Đại học Lão - Trang chương 4: Thiền Đạo học

Thực hành ở đây là hành thiền. Ở đây tôi cho bạn là hạng trung bình như tôi. Còn nếu bạn là thiên tài, không học mà biết, tự suy ra được Đạo như Lão Tử, hay bạn có cách nào đó để đắc Đạo mà không phải thiền thì sách này chỉ để bạn tham khảo, hay theo một cách khác, bạn thực hành và dạy người khác sự giác ngộ mà không phải thiền, là một cách mới, khác với cách tôi.Tôi thì thiền và truyền cho người khác cách đó. Thiền không chỉ có trong Phật Giáo. Yoga là một kiểu thiền. Nhân điện (bioenergy) cũng là một kiểu thiền, nhưng khác với Đạo học và Phật học là thiền của hai phương pháp sau dẫn ta tới sự giải thoát tuyệt đối, không còn bao giờ đau khổ nữa. Nhân điện thì chỉ dùng để chữa bệnh. Người có nhân điện, như tôi chẳng hạn, cũng dùng nhân điện chữa bệnh, chữa được, một số bệnh chữa khỏi, rất tốt, không tốn tiền, không đau đớn, không tác dụng phụ, dễ dàng mọi lúc mọi nơi, nhưng có một số bệnh nó không chữa được. Bác tôi, người dạy nhân điện cho tôi, chết vì bệnh, mặc dù bác là ông thầy nhân điện. Nhân điện không giải thoát tâm ta được, tâm ta trống không khi ta ra lệnh cho nhân điện vào người ta qua các luân xa nhưng cái tâm trống này có tính cưỡng bức, không tự nhiên,không 24/24, bất cứ đâu, không vậy không được như thiền Đạo học và Phật học mà ta vẫn là người thường, còn vô minh. Nhân điện gần giống với thiền Đạo học nhưng dễ hơn và “thấp” hơn nhiều. Nhân điện thì ở Việt Nam, chắc là tỉnh nào cũng có thầy dạy, có người biết, nhưng Đạo sĩ thứ thiệt thì có mấy ai ngoài Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử, giáo sư Cao Xuân Huy, “thánh” Krishnamurti và thêm NNH? Bạn có thể cho rằng có nhiều Đạo sĩ nhưng ta không biết. Tôi thấy ngược lại là khi đắc Đạo rồi thì Đạo sĩ thấy ta và xã hội là một, mà ta thì đã giải thoát nên Đạo sĩ liền làm như Phật, là giảng Đạo, để giải thoát người khác. Đạo trừu tượng vậy còn thấy, huống chi là viết một cuốn sách, là việc đơn giản hơn, là một cách giảng Đạo, rồi phát hành ra, bằng mọi cách, thật rộng rãi để giúp đời. Vì thế ta dễ thấy, dễ biết khi một người đắc Đạo Lão.Tôi dĩ nhiên là đọc nhiều sách Đạo học, và luôn xem các tác giả tham khảo. Đạo sĩ mà xuất hiện, tôi biết ngay, và liên lạc ngay. Nhưng ngoài mấy ông trên, tôi chưa thấy ai là Đạo sĩ thật cả.Có mấy ông là “giáo sư”, “tiến sĩ” gì gì đó, họ viết kể cả từ điển Tam Giáo Nho, Phật, Lão, nhưng họ chỉ copy lại Lão Tử, chứ không đưa ra được định nghĩa về Đạo dứt khoát, rõ ràng như tôi. Định nghĩa như tôi thì theo đó thiền được, giải thoát được, vì chính tôi đã thiền, và đã giải thoát, hơn vậy nữa, chính cuốn sách bạn đang đọc đây, và tất cả các hành vi cũa tôi, lối sống, tư duy, thế giới quan, nhân sinh quan đều thống nhất theo định nghĩa đó. Tôi không hề kiêu ngạo khi tôi liệt tôi vào danh sách những Đạo sĩ hiếm hoi, vì tôi chứng minh được bằng cả lý thuyết và hành động sinh động tươi rói như rau sống tôi là cái không, cái không không phải là cái tốt, khác xa cái tốt, nên tôi không phải là hiếu danh, là kiêu ngạo gì cả.Việc tự xưng mình là Đạo sĩ thì phải tỏ ra xứng đáng. Tục ngữ có câu:”Cây cao thì gió càng lay/ Càng cao danh vọng, càng dày gian truân”, phải chứng minh được mình là Đạo sĩ thật thường trực, ví dụ, yêu kẻ thù thường trực. Đạo sĩ thì hiếm hoi như vậy,với tôi, Đạo rất dễ mà rất khó, nên thiền Đạo “cao cấp” hơn nhân điện nhiều. Tôi khi chưa đắc Đạo, học nhân điện sơ cấp, trình độ tự chữa bệnh thì mỗi ngày chừng vài giớ, trong một tuần là thành công. Còn thiền Đạo học thì phải tư duy, thiền không xác định thời gian, có khi suốt đời.

doc7 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2194 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đại học Lão - Trang chương 4: Thiền Đạo học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên