TÓM TẮT
Trong quá trình khai thác thuộc địa ở Nam Kỳ, chính quyền thực dân Pháp đã tạo điều kiện thuận lợi
cho các thương nhân Hoa kiều, giúp họ vươn lên và nắm quyền chi phối nhiều lĩnh vực kinh tế ở Nam
Kỳ, nhất là trong hoạt động thương mại. Trong bối cảnh đó, giới tư sản người Việt ở Nam Kỳ đã khởi
xướng cuộc vận động góp vốn thành lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh để cạnh tranh với các thế lực tư
sản Hoa kiều. Cuộc vận động này đã khơi dậy những bức xúc của người Việt do tình trạng lũng đoạn
kinh tế của các thương nhân Hoa kiều (Khách trú) dẫn đến sự bùng nổ của phong trào tẩy chay Khách
trú ở Nam Kỳ vào cuối năm 1919. Hoạt động chính của phong trào là kêu gọi cộng đồng người Việt góp
vốn mở cửa tiệm, lập công ty để kinh doanh, cạnh tranh với Khách trú, tẩy chay hàng hóa của Hoa kiều,
chỉ sử dụng hàng hóa và dịch vụ của người Việt.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cuộc vận động tẩy chay khách trú ở Nam Kỳ năm 1919 trên báo Nông cổ mín đàm và lục tỉnh tân văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 67 (01/2020) No. 67 (01/2020)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website:
31
CUỘC VẬN ĐỘNG TẨY CHAY KHÁCH TRÚ Ở NAM KỲ NĂM 1919
TRÊN BÁO NÔNG CỔ MÍN ĐÀM VÀ LỤC TỈNH TÂN VĂN
The Chinese “Khach tru” (Guest residents) movement in Cochinchine in 1919 on
the “Nong co min dam” and “Luc tinh tan van” newspapers
TS. Phạm Phúc Vĩnh
Trường Đại học Sài Gòn
TÓM TẮT
Trong quá trình khai thác thuộc địa ở Nam Kỳ, chính quyền thực dân Pháp đã tạo điều kiện thuận lợi
cho các thương nhân Hoa kiều, giúp họ vươn lên và nắm quyền chi phối nhiều lĩnh vực kinh tế ở Nam
Kỳ, nhất là trong hoạt động thương mại. Trong bối cảnh đó, giới tư sản người Việt ở Nam Kỳ đã khởi
xướng cuộc vận động góp vốn thành lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh để cạnh tranh với các thế lực tư
sản Hoa kiều. Cuộc vận động này đã khơi dậy những bức xúc của người Việt do tình trạng lũng đoạn
kinh tế của các thương nhân Hoa kiều (Khách trú) dẫn đến sự bùng nổ của phong trào tẩy chay Khách
trú ở Nam Kỳ vào cuối năm 1919. Hoạt động chính của phong trào là kêu gọi cộng đồng người Việt góp
vốn mở cửa tiệm, lập công ty để kinh doanh, cạnh tranh với Khách trú, tẩy chay hàng hóa của Hoa kiều,
chỉ sử dụng hàng hóa và dịch vụ của người Việt.
Từ khóa: Khách trú, Nam Kỳ, thương nhân Hoa kiều, Việt Nam
ABSTRACT
During colonial exploitation process in Cochinchine, the French colonial government created favorable
conditions for Chinese merchants, helping them to rise up and take control of many economic sectors in
Cochinchine, especially in commercial activities. In that situation, the Vietnamese bourgeoisie in
Cochinchine initiated a campaign of capital contribution to the establishment of production and
businesses to compete with the bourgeois powers of the Chinese. This campaign stimulated the
frustration of the Vietnamese people due to the economic manipulation of the Chinese merchants (Guest
Residents), which led to the outbreak of the boycott of Cochinchine in late 1919. The main activity of
the movement is to call on the Vietnamese community to contribute capital to open shops, set up
companies to compete with Guest Residents, boycott Chinese goods, and use the Vietnamese goods and
services only.
