Đại học văn hóa Hà Nội 60 năm xây dựng, đổi thay và phát triển

Tóm tắt Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, cùng với sự đổi thay của đất nước, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội cũng diễn ra nhiều thay đổi không chỉ về tên gọi, cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ giảng viên, lượng người học, mà còn là sự thay đổi về các ngành đào tạo, cấp đào tạo và sự đổi mới về loại hình, chương trình, phương thức đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học Có được kết quả đó là nhờ sự cố gắng của các thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, mà trực tiếp là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đối với sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Thành tựu và giá trị thu được sẽ là nguồn lực và hành trang để nhà trường tiếp tục kế thừa và phát huy trong xây dựng, phát triển thời gian tới.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đại học văn hóa Hà Nội 60 năm xây dựng, đổi thay và phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
13Số 27 - Tháng 3 - 2019 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐHVHHN ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI 60 NĂM XÂY DỰNG, ĐỔI THAY VÀ PHÁT TRIỂN NGUYỄN VĂN CẦN Tóm tắt Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, cùng với sự đổi thay của đất nước, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội cũng diễn ra nhiều thay đổi không chỉ về tên gọi, cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ giảng viên, lượng người học, mà còn là sự thay đổi về các ngành đào tạo, cấp đào tạo và sự đổi mới về loại hình, chương trình, phương thức đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học Có được kết quả đó là nhờ sự cố gắng của các thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, mà trực tiếp là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đối với sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Thành tựu và giá trị thu được sẽ là nguồn lực và hành trang để nhà trường tiếp tục kế thừa và phát huy trong xây dựng, phát triển thời gian tới. Từ khóa: Đại học Văn hoá Hà Nội, lịch sử 60 năm, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, đào tạo, nghiên cứu khoa học Abstract During 60 years of construction and development, along with the changes of the country, the Hanoi University of Culture has made many changes not only in terms of names, facilities, organizational structure, personnel, number of students but also in terms of majors, training levels and innovations in training types, programs, methods and scientific research activities ... Achieving results in the past 60 years is thanks to the efforts of generations of officials, lecturers and students as well as the attention of the Party and the State, directly the Ministry of Culture, Sports and Tourism for the training of university. Achievements and gained values will be the motivation of the university to continue to inherit and promote in building and developing in the future. Keywords: Hanoi University of Culture, 60 years of history, facilities, personnel, education, scientific research Đặt vấn đề Có một sự trùng lặp ngẫu nhiên mang tính lịch sử, cách đây vừa tròn 60 năm, vào đúng ngày kỷ niệm thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3/1959, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (lúc đó là Trường Cán bộ văn hóa) được thành lập. Lịch sử là những sự kiện đã diễn ra và qua đi. Với mỗi con người, khi đến 60 tuổi, dù tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống, song không còn trẻ nữa, thể lực và trí nhớ giảm sút, nhưng với Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 60 năm là