1. Tính cấp thiết
Trong xu thế hội nhập quốc tế về ngân hàng ngày nay, thách thức và thời cơ
luôn đan xen lẫn nhau. Để có thể vượt qua các thách thức, khó khăn của quá
trình hội nhập, các ngân hàng thương mại đang chủ động từng bước tái cơ cấu,
mở rộng qui mô hoạt động, nâng cao năng lực quản lý điều hành, nâng cao hiệu
quả kinh doanh của mình. Một trong những lĩnh vực kinh doanh mang lại nguồn
thu nhập rất quan trọng cho các ngân hàng thương mại đó chính là hoạt động
thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế là một lĩnh vực gắn liền các hoạt động thương mại quốc
tế song phương và đa phương. Với qui mô và phạm vi rộng lớn, phức tạp, liên
quan đến nhiều chủ thể trong từng quốc gia khác nhau.
Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định trong hoạt động
kinh tế quốc dân nói chung và trong hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc
biệt trong bối cảnh hiện nay khi mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối
ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong
chiến lược phát triển kinh tế của mình.
Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hoá,
dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không
có hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và
phát triển được.
Trong điều kiện tiền tệ thường xuyên biến động, khả năng thanh toán của con
nợ rất bấp bênh, rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng mua bán ngày càng nhiều,
vị trí, vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế cũng vì thế mà được khẳng định
hơn. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp đồng bộ, hữu hiệu và khả thi nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động thanh toán quốc tế đã và đang trở
thành vấn đề bức xúc cả về lý luận và thực tiễn không chỉ đối với nhà quản trị
mà còn cả doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
2. Mục đích của chuyên đề
Chuyên đề nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vấn đề về rủi ro trong các phương
thức thanh toán quốc tế cả về cơ sở lý luận và thực tế, đi sâu phân tích thực trạng
rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế. Trên cơ sở đó tìm ra những tồn
tại trong hoạt động thanh toán quốc tế từ đó đưa ra ý kiến đóng góp, đề xuất
những giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế tại NHĐT & PTVN – Chi
Nhánh Đông Đô.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề chủ yếu đi sâu phân tích thực tế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại
NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô những năm gần đây.
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là các vấn đề liên quan tới rủi ro trong
thanh toán quốc tế và đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc
tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp tư duy khoa học duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử chứng minh cho các luận đề cần giải quyết.
Chuyên đề cũng sử dụng phương pháp phân tích thống kê nhằm chỉ rõ những
chỉ tiêu kinh tế đạt được của ngân hàng.
5. Kết cấu của đề tài
Tên đề tài: “Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán
quốc tế tại NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận chuyên đề được kết cấu gồm ba chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận liên quan đến rủi ro thanh toán quốc tế ở
ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng về rủi ro trong thanh toán quốc tế tại NHĐT &
PTVN – Chi Nhánh Đông Đô
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị phòng ngừa rủi ro trong thanh
toán quốc tế.
59 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2460 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Một số giải pháp phòng ngừa
rủi ro trong hoạt động thanh
toán quốc tế tại NHĐT &
PTVN – Chi Nhánh Đông Đô
2LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trong xu thế hội nhập quốc tế về ngân hàng ngày nay, thách thức và thời cơ
luôn đan xen lẫn nhau. Để có thể vượt qua các thách thức, khó khăn của quá
trình hội nhập, các ngân hàng thương mại đang chủ động từng bước tái cơ cấu,
mở rộng qui mô hoạt động, nâng cao năng lực quản lý điều hành, nâng cao hiệu
quả kinh doanh của mình. Một trong những lĩnh vực kinh doanh mang lại nguồn
thu nhập rất quan trọng cho các ngân hàng thương mại đó chính là hoạt động
thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế là một lĩnh vực gắn liền các hoạt động thương mại quốc
tế song phương và đa phương. Với qui mô và phạm vi rộng lớn, phức tạp, liên
quan đến nhiều chủ thể trong từng quốc gia khác nhau.
Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định trong hoạt động
kinh tế quốc dân nói chung và trong hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc
biệt trong bối cảnh hiện nay khi mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối
ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong
chiến lược phát triển kinh tế của mình.
Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hoá,
dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không
có hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và
phát triển được.
Trong điều kiện tiền tệ thường xuyên biến động, khả năng thanh toán của con
nợ rất bấp bênh, rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng mua bán ngày càng nhiều,
vị trí, vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế cũng vì thế mà được khẳng định
hơn. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp đồng bộ, hữu hiệu và khả thi nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động thanh toán quốc tế đã và đang trở
thành vấn đề bức xúc cả về lý luận và thực tiễn không chỉ đối với nhà quản trị
mà còn cả doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
32. Mục đích của chuyên đề
Chuyên đề nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vấn đề về rủi ro trong các phương
thức thanh toán quốc tế cả về cơ sở lý luận và thực tế, đi sâu phân tích thực trạng
rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế. Trên cơ sở đó tìm ra những tồn
tại trong hoạt động thanh toán quốc tế từ đó đưa ra ý kiến đóng góp, đề xuất
những giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế tại NHĐT & PTVN – Chi
Nhánh Đông Đô.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề chủ yếu đi sâu phân tích thực tế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại
NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô những năm gần đây.
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là các vấn đề liên quan tới rủi ro trong
thanh toán quốc tế và đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc
tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp tư duy khoa học duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử chứng minh cho các luận đề cần giải quyết.
Chuyên đề cũng sử dụng phương pháp phân tích thống kê nhằm chỉ rõ những
chỉ tiêu kinh tế đạt được của ngân hàng.
5. Kết cấu của đề tài
Tên đề tài: “Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán
quốc tế tại NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận chuyên đề được kết cấu gồm ba chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận liên quan đến rủi ro thanh toán quốc tế ở
ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng về rủi ro trong thanh toán quốc tế tại NHĐT &
PTVN – Chi Nhánh Đông Đô
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị phòng ngừa rủi ro trong thanh
toán quốc tế.
4CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN RỦI RO TRONG THANH
TOÁN QUỐC TẾ Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I. HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI ( NHTM )
Thanh toán quốc tế là chức năng ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương
mại. Nó được hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển ngoại thương của
một nước và ngân hàng thương mại được nhà nước giao cho độc quyền làm
công tác thanh toán này. Đây là nghiệp vụ đòi hỏi trình độ chuyên môn, ứng
dụng công nghệ ngân hàng, tạo sự hoà hợp hệ thống ngân hàng Việt Nam vào hệ
thống ngân hàng thương mại thế giới, tạo sự an toàn và hiệu quả đối với ngân
hàng thương mại và các doanh nghiệp nhập khẩu.
Thanh toán quốc tế đòi hỏi chuyên môn cao: Luật pháp mỗi nước mỗi khác
nhau nên trong thương mại đã có những qui định thống nhất, những thông lệ
quốc tế mà các bên tham gia, kể cả ngân hàng đều phải tuân thủ: UCP 500, URC
522, Incoterms 2000… do Phòng thương mại quốc tế phát hành đều là những
qui định phát luật tuỳ chọn, nhưng khi đã chọn thì buộc phải tuân theo. Cán bộ
ngân hàng làm công tác thanh toán quốc tế phải nắm rõ các phương tiện và các
phương thức thanh toán quốc tế, bởi vì các phương tiện và phương thức này qui
định rất chặt chẽ nội dung từng câu chữ và có hiệu lực quốc tế. Muốn thực hiện
công việc trôi chảy, tránh gây hiểu lầm và thiệt hại đáng tiếc cho ngân hàng đòi
hỏi cán bộ thanh toán quốc tế phải có chuyên môn cao.
Thanh toán quốc tế tạo môi trường ứng dụng công nghệ ngân hàng: Hệ thống
ngân hàng của mỗi nước dù đã hay đang phát triển đều hết sức quan tâm đến
hoạt động thanh toán quốc tế. Tiêu chí hoạt động thanh toán là nhanh chóng, kịp
thời và chính xác. Do đó, các công nghệ tiên tiến của ngành ngân hàng đều được
ứng dụng nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn các tiêu chí nêu trên. Ngân hàng ở
5các nước đều có mức đầu tư đáng kể vào công nghệ thông tin, viễn thông và xử
lý dữ liệu.