Keywords: Guest Residents, Cochinchine, Chinese merchants, Vietnam
1. Nguồn gốc dẫn đến sự bùng nổ
của phong trào “Tẩy chay khách trú”
1.1. Vị thế của thương nhân Hoa
kiều ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc
Trong quá trình xâm lược Việt Nam,
thực dân Pháp chiếm đóng đến đâu là thiết
lập bộ máy kiểm soát đến đó. Sau Hiệp ước
năm 1862, bộ máy cai trị của Pháp chính
thức được thiết lập ở ba tỉnh miền Đông
Nam Kỳ (Gia Định, Định Tường, Biên
Hòa). Sau khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh
miền Tây Nam Kỳ năm 1867 (Vĩnh Long,
Email: phamphucvinh@sgu.edu.vn
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 67 (01/2020)
32
An Giang và Hà Tiên), Nam Kỳ về cơ bản
trở thành thuộc địa của Pháp, do Pháp trực
tiếp quản lý về mọi phương diện, nhà
Nguyễn về cơ bản không còn quyền hành
gì ở Nam Kỳ nữa(1).
Sau khi hoàn thành xâm lược và tổ
chức bộ máy quản lý Nam Kỳ, thực dân
Pháp bắt tay vào việc đầu tư khai thác. Sự
đầu tư của chính quyền thực dân và hoạt
động xuất khẩu tư bản của Pháp vào Nam
Kỳ đã thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát
triển, các đồn điền, nhà máy, một số công
trình hạ tầng giao thông và liên lạc quan
trọng ở Nam Kỳ ra đời. Đặc biệt, hoạt động
thương mại ở Nam Kỳ được chính quyền
thuộc địa rất chú trọng phát triển, nhất là
trong lĩnh vực xuất khẩu lúa gạo. Ngay sau
khi Pháp đánh chiếm miền Đông Nam Kỳ,
cảng Sài Gòn được Pháp tuyên bố là một
cảng mở cho tất cả thuyền buôn của mọi
quốc gia và khuyến khích ngoại thương(2).
Ngày 30/9/1868, Thống đốc Nam Kỳ
ký nghị định thành lập phòng Thương mại
Sài Gòn để tư vấn, quản lý và hỗ trợ cho
hoạt động thương mại ở đây. Việc buôn
bán hàng hóa hai chiều giữa Pháp với Nam
Kỳ nói riêng và Đông Dương nói chung
tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh việc xuất
khẩu gạo, từ năm 1902 trở đi, Nam Kỳ đã
có thêm các sản phẩm khác như thuốc lá,
cà phê, xi măng, đồ thêu, xà phòng
(Nguyễn Đình Tư, 2016, tr. 256).
Trong quá trình thúc đẩy hoạt động
thương mại ở Nam Kỳ, thực dân Pháp đã
sử dụng lực lượng tư sản người Hoa làm
trợ thủ đắc lực để lũng đoạn thị trường nội
địa và hoạt động xuất khẩu, “tư bản Trung
Hoa có đại diện rất mạnh trong việc buôn
bán gạo, trong việc nhập khẩu vải bông và
một phần khá lớn việc buôn bán lẻ ở Nam
Kỳ tập trung trong tay người Trung Hoa”
(Lê Hữu Phước, 2013, tr. 143). Nhờ vậy,
lực lượng thương nhân Hoa Kiều ở Nam
Kỳ đóng vai trò rất lớn trong việc xuất
nhập khẩu và tiêu thụ nội địa, góp phần
đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế
Nam Kỳ thời Pháp thuộc.
Các thương nhân Hoa kiều(3) chiếm vị
trí số một trong việc thu gom, xay giã và
xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kỳ, mà trung tâm
là Chợ Lớn, nơi quy tụ nguồn lúa gạo của
toàn đồng bằng Nam Bộ. Theo Nguyễn
Đức Hiệp (2014), người Hoa ở Chợ Lớn
hầu như nắm hết các đầu mối thu mua lúa
từ các tỉnh miền Tây Nam Kỳ, chủ các nhà
máy xay xát lúa và buôn bán gạo trong
nước cũng như xuất khẩu đi các nước, từ
cuối thế kỷ XIX đến thập niên 1930, không
có ai cạnh tranh lại được với họ (Nguyễn
Đức Hiệp, 2014, tr. 50).
