Cùng bé khám phá

Khi nói đến trẻmầm non không ai không biết trẻ ởlứa tuổi này rất thích tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh, trẻrất vui sướng khi tựtay mình thả quả trứng vào một miệng chai nhỏ hơn “Bỏ trứng vào chai”; nhìn thấy nước ở trong ống hút “Ống hút lạlùng”; sựhoà tan của bột giặt “Nhủtương và dầu” từ những thí nghiệm nhỏnày sẽhình thành ởtrẻnhững biểu tượng vềthiên nhiên là cơ sởkhoa học sau này của trẻ. Thông qua các thí nghiệm tựtay trẻlàm, đòi hỏi trẻphải sửdụng tích cực các giác quan chính vì vậy sẽphát triển ởtrẻnăng lực quan sát, khảnăng phân tích so sánh, tổng hợp nhờ v ậy khả năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng, kết quảtrẻthu nhận được trởnên cụthể, sinh động và hấp dẫn hơn. Khi quan sát trẻhoạt động tôi thấy những biểu hiện của trẻlà rất tích cực, thích thú khi trẻnhìn thấy các bước thực hiện cũng như kết quảmà trẻthu nhận được. Chính vì thếchúng ta, những người giáo viên mầm non có nhiệm vụkhuyến khích, tạo điều kiện giúp trẻcó điều kiện khám phá, trải nghiệm.

pdf6 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cùng bé khám phá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÙNG BÉ KHÁM PHÁ LỜI GIỚI THIỆU Khi nói đến trẻ mầm non không ai không biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh, trẻ rất vui sướng khi tự tay mình thả quả trứng vào một miệng chai nhỏ hơn “Bỏ trứng vào chai”; nhìn thấy nước ở trong ống hút “Ống hút lạ lùng”; sự hoà tan của bột giặt “Nhủ tương và dầu”… từ những thí nghiệm nhỏ này sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng về thiên nhiên là cơ sở khoa học sau này của trẻ. Thông qua các thí nghiệm tự tay trẻ làm, đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích so sánh, tổng hợp nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Khi quan sát trẻ hoạt động tôi thấy những biểu hiện của trẻ là rất tích cực, thích thú khi trẻ nhìn thấy các bước thực hiện cũng như kết quả mà trẻ thu nhận được. Chính vì thế chúng ta, những người giáo viên mầm non có nhiệm vụ khuyến khích, tạo điều kiện giúp trẻ có điều kiện khám phá, trải nghiệm. Tuy nhiên, nội dung, đối tượng cho trẻ làm quen cần được chọn lọc: nội dung phải đảm bảo cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản, gần gũi và đặc biệt là phải đảm bảo an toàn về qui trình thưc hiện đối với trẻ. Và sau đây là những bài tập thí nghiệm mà tôi đã lựa chọn phù hợp với trẻ 4 tuổi. BÀI TẬP 1: HAI CHIẾC ỐNG HÚT 1. Bé chuẩn bị gì? • Hai chiếc ống hút. • Băng keo. • Một ly nước xí muội (hhoặc nước ngọt nước cam). 