Trong hơn nửa cuối thếkỷ20, Caterpillar đã thống trịthịtrường thếgiới vềthiết bị
xây dựng hạng nặng và khai thác mỏ. Những chiếc máy kéo, băng chuyền, xe ủi đất và xe tải
màu vàng quen thuộc của công ty rất phổbiến ởbất kỳcông trường xây dựng nào.
Caterpillar bán hơn 300 mặt hàng cho gần 200 công ty, tạo ra doanh thu hơn 20 tỉUSD hàng
năm. Nó chiếm 27% doanh sốcác thiết bịxây dựng toàn cầu, hơn gấp đôi so với đối thủthứ
hai là Komatsu. Thịphần của nó trên thịtrường Bắc Mỹhơn gấp hai lần của các đối thủ
Komatsu và Deere cộng lại.
Nhiều nhân tố đóng góp vào sựthành công lâu dài của Caterpillar: sản phNm chất
lượng cao, xuất suất hiệu quảvà năng động, dòng sản phNm mới sáng tạo đều đặn và tổchức
tinh gọn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mặc dầu Caterpillar định mức giá cao cho các
thiết bịcủa mình, khảnăng vận hành không hỏng hóc và chất lượng cao cung ứng giá trịdài
hạn lớn hơn. Tuy nhiên đây chưa phải là những lý do quan trọng cho sựthống trịcủa
Caterpillar. Thay vào đó, Caterpillar dành sựtập trung vào khách hàng và lực lượng 220 nhà
phân phối độc lập trên toàn cầu, thực hiện việc chăm sóc cho mỗi nhu cầu của khách hàng.
Theo tổng giám đốc điều hành của Caterpillar Donald Fites:
“Sau khi sản phẩm ra khỏi cửa của chúng tôi, các nhà phân phối sẽ đảm nhận. Họlà
một trong những người ởtiền tuyến, là những người sống cùng với sản phẩm trong
suốt đời sống của nó và là những người mà khách hàng tiếp xúc. Mặc dù chúng tôi
cung ứng tài chính và bảo hiểm nhưng họlà người đứng ra thu xếp chúng với khách
hàng. Họphải có mặt ở đó để đảm bảo rằng khi máy móc được bàn giao, chúng phải
ởtrong tình trạng chuẩn. Họphải có mặt ở đó đểhuấn luyện những người vận hành
máy móc của khách hàng. Họcung cấp dịch vụcho sản phẩm một cách thường xuyên
trong suốt đời sống của nó, điều khiển một cách cẩn trọng tình trạng của máy móc và
sửa chữa định kỳnhằm phòng ngừa việc gián đoạn công việc rất tốn kém. Khách
hàng biết đến một công ty 20 tỉUSD có tên là Caterpillar. Nhưng các trung gian tạo
ra hình ảnh cho công ty theo đó công ty không phải đứng sau sản phẩm mà đứng
cùng với sản phẩm, ởbất kỳnơi nào trên thếgiới. Các trung gian của công ty làm
nên nguyên tắc xửsự- bạn mua thiết bị, bạn có được cảcông ty – đây không phải
chỉlà một câu khẩu hiệu”.
Các nhà phân phối của Caterpillar xây dựng mối quan hệchặt chẽvới khách hàng
trong cộng đồng của mình. “Các nhà phân phối độc lập của công ty ở Novi, Michigan hoặc ở
Bangkok hiểu biết nhiều hơn vềnhững yêu cầu của khách hàng trong khu vực của mình đối
với một tập đoàn lớn nhưCaterpillar”, Fites phát biểu nhưvậy. Các đối thủcạnh tranh
thường bỏqua các nhà phân phối và bán trực tiếp đến các khách hàng lớn nhằm cắt giảm chi
phí hoặc đểthu được nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, Caterpillar không nghĩ đến việc rời bỏ
các nhà phân phối. “Sựhiểu biết vềthịtrường địa phương và mối quan hệmật thiết với
khách hàng của các nhà phân phối là vô cùng đáng giá”, Fites phát biểu với một sựtâm
huyết.