Thanh toán quốc tế mang tính an toàn cao: Nếu điều kiện về con người và
công nghệ được thoả mãn, thì thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ thực sự an
toàn. Các biện pháp an toàn trong thanh toán luôn được chú trọng: mã hoá thông
tin truyền đi, thiết lập mã điện ( test key ), lọc những thông tin gây nhiễu, đối
chiếu số liệu tài khoản thông qua mạng vi tính… đã tạo cho giao dịch thanh toán
ngày càng an toàn cho các bên tham gia.
Ngân hàng thu dịch vụ phí trong thanh toán: Khi thực hiện các yêu cầu của
khách hàng có liên quan đến thanh toán quốc tế, ngân hàng được quyền thu một
mức phí nhất định. Phí dịch vụ tuy nhỏ nhưng có rất nhiều loại phí, các loại phí
này được thể hiện trong Biểu phí ngân hàng về các dịch vụ đối ngoại. Phí dịch
vụ trong thanh toán quốc tế dựa vào qui luật số đông nên tổng mức phí thu trong
một kỳ báo cáo là khá lớn.
Làm tăng tính thanh khoản cho Ngân hàng: Trong quá trình thực hiện các
phương thức thanh toán quốc tế cho khách hàng, ngân hàng yêu cầu khách hàng
ký quỹ một khoản tiền tỷ lệ với giá trị mà ngân hàng bảo lãnh sẽ thanh toán.
Nguồn tiền này tương đối ổn định và phát sinh thường xuyên trong việc thực
hiện các Tín dụng thư nhập khẩu cho khách hàng. Ngoài ra, tiền khách hàng nộp
để giải chấp hàng nhập khẩu do ngân hàng quản chấp, kỳ hạn thanh toán nước
ngoài chưa đến cũng là một nguồn tạo thanh khoản cho ngân hàng dưới hình
thức tiền tập trung chờ thanh toán.
Thanh toán quốc tế làm tăng cường quan hệ đối ngoại: Thông qua việc bảo
lãnh cho khách hàng trong nước, thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài, ngân
hàng thực hiện thanh toán quốc tế sẽ có được những quan hệ đại lý với Ngân
hàng và đối tác nước ngoài. Mối quan hệ này dựa trên cơ sở hợp tác và tương
trợ. Với thời gian hoạt động nghiệp vụ càng lâu, mối quan hệ ngày càng mở
rộng. Đây cũng là hiệu quả do thanh toán quốc tế mang lại.
6Thanh toán quốc tế liên quan đến quyền lợi của bên mua, bên bán nên được
coi là điều khoản quan trọng trong khi đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương.
Trong hợp đồng phải ghi rõ nội dung điều khoản thanh toán, lựa chọn phương
thức thanh toán, loại tiền thanh toán… Nếu qui định điều khoản thanh toán hợp
lý, có thể tránh được rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu và mang lợi ích to
lớn đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu:
-Thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán giúp cho
quá trình thanh toán theo yêu cầu khách hàng được tiến hành an toàn, nhanh
chóng, tiện lợi và giảm bớt chi phí thay vì thanh toán bằng tiền mặt. Ngân hàng
bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong giao dịch thanh toán, đồng thời tư vấn
cho khách hàng, hướng dẫn về kỹ thuật thanh toán quốc tế nhằm giảm rủi ro, tạo
sự yên tâm tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch mua bán với nước
ngoài. Mặt khác, trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế, khách hàng không
đủ khả năng tài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng cho vay để
thanh toán nhập khẩu, bảo lãnh thanh toán mở L/C, chiết khấu chứng từ xuất
khẩu… đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
-Thực hiện thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể giám sát được tình hình kinh
doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thực hiện quản lý có
hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu trong nước theo đúng chính sách kinh tế đối
ngoại đề ra.
Trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế có hai vấn đề cốt lõi được lưu tâm nhiều
nhất: đó là “ Phương tiện thanh toán quốc tế " và “ Phương thức thanh toán quốc
tế”.
1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phát sinh
từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tín dụng và dịch vụ phi mậu dịch, các tổ
chức kinh tế quốc tế, giữa các hãng các cá nhân của các nước khác nhau để kết
thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức
chuyển tiền hay bù trừ trên tài khoản tại các ngân hàng.
71.2 Vai trò thanh toán quốc tế với hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Đối với hoạt động ngân hàng việc hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh
toán quốc tế có vị trí và vai trò hết sức quan trọng. Nó không chỉ là một dịch vụ
thanh toán thuần tuý mà nó được coi là một mặt không thể thiếu trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Nó bổ sung và hỗ trợ cho các mặt hoạt động kinh
doanh khác của ngân hàng.
Hoạt động thanh toán của ngân hàng phát triển đáp ứng được đòi hỏi của
khách hàng sẽ là điều kiện tốt để thu hút thêm khách hàng về giao dịch, trên cơ
sở đó mà ngân hàng có thể tăng qui mô hoạt động của mình.
Nhờ đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế mà ngân hàng có thể mở rộng
hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng cường được nguồn vốn
huy động. Đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ do tạm thời quản lý được nguồn vốn
nhàn rỗi của doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế qua ngân hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho ngân hàng phát triển được các nghiệp
vụ kinh doanh ngoại tệ thu về lớn và đa dạng thông qua nghiệp vụ thanh toán
quốc tế.
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế phát triển sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao
được uy tín của mình trên thị trường quốc tế, trên cơ sở đó mà có thể khai thác
được nguồn vốn tài trợ của ngân hàng nước ngoài, nguồn vốn trên thị trường tài
chính thế giới nhằm đáp ứng cao hơn nhu cầu vay vốn của ngân hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng tăng thu nhập và tăng cường
khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường, đồng thời nó giúp
cho hoạt động ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và hoà nhập với hệ
thống ngân hàng thế giới.
Thanh toán quốc tế trong hoạt động ngân hàng nói riêng, trong hoạt động
kinh tế quốc dân nói chung có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là một mắt xích
không thể thiếu trong dây truyền hoạt động kinh tế, kể từ khi chuẩn bị các bước
cần thiết để sản xuất ra hàng hoá tới khi bán hàng thu tiền về cho nhà xuất khẩu
hay chi tiền ra để nhập hàng và phục vụ sản xuất đời sống công nghiệp sao cho
8đủ khối lượng, đúng chất lượng, nghiên cứu nội dung các nghiệp thanh toán
quốc tế lựa chọn xử lý yếu tố trong nội dung của nó. Hoàn thiện các qui trình
nghiệp vụ kỹ thuật sao cho phù hợp với những đặc điểm tính chất nền kinh tế
của mỗi quốc gia là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
1.3 Phương tiện thanh toán quốc tế
Tiền mặt là phương tiện thanh toán nhưng trong thanh toán quốc tế nó lại giữ
vai trò thứ yếu. Phương tiện thanh toán chủ yếu dùng trong thanh toán quốc tế là
séc (cheque, check) và hối phiếu (Bill of exchange, Draft).
1.3.1 Hối phiếu
Hối phiếu là một lệnh đòi tiền vô điều kiện do người bán (người xuất khẩu,
người cung ứng dịch vụ…) ký phát đòi tiền người mua (người nhập khẩu, người
nhận cung ứng) và yêu cầu người này phải trả một lượng tiền nhất định tại một
địa điểm nhất định trong một thời gian xác định được qui định trong hối phiếu
cho người hưởng lợi.
Hối phiếu có 3 đặc điểm:
- Tính trừu tượng: đặc điểm này thể hiện là trên hối phiếu không cần phải
ghi nội dung quan hệ kinh tế, mà chỉ cần phải ghi rõ số tiền phải trả là bao
nhiêu, trả cho ai. Không cần phải nói lên nguyên nhân việc trả tiền trên hối
phiếu.
