Tóm tắt. Nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ
rất quan trọng và cấp bách đối với việc đào tạo giáo viên của trường Đại học Sư
phạm Hà Nội trong giai đoạn mới. Dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn giáo
dục đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên nhằm đáp ứng
yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân trong
thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ sở khoa học và thực tiễn đổi mới đào tạo theo hướng nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Interdisciplinary Sci., 2013, Vol. 58, No. 10, pp. 82-89
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG
NÂNG CAO NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN KHOA ĐỊA LÍ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG SAU NĂM 2015
Đặng Văn Đức, Phạm Thị Thanh
Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ
rất quan trọng và cấp bách đối với việc đào tạo giáo viên của trường Đại học Sư
phạm Hà Nội trong giai đoạn mới. Dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn giáo
dục đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên nhằm đáp ứng
yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân trong
thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Từ khóa: Triết lí giáo dục, năng lực sư phạm, các giải pháp.
1. Mở đầu
Nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông sau năm 2015 là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết đối với việc đào tạo giáo
viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong giai đoạn mới. Định hướng đổi mới giáo
dục phổ thông và đại học đã được xác định trong Nghị quyết TW2 khoá VIII: “Đổi mới
phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư
duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện
hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho
người học, nhất là sinh viên đại học”.
Trong thời gian qua trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có nhiều đổi mới về chương
trình, nội dung, phương pháp dạy học. . . kết hợp chặt chẽ với các trường phổ thông qua
các đợt thực tế, thực tập sư phạm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, góp phần
tích cực vào quá trình đổi mới nền giáo dục nước nhà.
Tuy nhiên, quá trình đổi mới phương pháp giáo dục của nhà trường vẫn chưa đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện
Ngày nhận bài: 13/7/1013. Ngày nhận đăng: 15/12/2013.
Liên hệ: Đặng Văn Đức, e-mail: dangvanduchnue@gmail.com
82
Cơ sở khoa học và thực tiễn đổi mới đào tạo theo hướng nâng cao năng lực...
đại hoá và hội nhập quốc tế. Nhất là trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển như
vũ bão, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã làm biến đổi xã hội và giáo dục một
cách mạnh mẽ sâu sắc. ICT đã tạo ra môi trường học tập thuận lợi cho mọi người:
Học ở mọi nơi (ANY WHERE); Học mọi lúc (ANY TIME); Học suốt đời (LIFE
LONG); Dạy cho mọi người (ANY ONE).
ICT đang tạo ra những thay đổi mang mầm mống của một cuộc cách mạng thật sự,
ở đó những cơ cấu cứng nhắc theo truyền thống về mối quan hệ “không gian-thời gian-
trật tự thang bậc” sẽ bị phá vỡ. ICT đã trực tiếp khai sinh ra nền kinh tế tri thức.
Tại Hội nghị Paris về giáo dục đại học trong thế kỷ XXI do UNESCO tổ chức tháng
10 năm 1998 người ta có tổng kết 3 mô hình giáo dục dựa trên các công nghệ cơ bản theo
cách tiếp cận thông tin:
Mô hình Trung tâm Vai trò người học Công nghệ cơ bản
Truyền thống Người dạy Thụ động Bảng/Ti vi/Radio
Thông tin Người học Chủ động Máy tính
Tri thức Nhóm Thích nghi Máy tính + mạng
Trong các mô hình nêu trên, mô hình “Tri thức“ là mô hình giáo dục hiện đại nhất,
hình thành khi xuất hiện thành tựu mới quan trọng nhất của ICT và mạng Internet. Cùng
với mô hình này một số yếu tố cũng thay đổi sâu sắc. Mối quan hệ người dạy - người học
theo chiều dọc sẽ được thay bởi quan hệ theo chiều ngang, người dạy trở thành người thúc
đẩy, chuyên gia hướng dẫn hay đồng nghiệp, người học phải thật sự chủ động và thích
nghi. Nhóm trở nên rất quan trọng vì là môi trường để đối thoại, tư vấn, hợp tác.
Do vậy, cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả trong đào tạo giáo viên của
trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015, góp phần đổi mới căn bản và toàn diện
nền giáo dục nước nhà trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Những cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực sư
phạm cho sinh viên khoa Địa lí trường ĐHSP Hà Nội
Yêu cầu của sự phát triển kinh tế-xã hội trong thời kì công nghiệp hoá và hiện
đại hoá đất nước:
Việt Nam đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, phấn
đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Trong báo cáo chính
trị của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX: “Con đường công nghiệp hoá và
hiện đại hoá nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có
bước nhảy vọt. Phát huy những ưu thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình
độ công nghiệp tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ
83
Đặng Văn Đức, Phạm Thị Thanh
ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới của
khoa học và công nghệ, từng bước phát triển nền kinh tế tri thức”.
