Lập bản đồ chuyên đề (Thematic Mapping) là một phương pháp mạnh để phân tích và hiển thị dữ liệu. Chúng
ta tạo ra dữ liệu dạng đồ họa để có thể thấy được trên bản đồ. Các kiểu và khuynh hướng không thể thấy
được trong dữ liệu, khi sử dụng sắc thái chuyên đề (thematic shading) để hiển thị dữ liệu trong bản đồ thì
chúng bộc lộ một cách rõ ràng .
14 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5592 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Hướng dẫn thực tập GIS bài 8: Thành lập bản đồ và phân tích dữ liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn thực tập GIS - Bài 8 – Thành lập các bản đồ chuyên đề phân tích dữ liệu
82
Bài 8
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ
VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
1.1 TÓM TẮT BÀI THỰC TẬP
F Các phương pháp thể hiện bản đồ chuyên đề (theo thông tin đối tượng).
F Phân tích thông tin trên bản đồ.
1.2 KIẾN THỨC LIÊN QUAN
ü Kiến thức Hệ thống thông tin địa lý-GIS
ü Những kiến thức bản đồ học, các phương pháp thành lập bản đồ.
1.3 PHẦN LÝ THUYẾT
Tổng quan
Lập bản đồ chuyên đề (Thematic Mapping) là một phương pháp mạnh để phân tích và hiển thị dữ liệu. Chúng
ta tạo ra dữ liệu dạng đồ họa để có thể thấy được trên bản đồ. Các kiểu và khuynh hướng không thể thấy
được trong dữ liệu, khi sử dụng sắc thái chuyên đề (thematic shading) để hiển thị dữ liệu trong bản đồ thì
chúng bộc lộ một cách rõ ràng .
Có thể tạo ra bản đồ chuyên đề cùng với MapInfo Professional sử dụng bảy phương pháp sau: khoảng giá trị
(ranges of values), sắc thái chuyên đề raster (grid thematic shading), theo độ lớn biểu tượng (graduated
symbols), mật độ điểm (dot density), những giá trị riêng biệt (individual values), và các biểu đồ (bar and pie).
Cũng có một số thay đổi và lựa chọn trong các phương pháp này như : lập bản đồ chuyên đề hai biến số và
điểm ngắt (inflection).
Kiểu bản đồ chuyên đề mới nhất của MapInfo Professional là chủ đề lưới (grid - raster) dựa trên dữ liệu nội
suy. Kết quả thể hiện những sắc thái liên tục nhau không có những ranh giới địa lý.
Lập bản đồ chuyên đề là gì ?
Lập bản đồ chuyên đề là quá trình nâng cao chất lượng bản đồ theo một chủ đề riêng. Cơ sở của chủ đề này
là dữ liệu trong table. Các chủ đề mô tả dữ liệu theo: sắc thái màu (shades of color), mẫu nền (fill patterns),
Ký hiệu (symbols), hoặc biểu đồ (bar và pie).
Tạo các bản đồ chuyên đề khác nhau bằng cách ấn định mầu sắc, mẫu, hoặc ký hiệu cho các đối tượng bản
đồ tùy theo các giá trị xác định trong table. Biểu đồ bar và pie cho phép so sánh dữ liệu cho mỗi bản ghi.
Chức năng Thematic Map sử dụng ba hộp thoại để chọn: chọn (table) và trường dữ liệu (field) để cấu trúc
bản đồ và những lựa chọn để tùy biến bản đồ.
Các khuôn mẫu (templet) của MapInfo dễ dàng cấu trúc các bản đồ chủ đề. Chỉ cần chọn templet mô tả kiểu
bản đồ chuyên đề. Các templet có thể tùy biến đầy đủ và có thể lưu như một templet mới cho nhu cầu xây
dựng bản đồ chuyên đề sau này. Có hơn 40 templet trong MapInfo Professional.