31 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuỗi cung ứng và kênh marketing, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CHƯƠNG 11
CHUỖI CUNG ỨNG VÀ KÊNH MARKETING
1. DẪN NHẬP VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1. Tình huống dẫn nhập
Trong hơn nửa cuối thế kỷ 20, Caterpillar đã thống trị thị trường thế giới về thiết bị
xây dựng hạng nặng và khai thác mỏ. Những chiếc máy kéo, băng chuyền, xe ủi đất và xe tải
màu vàng quen thuộc của công ty rất phổ biến ở bất kỳ công trường xây dựng nào.
Caterpillar bán hơn 300 mặt hàng cho gần 200 công ty, tạo ra doanh thu hơn 20 tỉ USD hàng
năm. Nó chiếm 27% doanh số các thiết bị xây dựng toàn cầu, hơn gấp đôi so với đối thủ thứ
hai là Komatsu. Thị phần của nó trên thị trường Bắc Mỹ hơn gấp hai lần của các đối thủ
Komatsu và Deere cộng lại.
Nhiều nhân tố đóng góp vào sự thành công lâu dài của Caterpillar: sản phNm chất
lượng cao, xuất suất hiệu quả và năng động, dòng sản phNm mới sáng tạo đều đặn và tổ chức
tinh gọn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mặc dầu Caterpillar định mức giá cao cho các
thiết bị của mình, khả năng vận hành không hỏng hóc và chất lượng cao cung ứng giá trị dài
hạn lớn hơn. Tuy nhiên đây chưa phải là những lý do quan trọng cho sự thống trị của
Caterpillar. Thay vào đó, Caterpillar dành sự tập trung vào khách hàng và lực lượng 220 nhà
phân phối độc lập trên toàn cầu, thực hiện việc chăm sóc cho mỗi nhu cầu của khách hàng.
Theo tổng giám đốc điều hành của Caterpillar Donald Fites:
“Sau khi sản phẩm ra khỏi cửa của chúng tôi, các nhà phân phối sẽ đảm nhận. Họ là
một trong những người ở tiền tuyến, là những người sống cùng với sản phẩm trong
suốt đời sống của nó và là những người mà khách hàng tiếp xúc. Mặc dù chúng tôi
cung ứng tài chính và bảo hiểm nhưng họ là người đứng ra thu xếp chúng với khách
hàng. Họ phải có mặt ở đó để đảm bảo rằng khi máy móc được bàn giao, chúng phải
ở trong tình trạng chuẩn. Họ phải có mặt ở đó để huấn luyện những người vận hành
máy móc của khách hàng. Họ cung cấp dịch vụ cho sản phẩm một cách thường xuyên
trong suốt đời sống của nó, điều khiển một cách cẩn trọng tình trạng của máy móc và
sửa chữa định kỳ nhằm phòng ngừa việc gián đoạn công việc rất tốn kém. Khách
hàng biết đến một công ty 20 tỉ USD có tên là Caterpillar. Nhưng các trung gian tạo
ra hình ảnh cho công ty theo đó công ty không phải đứng sau sản phẩm mà đứng
cùng với sản phẩm, ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Các trung gian của công ty làm
nên nguyên tắc xử sự - bạn mua thiết bị, bạn có được cả công ty – đây không phải
chỉ là một câu khẩu hiệu”.
Các nhà phân phối của Caterpillar xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng
trong cộng đồng của mình. “Các nhà phân phối độc lập của công ty ở N ovi, Michigan hoặc ở
Bangkok hiểu biết nhiều hơn về những yêu cầu của khách hàng trong khu vực của mình đối
với một tập đoàn lớn như Caterpillar”, Fites phát biểu như vậy. Các đối thủ cạnh tranh
thường bỏ qua các nhà phân phối và bán trực tiếp đến các khách hàng lớn nhằm cắt giảm chi
phí hoặc để thu được nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, Caterpillar không nghĩ đến việc rời bỏ
các nhà phân phối. “Sự hiểu biết về thị trường địa phương và mối quan hệ mật thiết với
khách hàng của các nhà phân phối là vô cùng đáng giá”, Fites phát biểu với một sự tâm
huyết.
