– Thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm,
hoặc thực hiện các dịch vụ
– Nhằm mục đích sinh lợi*
– Các lọai hình doanh nghiệp: Công ty TNHH, Công ty Cổ
phần, Công ty Hợp danh, Doanh nghiệp Tư nhân, Nhóm
công ty (Công ty mẹ – công ty con, Tập đoàn kinh tế,
Các hình thức khác )
16 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương 1 Mở đầu một số khái niệm tổng quát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DSM/EE Training Program - Vietnam
International Institute for Energy Conservation
CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU
MỘT SỐ KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT
MÔN HỌC: QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
MỘT SỐ KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT
Đơn vị kinh doanh (Doanh nghiệp):
– Thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm,
hoặc thực hiện các dịch vụ
– Nhằm mục đích sinh lợi*
– Các lọai hình doanh nghiệp: Công ty TNHH, Công ty Cổ
phần, Công ty Hợp danh, Doanh nghiệp Tư nhân, Nhóm
công ty (Công ty mẹ – công ty con, Tập đoàn kinh tế,
Các hình thức khác…)
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó:
a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành
viên không vượt quá năm mươi;
b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn
cam kết góp vào doanh nghiệp;
c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng
theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể
từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát
hành cổ phần.
CÔNG TY TNHH
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh
nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở
hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu
công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của
công ty.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư
cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không
được quyền phát hành cổ phần
CÔNG TY TNHH
Công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi
là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông
tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã
góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của
mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3
Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các
loại để huy động vốn
CÔNG TY CỔ PHẦN
Công ty hợp danh
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của
công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau
đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp
danh có thể có thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công
ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản
nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại
chứng khoán nào.
CÔNG TY HỢP DANH
Doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá
nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất
kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh
nghiệp tư nhân.
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Nhóm công ty
1. Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan
hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công
nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.
2. Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây:
a) Công ty mẹ - công ty con;
b) Tập đoàn kinh tế;
c) Các hình thức khác.
Read more:
luat-kinh-doanh/15-luat-doanh-
nghiep.html?start=6#ixzz0ygJ5ek2W
NHÓM CÔNG TY
MÔ HÌNH NHÓM CÔNG TY HOA SEN ĐỊNH HƯỚNG 2015
CÁC KHỐI CHỨC NĂNG TRỰC THUỘC
HSG
CÁC CÔNG TY CON
C. TY
TNHH
MTV
HOA
SEN
MIỀN
BẮC
C.TY
TNHH
MTV
HOA SEN
MIỀN
TRUNG
C. TY
TNHH
MTV
HOA SEN
MIỀN
NAM
C. TY
TNHH
MTV
TÔN
HOA
SEN
( BD)
C. TY
TNHH
MTV
VLXD
HOA SEN
C.TY CP
TIẾP VẬN
& CẢNG
QUỐC TẾ
HOA SEN
GEMADEPT
C. TY
TNHH
MTV
VT&CK
HOA SEN
C. TY
TNHH
MTV
BẤT
ĐỘNG
SẢN
HS
CÁC CHI
NHÁNH
THUỘC
HSG
( 150 -
170)
C. TY
TNHH
MTV TÔN
HOA SEN
PHÚ MỸ
C. TY
TNHH
MTV ỐNG
THÉP
HOA SEN
(PHÚ MỸ)
C. TY
TNHH
MTV
NHỰA
HS
ĐHĐCĐ HOA SEN GROUP
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
KHỐI
TRỢ LÝ & PHÁP CHẾ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN CỐ VẤN
MỘT SỐ KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT
Trách nhiệm pháp lý:
– Trách nhiệm hữu hạn
– Trách nhiệm vô hạn
– Sự khác nhau giữa công ty CP và Công ty TNHH?
3 chức
năng
Chức năng sản xuất:
Trao đổi để đem lại thu nhập về tài chính
dựa trên số vốn đã đầu tư
Chức năng tài chính:
Trao đổi để huy động vốn (vốn vay và vốn cổ
phần) cần thiết
Chức năng đầu tư:
Trao đổi để khai thác
nguồn vốn có sẵn
MỘT SỐ KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT
Chức năng của một Doanh nghiệp:
MỘT SỐ KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT
Tổng chi phí (Total Cost - TC):
– Phụ thuộc vào sản lượng Q
– TC = FC + VC
– FC (Fixed Cost): Chi phí cố định, là chi phí không thay đổi theo
sản lượng Q, mà DN phải chi trả cho dù không sản xuất gì cả.
– VC (Variable Cost): Chi phí biến đổi, là chi phí thay đổi theo
sản lượng Q.
Chi phí tới hạn (Marginal Cost – MC):
– Biểu thị lượng chi phí gia tăng để sản xuất thêm một đơn vị sản
phẩm.
– Nếu biểu diễn bằng đồ thị, MC ~ Q, thường có dạng hình chữ
U.
Chi phí bình quân (Average Cost – AC):
– Là giá bình quân của một đơn vị sản phẩm, AC = TC/Q.
– AFC = FC/Q, AVC = VC/Q.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT
Chi phí thời cơ hay chi phí cơ hội (Opportunity Cost):
– Là thước đo giá trị của một phương án tốt nhất đã bị từ
bỏ khi chúng ta đưa ra một quyết định chọn một phương
án khác.
– Cần phải đưa vào khi phân tích lựa chọn dự án đầu tư.
– Ví dụ: Một công ty sản xuất mì ăn liền có thể dùng số vốn
hiện có để mua trái phiếu với lãi suất 10%. Vậy công ty
này có nên đầu tư vào hai dây chuyền sản xuất bánh
snack và cháo ăn liền với suất thu lợi kỳ vọng lần lượt là
là 8% và 15%?
Chi phí chìm (Sunk Cost):
– Là những chi phí (không thu lại được) đã xảy ra do
những quyết định trong quá khứ.
– Không đưa vào khi phân tích lựa chọn dự án đầu tư.
Bài tập 1.5
Giả sử bạn đang xem xét nên đi máy bay
hay đi xe du lịch tốc hành từ Tp.HCM đến
Nha Trang. Giá vé máy bay là 100.000đ và
chuyến bay mất 1 giờ. Giá vé xe du lịch là
50.000đ và chuyến xe mất 6 giờ. Cách đi nào
tốt hơn đối với:
– Một nhà kinh doanh mà thời gian tính bằng 40.000đ/ giờ
– Một sinh viên mà thời gian tính bằng 4.000đ/ giờ
– Bạn
– Chứng tỏ khái nhiệm chi phí thời cơ có ý nghĩa quan
trọng?
MỘT SỐ KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT
Chi phí tiền mặt (Cash Costs) và Chi phí bút tóan (Book
Costs):
– Chi phí tiền mặt: là loại chi phí tiêu hao hoặc có khả năng
tiêu hao, bao gồm tiền chi trả và số nợ gia tăng, được
dùng trong phân tích kinh tế của dự án.
– Chi phí bút toán: là phần khấu trừ dần (khấu hao) những
khoản chi trước đây cho các thành phần công trình hoặc
máy móc có thời gian sử dụng dài, chỉ dùng vào việc
tính thuế, không được xét đến khi phân tích tính kinh
tế của dự án.
Cơ hội đầu tƣ và phƣơng án đầu tƣ
– Kỹ sư: Đánh giá, so sánh về mặt kinh tế để đưa ra quyết
định phương án tốt nhất.
– Người quản lý: Quyết định lựa chọn cơ hội
đầu tư và các phương án trong từng cơ hội.