Hướng dẫn thực tập GIS - Bài 8 – Thành lập các bản đồ chuyên đề phân tích dữ liệu
83
Các kiểu bản đồ chuyên đề
Có thể tạo bảy kiểu bản đồ chuyên đề như sau: bước 1 tới 3 trong hộp thoại.
Mỗi kiểu có mục đích riêng và các thuộc tính duy nhất. Ví dụ, sử dụng Ranges of Values có thể tô đậm dần
bản đồ thế giới theo mật độ dân số. Có thể tô đậm các nước theo sắc đỏ dần, đỏ đậm nhất thể hiện các nước
có mật độ dân số lớn nhất, và đỏ nhạt nhất là nước có mật độ dân số nhỏ nhất. Nhìn qua bản đồ này có thể
thấy được sự phân bố trên thế giới.
Không có giới hạn giá trị số với bản đồ chuyên đề. Giá trị nhỏ không đáng kể (Nominal) cũng có thể tạo
chuyên đề. Ví dụ, khi có table các dây cáp ngầm. Các dây cáp không được sửa chữa trong sáu tháng qua
được gắn nhãn ưu tiên. Sử dụng Individual Values, có thể tô màu các dây cáp này theo trạng thái sửa chữa
của chúng. Tất cả các bản ghi (record) có cùng giá trị sẽ được tô cùng màu.
Dự định cho bản đồ chuyên đề
Trước khi tạo bản đồ chuyên đề, điều quan trọng cần biết về các yếu tố cấu tạo nên bản đồ này. Phần này
giới thiệu các chuyên đề khác nhau, đặc biệt sử dụng các dữ liệu từ một table khác, và xắp xếp và hiển thị
các lớp chuyên đề.
Các biến số chuyên đề
Dữ liệu thể hiện trong bản đồ chuyên đề gọi là biến chuyên đề (thematic variable). Tùy thuộc vào kiểu phân
tích chuyên đề mà bản đồ có thể cho thấy một hoặc nhiều biến chuyên đề. Những bản đồ Ranges of values,
Hướng dẫn thực tập GIS - Bài 8 – Thành lập các bản đồ chuyên đề phân tích dữ liệu
84
grid shading, graduated symbols, dot density xem xét một biến trong một lần. Với biểu đồ bar hoặc pie có thể
hiển thị một hoặc nhiều hơn biến chuyên đề cùng lúc.
Biến chuyên đề cũng có thể là một biểu thức. Chọn Expression trong trường dữ liệu để cấu những biểu thức
để thu nhận thông tin từ dữ liệu từ những table. Dù một biểu thức có thể tạo ra bởi hơn một biến (ví dụ:
POP_1990_POP_1980), Vì mục đích của lập bản đồ chuyên đề, một biểu thức đầy đủ tương đương với một
biến chuyên đề. (xem thêm Selecting Using Queries).
Cũng có thể tạo các bản đồ chuyên đề hai biến số như một ký hiệu (symbol) thể hiện hai phần dữ liệu khác
nhau. Ví dụ màu của symbol có thể biểu diễn một biến chuyên đề và kích thước của symbol có thể biểu diễn
một biến khác.
Table thực hiện chuyên đề
Trước khi bắt đầu thực hiện bản đồ chuyên đề, cần quyết định chọn thông tin muốn hiển thị và vị trí thông tin
hiện có. Nó có thể là table của cửa sổ bản đồ làm việc hoặc là một table khác.
Nếu dữ liệu trong cùng table đang thực hiện, hãy chọn ngay trường cần dùng trong hộp danh sách Pick Fiel
của Thematic. Bước 2.
Nếu dữ liệu trong một table khác, phải mang dữ liệu vào bảng đang thực hiện bản đồ thematic. Yêu cầu này
tạo ra cột tạm thời sử dụng Update Column.
Từng trạng thái được mô tả như sau:
Sử dụng dữ liệu trong cùng một Table
Nếu bạn đang dùng dữ liệu trong cùng table, hãy chọn table và field cần dùng để tạo cơ sở cho bản đồ
chuyên đề trong Thematic.
