I- KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MIH
1- Khái niệm và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh
a- Khái niệm :
“ Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của Dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”
13 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ sở và quá trình hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ SỞ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH I- KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MIH1- Khái niệm và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minha- Khái niệm : “ Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của Dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”b- Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh :+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về Dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cộng sản Việt nam và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại+Tư tưởng Hồ Chí Minh Về đạo đức, nhân văn và văn hóa 2- Đối tượng , phương pháp nghiên cứu a- Đối tượng nghiên cứu :+ Nghiên cứu làm rõ nguồn gốc và quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh+ Nghiên cứu làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh trong một chỉnh thể+ Nghiên cứu làm rõ tấm gương suốt đời phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh để chúng ta học tậpb- Phương pháp nghiên cứu:+ Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu+ Kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp lôgic trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh+ Có thể sử dụng nhiều phương pháp nữa như phương pháp so sánh, thống kê, điều tra xã hội học, văn bản học..II- CƠ SƠ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH1- Điều kiện lịch sử xã hội ra đời tư tưởng Hồ Chí Minha- Gia đình , quê hương :+ Gia đình : Hồ Chí Minh sinh ra trong gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước thương người+ Quê hương : Xứ nghệ quê hương Chủ tich Hồ Chí Minh là vùng quê giàu truyền thống cách mạng, ở đây đã sản sinh ra nhiều anh hùng cho dân tộc, nhiều lãnh tụ cho Đảng, cho cách mạng Việt nam=> Hồ Chí Minh đã kế thừa được nhiều truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hươngb- Xã hội việt nam : + Triều đình phong kiến Việt nam thối nát, phản động ôm chân đế quốc phản bội dân tộc+ Nhiều phong trào yêu nước liên tục nổ ra, nhưng đều thất bại, cách mạng Việt nam lâm vào khủng hoảng , bế tắc về đường lối..=> Trong bối cảnh đó Hồ Chí Minh xuất hiện như một đòi hỏi của lịch sửc- Thời đại :+ Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn CNĐQ => xuất hiện các DT thuộc địa => chủ nghĩa Mác được lê nin phát triển thành CN Mác-Lênin, Hồ Chí Minh có điều kiện tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lê nin+ Cách mạng tháng mười Nga thành công mở ra con đường phát triển mới cho nhân loại , quá độ lên CNXH, đã tác động đến việc lựa chọn con đường cứu nước của Hồ Chí Minh+ Quốc tế III được thành lập2- Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh: a. Những tiền đề tư tưởng- lý luận :*-Kế thừa và phát triễn các giá trị tốt đẹp của dân tộc:+ Kế thừa và phát triển truyền thống yêu nước+ Kế thừa và phát triễn truyền thống đoàn kết nhân ái , thương người + Kế thừa, phát triễn truyền thống lạc quan ..+ Kế thừa, phát triễn truyền thống cần cù, thông minh, sáng tạo *- Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại+ Văn hóa phương đông: - Tiếp thu tư tưởng nho giáo : Nho giáo có nhiều điều không đúng như phân biệt giàu nghèo, coi khinh lao động chân tay, coi khinh phụ nữnhưng nho giáo có nhiều điều hay lẽ phải như hành đạo giúp đời, tu thân dưỡng tính - tiếp thu tư tưởng phật giáo như từ bi, vị tha, bác ái, cứu khổ, cứu nạn , thương người..- Tiếp thu tư tưởng chủ nghĩa tam dân của Tôn Dật Tiên ( Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc )+ Tiếp thu văn hóa phương tây :- Tiếp thu tư tưởng tự do, bình đẳng, công bằng - Đặc biệt tư tưởng tự do, bình đẵng, công bằng thông qua cách mạng tháng mười Nga*- Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê nin- Sau gần mười năm tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh đến được với chủ nghĩa Mác- Lênin- Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chỉ có chủ nghĩa Lê nin là chân chính nhất , cách mạng nhất- Chủ nghĩa Mác-Lênin là cẩm nang thần kỳ- Vận dụng chủ nghĩa Mác –Lê nin sáng tạo , không được giáo điều, máy mócb- Nhân tố chủ quan của Hồ Chí Minh+ Thông minh :- có tư duy độc lập không lệ thuộc vào tư duy người khác- luôn khám phá cái mới- có những tư duy đi trước thời đại- Có sự hiểu biết toàn diện+ Có khát vọng, có lý tưởng vĩ đại ( cứu nước, cứu dân )+ Có ý chí , nghị lực phi thường+ Giàu lòng nhân ái, thương người+ có vốn thực tiễn phong phú3- Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minha- Giai đoạn từ 1890 -1911 : Hoạt động của Hồ Chí Minh chủ yếu ở gia đình, trường học, quê nhà, trong nước , hình thành chủ nghĩa yêu nước, khát vọng giải phóng dân tộc, giải phong nhân dânb- Giai đoạn từ 1911- 1920:- Hoạt của Hồ Chí Minh ở nước ngoài, Bác đi nhiều nước ( gần 30 nước ), nghiên cứu nhiều cuộc cách mạng ( CM Pháp, Mỹ) đặc biệt cách mạng tháng mười- Đến với chủ nghĩa Mác- Lênin thông qua đề cương vấn đề Dân tộc và thuộc địa của Lê Nin - Năm 1920 Hồ Chí Minh bỏ phiếu tán thành thành lập Đảng cộng sản Pháp => Đây là giai đoạn đánh dấu bước ngoặt tro ng việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắnc- Giai đoạn từ 1920 đến 1930 : Đây là giai đoạn Hồ Chí Minh truyền bá CN Mác-Lê nin, chuẩn bị thành lập Đảng- Hồ Chí Minh truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin về nước thông qua con đường sách, báo và trực tiếp giáo dục cho những người yêu nước- Vận dụng và phát triển sáng tạo CN Mác-Lênin- Hồ Chí Minh chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức để thành lập Đảng , ngày 3/2/ 1930 Đảng ta ra đờid- Giai đoạn từ 1930 đến 1945- Từ 1930- 1941 Tư tưởng Hồ Chí Minh trải qua thử thách - Từ 1941- 1945 Tư tưởng Hồ Chí Minh được khẳng định là chân lý, được hiện thực hóa thành thắng lợi ở cách mạng tháng támđ- Giai đoạn từ 1945 đến 1969- Tư tưởng Hồ Chí Minh được phát triển về bề rộng lẫn chiều sâu, trở thành hệ thống hoàn chỉnh như hiện nay III- Ý nghĩa việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh1- Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh , trang bị cho chúng ta thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn để giải quyết những vấn đề thực tiễn công tác của mình2- Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh phải kiên định mục tiêu ĐLDT và CNXH, càng tin tưởng , kính yêu Bác Hồ và Đảng3- Phát huy tinh thần tự lực tự cường hoàn thành tốt nhiệm vụ , góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới4- Đối với sinh viên phấn đấu học tập và rèn luyện tốt , xứng đáng là người chủ tương lai