2
Caterpillar và các nhà phân phối của mình làm việc một cách hài hòa nhằm tìm ra
cách tốt nhất để mang lại lợi ích cho khách hàng. Toàn bộ hệ thống được kết nối bằng mạng
máy tính toàn cầu duy nhất. Chẳng hạn, làm việc trên máy tính cá nhân của mình, các nhà
quản lý của Caterpillar có thể kiểm tra xem có bao nhiêu máy Caterpillar trên thế giới đang
chờ linh kiện. Các nhà phân phối được kết nối chặt chẽ đóng một vai trò quan trọng trong
hầu hết các vấn đề của Caterpillar, từ thiết kế sản phNm và cung ứng, đến dịch vụ và hỗ trợ
sản phNm, đến tình báo thị trường và các phản hồi của khách hàng.
Trong ngành công nghiệp thiết bị hạng nặng, thời gian gián đoạn của máy móc thiết
bị đồng nghĩa với một sự mất mát lớn, các dịch vụ đặc biệt của Caterpillar được cung ứng tạo
ra cho nó một lợi thế to lớn trong việc giành và giữ được khách hàng trung thành. Xem xét
Freeport-MacMoran, một khách hàng mua các sản phNm của Caterpillar được xem là một
trong những công ty khai thác mỏ vàng và đồng lớn nhất thế giới, vận hành 24h/ngày và 365
ngày mỗi năm. N ằm trên cao của các đỉnh núi ở Indonesia, mỏ chỉ có thể tiếp cận bởi các
đường cáp treo hoặc máy bay trực thăng. Freeport-MacMoran sử dụng hơn 500 thiết bị xây
dựng và hầm mỏ của Caterpillar, trị giá khoảng vài trăm triệu USD, bao gồm các loại máy
vận chuyển, máy kéo và xe tải lớn 240 tấn, các xe chở hàng công suất hơn 2000 mã lực.
N hiều máy móc trong số này có trị giá hơn 1 triệu USD mỗi chiếc. Khi máy móc bị hư hỏng,
Freeport-MacMoran nhanh chóng bị mất tiền. Freeport-MacMoran vui vẻ trả thêm tiền cho
những máy móc và dịch vụ không hỏng hóc. Công ty tin rằng mình có thể tin cậy vào
Caterpillar và mạng lưới phân phối vững chắc của họ với những hỗ trợ tuyệt hảo.
Mối quan hệ làm việc chặt chẽ giữa Caterpillar và các nhà phân phối đi xa hơn những
hợp đồng hình thức và các thỏa thuận mua bán. Mối quan hệ đối tác mạnh mẽ dựa trên một
số nguyên tắc và cách làm cơ bản:
• Lợi nhuận cho các trung gian: nguyên tắc của Caterpillar là “chia sẻ lợi nhuận cũng
như chia sẻ khó khăn”. Khi thành công, Caterpillar chia sẻ tiền thưởng với các nhà
phân phối thay vì cố gắng lấy hết phần lợi cho mình. Khi việc kinh doanh khó khăn,
Caterpillar bảo vệ các nhà phân phối của mình. Vào giữa thập niên 80, đối mặt với thị
trường thiết bị xây dựng toàn cầu giảm sút và cạnh tranh khốc liệt, Caterpillar bảo vệ
các trung gian của mình bằng cách nhận lấy những thiệt hại kinh tế. Công ty đã mất
gần 1 tỉ USD chỉ trong ba năm nhưng không để mất dù chỉ một nhà phân phối. N gược
lại, các nhà phân phối của các đối thủ cạnh tranh đã tranh đấu với các nhà sản xuất
của họ và nhiều nhà phân phối đã thất bại. Kết quả là, Caterpillar xuất hiện với hệ
thống phân phối nguyên vẹn của mình và với một vị thế cạnh tranh cao hơn bao giờ
hết.
• Hỗ trợ các trung gian: không có công ty nào trong ngành có hệ thống dịch vụ cung
ứng nhanh chóng và tin cậy bằng công ty. Caterpillar duy trì 36 trung tâm phân phối
và 1500 cơ sở cung ứng dịch vụ trên toàn cầu, nó lưu trữ 320.000 bộ phận khác nhau
và bàn giao 84.000 linh kiện mỗi ngày, và tất cả các ngày trong năm. Đổi lại, các nhà
phân phối đầu tư lớn vào lưu kho, nhà xưởng, đoàn xe vận tải, các thiết bị dịch vụ,
chNn đoán và công nghệ thông tin. Caterpillar và các trung gian của họ đảm bảo việc
cung ứng trong vòng 48 giờ ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Công ty giao 80% đơn đặt
hàng ngay lập tức và 99% trong cùng một ngày. Trong khi đó khách hàng của các đối
thủ cạnh tranh lại cần bốn hoặc năm ngày để nhận hàng.