Ví dụ, chúng ta có table đo thời gian đỗ xe (parking meters) chứa vị trí xe đậu và thời điểm cuối vị trí này để
trống. Hãy chọn table parking meter như là table chuyên đề, và chọn field có thông tin thời điểm cuối vị trí bị
bỏ trống. Sử dụng Individual Values, tạo sắc thái vị trí đỗ xe bằng các ký hiệu (symbol) cho thời điểm.
MapInfo sẽ ấn định màu sắc ký hiệu cho các vị trí tại một thời điểm.
Sử dụng dữ liệu từ một table khác
Chức năng Join trong hộp thoại Thematic. Bước 2 cho phép bạn sử dụng dữ liệu các bảng khác để tạo một
bản đồ chuyên đề. Chọn Join trong hộp danh sách Pick Field để hiển thị hộp thoại Update Column ở vị trí có
thể tạo cột tạm thời ở bảng cơ sở.
Cột tạm thời này có thể chứa dữ liệu lấy trực tiếp từ table khác, hoặc có thể kết hợp các dữ liệu lại để tạo
thông tin dẫn xuất cho cột tạm thời.
Ví dụ, có hai table: một table ranh giới tỉnh và một table các đồn cảnh sát. Chúng ta muốn tạo màu table ranh
giới tỉnh tùy thuộc vào số lượng đồn cảnh sát trong từng tỉnh. MapInfo phải xác định các đồn cảnh sát nào rơi
vào các tỉnh đó.
Để thực hiện điều này, tất cả các thông tin cần sử dụng phải có trong table tỉnh. Bởi vậy bạn cần phải thêm
dữ liệu đồn cảnh sát vào table này.
Sử dụng Update Column, tạo cột tạm thời trong table ranh giới tỉnh sẽ chứa thông tin đồn cảnh sát. Để tạo cột
này, hai table phải có sự nối kết để MapInfo có thể truy cập dữ liệu vào trong cột tạm thời. Nối kết này có thể
là field thích hợp (như tên tỉnh), hoặc bạn có thể tạo ra nối kết về mặt địa lý (các đồn cảnh sát được chứa
trong các tỉnh)
Các lớp chuyên đề
Hướng dẫn thực tập GIS - Bài 8 – Thành lập các bản đồ chuyên đề phân tích dữ liệu
85
Khi tạo bản đồ chuyên đề trong MapInfo Professional. Các lớp chuyên đề được thêm vào để bản đồ tạo như
các lớp riêng biệt. Nó được đặt trên của bản đồ cơ sở tạo ra nó.
Các lớp riêng biệt
Các lớp chuyên đề riêng biệt từ lớp bản đồ cơ sở sẽ cung cấp cho bạn một số lựa chọn quan trọng.
- Các bản đồ chuyên đề Graduated symbol không yêu cầu bản đồ cơ sở chứa các đối tượng điểm (point).
Các đối tượng ký hiệu được xây dựng không quan tâm tới kiểu đối tượng bản đồ. Bởi vậy, dù bản đồ cơ sở
có chứa đối tượng vùng hoặc đường bạn vẫn có thể tạo ra bản đồ Graduated symbol.
- Có thể tạo nhiều lớp bản đồ chuyên đề cho một lớp bản đồ cơ sở. Không phải thêm lớp cơ sở khác vào bản
đồ để tạo lớp chuyên đề khác. Có thể hiển thị nhiều lớp chuyên đề cùng lúc cũng như trình bày bản đồ
chuyên đề hai biến.
- Có thể dùng Layer Control để hiển thị hoặc tắt lớp chuyên đề.
Sắp đặt các lớp chuyên đề
Để hiển thị các lớp bản đồ chuyên đề một cách thích hợp, cần phải sắp xếp cụ thể. Điều quan trọng là ở chỗ
khi chúng ta muốn hiển thị nhiều lớp thông tin đồng thời. Ví dụ, muốn các biểu đồ bánh (pie) hoặc cột (bar)
cho một bản đồ diện tích hiển thị trên đỉnh của những vùng được tô màu để xem chúng.
