Công tác hán nôm dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác

Mác không có bất cứmột chuyên luận nào trực tiếp nói tới công tác bảo tồn và nghiên cứu thưtịch cổ. Nhưng trên con đường hoạt động khoa học gắn liền với cách mạng đầy sáng tạo của mình, Mác đã đểlại cho ta không ít những mẫu mực tuyệt vời vềcách nhìn, cách đánh giá, cách khai thác di sản thành văn của các thếhệ đã qua. 1) Hãy nói trước hết cách nhìn của Mác đối với kho tàng văn hóa nhân loại. Quá khứ, theo Mác, là một kho lưu trữ hết sức phong phú những kinh nghiệm kỳquý vềcảhai phương diện thất bại cũng nhưthành công của con người đối với bản thân, đối với xã hội, đối với thiên nhiên Quá khứkhông ngừng cung cấp cho ta những tưliệu và chủ đề cần thiết đểthao khảo, suy tư, từ đó nảy ra những bài học bổích. Về điểm này, Ăng - ghen có nhận xét nhưsau: “Mác không những đặc biệt ham thích nghiên cứu quá khứlịch sửnước Pháp mà còn theo dõi lịch sử đương thời của nó trong tất cảnhững chi tiết, thu thập lấy những tài liệu đểvềsau cần phải dùng đến”(1). Chính vì vậy mà Mác đã qua tâm tới các nền văn hóa cổngay khi còn ngồi trên ghếnhà trường; luận văn tiến sĩSựkhác nhau giữa triết học của Đêmôcrit (Đémocrite) và triết học tựnhiên của Epiquya (Epicure) có thểcoi nhưmột thểnghiệm sơkhởi trên đường nghiên cứu quá khứ. Các tác phẩm khoa học vềsau của Mác,

pdf174 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác hán nôm dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TÁC HÁN NÔM DƯỚI ÁNH SÁNG CHỦ NGHĨA MÁC CÔNG TÁC HÁN NÔM DƯỚI ÁNH SÁNG CHỦ NGHĨA MÁC TRẦN NGHĨA I Mác không có bất cứ một chuyên luận nào trực tiếp nói tới công tác bảo tồn và nghiên cứu thư tịch cổ. Nhưng trên con đường hoạt động khoa học gắn liền với cách mạng đầy sáng tạo của mình, Mác đã để lại cho ta không ít những mẫu mực tuyệt vời về cách nhìn, cách đánh giá, cách khai thác di sản thành văn của các thế hệ đã qua. 1) Hãy nói trước hết cách nhìn của Mác đối với kho tàng văn hóa nhân loại. Quá khứ, theo Mác, là một kho lưu trữ hết sức phong phú những kinh nghiệm kỳ quý về cả hai phương diện thất bại cũng như thành công của con người đối với bản thân, đối với xã hội, đối với thiên nhiên Quá khứ không ngừng cung cấp cho ta những tư liệu và chủ đề cần thiết để thao khảo, suy tư, từ đó nảy ra những bài học bổ ích. Về điểm này, Ăng - ghen có nhận xét như sau: “Mác không những đặc biệt ham thích nghiên cứu quá khứ lịch sử nước Pháp mà còn theo dõi lịch sử đương thời của nó trong tất cả những chi tiết, thu thập lấy những tài liệu để về sau cần phải dùng đến”(1). Chính vì vậy mà Mác đã qua tâm tới các nền văn hóa cổ ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường; luận văn tiến sĩ Sự khác nhau giữa triết học của Đêmôcrit (Đémocrite) và triết học tự nhiên của Epiquya (Epicure) có thể coi như một thể nghiệm sơ khởi trên đường nghiên cứu quá khứ. Các tác phẩm khoa học về sau của Mác, trong đó có bản Tuyên ngôn của Đảng cộng sản nổi tiếng và bộ Tư bản đầy trí tuệ, là bằng chứng về một quá trình