Không chỉ nắm vai trò chi phối trong
lĩnh vực buôn bán lúa gạo ở Nam Kỳ, trong
thời gian đầu cai trị, chính quyền thực dân
Pháp còn khoán cả việc sản xuất và phân
phối thuốc phiện cho người Hoa để gia
tăng ngân sách(4). Sau này, khi chính quyền
thực dân đã thiết lập hệ thống hành chính
và ổn định tình hình ở Nam Kỳ, người
Pháp mới quyết định độc quyền kinh tế
(Régies) trong sản xuất, buôn bán muối,
rượu và thuốc phiện (Nguyễn Đức Hiệp,
2014, tr. 52).
Hoạt động sản xuất theo phương thức
tư bản chủ nghĩa của người Việt ở Nam Kỳ
trong cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX
còn khá mờ nhạt, trong Niên giám Đông
Dương phát hành năm 1910, chính quyền
thực dân nhìn nhận thực trạng các nghề thủ
công truyền thống ở Nam Kỳ cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX: “Nghề thủ công bản
xứ chẳng có gì đáng kể. Người bản xứ chỉ
chế tác một ít đồ kim hoàn, các vật dụng
PHẠM PHÚC VĨNH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
33
đan bằng mây tre, chiếu và các loại túi
cói Kỹ nghệ bản xứ hiện đang tồn tại
thoi thóp Hiện nay, người ta chỉ đang
tập trung vào những ngành kỹ nghệ của
người Hoa hoặc người Pháp vừa nhập vào
Nam Kỳ. Các nghề thủ công bản xứ nổi
tiếng một thời thì đang suy thoái hoặc biến
mất dần” (Lê Hữu Phước, 2013, tr. 142).
Tình trạng các thương nhân Hoa kiều
(Khách trú) trở thành lực lượng nắm giữ và
chi phối hoạt động thương mại Nam Kỳ đã
làm cho những người Việt cảm thấy bị thua
thiệt trên chính quê hương bản xứ của
mình. Trong thập niên đầu thế kỉ XX, lực
lượng tư sản người Việt ở Nam Kỳ mới
hình thành vốn nhỏ yếu về kinh tế đã vấp
phải sự cạnh tranh, chèn ép gay gắt của các
thế lực thương nhân Hoa kiều, từ đó họ nảy
sinh tâm lí đố kị, bức xúc với lực lượng
này. Thực tế này đã thể hiện khá rõ nét
trong cuộc vận động tranh thương trên các
tờ báo Nông cổ mín đàm, Lục tỉnh tân văn
ngay từ khi mới xuất bản. Sau Chiến tranh
thế giới thứ nhất, cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ hai của thực dân Pháp đã góp phần
làm cho lực lượng tư sản bản xứ phát triển
và những mâu thuẫn này được khoét sâu
thêm, biến nó thành một cuộc xung đột lợi
ích thực sự trên thực tế.
1.2. Cuộc vận động người Việt phát
triển kinh doanh và tranh thương trên
báo chí
Trước sự cạnh tranh gay gắt của các
thế lực thương nhân Hoa kiều (Khách trú),
nhất là trên lĩnh vực mua bán, xay xát lúa
gạo, tín dụng(5), giới tư sản người Việt ở
Nam Kỳ đã thể hiện tinh thần đoàn kết
trong việc góp vốn phát triển kinh doanh
và tranh thương với các thế lực Khách trú.
Trong những năm 20 của thế kỷ XX, trên
báo Nông cổ mín đàm, Lục tỉnh tân văn,
nhiều nhà báo có tinh thần dân tộc đã đăng
bài vận động người Việt hùn vốn lập tiệm
buôn, lập trường học, mở trường nghề, lập
các hội tương tế nông nghiệp và công nghệ,
nhà in, xây dựng nhà máy xay lúa, mở tiệm
cà phê, mở lò bánh, lò đường, lò ươm tơ
dệt lụa, lò nấu xà bông để cạnh tranh
buôn bán với các thương nhân Ấn kiều
(Chà), Hoa kiều (Chệc).