Dưới đây liệt kê thứ tự các lớp bản đồ từ đỉnh xuống đáy (chú ý rằng các lớp bản đồ được vẽ từ dưới lên):
1) Lớp chuyên đề Pies, Bars, hoặc Graduated Symbol.
2) Lớp chuyên đề Dot Density.
3) Lớp chuyên đề Ranged_ở đây thuộc tính Color hoặc Size được áp dụng.
4) Lớp chuyên đề Ranged (hoặc giá trị riêng biệt), ở đây tất cả các thuộc tính được áp dụng.
5) Lớp chuyên đề Grid.
6) Lớp chính hoặc lớp cơ sở.
Khi tạo một lớp chuyên đề mới, MapInfo Professional tự động chèn nó vào chỗ thích hợp.
Hiển thị các lớp chuyên đề
Bạn có thể hiển thị và tắt các lớp chuyên đề như đã thực hiện đối với các lớp bản đồ khác. Mọi hiển thị trong
Layer Control cũng được ứng dụng cho các lớp chuyên đề.
Cho phép bạn đặt các mức zoom cho từng lớp chuyên đề. Cũng có thể truy cập hộp thoại Modify Thematic
Layer thông qua Layer Control.
Các lớp chuyên đề luôn được vẽ sau lớp cơ sở. Bởi vậy chúng xuất hiện trên lớp cơ sở trong danh sách
Layer Control và chúng được khía (indent) để phân biệt với các lớp bản đồ khác.
Các lớp chuyên đề được hiển thị trong danh sách với format:
with/by
Kiểu bản đồ chuyên đề được chú ý trước tiên, sau đó là danh sách biến dùng tạo bản đồ. Ví dụ, lớp chuyên
đề pie dùng dữ liệu thay đổi được liệt kê theo cách:
Pies with ComAlone, ComCarpool…
Hướng dẫn thực tập GIS - Bài 8 – Thành lập các bản đồ chuyên đề phân tích dữ liệu
86
Danh sách biến được rút ngắn nếu như không đủ chỗ để hiện thị từng biến sử dụng trong phân tích chuyên
đề của bạn.
Các phương pháp lập bản đồ chuyên đề
Nội dung chung về các phương pháp có thể dùng để tạo các bản đồ chuyên đề.
Giá trị riêng biệt (Individual Values Maps)
Các bản đồ giá trị riêng biệt trình bày point, line hoặc boundary được tô màu theo các giá trị riêng biệt chứa
trong các file riêng. Có thể dùng giá trị số (numerical) hoặc định danh (nomonal) trong các lớp chuyên đề.
MapInfo gán mỗi giá trị một kiểu màu và ký hiệu. Khi lớp chuyên đề sử dụng các kiểu kí hiệu, các kí hiệu này
được dựa trên table cơ sở.
Ví dụ, Chúng ta cần có các kết quả khảo sát người tiêu dùng, một câu hỏi trong bản khảo sát là “ Hoạt động
thích nhất của bạn vào chiều chủ nhật là gỉ?” Sự phản hồi là:
1) Ngủ
2) Xem TV
3) Lái xe dạo chơi
4) Đọc sách
5) Chơi hoặc xem thể thao
6) Thăm bảo tàng hoặc phòng trưng bày nghệ thuật
7) Đi xem phim
Chúng ta tạo ra các sắc thái khác nhau cho đặc điểm người tiêu dùng dựa trên các hoạt động ưa thích vào
Chủ Nhật. Cột SUNDAY trong table chứa thông tin tương ứng với hoạt động ưa thích của khác hàng. Tuy
vậy, số lượng trong cột không thể hiện các giá trị định lượng. “Đi xem phim” không lớn hơn “Chơi và Xem thể
thao” cho dù số lượng là 7 > 5. Khi số lượng được sử dụng là tên thay vì các giá trị, cần tạo sắc thái các đối
tượng theo các giá trị riêng biệt.