Yêu cầu của giáo dục thời đại:
Hội nghị Paris về “Giáo dục đại học cho thế kỷ XXI” đã nêu bật yêu cầu đối với
Giáo dục đại học (GDĐH) trong thời đại mới:
- GDĐH phải phục vụ cho tất cả mọi người có khả năng và cho mọi giai đoạn của
cuộc đời.
- GDĐH không chỉ đào tạo, mà còn giáo dục người học, đặc biệt phải dạy cho họ
đầu óc kinh doanh, biết tìm và tạo việc làm.
- GDĐH là nơi có nguồn trí tuệ cao, phải cảnh giác đối với tình trạng chân lí bị miệt
thị, phải bảo vệ xã hội tương lai tốt đẹp, phải có vai trò hướng dẫn đạo đức khi xã hội gặp
khủng hoảng về giá trị, phải tăng cường hoạt động cho một nền văn hoá hoà bình.
- GDĐH phải xây dựng mối liên kết trong và ngoài các cộng đồng đại học.
- GDĐH phải quản lí theo nguyên tắc về đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm xã
hội, phải cố gắng xây dựng một tiêu chí rõ rệt về chất lượng và sự phù hợp tổng quát nhất.
- GDĐH phải hoạt động cho sự bình đẳng, hỗ trợ và hoà hợp nam nữ.
Triết lí giáo dục thế kỉ XXI (Theo J. DELORS, 1996):
Học suốt đời (Lifelong learning)
- Quan niệm về “học tập suốt đời” được coi như một trong những chìa khoá mở cửa
đi vào thế kỉ XXI. ý tưởng đặt việc học tập suốt đời vào trung tâm của xã hội được coi
như một bước nhảy về chất trong sự phát triển của giáo dục. Cốt lõi để học tập suốt đời có
hiệu quả là mỗi con người phải “học cách học”.
- Học tập suốt đời là một quan điểm về giáo dục, bắt đầu từ lúc tuổi thơ, và nhằm
cung cấp cho mỗi cá nhân những công cụ trong suốt thời gian giáo dục ban đầu, để tiếp
tục học tập và phát triển suốt cuộc đời và trên mọi khía cạnh của hoạt đông nhân loại.
Bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI
(Learning: to know- to learn, to do, to live together, to be- to create)
- Học để biết (cốt lõi là hiểu, là biết cách học)
- Học để làm (trên cơ sở hiểu)
- Học để cùng chung sống với nhau (trên cơ sở hiểu nhau)
- Học để tự khảng định mình (trên cơ sở học để sáng tạo)
Xây dựng một xã hội học tập (Learning society):
Triết lí giáo dục hướng vào người học đã được vận dụng vào đổi mới giáo dục Việt
Nam từ những năm đầu của thế kỉ XXI. Với quan điểm dạy học lấy người học làm trung
tâm, vai trò của giáo viên đã có sự thay đổi từ chỗ là người truyền thụ tri thức sang vai trò
là người tổ chức, dẫn dắt hoạt động nhận thức của học sinh.
Triết lí giáo dục cũng chuyển hướng từ mục tiêu trang bị tri thức sang trang bị năng
lực cho người học, nhằm phát triển tư duy bậc cao, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, năng
84
Cơ sở khoa học và thực tiễn đổi mới đào tạo theo hướng nâng cao năng lực...