• Truyền thông: Caterpillar truyền thông với các trung gian của mình một cách đầy
đủ, thường xuyên và rất uy tín.
3
• Năng lực của các trung gian: Caterpillar làm tất cả những gì có thể để đảm bảo rằng
các trung gian của họ hoạt động tốt. Công ty quản lý một cách chặt chẽ từng trung
gian về doanh thu, vị trí trên thị trường, khả năng cung ứng dịch vụ, tình hình tài
chính và các tiêu chuNn về năng lực khác. Công ty thật sự mong muốn mỗi trung gian
đều thành công, và khi phát hiện ra vấn đề, công ty sẽ hỗ trợ. Kết quả, các trung gian
của Caterpillar, đa số là các doanh nghiệp gia đình, có xu hướng ổn định và sinh lợi.
Khá nhiều trung gian của Caterpillar là các thế hệ của cùng một gia đình từ hơn 50
năm nay. Có một số trung gian thành lập từ năm 1925, sớm hơn cả Caterpillar.
• Mối quan hệ cá nhân: ngoài những mối quan hệ công việc chính thức, Caterpillar
còn hình thành các mối quan hệ cá nhân với các trung gian của mình theo kiểu mối
quan hệ gia đình.
Caterpillar đã sử dụng hệ thống phân phối như là nguồn tạo lợi thế cạnh tranh quan
trọng. Hệ thống phân phối được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và mục tiêu được
chia sẻ. Caterpillar và các trung gian của họ cảm thấy thật sự tự nguyện và hài lòng về những
gì họ làm cùng nhau.
.2. Chuỗi cung ứng và mạng cung ứng giá trị
Sản xuất ra sản phNm hoặc dịch vụ và sẵn sàng cung ứng chúng cho khách hàng đòi
hỏi việc xây dựng những mối quan hệ không chỉ với khách hàng, mà còn với các nhà cung
ứng và những nhà bán lại quan trọng trong chuỗi cung ứng của công ty. Chuỗi cung ứng này
bao gồm những đối tác ở tuyến trước và tuyến sau, bao gồm các nhà cung ứng, các trung gian
và thậm chí các khách hàng của các trung gian.
Tuyến sau kể từ nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng dịch vụ, bao gồm tất cả những công
ty cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện, bộ phận, thông tin, tài chính và tư vấn cần thiết để tạo
ra sản phNm hoặc dịch vụ. N hững người làm marketing, theo truyền thống thường chú trọng
vào tuyến trước của chuỗi cung ứng - tức là vào kênh marketing hoặc kênh phân phối hướng
đến khách hàng. Các đối tác trong kênh marketing như người bán sỉ và bán lẻ hình thành
đường kết nối sống còn giữa công ty và các khách hàng mục tiêu.
Cả các đối tác tuyến trước và tuyến sau cũng đều là thành phần của chuỗi cung ứng
của công ty. N hưng mỗi công ty thiết kế chuỗi cung ứng riêng của mình cho phép cung ứng
giá trị vượt trội cho khách hàng. Thành công của một công ty không chỉ phụ thuộc vào việc
nó vận hành tốt chuỗi cung ứng mà còn phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của toàn bộ chuỗi
cung ứng cũng như kênh marketing của nó với hệ thống cung ứng của các đối thủ cạnh tranh.
Thuật ngữ chuỗi cung ứng có thể quá hạn chế theo cách nhìn về việc sản xuất và bán
hàng của công ty. Quan điểm này cho rằng các nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào khác và
năng lực sản xuất là điểm khởi đầu để hoạch định thị trường. Thuật ngữ phù hợp hơn nên là
chuỗi nhu cầu vì nó thể hiện quan điểm nhận thức và đáp ứng thị trường (nhận thức nhu cầu
của thị trường và đáp ứng lại nó). Với quan điểm này, việc hoạch định bắt đầu với nhu cầu
của khách hàng mục tiêu, theo đó công ty đáp ứng bằng cách tổ chức các nguồn lực của mình
với mục tiêu tạo mối quan hệ sinh lợi với khách hàng.