Sắc thái theo khoảng (Ranged Maps)
Hướng dẫn thực tập GIS - Bài 8 – Thành lập các bản đồ chuyên đề phân tích dữ liệu
87
Khi tạo bản đồ chuyên đề theo khoảng, MapInfo Professional nhóm tất cả các bản ghi thành các khoảng và
ấn định màu, kí hiệu hoặc đường cho các đối tượng theo các dải tương ứng.
Ví dụ, Chúng ta có table về các trạm thời tiết, và muốn tô màu các vị trí theo lượng tuyết rơi theo thông báo
trên truyền hình.
Với chủ đề bản đồ theo khoảng, MapInfo nhóm số lượng tuyết rơi vào các khoảng. Ví dụ, tất cả các trạm thời
tiết nhận lượng tuyết rơi từ 0 đến 5 inch trong tháng qua được nhóm vào một khoảng. Các trạm nhận 5 đến
10 inch nhóm vào khoảng khác, Các vị trí nhận 10-15 inch nhóm vào khoảng thứ 3, các trạm thông báo hơn
15 inch nhóm vào khoảng thứ tư.
Tất các các bản ghi được nhóm theo khoảng, sau đó gán màu cho từng khoảng đó, như: các trạm thông báo
trên 15 inch tô màu đỏ, các khoảng còn lại được tô màu nhạt dần.
Các kiểu giá trị theo khoảng
MapInfo tạo khoảng tự động theo 5 phương pháp: Equal Count, Equal Ranges, Natural Break, Standard
Deviation và Quantile. Để điều khiển thủ công sử dụng Custom.
Equal Count có cùng số bản ghi trong mỗi khoảng. Nếu muốn MapInfo nhóm 100 bản ghi thành 4 khoảng sử
dụng Equal Count, MapInfo tính toán mỗi khoảng sao cho 25 bản ghi rơi vào 4 khoảng phụ thuộc vào hệ số
làm tròn. Khi dùng Equal Count (hoặc các phương pháp Range khác) cần chú ý đến các giá trị dữ liệu đặc
biệt mà có thể ảnh hước đến bản đồ chuyên đề (trong thống kê các giá trị này xem như nằm ngoài).
Natural Break và Quantile là hai tạo lớp chuyên đề mà dữ liệu phân bố không đều.
Natural Break tạo các khoảng theo theo thuật toán sử dụng số trung bình của từng khoảng để phân bố dữ
liệu đều hơn qua trong khoảng.
Quantile cho phép xây dựng các khoảng xác định sự phân bố của biến chuyên đề qua các đoạn dữ liệu. Ví
dụ, có thể định lượng dân số theo dân số đô thị để minh họa dân số đô thị trên toàn nước Mỹ. Chú
khoảng sẽ không biểu thị số liệu mà bạn dùng Quantile để xây dựng các khoảng này. Bạn có thể tùy
biến chú giải để nó trình bày trường mà bạn dùng để định lượng (quantile) bảng.
Khi tạo khoảng sử dụng Standard Deviation, khoảng ở giữa sẽ ngắt ở trung bình giá trị của khoảng trên và
khoảng dưới khoảng giữa là độ lệch chuẩn trên và dưới số trung bình.
Tùy biến các kiểu khoảng và điểm ngắt
Hướng dẫn thực tập GIS - Bài 8 – Thành lập các bản đồ chuyên đề phân tích dữ liệu
88
Khi tùy biến các kiểu khoảng và điểm ngắt, bạn có thể chọn các thuộc tính hiển thị trên bản đồ: màu sắc, kích
thước hoặc tất cả các thuộc tính. Thuộc tính kích thước có hiệu lực khi bạn làm việc với dữ liệu điểm và
đường. Có thể thay đổi kích thước từng ký hiệu hoặc dùng symbol chia độ để hiển thị các khoảng.
Một cách hiệu quả khác để tùy biến hiển thị các khoảng dữ liệu bằng cách chèn điểm ngắt vào giữa các
khoảng. Điểm ngắt là kiểu màu cung cấp nội suy dữ liệu lần hai. Lựa chọn này dùng để trình bày hai tập hợp
thông tin tương phản, như các dữ liệu chứa giá trị dương và âm: con số lời và lỗ, hoặc mức tăng dân số.