Thứ nhất, trên báo Nông cổ mín đàm,
chủ bút Nguyễn Chánh Sắt viết và đăng
nhiều bài báo(6) kêu gọi mọi người chấn
chỉnh nghề nông, phải biết phát huy lợi thế
nông nghiệp của Nam Kỳ, đoàn kết và hỗ
trợ nhau để phát triển nông nghiệp. Trong
bài “Bàn về nông thương kỹ nghệ nước ta”
đăng trên Nông cổ mín đàm số 112 (1919),
ông viết: “trong Nam Kỳ dân ít mà đất đã
tốt lại nhiều, thì tất nhiên dân chẳng cần
phải lo làm nghề chi khác nữa, chỉ chuyên
lấy một nghề nông thì cũng đủ mà kinh
dinh sự nghiệp. Xưa nay người Nam Kỳ
không lo thương mãi và công nghệ là bởi
cớ đó” (Lưu Hồng Sơn, 2011, tr. 8).
Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh,
Nguyễn Chánh Sắt tiếp tục cuộc vận động
người Việt đoàn kết, hùn vốn để mở công
ty sản xuất kinh doanh(7). Đặc biệt, trong
bài Nông thương thiệt luận đăng trên Nông
cổ mín đàm số 2 (1917), ông cho rằng,
người Việt Nam “muốn cho nghề thương
tấn bộ mà tranh cạnh cùng người thì quốc
dân ta phải ráng lo học hành những
phương thiệt nghiệp, ngõ hầu chế tạo ra
những đồ vật của ta thường dùng hằng
ngày đây, cho khỏi mua đồ của các nước,
rồi lần lần ta lại học qua nhiều nghề khác
nữa ()” (Lưu Hồng Sơn, 2011, tr. 10). Tư
tưởng này của ông đã khởi đầu cho cuộc
vận động tranh thương giữa tư sản người
Việt với người Hoa tạo thành làn sóng tẩy
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 67 (01/2020)
34
chay Khách trú diễn ra ở Nam Kỳ và nhiều
nơi trong cả nước sau này.
Thứ hai, cùng với báo Nông cổ mín
đàm, báo Lục tỉnh tân văn cũng cho đăng
tải một số bài viết thể hiện tinh thần cải
cách, phê phán những hạn chế trong tư
tưởng kinh tế của người Việt và kêu gọi
người Việt phát triển công thương. Lục tỉnh
tân văn số 531 (ngày 09/5/1918) đăng bài
Thương mãi luận cho rằng người Việt nên
đầu tư học kiến thức kinh doanh và ngoại
ngữ để phục vụ cho việc kinh doanh buôn
bán. Lục tỉnh tân văn số 610 (ngày
27/3/1919) đăng bài Chớ nên để bọn kiều
thương khinh dễ, chỉ ra những hạn chế của
người Việt ở Nam Kỳ trong lĩnh vực công
thương: “Người Nam Kỳ trên cõi thương
thường, công nghệ còn khuyết điểm
nhiều Nhắm lại bổn xứ ta đây, nói về
thương trường thì chẳng có nhà nào gọi là
nhà cự thương, nói đến công nghệ thì
chẳng có người nào gọi là người tinh
nghệ Than ôi! Một sợi tơ, một tấc vải,
một chút lửa, một cái đinh, vật nhỏ mọn
như thế mà ta cũng chẳng khỏi dụng của
nước người, chẳng Tây thời Chệc, chẳng
Chệc thời Chà; xứ ta nào ai có lưu tâm xét
đến nỗi ấy, mà kịp khuyên nhau nỗ lực ra
học đường chế tạo mau mau” (Lục tỉnh tân
văn, 1919a). Từ đó, bài báo kết thúc bằng
lời kêu gọi: “Xin khuyên đồng ban, ai nấy
có tử đệ, khá toan lẹ công nghệ làm đầu;
mai sau thành nghệ thành tài, thì nào ai
dám khinh khi, bĩ bạc; tiếng người cười
vẫn có, ta đừng ganh gỗ, ta hãy tự hối lấy
ta” (Lục tỉnh tân văn, 1919a).