Tuy nhiên, quan điểm chuỗi nhu cầu của công ty cũng có thể còn hạn chế, vì nó nhìn
nhận từng bước về các hoạt động mua sắm - sản xuất - tiêu dùng. Với sự xuất hiện của
Internet, các công ty thiết lập các mối quan hệ phức tạp và nhiều hơn với các công ty khác.
Chẳng hạn, Ford quản lý nhiều chuỗi cung ứng. N ó cũng tài trợ hoặc giao dịch trên nhiều
website B2B khác nhau và các giao dịch trực tuyến gia tăng rất nhiều. Giống như Ford, hầu
4
hết các công ty lớn ngày nay cam kết trong việc xây dựng và quản trị mạng lưới cung ứng giá
trị gia tăng liên tục.
N gày nay các công ty nói nhiều đến quan điểm mạng lưới cung ứng giá trị trong công
việc kinh doanh của mình. N hư chúng ta đã đề cập, mạng lưới cung ứng giá trị được thiết lập
từ công ty, các nhà cung ứng, các nhà phân phối và cuối cùng là khách hàng và những nhân
tố này tạo lập mối quan hệ đối tác với nhau nhằm cải thiện năng lực của toàn bộ hệ thống.
Chẳng hạn, Palm, nhà sản xuất hàng đầu các thiết bị cầm tay, quản trị toàn bộ cộng đồng các
nhà cung ứng và các nhà lắp ráp từ các linh kiện, màn hình LCD và các phụ kiện khác và các
nhà bán lẻ trực tuyến và truyền thống, và 45000 nhà cung ứng dịch vụ bổ sung tạo ra hơn
5000 ứng dụng cho các hệ thống vận hành của Palm. Tất cả các đối tác khác nhau phối hợp
một cách hiệu quả để đem lại giá trị gia tăng cho khách hàng của Palm.
Trong chương này chúng ta tập trung vào kênh marketing - tức là tuyến sau của mạng
lưới cung ứng giá trị. Tuy nhiên, cần nhớ rằng đây chỉ là một phần của toàn bộ hệ thống cung
ứng. Để đem lại giá trị cho khách hàng, công ty cần đến các đối tác ở tuyến trước của chuỗi
cung ứng cũng giống như cần đến các đối tác ở tuyến sau. Để cung cấp dịch vụ ngân hàng,
chẳng hạn, Citibank mua các thiết bị và cung ứng các máy ATM, các máy in phục vụ khách
hàng nạp tiền tự động và máy tính để truy cập thông tin. Để các dịch vụ sẵn có cho khách
hàng và có thông tin về các giao dịch với khách hàng, ngân hàng phải duy trì các kênh phân
phối bao gồm những chi nhánh ngân hàng của chính công ty và các Website cũng như hàng
ngàn ATM mà công ty sở hữu. N hững người làm marketing ngày nay tham gia và tác động
đến hoạt động ở tuyến trước của công ty cũng như các hoạt động ở tuyến sau. N gày nay, họ
không còn là những nhà quản lý kênh marketing mà trở thành các nhà quản lý mạng lưới.
2. TỔNG QUAN VỀ KÊNH MARKETING
Phân phối là tất cả những hoạt động nhằm cung ứng đúng hàng hóa cho đúng đối
tượng khách hàng, tại đúng nơi, đúng thời điểm và đúng mức giá mà họ mong muốn. Bởi vì
phân phối là một bộ phận chủ yếu cấu thành nên chi phí của sản phNm hay dịch vụ do đó nó
cũng là một nguồn lực tiềm tàng của lợi thế cạnh tranh, có ảnh hưởng đến vị thế về chi phí
thấp hay sự dị biệt hóa dựa trên khả năng cung ứng dịch vụ vượt trội cho khách hàng. Chính
vì vậy, có thể nói rằng một hệ thống phân phối hiệu quả sẽ đem lại cho tổ chức những
phương tiện để đạt được lợi thế cạnh tranh.
Việc di chuyển hàng hóa thông qua các kênh phân phối hay chuỗi cung ứng (supply
chain) là một trong những chức năng quan trọng mà các trung gian thực hiện nhằm giúp cho
hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng và các khách hàng tổ chức (B2B hay tổ
chức dịch vụ). Các trung gian đảm nhiệm một loạt chức năng của nhà sản xuất bao gồm: bán
hàng, tài chính, hỗ trợ tồn kho, phân phối vật chất, các dịch vụ tại điểm bán và thông tin về
sản phNm đến thị trường. Họ có thể thực hiện cùng lúc nhiều chức năng khác nhau như cung
cấp thông tin, đặt hàng, nhận chi trả, chăm sóc khách hàng (xử lý lời phàn nàn) và cung ứng
dịch vụ (đặc biệt là các dịch vụ vận chuyển). Việc thấu hiểu vai trò của các trung gian phân
phối và các xung đột tiềm tàng trong hệ thống kênh cũng như các hình thức phân phối mới là
khía cạnh quan trọng nhất trong tiến trình hoạch định chiến lược phân phối.
Trong phần này chúng ta sẽ đề cập đến những vấn đề trên, bắt đầu bằng một cái nhìn
tổng quan về môi trường kênh. Tiếp theo, sẽ nghiên cứu quá trình phát triển một chiến lược
phân phối hiệu quả. N goài ra phần này cũng cung cấp cho người đọc phần thảo luận tóm tắt
về những nhân tố luật pháp chủ yếu cần được xem xét trong chiến lược phân phối.
5
2.1. Bản chất và tầm quan trọng của kênh marketing
Một mạng lưới phân phối tốt tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ cho một tổ chức. Một
số nhà sản xuất bán hàng hóa của mình trực tiếp đến người sử dụng cuối cùng. N hưng hầu
hết các công ty sử dụng các trung gian nhằm chuyển hàng hóa đến thị trường. Họ hình thành
các kênh marketing (kênh phân phối), là một tập hợp các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau trong
tiến trình cung cấp sản phNm và dịch vụ sẵn sàng cho việc sử dụng hoặc tiêu dùng bởi các
khách hàng tiêu dùng hoặc người sử dụng thương mại.
Kênh marketing bao gồm các tổ chức và định chế tương tác với nhau, hoạt động như
một hệ thống hoặc mạng lưới, phối hợp trong các nỗ lực của mình để tạo ra và phân phối sản
phNm đến người sử dụng cuối cùng. Chẳng hạn, các dịch vụ cấp cứu, bệnh viện, các nhà vật
lý trị liệu, các phòng thí nghiệm, các công ty bảo hiểm và các cửa hàng dược phNm hình
thành nên một kênh phân phối các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các tổ chức chăm sóc sức
khỏe ngày càng phối hợp các hoạt động của các thành viên trong kênh phân phối.
N goài những trung gian nêu ở trên, nhiều tổ chức cũng tham gia thực hiện dịch vụ, ví
dụ như các định chế tài chính, các công ty vận tải, các hãng quảng cáo và các công ty bảo
hiểm. Sự ra đời của Internet đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong hoạt động của các tổ
chức phân phối trên nhiều thị trường.
Các quyết định kênh của công ty tác động một cách trực tiếp đến tất cả các quyết định
marketing khác. Việc định giá của công ty phụ thuộc vào việc thỏa thuận với các kênh cửa
hàng giảm giá toàn quốc, hay sử dụng các cửa hàng chuyên dụng hoặc bán trực tiếp qua
mạng. Lực lượng bán hàng của công ty và các quyết định truyền thông cũng phụ thuộc vào
nhu cầu của các thành viên trong kênh đối với mức độ hỗ trợ trong truyền thông, thuyết phục,
đào tạo huấn luyện. N goài ra việc công ty phát triển hoặc đưa vào một vài sản phNm mới có
thể phụ thuộc vào mức độ phù hợp của những sản phNm này với năng lực của các thành viên
trong kênh của nó.