lao động cần cù, căng thẳng để chưng cất và tiếp thu toàn bộ tinh hoa của tri thức loài người kể đến thời Mác, và nâng nó lên một tầm độ cao hơn. Thật đúng như Lênin nhận định: “Tất cả những cái đã được tư tưởng loài người sáng tạo ra, Mác đều sửa chữa nó lại và đã phê phán nó; và Mác đã rút ra được kết luận mà những kẻ bị giam hãm trong khuôn khổ tư sản hay những thành kiến tư sản không thể nào rút ra được”(2). Chỗ hơn người ấy của Mác trong cách nhìn về giá trị và tiềm năng nền văn hóa quá khứ đã được Lênin, người học trò xuất sắc nhất hội lần thứ ba Đoàn thanh niên Cộng sản Nga ngày 02 tháng 10 năm 1920, Lênin nhấn mạnh: “Văn hóa vô sản không phải tự nhiên mà có, nó không phải do những người tự cho mình là nhà chuyên môn về văn hóa vô sản phát minh ra. Tất cả cái đó là hoàn toàn ngu ngốc. Văn hóa vô sản phải là sự phát triển lô gích của tổng số những kiến thức mà loài người đã tạo ra dưới ách thống trị của xã hội tư bản, của xã hội bọn địa chủ, của xã hội quan liêu”(3). Lê nin còn nói thêm: “Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản sau khi đã làm giàu trí nhớ của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra”(4). 2) Không những coi trọng di sản văn hóa quá khứ của nhân loại, Mác còn đặc biệt quan tâm đến cách phân tích, đánh giá nó thế nào cho khách quan, chính xác, nhất là đối với một số nhân vật, tác phẩm, tác giả có vấn đề. ở đây, một lần nữa, ta lại bắt gặp những chỗ hơn người của Mác. Hãy lấy trường hợp của Mác đánh giá Lui Bônapactơ làm một trong số nhiều thí dụ. Lui Bônapactơ (Cliarles Louis Napolêon Bonapate, 1808 - 1873), như chúng ta biết, là cháu của Napôlêông Bônapactơ (Napolêon Bonaparte, 1769 - 1821). Hồi còn trẻ, do giở nhiều mưu mô thủ đoạn trong quân đội, Lui Bônapactơ đã bị trục xuất ra nước ngoài. Sau cách mạng tháng hai Pháp 1848, y trở về nước và đắc cử tổng thống “Đệ nhị Cộng hoà quốc”, dưới sự bảo trợ của giai cấp tư sản Pháp. Năm 1852, cũng với sự giúp đỡ của giai cấp tư sản, y phát động chính biến, phế bỏ chính thể Cộng hòa, khôi phục chính thể Quân chủ, tuyên bố đổi “Đệ nhị Cộng hoà quốc” thành “Đệ nhị Đế quốc”, và tự xưng làm “Hoàng Đế Nã Phá Luân tam thế” của nước Pháp. Trong thời gian cầm quyền, y một mặt thi hành chính sách đàn áp đối với trong nước và mặt khác phát động chiến tranh với nước ngoài, gây nhiều đau khổ cho nhân dân Pháp cũng như nhân dân Châu Âu. Năm 1870, y lại phát động chiến tranh chống nước Phổ (Prussia), kết quả quân Pháp thua to, bản thân Lui Bônapactơ cũng bị bắt. Cuộc đời đầy kịch tính trên đây của Lui Bônapactơ đã được nhiều cây bút tiếng tăm đương thời phác họa lại, trong đó đáng chú ý nhất là tác phẩm Napôlêông nhỏ của Vichto Huygô (Victor Hugo, 1802 - 1885) và tác phẩm Cuộc chính biến của Pruđông (Proudhon, 1809 - 1865). Theo Mác thì Vichto Huygô chỉ biết xử mạ chua cay và châm biếm không tiếc lời người đã gây ra cuộc chính biến. Huygô thấy bản thân biến cố đó như là “một tiếng sét giữa bầu trời quang đãng”. Ông chỉ thấy trong đó “hành vi bạo nghịch