Chuyên đề nội suy mặt lưới (grid)
MapInfo lập bản đồ chuyên đề mức độ với phương pháp hiển thị dữ liệu như các cấp màu liên tục trên toàn
bản đồ. Kiểu lập lớp chuyên đề này gọi là nội suy lưới hoặc lập lớp chuyên đề bề mặt) được tạo ra bởi nội
suy dữ liệu điểm từ table nguồn. MapInfo tạo ra file ảnh raster từ nội suy dữ liệu và hiển thị nó trong cửa sổ
bản đồ (Map).
Các lớp chuyên đề mặt lưới là công cụ phân tích thích hợp trong môi trường GIS truyền thống và các ngành
công nghiệp khác nơi mà điểm dữ liệu có giá trị đại diện là các vị trí. Ví dụ, tô màu theo lưới để minh họa sự
thay đổi nhiệt độ, lượng tuyết rơi, hoặc thay đổi độ cao.
Minh họa dưới đây trình bày sự chuyển tiếp từ sáng đến tối trên toàn nước Mỹ nhiệt độ trung bình năm từ
thấp đến cao.
Nội suy trọng số khoảng cách nghịch đảo (IDW: Inverse Distance Weighting)
Nội suy IDW tính toán giá trị các mặt lưới bao trùm điện tích bản đồ. Mỗi gía trị điểm dữ liệu từ table nguồn
được cân nhắc trong việc tính toán cho giá trị ô lưới (cell) xử lý theo khoảng cách từ trung tâm tới ô lưới đó.
Vì nội suy là tính toán trọng số nghịch đảo khoảng cách, nên các điểm càng xa ô lưới càng ít ảnh hưởng gía
trị trong ô lưới.
Tạo chủ đề lưới
Quá trình xây dựng bản đồ lưới bằng việc xác định hình chữ nhật tối thiểu (MBR-minimum bounding
rectangle) hoặc là table nguồn. Lưới này được chia thành cá ô hình vuông có kích thước bằng nhau. Ví dụ,
sử dụng mẫu ngầm định Grid, table State trong tập hợp dữ liệu mẫu của MapInfo tạo phần tử lưới 200 cell x
303 cell. Bằng cách tính số lượcng cell trong lưới và biến phần tử của MBR, MapInfo xác định được mỗi cell
là 18.1 x 18.1 dặm vuông (kích thước cell là bất cứ đơn vị khoảng cách nào mà bạn đặt cho cửa sổ Map. Để
thay đổi đơn vị, vào Map > Option > Map Units)
Hướng dẫn thực tập GIS - Bài 8 – Thành lập các bản đồ chuyên đề phân tích dữ liệu
89
Phép nội suy IDW được kiểm soát qua nút Setting trong hộp thoại bước 3. Minh họa trên cho thấy trường hợp
table State xây dựng dựa vào chuyên đề lưới theo mẫu Grid Default hoặc Grid Gray Default. Lưu ý rằng
kích thước ô lưới mô tả độ cao và độ rộng của ô lưới. Mọi thay đổi kích thước ô lưới sẽ đưa đến cập nhật tự
động các kích thước lưới.
Với kích thước ô lưới, các điểm nguồn và các giá trị đã biết, MapInfo tính giá trị cho từng ô lưới. Giá trị này
được xác định bằng cách tính distance_weighted average của các điểm nằm trong bán kính tìm kiếm cụ thể.
Các điểm được lấy trọng số nghịch đảo theo khoảng cách từ tâm tới ô lưới. Trong IDW, số mũ xác định ảnh
hưởng từng điểm có trong kết quả. Số mũ càng cao thì ảnh hưởng các điểm gần hơn lớn hơn sẽ có trong giá
trị ô lưới. Số mũ trong dải từ 1 đến 10.