2. Bé làm thế nào? • Dùng băng keo quấn hai chiếc ống hút lại. • Cho một ống nhúng vào ly, một ống ở bên ngoài. • Đặt miệng vào cả hai ống hút và hút mạnh. 3. Bé thấy gì? • Lần đầu bé chỉ hút được… không khí. • Còn lần sau bé đã hút được nước xí muội rồi. 4. Tại sao vậy? • Bé biết rằng không khí nhẹ hơn nước nên trong lần hút đầu, không khí sẽ di chuyển đến miệng bé nhanh hơn. Kết quả bé không hút được nước. Còn lần hút sau, bé hút được nước là nhờ luồng không khí bên ngoài ly đã bị ngón tay bé chặn lại. BÀI TẬP 2: ỐNG HÚT LẠ LÙNG 1. Bé chuẩn bị gì? • Một cái ống hút. • Một ly nước cam hoặc nước ngọt. 2. Bé làm thế nào? • Hút một ít nước vào ống. • Đặt nhanh một ngón tay lên ống bịt trên ống – giữ ống thẳng đứng. Bé hãy nhìn xem (nước vẫn còn trong ống!). • Bây giờ bé hãy thả ngón tay ra khỏi đầu ống. Bé thấy gì? (nước trong ống sẽ chảy ra). BÀI TẬP 3: BỎ TRỨNG VÀO CHAI 1. Bé chuẩn bị gì? • Một quả trứng gà. • Một cốc giấm. • Một cái chai có miệng nhỏ hơn quả trứng. 2. Bé làm như thế nào? • Trước tiên, bé hãy thả quả trứng vào trong cốc giấm. • Sau một tuần, bé hãy vớt quả trứng ra lúc này lớp vỏ trứng mềm nhũn đi vì sự “tấn công” của giấm. • Bây giờ bé cứ kiên nhẫn và khéo léo bỏ trứng vào miệng chai. Một thời gian sau, vỏ trứng sẽ trở nên cứng lại, bé đem khoe “tác phẩm” của mình đi nào. BÀI TẬP 4: NHŨ TƯƠNG: DẦU VÀ NƯỚC 1. Bé chuẩn bị gì? • Một cái lọ hoặc là ly thuỷ tinh. • Nước sạch , dầu ăn và nước rửa chén. 2. Bé làm như thế nào? • Cho nước sạch vào lọ thuỷ tinh. • Sau đó, thêm vào một ít dầu ăn. Bé nhìn thấy gì? (dầu sẽ nổi trên mặt nước). • Tiếp theo, bé dùng tay lắc lọ thuỷ tinh, để yên một lúc, bé hãy quan sát (dầu và nước lại phân thành hai lớp rõ ràng). • Bây giờ bé lại cho thêm vào lọ thuỷ tinh một ít nước rửa chén hoặc bột giặt quần áo, bé tiếp tục lắc lọ thật kỹ rồi quan sát sẽ thấy dầu và nước không còn phân thành hai lớp nữa mà hoà làm một với nhau. 3. Vì sao? • Bởi chất tẩy rửa có một thuộc tính đặc biệt là có thể bao vây từng giọt dầu, đem phân tán đều trong nước. • Bột giặt có thể khử đi vết dầu trên quần áo, chất tẩy rửa có thể tẩy sạch ố dầu là do chúng có thể tách phân tử dầu trên quần áo để đưa vào trong nước. BÀI TẬP 5: AO NÀO CẠN TRƯỚC? AO RỘNG VÀ NÔNG – AO SÂU VÀ CẠN 1. Bé chuẩn bị gì? • Một cái chậu. • Một cái chai thuỷ tinh. 2. Bé làm như thế nào? • Đổ đầy nước vào lọ thuỷ tinh. • Bé cẩn thận rót hết nước từ chai thuỷ tinh vào cái chậu. • Sau đó bé đặt cái chậu lên kệ (đây là cái ao rộng và nông của bé). • Bé lại tiếp tục đổ nước vào cái lọ thuỷ tinh đặt nó bên cạnh chậu nước (đây là ao nhỏ và sâu của bé). • Bé hãy quan sát mực nước của chậu và lọ trong nhiều ngày cái nào sẽ cạn nước trước? Tại sao? BÀI TẬP 6: KHÍ NÉN “ĐẠI LỰC SĨ” 1. Bé chuẩn bị gì? • Hai chiếc cốc thuỷ tinh miệng nhỏ, đáy lớn. • Một chiếc kim kẹp giấy. 2. Bé làm như thế nào? • Xếp chồng hai ly lên nhau. • Dùng tay hơi nhấc chiếc cốc bên trên. • Bé thổi hơi vào khe giữa hai chiếc cốc. Bé thấy điều gì? (chiếc cốc ở bên trên bị dội lên như chực nhảy ra khỏi chiếc cốc bên dưới).
Tài liệu liên quan