của một cá nhân”. Ông không thấy rằng làm như thế là làm cho cá nhân đó trở thành vĩ đại bằng cách gán cho hắn một sức mạnh chủ động cá nhân chưa từng thấy trong lịch sử, chứ không phải làm cho cá nhân đó nhỏ nhen đi. Còn Pruđông, theo Mác, thì lại cố gắng trình bày cuộc chính biến như là “Kết quả của một sự phát triển lịch sử trước đó”. Nhưng dưới ngọn bút của ông, lịch sử cuộc chính biến lại biến thành “sự ca tụng nhân vật chính của cuộc chính biến”. Như thế là ông rơi vào sai lầm của các nhà sử học mệnh danh là “khách quan”. Khác với Vichto Huygô và Pruđông, Mác vạch cho chúng ta thấy “đấu tranh giai cấp ở Pháp đã tạo ra như thế nào những điều kiện và hoàn cảnh khiến cho một nhân vật tầm thường và lố bịch lại đóng vai anh hùng”(5). Cái mà Victo Huygô cũng như Pruđông ra sức tô vẽ, dù cố ý hay vô tình, là quan niệm anh hùng tạo thời thế. Còn Mác trái lại, bằng quan điểm duy vật lịch sử, đã làm rõ trong trường hợp này, chính thời thế tạo “anh hùng”. Cũng một kiểu tiếp cận vấn đề như Mác - đặt đối tượng nghiên cứu vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nó để tìm hiểu, phân tích, đánh giá - Ăng-ghen đã đi tới những kết luận rất hay và cố nhiên không giống với nhiều người khi nhận định về hạn chế của Sécnesepski (Tchernychevski, 1828 - 1889), nhà dân chủ cách mạng Nga. Trong phần phụ lục cho bài Về tính chất xã hội ở Nag, Ăng-ghen viết: “Sécnưsépski, vì những điều luận cấm sách báo nhập nội ở biên giới Nga, nên chưa bao giờ được biết những tác phẩm của Mác, vì khi bộTư bản xuất bản, thì ông đã bị đày từ lâu ở Viluixơ, vùng dân Yacutơ (). Những cái mà chế độ kiểm duyệt Nga không để cho nhập nội, thì ở Nga, người ta biết rất ít, hay không biết tý gì cả. Vậy, nếu người ta thấy ở ông có một vài nhược điểm, một vài quan điểm hẹp hòi, thì chỉ nên lấy làm lạ là tại làm sao ông không có nhiều hơn thế nữa”(6). Ngoài phương pháp lịch sử, chủ nghĩa Mác còn đặc biệt vận dụng phương pháp phân tích giai cấp khi đánh giá các hiện tượng xã hội cũ, mà trường hợp Ăng-ghen nhận xét về Gơtơ (Goetthe, 1749 - 1832) sau đây có thể xem như là một thí dụ điển hình. Gơtơ, theo Ăng-ghen, là một con người “khi thì to lớn phi thường; khi thì bé như trẻ con”; “khi thì là một bậc kỳ tài kiêu hãnh, ngạo nghễ, khinh miệt thế giới; khi thì là một kẻ philitanh tản mạn, tự mãn, hẹp hòi”. Trong con người Gơtơ có một cuộc đấu tranh liên tục giữa nhà thơ thiên tài chán ghép sự cùng khổ của những người chung quanh mình, với người con trai chu đáo của ông nghị tỉnh Phờrăngpho, đang tự thấy bắt buộc phải “ký kết đình chiến với sự cùng khổ và phải chịu cho quan sự cùng khổ đó”. Cuộc đấu tranh nội tâm này rốt cục đã đẩy Gơtơ đi đâu? Ăng-ghen viết: “Gơtơ là một người học rộng biết nhiều quá, có một bản chất linh lợi quá, nhiều tham vọng quá, nên không thể tìm lối thoát của sự khốn cùng bằng cách chạy theo lý tưởng của Căng (Kant, 1724 - 1804) như Sinle (Schiller, 1759 - 1805) đã làm; ông sáng suốt quá nên không thể không thấy rằng chạy trốn như vậy chung quy