Một số công ty quan tâm không đúng mức đến các kênh phân phối, điều này làm ảnh
hưởng đến kết quả tiêu thụ. N gược lại, nhiều công ty thường sử dụng hệ thống phân phối linh
hoạt có khả năng đáp ứng cao để đạt lợi thế cạnh tranh. Hệ thống phân phối sáng tạo và ấn
tượng của FedEx khiến nó trở thành người dẫn đạo trong ngành vận chuyển. Dell Computer
làm cuộc cách mạng trong ngành của mình bằng cách bán máy tính cá nhân trực tiếp đến
người tiêu dùng thay vì các cửa hàng bán lẻ. Và công ty Charles Schwab & Company tiên
phong trong việc cung ứng các dịch vụ tài chính trên Internet.
Các quyết định kênh phân phối thường liên quan đến những cam kết trong dài hạn đối
với các công ty khác. Chẳng hạn, Ford, IBM hoặc McDonald’s có thể dễ dàng thay đổi quảng
cáo của mình hoặc các chương trình cổ động. Họ có thể cắt bỏ những sản phNm cũ và tung ra
những sản phNm mới theo nhu cầu của khách hàng. N hưng khi họ thiết lập kênh phân phối
thông qua hợp đồng với các trung gian độc lập, các công ty được nhượng quyền hoặc các nhà
bán lẻ lớn, họ không thể nhanh chóng thay đổi chúng bằng các cửa hàng của công ty hoặc
các Website khi các điều kiện thay đổi. Tuy nhiên, ban quản trị phải thiết kế các kênh của
mình một cách cNn thận, với một tầm nhìn về môi trường trong tương lai cũng như hiện tại.
Tại sao các nhà sản xuất giao một số công việc bán hàng cho các đối tác trong kênh
của mình? Chúng ta phải hiểu rằng làm vậy người sản xuất đã giao một số quyền kiểm soát
việc sản phNm của họ làm ra được bán cho ai và bán như thế nào. Việc sử dụng các trung
gian là do họ hoạt động hiệu quả hơn trong việc cung ứng hàng hóa ra thị trường mục tiêu.
6
Thông qua giao tiếp, kinh nghiệm, tính chuyên môn hóa và qui mô hoạt động, các trung gian
thường đem lại cho công ty sản xuất kết quả tốt hơn là họ tự làm.
Hình 10.1 (a) và (b) cho thấy tính kinh tế của việc sử dụng trung gian phân phối. Hình
10.1 (a) minh họa trường hợp ba nhà sản xuất, mỗi nhà sản xuất sử dụng marketing trực tiếp
để tiếp cận với ba khách hàng. Hệ thống này đòi hỏi 9 giao dịch. Hình 10.1 (b) minh họa
trường hợp ba nhà sản xuất sử dụng một trung gian phân phối và nhà phân phối này tiếp xúc
với ba khách hàng. Hệ thống này chỉ yêu cầu 6 giao dịch. Theo cách này, các trung gian giúp
làm giảm số lượng công việc của cả người sản xuất lẫn khách hàng.
Hình 10.1 (a) Hình 10.1 (b)
Từ quan điểm của hệ thống mang tính kinh tế, vai trò của các trung gian marketing là
chuyển hàng hóa được sắp xếp đóng gói bởi các nhà sản xuất thành những gói hàng theo nhu
cầu của khách hàng. Các nhà sản xuất thường sắp xếp cùng một mặt hàng vào một gói hàng
lớn, nhưng khách hàng lại mong muốn mua nhiều mặt hàng với số lượng nhỏ. Với kênh
marketing, các trung gian mua số lượng lớn từ nhiều nhà sản xuất và xử lý chúng để gói
thành những gói hàng với nhiều mặt hàng đa dạng và số lượng nhỏ theo nhu cầu của khách
hàng. Do vậy, các nhà phân phối đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo sự thích ứng
giữa cung và cầu.
Trong khi cung ứng hàng hóa và dịch vụ sẵn sàng cho khách hàng, các thành viên
kênh gia tăng giá trị bằng cách giảm những khoảng lệch về thời gian, khoảng cách và sở hữu
cho những người muốn sử dụng các hàng hóa và dịch vụ này.
2.2. Các chức năng của kênh phân phối
Các thành viên của kênh marketing vận hành nhiều chức năng quan trọng. Một số
chức năng giúp hoàn tất các giao dịch:
• Thông tin: thu thập và phân phối các thông tin tình báo và nghiên cứu marketing về
các nhân tố trong môi trường marketing cần thiết để hoạch định và hỗ trợ các trao đổi.
• Truyền thông cổ động