Cội nguồn xung đột Thái Lan – Campuchia tại đền thờ Preah Vihear và vai trò hòa giải của Asean

Tóm tắt. Tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia về ngôi đền Preah Vihear bắt nguồn từ năm 1904 giữa thực dân Pháp và Xiêm (Thái Lan ngày nay) đã dẫn đến căng thẳng và xung đột biên giới giữa hai quốc gia láng giềng ở khu vực Đông Nam Á. Mặc dù Toà án Quốc tế đã phán xét ngôi đền thuộc về Campuchia vào năm 1962, nhưng những tranh cãi vẫn tiếp diễn. Hậu quả là từ năm 2008 đến năm 2011 bạo lực gia tăng giữa hai nước, khiến hàng chục người bị thương và hàng ngàn người phải di dời. Sự kiện này đã đặt ra cho ASEAN một thách thức mới trong việc gìn giữ hòa bình, an ninh khu vực. ASEAN đã đứng ra làm trung gian hòa giải, từng bước xây dựng các quy tắc, điều lệ và đưa ra các giải pháp, giải quyết thành công cuộc xung đột.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cội nguồn xung đột Thái Lan – Campuchia tại đền thờ Preah Vihear và vai trò hòa giải của Asean, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0100 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 170-174 This paper is available online at CỘI NGUỒN XUNG ĐỘT THÁI LAN – CAMPUCHIA TẠI ĐỀN THỜ PREAH VIHEAR VÀ VAI TRÒ HÒA GIẢI CỦA ASEAN Hoàng Thị Trà Mi Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên Tóm tắt. Tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia về ngôi đền Preah Vihear bắt nguồn từ năm 1904 giữa thực dân Pháp và Xiêm (Thái Lan ngày nay) đã dẫn đến căng thẳng và xung đột biên giới giữa hai quốc gia láng giềng ở khu vực Đông Nam Á. Mặc dù Toà án Quốc tế đã phán xét ngôi đền thuộc về Campuchia vào năm 1962, nhưng những tranh cãi vẫn tiếp diễn. Hậu quả là từ năm 2008 đến năm 2011 bạo lực gia tăng giữa hai nước, khiến hàng chục người bị thương và hàng ngàn người phải di dời. Sự kiện này đã đặt ra cho ASEAN một thách thức mới trong việc gìn giữ hòa bình, an ninh khu vực. ASEAN đã đứng ra làm trung gian hòa giải, từng bước xây dựng các quy tắc, điều lệ và đưa ra các giải pháp, giải quyết thành công cuộc xung đột. Từ khóa: Tranh chấp biên giới, Campuchia, Đền Preah Vihear, Thái Lan, ASEAN. 1. Mở đầu Từ những năm 50 của thế kỉ XX, quan hệ Thái Lan và Campuchia có sự bất hòa về vấn đề ngôi đền Preah Vihear. Tranh chấp bùng nổ thành bạo lực ngay sau khi Thái Lan bị thất bại trong việc phản đối Campuchia đơn phương đề cử đền Preah Vihear là di sản thế giới vào năm 2008. Vấn đề này là một thách thức lớn với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các nước thành viên của mình. Nhận định được tầm quan trọng và phức tạp của cuộc tranh chấp đến sự ổn định và bền vững của khối ASEAN, nhiều học giả trên thế giới đã công bố các công trình nghiên cứu và đề ra phương án giải quyết, trong đó nổi lên ba học giả là Poowin Bunyavejchewin [1] (công bố trên tạp chí Journal of Asia Pacific Studies), Ubonwan Yoosuk [2] (công bố trên tạp chí International Journal of Asian Social Science) và học giả Wagener, Martin [3] (công bố trên tạp chí Journal of Current Southeast Asian Affairs). Tuy nhiên ba công trình này chủ yếu phân tích sâu một khía cạnh lịch sử. Trong bài viết này tác giả sẽ cung cấp cho độc giả bức tranh toàn cảnh các sự kiện lịch sử về xung đột Thái Lan - Campuchia xung quanh đền thờ Preah Vihear một cách có hệ thống, đồng thời phân tích các thông tin trên quan điểm khách quan, chỉ ra vai trò tích cực và quan trọng của ASEAN trong giải quyết xung đột khu vực. Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 2/10/2016 Liên hệ: Hoàng Thị Trà Mi, e-mail: hoangthitrami.hongth8@gmail.com 170 Cội nguồn xung đột Thái Lan – Campuchia tại đền thờ Preah Vihear và vai trò hòa giải của ASEAN 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Từ tranh chấp đến xung đột vũ trang Như nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan và Campuchia chia sẻ chung một di sản tại biên giới không rõ ràng - đền Preah Vihear. Ngôi đền Preah Vihear toạ lạc trên một chỏm núi thuộc dãy Dangrek ở Campuchia gần biên giới Thái Lan, được khởi công xây dựng từ thời hoàng kim của đế chế Angkor và trải dài suốt 6 thế kỉ (từ khoảng năm 802 đến năm 1431) thì hoàn thành [3]. Ngôi đền thờ thần Hin-đu Shiva với kiến trúc xây dựng hòa hợp với môi trường tự nhiên, tôn giáo. Đầu thế kỉ XV đế chế Angkor lụi tàn cũng như nhiều ngôi đền Hin - đu khác trong khu vực, Preah Vihear trở thành nơi thờ phụng, viếng thăm của các tín đồ trong khu vực và luân phiên thuộc sự cai quản của người Thái Lan hoặc Campuchia cho đến thế kỉ XVIII. Năm 1863, Campuchia là thuộc địa của thực dân Pháp. Đến năm 1954, khi thực dân Pháp thất bại ở Đông Dương, quân đội Thái Lan một lần nữa chiếm đóng và tuyên bố quyền sở hữu riêng đền Preah Vihear. 5 năm sau, Campuchia đưa vấn đề này ra Tòa án Công lí Quốc tế (ICJ) với mong muốn lấy lại những gì được coi là một phần của di sản văn hóa nước này. Năm 1962, Tòa án Công lí Quốc tế (ICJ) phán quyết ngôi đền nằm trong lãnh thổ thuộc chủ quyền của Campuchia. Bản đồ Pháp – Xiêm năm 1908 cho thấy rõ ngôi đền nằm trong biên giới Campuchia [1]. Vì vậy, theo phán quyết này Thái Lan phải có nghĩa vụ rút hết quân đội ra khỏi đền thờ và vùng lân cận xung quanh nó. Đồng thời phải trả lại các đồ vật đã lấy từ ngôi đền cho phía Campuchia. Sau phán quyết phía Thái Lan đã chấp thuận và thực hiện rút quân khỏi khu vực này, kể từ đó ngôi đền được quản lí bởi Campuchia. Tuy nhiên, trong suốt 50 năm qua, các nhà sử học Thái Lan luôn cho rằng chỉ dựa vào bản đồ Pháp – Xiêm năm 1908 là chưa đủ căn cứ. Theo họ, đền Preah Vihear thuộc quyền sở hữu của cả hai bên từ thế kỉ XVII, trước khi thực dân Pháp chiếm đóng Đông Dương và vẽ lại bản đồ biên giới. Sự mâu thuẫn này đã tạo ra những tranh cãi không ngớt giữa hai quốc gia cho đến ngày nay. Phía Campuchia cho rằng nên giải quyết vấn đề theo bản đồ năm 1908. Ngược lại, phía Thái Lan lại cho rằng nó nên được thực hiện trên cơ sở đường ranh giới của dãy núi Dangrek. Sự bất đồng quan điểm đã tạo ra những gì người Thái Lan gọi là "4,6 km2 tranh cãi" còn người Campuchia gọi là "một phần không thể thiếu" của quốc gia họ [1]. Năm 2001, Campuchia đề nghị tổ chức Văn hóa thế giới UNESCO công nhận đền Preah Vihear là di sản văn hóa thế giới, có giá trị đặc sắc về văn hóa và thiên nhiên. Ngày 25/3/2004, Ngoại trưởng Thái Lan Surakiart Sathirathai và Phó Thủ tướng Campuchia SokAn đồng ý rằng "Sự phát triển chung của đền Preah Vihear sẽ là một biểu tượng của tình hữu nghị lâu dài, dựa trên lợi ích và sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước" [3]. Đây là lần đầu tiên Thái Lan và Campuchia đã cố gắng sử dụng lợi ích kinh tế chung và các Hiệp ước văn hóa nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất về vấn đề tranh chấp. Tuy nhiên, ngày 2 tháng 7 năm 2008 khi đền Preah Vihear được công nhận là di sản văn hóa thế giới thì xung đột giữa Thái Lan và Campuchia lại tiếp tục gia tăng. Nguyên nhân xuất phát từ phía Thái Lan, những người phản đối ở quốc gia này đã công kích quyết định của Chính phủ khi ủng hộ đơn xin của Campuchia. Họ cho rằng làm như vậy là phá hoại lời tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Thái Lan. Họ cũng đã cáo buộc Thủ tướng Samak Sundaravej là qua mặt Nghị viện và ủng hộ đơn xin của Campuchia để đổi lấy những hợp đồng kinh doanh cho những đồng minh của Thủ tướng bị lật đổ - ông Thaksin Shinawatra. Trước tình hình này Tòa án Tối cao Thái Lan đã ra phán quyết đồng tình với những người phản đối [4]. Như vậy, tranh chấp quanh ngôi đền Preah Vihear là mấu