông tin bằng việc GV
ra đề kiểm tra và tổ chức cho HS làm bài kiểm tra. HS suy nghĩ, vận dụng hiểu biết
của mình để làm bài kiểm tra. Qua bài làm của HS, GV đánh giá được mức độ hoàn
thành mục tiêu về kiến thức, mức độ hiểu bài và năng lực nhận thức của HS.
Phương pháp kiểm tra viết bao gồm phương pháp trắc nghiệm tự luận và
phương pháp trắc nghiệm khách quan (Test). Đối với môn Thủ công, Kĩ thuật,
phương pháp này thường được áp dụng khi đánh giá kết quả học tập các bài lí
thuyết kĩ thuật ở lớp 4, lớp 5, trong đó chủ yếu là phương pháp trắc nghiệm khách
quan.
Để thực hiện phương pháp trắc nghiệm khách quan, cần xây dựng, thiết kế
bộ công cụ đánh giá với các loại câu hỏi trắc nghiệm sau:
- Trắc nghiệm đúng - sai;
- Trắc nghiệm điền khuyết;
- Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi;
- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn;
Khi xây dựng bộ công cụ đánh giá, GV cần căn cứ vào:
- Mục tiêu của môn học, của chủ đề, bài học;
- Nội dung dạy học;
- Chứng cứ của từng nhận xét;
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng.
* Cách thu thập chứng cứ cho các nhận xét.
Các nhận xét của mỗi lớp được xây dựng trên cơ sở mục tiêu, chuẩn kiến thức,
kĩ năng, nội dung môn học và những yêu cầu đặt ra cho đánh giá bằng nhận xét. Vì
vậy, muốn thu thập đủ các chứng cứ cho một nhận xét, GV cần thực hiện :
- Nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung chủ yếu bài học.
- Đọc trước các chứng cứ cho một nhận xét để biết được khi nhận xét cần
phải nêu các chứng cứ nào.
- Quan sát HS trong quá trình học tập để biết được ý thức thái độ học tập
của HS; sự nỗ lực trong học tập và sự cố gắng để làm sản phẩm theo đúng hướng
dẫn của GV.
- Tạo nhiều tình huống liên quan đến nội dung bài học và tạo điều kiện cho
125
Hà Văn Khải
HS tham gia giải quyết tình huống. Qua đó, GV biết được khả năng độc lập suy
nghĩ, tính sáng tạo và kĩ năng hợp tác trong học tập, lao động của HS.
3. Kết luận
Như vậy, Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến
thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà HS cần phải và có thể đạt được.
Khi ĐGKQHT của học sinh, GV phải xây dựng các công cụ đánh giá và cần thiết
phải dựa vào Chuẩn kiến thức và kĩ năng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ GD & ĐT, 2006. Chương trình GDPT - Những vấn đề chung. Nxb Giáo dục,
Hà Nội, tr. 8.
[2] Bộ GD & ĐT, 2008. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiểu học
theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Tài liệu tập huấn - Vụ Giáo dục Tiểu học, Hà Nội,
tháng 12/2008.
[3] Đỗ Đình Hoan. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiểu học. Đề tài
cấp Bộ, mã số: B96 - 49 - TĐ08
ABSTRACT
Knowledge and skill standards and a set of instruments constructed
to evaluate achievements in learning technics-handicraft
Knowledge and skill standards are fundamental but minimum requirements for
the subject knowledge and skills which school children must and can acquire. For
the evaluation to be even more effective, it must be based on the knowledge and
skill standards and the set of instruments constructed. This set is understood as
diverse methods, means and techniques used to evaluate achievements in learning
technics-handicrafts. This set of instruments aims to help teachers collect evidence
for their remarks and give fair and objective comments on student achievements.
126