Lục tỉnh tân văn số 616 (ngày
17/4/1919) đăng trên mục “Tự do diễn
đàn” bài viết của Nguyễn Thị Minh gửi
cho chủ bút Lê Hoằng Mưu. Bài viết nêu ý
kiến phê phán hạn chế của đàn ông Nam
Kỳ trong việc kinh thương: “Tôi đọc nhựt
báo Lục tỉnh tân văn, thấy có ấn hành mấy
câu của Huê kiều báo khỉ thị bọn nam nhi
Annam, đem lòng giận mà làm bài này.
Cái bọn đàn bà tôi đây, thường chuyện vãn
với nhau hoài mà nực cười cho bọn nam
nhi rồng rồng cả mấy triệu mà không thấy
làm một cái nhà buôn gì cho xứng đáng,
cho ngoại quốc dòm vô gọi là cái hãng
buôn Annam, được biết kêu rên om sòm
trong nhựt báo mà không biết cách làm sao
mà làm cho được. Thiệt có một việc lúa
gạo là nguồn mạch của Annam, huê lợi rất
lớn, mà không biết cách làm sao mà thâu
huê lợi ấy, để cho Chệc thâu ráo, rồi cứ
kêu rên hoài, còn lợi thì cho chúng hưởng.
Vì cớ sao mà Chệc làm được còn Annam
làm không được?” (Lục tỉnh tân văn,
1919b). Ngoài ra, trong năm 1919, báo Lục
tỉnh tân văn còn đăng nhiều bài hướng dẫn
kỹ thuật canh nông như cách lập vườn
trồng trà (số 610, ngày 27/3/1919), cách
lập vườn trồng cau (số 613, ngày
06/4/1919), trồng cà phê (số 619, ngày
27/4/1919)
Cuộc vận động phát triển kinh tế công
thương và tranh thương với các thế lược
ngoại bang trên báo Nông cổ mín đàm của
Nguyễn Chánh Sắt và trên báo Lục tỉnh tân
văn của Mộng Huê Lầu (tức Lê Hoằng
Mưu) và một số cây bút khác có tinh thần
dân tộc trong những năm 1918 và 1919 đã
một lần nữa khơi dậy tinh thần yêu nước và
ý thức tự cường dân tộc, dẫn đến sự bùng
nổ của phong trào Tẩy chay Khách trú ở
Nam Kỳ, sau đó lan rộng ra khắp cả nước
vào cuối năm 1919.
2. Hoạt động “tẩy chay Khách trú”
trên báo Nông cổ mín đàm và Lục tỉnh
tân văn
Trong bối cảnh tồn tại nhiều bức xúc
PHẠM PHÚC VĨNH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
35
giữa giới tư sản người Việt với thương
nhân Hoa Kiều như trên, tháng 8/1919,
nhân có vụ một số cửa hàng cà phê của
Hoa kiều ở Sài Gòn tự ý tăng giá và có thái
độ miệt thị đối với khách hàng người Việt,
hành động đó đã làm bùng nổ phong trào
“Tẩy chay Khách trú” ở Nam Kỳ. Trong
thời gian đầu, giới thương nhân người Việt
phản ứng bằng cách tự mở quán cà phê và
hô hào người Việt Nam không vào các
quán của Hoa kiều, sau đó, phong trào lan
rộng ra nhiều lĩnh vực khác, hô hào không
tiêu thụ hàng hóa của Hoa kiều, đẩy mạnh
các hoạt động kinh tế của người Việt.
Ngày 11/8/1919, báo Lục tỉnh tân văn
số 658 đăng bài “Khách trú khi ta” của
Đoàn Vô Cậng, bài báo viết:
“Cuộc thương mãi ở xứ ta xưa nay
Chệc, Chà nó choán hết, Từ ngày Âu
châu nổi cơn khói lửa cho đến nay, Chệc
cứ lấy nể đó mà tăng giá hàng hóa lên
hoài, Annam cứ cong lưng chịu mãi, chớ
biết làm sao Như mới đầu tháng Tám tây
đây, khi không nó rủ nhau tăng giá cà phê
bằng hai khi trước.
Vậy thì ta phải làm sao cho Chệc
biết ta ngày nay đã có đoàn thể nhau cho
khỏi nó áp chế nữa hãy đồng lòng nhau
noi gương Chệc tẩy chay hàng Nhựt-bổn,
mà tẩy chay Chệc một món đồ ăn điểm tâm
là cà-phê, cháo, bánh, thử coi có đặng
không???