chốt gây ra những thẳng và xung đột vũ trang giữa Thái Lan - Campuchia. Các cuộc chiến tranh nhỏ đã diễn ra không những không giải quyết được căng thẳng thậm chí càng làm cho tình hình trở nên xấu đi. 171 Hoàng Thị Trà Mi Ngay trước khi đền Preah Vihear được công nhận là di sản văn hóa thế giới, tháng 7/2008 căng thẳng giữa hai nước gia tăng. Quân đội cả hai bên được đưa đến biên giới và chiếm các khu vực khác nhau của ngôi đền nhỏ. Binh sĩ Thái Lan chiếm chùa Keo Sikha Kiri Svara kề bên đền Preah Vihear và tiến vào trong khu vực 4,6 km2. Người biểu tình Thái Lan diễu hành đến chùa, đụng độ với người dân địa phương, làm họ phẫn nộ. Ngày 28 tháng 8, binh sĩ Thái Lan tiếp tục chiếm ngôi đền Ta Moan nằm cách đền Preah Vihear khoảng 150 km về phía Tây và xây dựng một hàng rào tạm thời xung quanh di tích Hin - đu. Đáp trả lại Campuchia cũng cho quân chiếm giữ ngôi đền Ta Krabei nằm cách ngôi đền Ta Moan khoảng 13 km về phía Đông đồng thời cử 70 binh sĩ đến khu phi quân sự [4]. Sau khi đền Preah Vihear được công nhận là di sản văn hóa thế giới, hai bên vẫn tiếp tục đối đầu, lính Campuchia và Thái Lan nổ súng bắn nhau tại khu vực biên giới có tranh chấp, gần đền Preah Vihear. Phía quân đội Thái Lan cho rằng vào cuối tháng 10, ước tính khoảng 8200 binh lính Campuchia xung quanh ngôi đền Preah Vihear đang đối đầu với 600 binh lính của họ. Một cuộc thăm dò quốc gia tiến hành trong tháng đó phát hiện ra rằng 82% người Campuchia nghĩ đất nước đang đi đúng hướng. Cuộc thăm dò tiếp sau đó báo cáo 97% số người được hỏi coi đền thờ là một vấn đề quan trọng [3]. Các mối quan hệ giữa hai nước trở nên tồi tệ khi Thái Lan triệu hồi đại sứ của nước này tại Campuchia về nước để phản đối Campuchia bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan đang sống lưu vong – ông Thaksin Shinawatra làm “cố vấn riêng của Thủ tướng Hun Sen và cố vấn kinh tế cho Chính phủ Campuchia” vào tháng 11/2009. Thủ tướng Thái Lan vào thời điểm đó - ông Abhisitalso cáo buộc rằng Campuchia đã can thiệp vào công việc nội bộ của Thái Lan. Ngày 24/1/2010 quân đội Campuchia và Thái Lan vẫn tiếp tục giao tranh ở vùng đất quanh đền thờ. 2.2. Vai trò của ASEAN Các cuộc đụng độ Thái Lan - Campuchia đã trở lên xấu đi từ tháng 5/2008 do hệ quả của sự tranh chấp. Những cách thức Campuchia và Thái Lan muốn giải quyết cuộc xung đột này có sự khác biệt đáng kể. Thái Lan bày tỏ mong muốn của mình để giải quyết vấn đề này bằng cách đàm phán song phương. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan - ông Chavanond Intarakomalyasut cho rằng chỉ đàm phán song phương là có thể ngăn chặn được vấn đề "ngày càng trở nên phức tạp hơn" này. Ông nói thêm rằng "những gì hai nước cần làm chỉ đơn giản là ngừng bắn và ngồi mặt đối mặt để giải quyết vấn đề" [5]. Trong khi đó Campuchia có một cái nhìn hoàn toàn khác về cơ chế giải pháp, đó là cần sự can thiệp và giải quyết của ASEAN. Trên thực tế, giao tranh tại biên giới hai nước đã được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và ASEAN xem xét một cách nghiêm túc. Các Bộ trưởng ngoại giao của hai bên tham chiến cùng Chủ tịch ASEAN đã tổ chức buổi gặp mặt tại Hội đồng Bảo an. Sau cuộc họp này, Hội đồng Bảo an kêu gọi một lệnh ngừng bắn lâu dài giữa các bên, dựa trên đàm phán. Quan trọng hơn, Hội đồng Bảo an bày tỏ sự ủng hộ đối với vai trò của ASEAN trong việc tìm kiếm một giải pháp cho cuộc xung đột. Họ kêu gọi cả Thái Lan và Campuchia hợp tác với ASEAN. Chúng ta không ngạc nhiên khi Hội đồng Bảo an muốn tăng cường vai trò của các tổ chức khu vực như ASEAN, bởi vì chỉ có ASEAN mới nhận thức rõ được bản chất cũng như tính phức tạp của cuộc xung đột. Xu hướng tương tự có thể được quan sát thấy trong trường hợp của châu Phi, nơi Liên minh châu Phi đang đóng vai trò tích cực trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của khu vực này. Nếu chúng ta nhìn cuộc tranh chấp dưới góc độ Thái Lan và Campuchia là các thành viên của ASEAN thì có thể kết luận rằng cuộc tranh chấp này đã vi phạm các giá trị của ASEAN. Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác của ASEAN năm 1976 đã thực sự có chữ kí của cả hai bên tham chiến 172 Cội nguồn xung đột Thái Lan – Campuchia tại đền thờ Preah Vihear và vai trò hòa giải của ASEAN điều này có nghĩa là hai bên đều đã chấp thuận những cam kết khi tham gia vào tổ chức. Trong đó có cam kết loại bỏ việc sử dụng hoặc đe dọa vũ lực trong quan hệ giữa các thành viên của tổ chức và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Rõ ràng là những cái chết của nhiều người sau các vụ đụng độ năm 2011 đã cho thấy hai bên đang vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận này. Cuộc xung đột Thái Lan - Campuchia có một ảnh hưởng lớn tới hình ảnh của ASEAN vì cả hai bên tham chiến đều là thành viên của các tổ chức khu vực. Đây là lần đầu tiên mà hai nước thành viên chống lại nhau do đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình chính trị trong khu vực ASEAN, một tổ chức luôn lấy hòa bình hữu nghị là khẩu hiệu đi đầu. Dường như ASEAN, đặc biệt là Chủ tịch năm 2011 - Indonesia, ý thức rất rõ về những thiệt hại mà các sự kiện gây ra làm ảnh hưởng đến uy tín của ASEAN . Ngay sau khi xảy ra sự kiện xung đột Thái Lan - Campuchia năm 2008, ASEAN đã xây dựng và đưa ra điều lệ bao gồm các hướng dẫn liên quan đến trường hợp xung đột nội bộ khối ASEAN. Điều lệ này cho phép các bên tham chiến "yêu cầu Chủ tịch hoặc Tổng thư kí ASEAN đứng ra trung gian hoà giải" [2]. Vì vậy, Indonesia, cụ thể hơn là Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia - ông Natalegawa đã có sáng kiến tổ chức một cuộc họp giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. Mục tiêu đề ra của cuộc họp này là thảo luận và tiếp cận một cách có hệ thống để giải quyết xung đột. Quan trọng nhất là để giải quyết một cách toàn vẹn nhất trong thực tế. Đây được coi là một sáng kiến đầy tham vọng, vì ASEAN chưa từng tham gia vào chủ trì một quá trình đối thoại để giải quyết một cuộc xung đột trong nội bộ ASEAN. Tại hội nghị vào ngày 22/2/2011, cả hai bên tham chiến đã thảo luận vấn đề này một cách khoa học trong sự hiện diện của Chủ tịch Indonesia. Kết quả cụ thể của Hội nghị bao gồm các quyết định đã được gửi đến các Quan sát viên của khu vực xung đột. Một thỏa thuận ngừng bắn là không cần thiết vì không hề có tiếng súng nổ ra ở thời điểm đó. Giới quan sát hi vọng rằng sự hỗ trợ của ASEAN sẽ kích thích tinh thần trách nhiệm của các bên tham chiến. Trong quá khứ, ASEAN khá miễn cưỡng để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên. Do đó, cuộc họp trên được xem là đáng nhớ, thậm chí có thể thiết lập một tiền lệ để thảo luận về các vấn đề song phương nhạy cảm với sự hiện diện của một "chiếc ghế trung gian" [5]. Sáng kiến của Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia - ông Natalegawa đã báo hiệu một vai trò lớn hơn đối với ASEAN. Tình hình ở khu vực biên giới đã bình thường hóa, ASEAN có thể dành thời gian để rút ra bài học từ những tranh chấp Thái Lan - Campuchia. Sự kiện này càng chứng tỏ vai trò quan trọng của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề khu vực. Hiện nay ASEAN đã nhận trách nhiệm của mình như là một trung gian hòa giải trong cuộc xung đột, người ta chỉ có thể hy vọng điều này sẽ có tác động tích cực đối với việc giải quyết những căng thẳng trong khu vực. Bằng cách tham gia thêm vai trò là trung gian hòa giải, ASEAN đã chứng minh cho cộng đồng quốc tế thấy rằng đây là một tổ chức hoạt động linh hoạt theo bối cảnh quốc tế và khu