lại chỉ là đổi cái cùng khổ của ti tiện lấy cái cùng khổ của khoa trương. Tính khí ông, sức lực ông, toàn bộ chiều hướng của trí óc ông đều định sẵn cho ông một cuộc sống thực tế, nhưng cuộc sống thực tế mà ông thấy trước mắt ông lại là một cuộc sống cùng khổ. Gơtơ luôn luôn vướng phải tình trạng lưỡng nan ấy: sống trong một thế giới mà ông chỉ có khinh miệt thôi, tuy thế mặc dầu, ông lại bị ràng buộc vào thế giới đó là cái thế giới duy nhất trong đời mà ông có thể phát huy hoạt động của mình; và khi ông càng trở về giả, thì con người thi sĩ phi thường, de guerre lasse(7) lại càng lu mờ sau con người Tể tướng tiểu mọn của triều Weimar(8). Nghĩa là cuối cùng, bản chất giai cấp của Gơtơ đã thắng. “Gơtơ cũng như Hê-ghen (Hégel, 1770 - 1831), mỗi người trong lĩnh vực của mình, đều là những tượng Jupite (Jupiters) trên núi Olimpơ (Olimpiens), song cả hai đều không bao giờ hoàn toàn trút bỏ được tính chất philitanh Đức”(9). Cách phân tích và đánh giá trên đây của Ăng-ghen không giống chút nào với cách phân tích và đánh giá của Gờ - run về Gơtơ. “Gờ-run tán tụng tất cả những ý kiến pilitanh của Gơtơ, hắn ta thấy đó là những ý kiến của con người, hắn biến Gơtơ từ người dân tỉnh Phờ - răngpho và người quan lại, thành “con người chân chính”, còn thì hắn lại bỏ qua hay bôi nhọ ngay cả những cái gì là vĩ đại, là kỳ tài ở Gơtơ”(10). Đôi khi những đánh giá khác nhau về cùng một sự kiện, một tác phẩm, một tác giả quá khứ nào đấy lại là do sự phân tích tình hình chính trị không giống nhau. Xuất phát từ tư tưởng duy tâm Jôre (Jaurès) ca ngợi Tônxtôi (L.Tolstôi, 1828 - 1910) là một nhà thần bí, có thể giúp ta “tìm lại cái ý nghĩa của tính giản dị, của tình anh em, của đời sống sâu xa và bí ẩn”(11). Plêkhanốp (Plékhanov, 1856 - 1918)) vốn dĩ không tin ở khả năng cách mạng của nông dân, cho rằng Tônxtôi là người thay mặt giai cấp quý tộc phong kiến bị những tiến bộ của chủ nghĩa tư bản làm phá sản(12). Còn Lê nin, người thừa kế và phát triển chân chính chủ nghĩa Mác, thì lại thấy Cách mạng Nga 1905 - 1907 không gì khác hơn là một cuộc “Cách mạng tư sản nông dân”, và những tác phẩm của Tônxtôi đã phản ánh tâm lý mâu thuẫn của người nông dân Nga trong cuộc cách mạng đó. Lê-nin viết: “Mới thoạt nhìn, có thể dường như là lạ kỳ và gán ghép nếu đem gắn liền tên tuổi của nhà nghệ sĩ vĩ đại với cuộc cách mà rõ ràng ông ta đã không hiểu được gì cả và cũng rõ ràng ông ta đã xa lánh đi. Dĩ nhiên nếu một vật rõ ràng không phản ánh được trung thực một hiện tượng, thì làm thế nào mà gọi nó là tấm gương của hiện tượng đó được. Nhưng cuộc cách mạng của chúng ta là một hiện tượng cực kỳ phức tạp; trong đám đông những người thực hiện và trực tiếp tham gia cách mạng có nhiều phần tử xã hội chính trị, họ hiển nhiên không hiểu được những việc đã xẩy ra và cũng rời bỏ những nhiệm vụ lịch sử thực sự mà quá trình các sự biến đã đề ra cho họ. Và nếu nhà nghệ sĩ của chúng ta là vĩ đại thật, thì người đó phải phản ánh được trong tác phẩm của mình ít ra là vài ba khía cạnh chủ yếu của cuộc cách mạng (). Tônxtôi vĩ đại là ở chỗ ông đã nói lên được những tư tưởng và những tâm trạng đã được hình thành trong hàng triệu nông dân. Nga khi bắt đầu cuộc cách mạng tư sản Nga. Tôixtôi độc đáo, vì toàn bộ tư tưởng của ông nhìn chung đã diễn đạt đúng những đặc điểm của cuộc cách mạng của chúng ta về phương diện là một cuộc cách mạng tư sản nông dân. Đứng về quan điểm đó mà xét thì sự phản chiếu những điều kiện mâu thuẫn trong đó đã diễn ra sự hoạt động lịch sử của nông dân trong quá trình của cuộc cách mạng của chúng ta”(13). 3) Nhận định, đánh giá di sản là cốt để khai thác. Khai thác thế nào cho đúng, cho tốt, cũng là một vấn đề Mác hằng quan tâm. Việc du nhập văn họa Pháp vào nước Đức, theo Mác, là một thí dụ điển hình về tình trạng thừa kế, khai thác không đúng nơi đúng lúc. Văn học “xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa” của nước Pháp, nói như Mác, “sinh ra dưới áp lực của một giai cấp tư sản thống trị, là biểu hiện văn chương của sự phản kháng chống lại nền thống trị ấy, nó được đưa vào nước Đức giữa lúc giai cấp tư sản đang bắt đầu đấu tranh chống chế độ chuyên chế phong kiến. Các nhà triết học, các nhà triết học nửa mùa và những kẻ tài hoa ở Đức hăm hở đổ xô vào thứ văn học ấy, nhưng có điều họ quên rằng: văn học Pháp nhập khẩu vào nước Đức, nhưng những điều kiện sinh hoạt của nước Pháp lại không đồng thời đưa vào nước Đức. Đối với những điều kiện sinh hoạt Đức, văn học Pháp ấy đã mất hết ý nghĩa thực tiễn trực tiếp và chỉ còn mang một tính chất thuần tuý văn chương”(14). Thực ra thì đây là một việc làm có dụng ý của giới triếu học Đức, chứ không hẳn là một sai lầm đơn thuần về mặt phương pháp. Mác bình luận: Bằng cách này, người ta “rõ ràng cắt xén văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Pháp. Và vì trong tay người Đức, văn học ấy không còn là biểu hiện của cuộc đấu tranh của một giai cấp này chống giai cấp khác nữa, cho nên họ lấy làm đắc ý là đã vượt lên trên “tính phiến diện của Pháp”, là đã bảo vệ, không phải những nhu cầu thực sự, mà là “nhu cầu về sự thật”; không phải những lợi ích của người vô sản, mà là những lợi ích của con người, con người nói chung, “của con người không thuộc một giai cấp nào, cũng không thuộc một thực tại nào, con người chỉ có trong bầu trời mây mù của ảo tưởng triết học”(15). ý Mác ở đây muốn nói các nhà triết học Đức đã tước bỏ phần cách mạng của văn học Pháp khi du nhập nó vào Đức, và do vậy, việc Đức tiếp thu văn học Pháp chỉ còn mỗi một tác dụng là làm tê liệt ý chí cách mạng của người Đức mà thôi. Nói đến di sản tức đã bao hàm một phân lượng nào đấy giá trị của nó đối với hiện tại. Nhưng như vậy không có nghĩa là mọi di sản đều có thể thừa kế trong bất cứ hoàn cảnh nào, cho dù đấy là những giá trị bền vững nhất. Cuộc sống hiện thực thường đề ra những nhu cầu và nhiệm vụ mỗi lúc một khác nhau, đặc biệt là trong các thời kỳ khủng hoảng cách mạng, cái cũ chưa qua, cái mới chưa đến. Các giá trị truyền thống ở đây có thể có hai tác dụng ngược chiều