Nếu đồng bang ta đồng lòng nhau
làm như vậy ít lâu thì sẽ thấy tiệm chúng ta
nổi lên buôn bán thua gì của Khách trú,
nhưng mà cần nhất bây giờ đây hãy tẩy
chay cà-phê của Chệc như mấy thầy làm
việc Ty Thiết lộ đã làm rồi đó. Từ hôm 1er
Aout [1er Août = 1/8/2019] đến nay chẳng
có một người đến tiệm cà-phê của Chệc”
(Lục tỉnh tân văn, 1919c).
Tiếp tục trên Lục tỉnh tân văn số 559
(ngày 13/8/1919) đăng bài “Khách trú thị
nhục ta - đồng bang mau thức dậy” của
Mộng Huê Lầu phân tích:
“Khách trú từ xưa đến nay qua kí ngụ
trong xứ ta, xứ của người Annam, thuộc
địa của Lang sa, làm ăn thong thả, buôn
bán thạnh thời, nhờ ta thuận cho mà ở an,
ta hòa cho mà thủ lợi, đã chẳng ơn ấy
mà kính trọng ta, lại trở mà khi thị ta là
người Annam, nhục mạ dòng giống ta là
dòng giống Annam, buông nhiều lời nặng
nề thới quá.
Cũng vì Khách trú dòm thấy đàng
thương mãi của ta còn bơ thờ, nghĩ cho ta
không mua bán với nó thì mua bán với ai,
nên mới dám đuổi xua ta, bạc đãi ta, có
của muốn mua mà nó thị tuồng như tới xin
của nó.
Vì biết thẹn chung, hổ chung bởi lời
Khách trú ở đậu với ta mà khinh khi ta, nên
mấy ngày sau đây, Annam phần nhiều đã
tẩy chay Khách trú; không thèm uống cà
phê của Khách trú nữa.
Cái tiếng “Annam tẩy chay Khách
trú” nghe đã rùm thành phố Sài Gòn rồi,
nếu Annam không chịu đồng nhục đồng
tâm với nhau, làm không nên việc gì, để
cho hư thì cái danh giá chủng tộc của ta,
chủng tộc người Annam, từ đây kể bỏ”
(Lục tỉnh tân văn, 1919d).
Từ đó, Mộng Huê Lầu đưa ra lời kêu
gọi:
“Nầy anh lớn, em nhỏ, sáng rồi thức
dậy nà, mê giấc chi mà trễ. Dậy, hãy ngồi
dậy, giúp, mở lòng giúp, đưa tay giúp, giúp
anh em ta, đồng bang ta, tẩy chay đám cụt
đuôi này, mà vớt danh giá ta, nòi giống ta,
chớ để nó khi cả xứ ta, cả nước ta là đoàn
con nít
Tẩy chay nó đi cho nó cười!
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 67 (01/2020)
36
Chẳng những tẩy chay một món cà phê
của nó mà thôi, hễ món nào Annam có bán,
Annam có làm, thì tẩy chay Khách trú
Hãy tẩy chay Khách trú đi đồng bang,
đồng lòng nhau, hiệp ý nhau, làm cho nên
chớ có làm mưa mứa mà mang điều, mang
tiếng cười chê, cười ta, chê ta, nhục nòi
giống ta, nước Đông hải rửa nhơ không
sạch” (Lục tỉnh tân văn, 1919d).
Cùng với những bài kêu gọi tẩy chay
Khách trú trên Lục tỉnh tân văn, báo Nông
cổ mín đàm cũng đăng nhiều bài vận động
tẩy chay Khách trú. Trên Nông cổ mín đàm
số 125 (1919), trong bài Cách buôn bán
phải làm thế nào cho bền vững, Nguyễn
Chánh Sắt viết: “nay chúng ta mới phấn
khích chen chúc ra giữa đám thương
trường mà tranh đua quyền lợi. Mà ta có
tranh đua thì tranh đua với Khách; chớ
không phải tranh đua với ta. Vậy hổm rày
đồng bào ta ở tại Sài Gòn đây đã lập ra
nhiều quán cà phê mà vãn hồi quyền lợi
được chút đỉnh rồi. Nhưng cũng chưa gọi
làm đủ, phải lập thêm đôi ba chục tiệm nữa
thì mới đủ cho thiên hạ dụng” (Lưu Hồng
Sơn, 2011, tr. 9) và kêu gọi: “hễ ta chẳng
làm thì thôi, nếu đã làm rồi thì cứ việc
xông lướt cho đến cùng, đừng sè sụt mà họ
nhạo cười, hổ lắm đa các ông à!” (Lưu
Hồng Sơn, 2011, tr. 9).