vực, nó không hề hoạt động cứng nhắc theo quy tắc. Điều này có nghĩa, nếu cuộc xung đột trong nội bộ khác nổi lên trong tương lai, ASEAN hoàn toàn có đủ khả năng giải quyết các vấn đề đó. 3. Kết luận Các tranh chấp biên giới đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong quan hệ giữa Thái Lan và Campuchia. Tranh chấp leo thang dẫn tới nổ súng giữa hai bên, bởi vì nó không thể được giải quyết bởi một cơ chế song phương. Một cách khác đã được lựa chọn bởi Campuchia để giải quyết xung đột thông qua các tổ chức quốc tế đó là nhờ Hội đồng Bảo an và Tòa án Quốc tế. Tòa án Quốc tế đã nhấn mạnh vai trò ASEAN là một tổ chức khu vực, chịu trách nhiệm duy trì sự ổn 173 Hoàng Thị Trà Mi định của khu vực Đông Nam Á. Do đó, cuộc xung đột giữa Thái Lan và Campuchia về ngôi đền Preah Vihear là một thử nghiệm cho ASEAN với tư cách là một tổ chức khu vực, chứng minh rằng ASEAN là tổ chức rất quan trọng của khu vực Đông Nam Á trong việc ngăn ngừa và giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành viên để đạt được sự ổn định trong khu vực. Indonesia - một trong những thành viên tích cực trong ASEAN, với tư cách là nước giữ vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2011 đã khởi xướng đưa ASEAN trở thành trung gian hòa giải, đôn đốc giải quyết xung đột giữa các bên liên quan. Qua nhiều cuộc đàm phán giữa các nhà lãnh đạo của Thái Lan và Campuchia xung đột đã được giải quyết. Đây có thể được coi là một thành công của ASEAN để duy trì sự ổn định trong khu vực Đông Nam Á. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Poowin Bunyavejchewin, 2013. A regional security complex analysis of the Preah Vihear temple conflict, 1953–1962. Journal of Asia Pacific Studies, No1. [2] Ubonwan Yoosuk, 2013. The preah vihear temple: roots of thailand-cambodia border dispute. International Journal of Asian Social Science, 3(4):921-929. [3] Wagener, Martin, 2011. Lessons from Preah Vihear: Thailand, Cambodia, and the Nature of Low-Intensity Border Conflicts. Journal of Current Southeast Asian Affairs, 30, 3, 27-59. [4] 2011. Waging peace: ASEAN and the Thailand - Cambodia border conflict. Asia Report, No.215 – 6, December. [5] Hà Anh Tuấn, 2004. Quan hệ Thái Lan – Campuchia: Thực trạng và triển vọng. Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 58 (09), tr.14 -18. [6] Hoàng Khắc Nam, 2003. Quá trình xây dựng thể chế khu vực Đông Á và ASEAN. Tạp chí Khoa học, chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập XIX, số 3, tr.6-9. [7] https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%81n_Preah_Vihear. ABSTRACT The Preah Vihear temple dispute on the Thai-Cambodian border and ASEAN’s role in conflict resolution Hoang Thi Tra Mi College of Education, Thai Nguyen University The dispute between Thailand and Cambodia over the Preah Vihear temple was the cause that led to tension and skirmishes between the two neighbors in Southeast Asia. The dispute had its origin in the boundary settlements made in 1904 between France and Siam (Thailand). In 1962, although the International Court of Justice (ICJ) awarded the temple to Cambodia, but the frontier around the site remains in dispute. The latest dispute was stimulated by Thailand’s unsuccessful attempt to protest Cambodia from unilaterally nominating the temple as a World Heritage site in 2008. Afterwards, the confrontation between the two neighbors erupted into violence several times during 2008-2011. Border clashes between Thailand and Cambodia that caused dozens of casualties and displaced thousands have challenged the Association of South East Asian Nations (ASEAN) to turn its rhetoric on peace and security into action. Keywords: Border conflict, Cambodia, Preah Vihear temple, Thailand, ASEAN. 174