lực giải quyết vấn đề và các kĩ năng sống cho người học thông qua khai thác tiềm năng
của các hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
Bối cảnh thời đại mới đối với giáo dục:
Thời đại mới là thời đại cùng tồn tại 3 nền văn minh trong lịch sử loài người (4)
I II III
3 nền văn
minh
Văn minh nông
nghiệp (mở đầu
bằng cái cày)
Văn minh công
nghiệp (mở đầu
bằng máy hơi nước
và máy công cụ)
Văn minh trí tuệ (mở
đầu bằng máy tính
điện tử và CNTT)
3 nền kinh
tế tương
ứng
Kinh tế dựa trên
nhiều sức lao động
chân tay, khai thác
đất đai
Kinh tế dựa trên sử
dụng nhiều máy
móc, thiết bị, khai
thác tài nguyên thiên
nhiên
Kinh tế dựa trên sử
dụng nhiều kiến
thức. Thông tin là tài
nguyên quan trọng
nhất của KT-XH
3 loại nhân
lực chủ
yếu quyết
định sự
phát triển
Người lao động thể
lực
Người chuyên gia,
người lao động lành
nghề
Người có ý tưởng
sáng tạo
2.2. Hiện trạng đào tạo giáo viên của khoa Địa lí Trường ĐHSP Hà Nội
Mục tiêu đào tạo:
Là một khoa đầu ngành trong các trường Đại học Sư phạm cả nước, Khoa Địa lí có
85
Đặng Văn Đức, Phạm Thị Thanh
sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở trình độ đại học và Sau đại học cho hệ
thống giáo dục quốc dân và xã hội.
Chương trình giáo dục đại học ngành Cử nhân Sư phạm Địa lí có các chuyên ngành
Địa lí tự nhiên, Địa lí Kinh tế-xã hội, Phương pháp dạy học địa lí, Bản đồ, GIS và Viễn
thám.
Mục tiêu đào tạo cử nhân Sư phạm Địa lí có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức
khỏe tốt; nắm vững các tri thức về địa lí cơ bản và phương pháp dạy học địa lí; có khả
năng nghiên cứu trong các lĩnh vực: khoa học giáo dục, địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã
hội phục vụ cho công tác dạy học địa lí ở trường phổ thông và sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.
Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể đảm nhận công việc trong các lĩnh vực liên
quan đến địa lí như: quy hoạch lãnh thổ, quản lí tài nguyên môi trường, các dự án giáo dục,
phát triển nông thôn, đô thị hóa. . . Có khả năng trở thành cán bộ chủ chốt ở các trường
phổ thông, cán bộ giảng dạy tại các trường Cao đẳng và Đại học, cán bộ nghiên cứu tại
các Viện nghiên cứu.
Chương trình và chất lượng đào tạo:
- Chương trình đào tạo theo niên chế (năm 2006)
Khoa được Bộ GD&ĐT giao chủ trì xây dựng chương trình khung dùng chung cho
các khoa Địa lí trong các trường ĐHSP cả nước.
- Chương trình đào tạo đại học và Sau đại học theo hệ thống tín chỉ (năm 2009)
- Chất lượng đào tạo đã đáp ứng tốt mục tiêu đào tạo đề ra và được xã hội đánh giá
cao.
2.3. Những yêu cầu về năng lực giáo viên trong giai đoạn mới sau năm
2015
Khái niệm năng lực (3)
Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng la tinh “Competentia”, có nghĩa là gặp gỡ.
Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau:
- Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như
tri thức, kĩ năng , kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức.
- Năng lực là những kĩ năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải
quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội...và khả năng vận
dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình
huống linh hoạt.(Weinert 2001)
- Có nhiều loại năng lực khác nhau: Năng lực chuyên môn; năng lực phương pháp;
năng lực xã hội; năng lực cá thể.
- Các thành phần năng lực “gặp” nhau tạo thành năng lực hành động.
Năng lực hành động là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành
động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân
86
Cơ sở khoa học và thực tiễn đổi mới đào tạo theo hướng nâng cao năng lực...
trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm
cũng như sự sẵn sàng hành động.
Năng lực chuyên môn:
- Khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như đánh giá kết quả một
cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn.
- Bao gồm cả khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp và trừu tượng, khả năng
nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quá trình.
Hình 1. Mô hình năng lực
Năng lực phương pháp:
- Là khả năng hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết
các nhiệm vụ và vấn đề.
- Trung tâm của năng lực phương pháp là những phương thức nhận thức, xử lí, đánh
giá, truyền thụ và giới thiệu.
Năng lực xã hội:
- Là khả năng đạt được mục đích trong trong những tình huống xã hội cũng như
trong những nhiệm vụ khác nhau với sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác.
Trọng tâm là: ý thức được trách nhiệm của bản thân cũng như của những người khác, tự
chịu trách nhiệm, tự tổ chức.
- Có khả năng thực hiện các hành động xã hội, khả năng cộng tác và giải quyết xung
đột.
Năng lực cá thể:
- Khả năng xác định, suy nghĩ và đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như
những giới hạn của mình, phát triển được năng khiếu cá nhân cũng như xây dựng kế hoạch
cho cuộc sống riêng và thực hiện kế hoạch hoá đó;
- Những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các hành vi ứng xử.