Trên Nông cổ mín đàm số 127 (1919),
Nguyễn Chánh Sắt phân tích: “nếu nay mà
chúng ta muốn làm cho cái cơ sở của
Khách trú lung lay, cho họ hết khinh dễ ta,
hết hân hủi ta; mà lại phải chìu lụy lại ta,
kinh tâm tán đởm với ta, thì chỉ có ba cái
vấn đề rất quan trọng hơn hết là (phải lập
cho được 3 công ty): 1. Nam Kỳ nông
nghiệp tương tế tổng cuộc (hãng lúa); 2.
Nam Việt ngân hàng (hãng bạc); 3. Nam
Việt luân thoàn công ty (hãng tàu)”(Lưu
Hồng Sơn, 2011, tr. 12) để mua hết lúa gạo
của Nam Kỳ gom về một mối, hỗ trợ vốn
cho những đại thương gia và điền chủ, mua
sắm tàu vận tải hàng hóa và hành khách, từ
đó giành được quyền chủ động trên thương
trường, xóa bỏ thế độc quyền của thế lực
Khách trú.
Trong khi phong trào Tẩy chay Khách
trú đang lên cao, ngày 30/8/1919, tờ
Tribune Indigène (Diễn đàn bản xứ) xuất
bản ở Sài Gòn đăng bức thư của một
thương nhân Hoa kiều ký tên là Lý Thiên
gửi các báo ở Nam Kỳ sỉ nhục người Việt
Nam và thách đố phong trào tẩy chay. Bức
thư đã gây ra sự phẫn nộ dữ dội trong cộng
đồng người Việt ở Nam Kỳ.
Ngay trong ngày bài báo trên được
đăng, trong một cuộc diễn thuyết ở Sài
Gòn, Nguyễn Chánh Sắt, chủ bút tờ Nông
cổ mín đàm đã lên tiếng hô hào người Việt
Nam hùn vốn để thành lập “Annam
Thương cuộc Công ty” nhằm thực hiện ý
tưởng đầu tư xây dựng các kho hàng, lập
ngân hàng, mua sắm các phương tiện vận
tải, cơ sở xay xát,... để cạnh tranh với tư
sản Hoa kiều trong việc thu mua và xuất
cảng lúa gạo, hoạt động vận tải, mà xưa
nay tư sản Hoa kiều lũng đoạn.
Theo biên bản của Nhóm sáng lập
Annam Thương cuộc Công ty ngày
01/9/1919 đăng trên Lục tỉnh tân văn số
670 (ngày 10/9/1919), công ty dự kiến huy
động 100.000 đồng với mục đích tổ chức
kinh doanh và cạnh tranh với thế lực
Khách trú. Hội trưởng là ông Nguyễn Phú
Khai, Hội phó gồm có Trần Quang Nghiêm
và Nguyễn Chánh Sắt; Trần Văn Chim và
Nguyễn Văn Hội làm Thủ bổn, Huỳnh Văn
Nhung làm Phó Thủ bổn và năm phái viên
là Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Hữu Sanh,
Bùi Văn Gio, Hồ Văn Lang và Nguyễn
PHẠM PHÚC VĨNH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
37
Kim Đính. Nhóm vận động thành lập
Annam thương cuộc công ty bắt đầu đăng
lời kêu gọi góp vốn trên Lục tỉnh Tân văn
số 674 (ngày 19/9/1919).
Cùng với cuộc vận động thành lập
Annam thương cuộc công ty của Nguyễn
Chánh Sắt, còn có cuộc vận động thành