nhau: hoặc nâng đỡ, thúc đẩy xã hội đi lên, hoặc ngăn trở, kìm hãm bước tiến của nó. Mác viết: “Con người làm ra lịch sử của mình, nhưng không phải làm theo ý muốn tuỳ tiện của mình trong những điều kiện tự mình chọn lấy, mà là làm theo những điều kiện nhất định trực tiếp sẵn có, do quá khứ để lại. Truyền thống của tất cả các thế hệ đã qua đè rất nặng lên đầu óc những người đang sống. Và ngay khi con người có vẻ như là đang ra sức tự cải tạo mình và cải tạo sự vật, ra sức sáng tạo ra một cái gì hoàn toàn mới mẻ, thì chính trong những thời kỳ khủng hoảng cách mạng đó, họ lại sợ hãi mà cầu viện đến các vong linh thời trước, họ lại mượn tên tuổi, khẩu hiệu, y phục của những vong linh đó, để rồi đội cái lốt đáng kính ấy của người xưa, và dùng những lời lẽ vay mượn đó mà hiện ra trên sân khấu mới của lịch sử”(16). Điểm đáng chú ý là “người mới bắt đầu học một ngôn ngữ mới, bao giờ cũng dịch nó trong đầu óc sang tiếng mẹ đẻ của mình”, chỉ khi nào người đó đã dùng được ngôn ngữ ấy mà không nhớ đến thậm chí còn quên hẳn được tiếng mẹ đẻ của mình, thì người đó mới “nói được một cách trôi chảy”(17). Lấy trường hợp xã hội tư sản đã kế thừa quá khứ như thế nào làm một dẫn chứng. Xã hội tư sản theo Mác, “vì hoàn toàn mê mải vào việc sản xuất của cải và các cuộc cạnh tranh hoà bình nên nó đã quên mất rằng vong hồn của thời đại La Mã đã chăm sóc nó khi nó còn ở trong nôi() Cũng như () Cơrôvoen (Crowen) và nhân dân Anh đã mượn trong kinh Cựu ước những câu nói, những nhiệt tình và những ảo tưởng cần thiết cho cuộc cách mạng tư sản của nó. Khi đã đạt được mục đích thực sự rồi, nghãi là khi đã biến xã hội Anh thành xã hội tư sản rồi, thì Lốc - cơ(18) đã gạt bỏ Ha-ba-cúc”(19). Nghĩa là bây giờ thì xã hội tư sản muốn chóng vánh thoát khỏi sự ràng buộc của truyền thống quá khứ để được bay nhảy tự do Từ thực tế trên, Mác rút ra một hệ luận: “Trong các cuộc cách mạng ấy, người ta làm sống lại những người đã mất là để ca ngợi cuộc đấu tranh mới, chứ không phải là để học đòi theo những cuộc đấu tranh cũ; là để phóng đại trong tưởng tượng cái nhiệm vụ phải hoàn thành, chứ không phải để trốn tránh khỏi phải giải quyết những cuộc đấu tranh mới trong thực tế; là để tìm lấy cái tinh thần của cách mạng, chứ không phải là để một lần nữa triệu cái bóng ma của nó về”(20). Nếu không hiểu điều này - tức thừa kế, khai thác là nhằm phục vụ cho yêu cầu đi tới, yêu cầu phát triển của xã hội - thì việc thừa kế khai thác đó không những trở thành vô nghĩa, mà đôi khi lại còn là một khôi hài nữa: “Hê-ghen có nhận xét ở đâu đó rằng tất cả những sự biến lớn và nhân vật lớn trong lịch sử đều xuất hiện có thể nói là hai lần. Ông ta đã quên nói thêm rằng: lần đầu như một bi kịch, lần thứ hai như một trò hề” (21). II 1) Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác, Đảng ta ngay từ hồi còn hoạt động bí mật đã quan tâm đến vấn đề tiếp thu vốn cổ. Trong bản Đề cương văn hóa năm 1943, nhiệm vụ kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc được đồng chí Trường