87
Đặng Văn Đức, Phạm Thị Thanh
Năng lực của giáo viên THPT:
Mục tiêu đào tạo GV ở Việt Nam hướng tới đạt các chuẩn nghề nghiệp do Bộ Giáo
dục & Đào tạo ban hành. Các năng lực của người GV tập trung vào 8 tiêu chuẩn sau: (2)
- Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người GV.
- Tiêu chuẩn 2. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục.
- Tiêu chuẩn 3. Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.
- Tiêu chuẩn 4. Năng lực thực hiện kế hoạch dạy học.
- Tiêu chuẩn 5. Năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục.
- Tiêu chuẩn 6. Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức.
- Tiêu chuẩn 7. Năng lực hoạt động chính trị xã hội.
- Tiêu chuẩn 8. Năng lực phát triển nghề nghiệp.
2.4. Một số định hướng đổi mới đào tạo theo hướng nâng cao năng lực sư
phạm cho sinh viên khoa Địa lí, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo cho phù hợp với yêu cầu mới:
- Đổi mới chương trình đào tạo đại học và Sau đại học
- Đổi mới nội dung đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực
Đổi mới phương pháp dạy học đại học:
- Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống
- Áp dụng dạy học tích cực trong tất cả các bộ môn của khoa.
- Tăng cường tổ chức xêmina cho sinh viên, một trong những hình thức tổ chức dạy
học cơ bản ở đại học
- Hình thành và phát triển năng lực tự học cho sinh viên để học tập suốt đời
Tăng cường ứng dụng ICT trong nghiên cứu và dạy học địa lí:
- Ứng dụng ICT trong nghiên cứu khoa học
- Ứng dụng ICT trong dạy học
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng ICT trong nghiên cứu và học tập cho sinh viên
Bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ cán bộ giảng dạy của khoa:
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học
- Tăng cường ứng dụng ICT, GIS và viễn thám trong nghiên cứu và dạy học
Tăng cường năng lực sư phạm cho sinh viên:
- Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên bằng phương pháp dạy học vi mô
- Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ tư
- Phát huy vai trò của trường Nguyễn Tất Thành trong thể nghiệm các kết quả nghiên
cứu khoa học của cán bộ giảng dạy và tham gia hướng dẫn sinh viên thực tập, thực tế tại
88
Cơ sở khoa học và thực tiễn đổi mới đào tạo theo hướng nâng cao năng lực...
trường.
- Liên kết đào tạo giáo viên với các trường phổ thông qua việc hướng dẫn sinh viên
trong các đợt thực tế, thực tập sư phạm đợt I và đợt II.
- Đẩy mạnh công tác tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, thực hiện biến quá trình
đào tạo của nhà trường thành quá trình tự đào tạo của mỗi sinh viên.
- Tổ chức Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học hàng năm có chất lượng.
- Tham gia tích cực trong Hội thi nghiệp vụ 20 tháng 11 (Thi giảng tập, vẽ bản đồ,
biểu đồ, thi Olympic Địa lí, thi ứng xử sư phạm. . . )
3. Kết luận
Nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ rất quan
trọng và cấp bách đối với đào tạo giáo viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong
giai đoạn mới nhằm đáp ứng những yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện
nền giáo dục quốc dân trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2005. Đề án đổi mới giáo dục đại học.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009. Quy định “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo
viên THPT”.
[3] Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường, 2011. Lí luận dạy học hiện đại. Nxb Đại học Sư
phạm.
[4] Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Khánh Bằng (Đồng chủ biên), 2009. Phương pháp dạy và học
đại học. Nxb Đại học Sư phạm.
[5] Geoffrey Petty, 1998. Teaching today. Stanley Thones.
[6] Wilbert J. McKeachie, 1999. Teaching Tips. Houghton Miflin Company.
ABSTRACT
Basic and practical scientific innovation training for pedagogy capacity building
of geography students of the Hanoi National University of Education
to meet general education requirements of 2015
Improving the ability of student teachers is an important and urgent tasks in teacher
training at the Hanoi National University of Education.
On a scientific basis with regards to practical education, this paper offers advanced
solutions to improve student teaching capability to provide:
- Innovative programs in terms of training content
- Innovative university level teaching methods
- Improved ICT applications in research and teaching
- Improved abilities of teaching staff
- Pedagogy capacity building for students.
89