- Tính bắt buộc trả tiền: Người trả tiền hối phiếu phải trả tiền đầy đủ đúng
theo yêu cầu của tờ hối phiếu. Người trả tiền không được viện lý do của bản
thân đối với người ký phát hối phiếu, trừ trường hợp hối phiếu không phù hợp
với đạo luật chi phối nó.
- Tính lưu thông: Hối phiếu có thể chuyển nhượng từ người này sang người
khác trong thời hạn của nó, người trả tiền sẽ thanh toán cho người cầm hối
phiếu, cho dù hợp đồng mua bán có thể không thực hiện hoàn chỉnh.
1.3.2 Séc
9Séc là một lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản tiền gửi – ra lệnh cho
ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người
cầm séc, người có tên trong séc hoặc trả theo lệnh của chính người ấy.
Hiện nay, séc là một phương tiện chi trả được dùng hầu như phổ biến trong
giao lưu thanh toán nội địa nước ta, có séc chuyển khoản, séc bảo chi, séc định
mức, séc chuyển tiền. Trong thanh toán quốc tế, séc cũng được sử dụng rộng rãi
cho thanh toán tiền hàng, cung ứng lao vụ, du lịch và các khoản phí mậu dịch.
Séc không bao giờ là công cụ tín dụng.
Đặc điểm đáng chú ý của tờ séc là nó có tính chất thời hạn, tức là tờ séc chỉ
có giá trị thanh toán nếu thời hạn hiệu lực xuất trình của nó chưa hết hạn. Thời
hạn hiệu lực xuất trình của tờ séc được tính kể từ ngày phát hành sec và được
ghi rõ trên tờ séc. Thời hạn của séc thông thường là phụ thuộc vào phạm vi
không gian mà tờ séc lưu hành và pháp luật các nước quy định. Séc lưu hành
trong nội địa có thời hạn ngắn hơn séc lưu hành trong quốc tế.
1.4 Phương thức thanh toán quốc tế
Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiền
hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và người xuất
khẩu.
1.4.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance transfers)
a/ Định nghĩa
Phương thức chuyển tiền là phương thức trong đó khách hàng (người trả tiền)
yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác
(người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định, bằng phương tiện chuyển tiền do
khách hàng yêu cầu.
Các bên tham gia:
-Người trả tiền (người mua, người mắc nợ), hoặc người chuyển tiền (người
đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước, người chuyển kinh phí ra nước ngoài): là
người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài.
10
- Người hưởng lợi (người bán, chủ nợ, ngừơi tiếp nhận vốn đầu tư) hoặc là
người nào đó do người chuyển tiền chỉ định.
- Ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nước người chuyển tiền.
- Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nước người
hưởng lợi.
11
b/ Qui trình thanh toán
(1) Giao dịch thương mại
(2) Viết đơn yêu cầu chuyển tiền (bằng thư hoặc bằng điện) cùng với uỷ
nhiệm chi (nếu có tài khoản mở tại ngân hàng)
(3) Chuyển tiền ra nước ngoài qua ngân hàng đại lý
(4) Ngân hàng chuyển tiền cho người hưởng lợi.
1.4.2 Phương thức ghi sổ (Open Account)
a/ Định nghĩa
Phương thức ghi sổ là một phương thức thanh toán trong đó, người bán mở
một tài khoản (hoặc một quyển sổ) để ghi nợ người mua sau khi đã hoàn thành
việc giao hàng, hay dịch vụ. Đến từng định kỳ nhất định người mua dùng
phương thức chuyển tiền, hoặc phát hành séc… để trả cho người bán.
Đặc điểm của phương thức thanh toán:
- Đây là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của ngân hàng
trong từng lần giao hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực thi
thanh toán.
- Chỉ mở tài khoản đơn biện không mở tài khoản song biên. Nếu người mua
mở tài khoản để ghi thì tài khoản ấy chỉ là tài khoản theo dõi, không có giá trị
thanh toán giữa hai bên, trong từng lần thanh toán.
Ngân hàng
chuyển tiền
Người chuyển
tiền
Người hưởng
lợi
Ngân hàng đại
lý
(1)
(3)
(2) (4)
12
b/ Quy trình thanh toán
(1) Giao hàng, hoặc dịch vụ cùng với gửi chứng từ hàng hoá.