Bạn cũng có thể chọn phương pháp kết hợp cho các giá trị của các diểm dữ liệu nguồn trong cùng grid cell.
Chọn: average, count, sum, min, and max.
Thể hiện lưới (Grid Appearance)
Mỗi khi giá trị cell được tính toán, MapInfo nhóm chúng thành phổ màu được giới hạn bởi trị nhỏ nhất và lớn
nhất trong table. Sự xuất hiện lưới này được điều khiển trong hộp thoại Grid Appearance mà có thể truy cập
bằng cách nhấp vào nút Style trong bước 3.
Phương pháp điểm ngắt (Inflection Methods )
Có thể điều khiển màu bằng phương pháp ngắt và số lượng các điểm ngắt. Số lượng danh sách điểm ngắt
chỉ ra là 2-16, nhưng bạn có thể định các số giữa 2 và 255. Cũng có thể áp dụng các hệ số chẵn cho các giá
trị điểm ngắt. Nếu phương pháp điểm ngắt dựa trên cơ sở đếm ô lưới, bạn không thể thấy được hiệu quả của
hệ số làm tròn (rounding factor) cho tới khi các giá trị điểm ngắt được tính toán. Các phương pháp điểm ngắt
được liệt kê dưới đây:
- Equal Cell Count-Sets các điểm ngắt xấp xỉ số lượng grid cell rơi vào giữa các điểm ngắt.
- Equal Value Ranged_Spreads các điểm ngắt bằng nhau giữa giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của khoảng dữ
liệu.
- Custom Cell Count – Use phương pháp này định rõ phần trăm.
- Custom Value Ranges-Use Phương pháp này định rõ giá trị.
Khung mẫu Grid default gắn màu xanh cho giá trị nhỏ nhất và màu đỏ cho giá trị lớn nhất. Các giá trị nhỏ nhất
và lớn nhất cũng được biểu diễn như phần trăm của khoảng. Khung màu/giá trị được biết như các điểm ngắt
và sẽ được thể hiện trong chú giải với màu, giá trị và phần trăm riêng biệt. Nếu một cell có giá trị chính xác
như một điểm ngắt, nó sẽ thể hiện màu đó trên bản đồ. Một giá trị cell rơi vào giữa hai điểm ngắt sẽ hiển thị
màu nằm giữa màu của hai điểm ngắt đó.
Hướng dẫn thực tập GIS - Bài 8 – Thành lập các bản đồ chuyên đề phân tích dữ liệu
90
Khi tăng số lượng điểm ngắt, MapInfo chọn màu ngầm định cho các điểm ngắt mới. Để thay đổi màu của
điểm ngắt mới, nhấp double vào sưu tập màu và chọn màu mới từ bảng màu. Để sửa chữa inflection
percentages/values nhấp vào giá trị.
Relief Shading
Có thể áp dụng relief shading cho bản đồ bề mặt lưới, Relief shading cho phép tô màu bản đồ bề mặt lưới
theo nguồn sáng. MapInfo điều chỉnh độ sáng của từng grid cell dựa vào hướng của nó tới nguồn sáng. Điều
này cho phép bạn lưu tâm tới quan hệ hướng và góc dốc bề mặt với hướng của ánh sáng. Giá trị độ sáng mà
MapInfo gắn cho từng cell tương ứng với ánh sáng làm nổi bật bề mặt. Nguồn sáng có thể là ánh sáng mặt
trời trên mặt địa hình. Độ sáng cựa đại được gắn vào điểm mà tia mặt trời chiếu vuông góa với bề mặt (sườn
dốc hướng về nguồn sáng). Khi sườn dốc hướng ngược với nguồn sáng thì giá trị độ sáng nhỏ nhất được ấn
định.
Final Adjustments
Bạn có thể thựa hiện các điều chỉnh màu khác cho bản đồ bề mặt lưới. Có thể đặt contrast và brightness
hoặc thể hiện grid trong gray scale (cấp độ xám). Cũng có thể đảo ngược màu điểm ngắt