Chinh nêu lên như một khâu không thể thiếu trong chương trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tương lai. Từ sau 1945, khi Đảng ta giành được chính quyền, đường hướng trên đây một lần nữa được khẳng định với tầm sâu sắc mới: “Trong văn học cổ nước ta có nhiều hạt ngọc bị che phủ bởi một lớp bụi thời gian, mà bổn phận chúng ta phải tìm tòi, nhận xét, lượm lặt, không được bỏ sót một hạt”(22). Năm 1962, nói chuyện với Hội nghị Tuyên giáo toàn miền Bắc, đồng chí Lê Duẩn cũng nhắc nhở cán bộ phải đọc lịch sử nước nhà, chú ý khai thác truyền thống, có thể mới làm tốt được công tác tư tưởng trước mắt(23). Năm 1970, trong tác phẩmDưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, và năm 1976, trong bài Toàn dân đoàn kết xây dựng Tổ quốc Việt Nạm thống nhất xã hội chủ nghĩa,đồng chí Lê Duẩn đã trình bày những suy nghĩ trên đây của mình một cách hoàn chỉnh hơn. Nói về con người xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng chí nhấn mạnh: “Con người xã hội chủ nghĩa của nước ta không những phải hấp thụ được những thành tựu mới nhất của nền văn minh hiện đại, mà còn phải kế thừa và phát triển những đức tính tốt đẹp tiêu biểu cho tâm hồn của con người Việt Nam được hun đúc suốt bốn ngàn năm lịch sử”(24). Nói về văn hóa Việt Nam xã hội chủ nghĩa đồng chí nêu rõ: “Mục đích của chúng ta là xây dựng một xã hội văn hóa cao. Nền văn hóa trong xã hội ấy là một nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc. Nó phải được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng làm chủ tập thể, phải hấp thụ có chọn lọc những thành quả của văn minh nhân loại và những thành tựu văn hóa khoa học hiện đại. Đồng thời nó phải là sự kết tinh và nâng lên một tầm cao mới những gì tốt đẹp nhất trong truyền thống bốn nghìn năm của tâm hồn Việt Nam, của văn hóa Việt Nam”(25). Có thể lấy việc tiếp thu vốn cổ trong tầm nhìn của Đảng ta chưa bao giờ đặt nhẹ, nhất là trước nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa mới và con người mới Việt Nam. Sự quan tâm trên đây không chỉ thể hiện ở phạm vi lý luận, mà còn được quán triệt trong hành động thực tế, nhất là đối với công tác xây dựng ngành Hán nôm Việt Nam. Ngay từ cuối năm 1965, trong khi cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của giặc Mỹ đang lan rộng trên miền Bắc nước ta, một lớp Đại học Hán học nhằm đào tạo một đội ngũ cán bộ Hán nôm trẻ tuổi, chuyên đảm nhiệm việc khai thác, nghiên cứu và giới thiệu kho tàng văn hóa Việt Nam đã được tổ chức tại một địa điểm sơ tán cách Hà Nội 50Km về phía Đông Bắc. Lớp học đã được các đồng chí lãnh đạo Đảng ta, đặc biệt là đồng chí Phạm Văn Đồng và đồng chí Tố Hữu thường xuyên quan tâm, khích lệ. Nhà sử học Pháp Sáclơ Phuốcniô (Charles Fourniau) có dịp đến thăm lớp học, thấy sinh viên ta dựng vũ khi cạnh bàn, ngồi nghe giảng về triết học Phật giáo, đã phát biểu: “Thời gian ngắn ngủi lưu lại ở đây đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc và hầu như trái ngược nhau: một nước Việt Nam
Tài liệu liên quan