(2) Báo nợ trực tiếp.
(3) Người mua dùng phương thức chuyển tiền hoặc phát hành séc… để trả
tiền người bán khi đến kỳ hạn thanh toán.
1.4.3 Phương thức nhờ thu ( Collection of payment)
a/Định nghĩa:
Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó, người bán sau
khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, hoặc cung ứng một dịch vụ nào đó cho
khách hàng thì uỷ thác cho ngân hàng của mình, thu hộ số tiền ở người mua trên
cơ sở hối phiếu của người bán lập ra.
Khi vận dụng phương thức này, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu thường
dựa vào “ Bản quy tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ thương mại số 522”, sửa
đổi năm 1995, có hiệu lực từ tháng 1/1996 do phòng thương mại quốc tế ấn
hành- The Uniform Rules for collection. ( URC 522, 1995 Revision. In force as
of Jan 1996).
Các bên tham gia phương thức nhờ thu gồm có:
- Người bán tức là người hưởng lợi.
- Ngân hàng bên bán, là ngân hàng nhận sự uỷ thác của người bán.
- Ngân hàng đại lý của ngân hàng bên bán, là ngân hàng ở nước người mua.
- Người mua, tức là người trả tiền.
b/ Các loại nhờ thu
(2)
(3)
(3)
(3)
Ngân hàng bên bán Ngân hàng bên mua
Bên bán Bên mua
(1)
13
1. Nhờ thu phiếu trơn / Clean collection (còn gọi là uỷ thác thu không kèm
chứng từ, hay nhờ thu hoàn hảo).
2. Nhờ thu kèm chứng từ / Documentary collection (còn gọi là uỷ thác thu
kèm chứng từ).
* Nhờ thu phiếu trơn
Nhờ thu phiếu trơn là phương thức nhờ thu trong đó người bán ủy thác cho
ngân hàng thu hộ tiền ở người mua chỉ căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn
chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng.
- Quy trình thanh toán
(1) Người bán gửi hàng và chứng từ hàng hoá cho người mua.
(2) Người bán kí hối phiếu đòi tiền người mua và uỷ thác cho ngân hàng
nước mình đòi tiền hộ mình theo hối phiếu.
(3) Ngân hàng phục vụ bên bán chuyển hối phiếu sang ngân hàng đại lý của
mình ở nước người mua.
(4) Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu (nếu là hối phiếu
trả tiền ngay), Hoặc chấp nhận hối phiếu (nếu mua chịu).
(5) Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho người bán. Nếu chỉ là chấp
nhận hối phiếu thì ngân hàng giữ lại hối phiếu hoặc chuyển trả cho người bán.
Khi đến kỳ hạn thanh toán, ngân hàng sẽ đòi tiền ở người mua và thực hiện việc
chuyển tiền như trên.
* Nhờ thu kèm chứng từ
NH phục vụ bên bán Ngân hàng đại lý
Bên mua Bên Bán
(1)
(5)
(5) (2) (4) (5)
(3)
14
Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức nhờ thu trong đó người bán uỷ thác
cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu, mà
còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm theo với điều kiện là nếu người
mua trả tiền, hoặc chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng
hoá cho người mua để nhận hàng.
Nhờ thu kèm chứng từ có hai loại:
+ Nhờ thu trả tiền trao (đổi) chứng từ – Documentary against payment (D/P).
+ Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao (đổi) chứng từ – Documentary against
acceptance (D/A).
- Quy trình thanh toán
Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ cũng giống nhờ thu phiếu trơn
chỉ khác ở một số điểm sau:
- ở bước (1) người bán chỉ gửi hàng hoá cho người mua.
- ở bước (2),(3),(4) ngoài hối phiếu còn có bộ chứng từ hàng hoá đi cùng.
1.4.4 Phương thức tín dụng chứng từ – Documentary credit
Phương thưc tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán được áp dụng
phổ biến nhất hiện nay.
Khi vận dụng phương thức này các nước đều thống nhất áp dụng