chặng đường xây dựng, phát triển, trưởng thành, đổi mới và hướng về tương lai. 1. Những đổi thay qua 60 năm Nhìn lại lịch sử 60 mùa xuân qua, Trường có biết bao sự đổi thay từ tên gọi, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giảng viên đến quy mô, các loại hình đào tạo, chương trình đào tạo 1.1. Đổi thay về tên gọi và chức năng, nhiệm vụ Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và sự phát triển của nhà trường, tên gọi của Trường cũng thay đổi theo từng giai đoạn: Từ năm 1959 đến năm 1960, theo Quyết định số 134/VH-QĐ của Bộ Văn hóa, Trường mang tên Trường Cán bộ văn hóa với nhiệm vụ là bồi dưỡng kiến thức, chính trị và nghiệp vụ cho 14 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số 27 - Tháng 3 - 2019 cán bộ văn hóa; từ tháng 8 năm 1960 đến năm 1977, theo Quyết định số 127/VH-QĐ của Bộ Văn hóa, Trường đổi tên thành Trường Lý luận và Nghiệp vụ; từ ngày 5/9/1977 đến năm 1982, theo Quyết định số 246/CP của Thủ tướng Chính phủ, Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghiệp vụ Văn hóa với chức năng đào tạo cao đẳng các ngành nghiệp vụ văn hóa; và từ 4/9/1982 đến nay, theo Quyết định số 228/TC-QĐ của Thủ tướng Chính phủ, Trường mang tên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội với chức năng đào tạo các cán bộ thư viện, cán bộ bảo tồn bảo tàng, phát hành sách, văn hóa du lịch và những người tổ chức hoạt động văn hóa (4). 1.2. Đổi thay về cơ sở vật chất Điều dễ nhận thấy nhất là sự thay đổi về cơ sở vật chất của nhà trường. Khi mới thành lập và những năm 60 của thế kỷ XX, Trường chỉ có vài dãy nhà cấp bốn cho khu làm việc của Ban Giám hiệu, các khoa, phòng ban, hội trường, nhà ăn tập thể được xây tường gạch và lợp ngói, còn lại khu phòng học là nhà tranh vách nứa. Trong thời gian chống chiến tranh của Đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc, hai lần Trường phải đi sơ tán tại xã Tam Sơn và Hồng Phong, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) và xã Bỉnh Di, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc). Ngày ấy, khi còn là học sinh của Trường, tôi vẫn nhớ như in, điều kiện học tập ở nơi sơ tán cực kỳ khó khăn, cơ sở vật chất, sinh hoạt thiếu thốn, phương tiện học tập thật đơn giản chủ yếu là bàn ghế, bảng đen, phấn trắng, tài liệu in roneo. Thầy trò dựng lán làm lớp học ven đồi dưới các lùm cây tre, bạch đàn, cọ; cùng nhau đào hầm trú ẩn và giao thông hào dẫn đến lớp học, đào giếng lấy nước sinh hoạt. Bữa ăn của cán bộ, giảng viên và sinh viên tại bếp ăn tập thể khá đạm bạc, chủ yếu là bột mỳ, bo bo, rau muống nấu với lạc giã nhỏ, thi thoảng mới có gạo và đậu phụ kho. Song thời kỳ này đã để lại tình cảm thắm đượm giữa tình thầy trò cũng như đối với nhân dân địa phương. Nhân dân đùm bọc che chở, cho cán bộ, giáo viên và sinh viên ở cùng trong nhà mình, nhường đất để dựng lán làm lớp học và phòng làm việc. Thầy trò vừa lên lớp, vừa tham gia giúp dân đắp đê, chống lụt, gặt lúa, trồng khoai, thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật quần chúng, tuyên truyền giới thiệu sách báo, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa thời chiến. Sau này có dịp cùng cán bộ đoàn trường đưa sinh viên lên hoạt động tình nguyện tại hai địa điểm Trường sơ tán thời chống Mỹ, gặp lại những người đã từng quen cũ ở địa phương, họ vẫn nhắc lại những kỷ niệm thật tốt đẹp và sâu sắc về nhà trường. Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Trường về lại địa chỉ cũ như hiện nay. Khu làm việc và các phòng học dần dần thay bằng nhà gạch cấp bốn và xóa hẳn tình trạng nhà tranh khi Trường được nâng cấp lên cao đẳng. Từng bước Trường được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang hơn, đầu tiên là khu ký túc xá sinh viên 5 tầng, đến khu làm việc cao tầng của Ban Giám hiệu và các phòng, khoa của dãy nhà A hiện nay, dãy nhà của Trường Viết văn Nguyễn Du, giảng đường khu B, nhà văn hóa, thư viện, hội trường, nhà thể chất, ký túc xá cho sinh viên nước ngoài Đến nay, qua nhiều lần sửa chữa và nâng cấp, Trường đã có cảnh quan và diện mạo hoàn toàn mới, đẹp mắt, có cây xanh và cỏ hoa được trồng tỉa, có tượng đài các danh nhân văn hóa. Các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, việc học tập của sinh viên trên giảng đường khá đồng bộ và tương đối hiện đại. Trung tâm Thông tin - Thư viện được đầu tư trang bị kho tài liệu phong phú bao gồm hệ thống sách giáo khoa, giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tra cứu Nhiều sinh viên cũ tốt nghiệp mấy chục năm trước, nay có dịp trở lại Trường, không khỏi ngạc nhiên về sự thay đổi môi trường cảnh quan của nhà trường. 1.3. Đổi thay về đội ngũ cán bộ giảng viên Điều đặc biệt hơn là sự thay đổi về đội ngũ cán bộ giảng viên cũng như trình độ năng lực 15Số 27 - Tháng 3 - 2019 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐHVHHN chuyên môn của họ. Ngày Trường mới thành lập, số cán bộ khoảng vài ba chục người, chủ yếu là giảng viên dạy các môn chính trị Mác Lênin cùng với các cán bộ văn hóa được điều về giảng dạy chuyên môn nghiệp vụ. Từ những năm 1960 - 1980, Trường mới chỉ có ít giảng viên trình độ trên đại học. Đến nay, riêng giảng viên và nghiên cứu viên đã gần 200 người, hầu hết có trình độ trên đại học, hàng chục phó giáo sư, hơn 40 tiến sĩ được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau: trong nước, ngoài nước. Đội ngũ cán bộ quản lý từ trưởng, phó các khoa, phòng, viện nghiên cứu đến Ban Giám hiệu đều có học hàm, học vị. Là người có 40 năm liên tục giảng dạy và tham gia công tác quản lý của Trường, bản thân tôi có may mắn được tiếp xúc và làm việc với nhiều đồng chí từng là hiệu trưởng nhà trường, song đây là lần đầu tiên vào năm thứ 60, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là cán bộ nữ, nguyên là cựu sinh viên và có nhiều năm giữ cương vị trưởng khoa, phòng chuyên môn của trường. Phụ nữ có thế mạnh riêng, họ có thể làm được những điều diệu kỳ trong công tác lãnh đạo, quản lý. 1.4. Đổi thay trong hoạt động đào tạo Một sự thay đổi có tính chất căn bản là sự thay đổi về số lượng sinh viên, loại hình đào tạo và cấp đào tạo. Khi mới thành lập, nhà trường chỉ mở những lớp bồi dưỡng kiến thức Triết - Mỹ cho cán bộ văn hóa đương chức để cung cấp cho các tỉnh miền Bắc và chi viện cho chiến trường miền Nam. Cùng với nhiệm vụ này, từ năm 1960, Trường đào tạo bốn ngành nghiệp vụ Thư viện, Phát hành sách, Bảo tàng, Văn hóa quần chúng bậc trung cấp. Năm 1961, Trường chiêu sinh lớp đại học đầu tiên ngành Thư viện. Sau khi tốt nghiệp, một số được giữ lại làm cán bộ giảng dạy của khoa và trường. Sau khi được nâng cấp lên bậc cao đẳng, trường liên tục tổ chức đào tạo sinh viên các ngành bậc đại học như: Thư viện; Văn hóa quần chúng; Bảo tàng; Phát hành sách; Viết văn. Theo nhu cầu của xã hội, cùng với hệ đào tạo chính quy, từ năm 1981, Trường mở hệ đào tạo tại chức (nay là vừa làm vừa học). Có những thời điểm, lượng sinh viên hệ này tương đương với hệ chính quy. Nhà trường đã liên kết với hơn 40 tỉnh, thành phố và một số cơ quan ở Trung ương để mở lớp tại chức. Kết quả đem lại của loại hình đào tạo này chẳng những góp phần nâng cao trình độ cán bộ văn hóa tại các địa phương suốt từ Hà Giang đến tận Cà Mau mà còn tạo điều kiện để giảng viên đi thực tế, tiếp cận với các hoạt động văn hóa sống động khắp mọi vùng miền của đất nước. Từ năm 1992 - 1993 trở đi, Trường tiếp tục chiêu sinh và đào tạo sinh viên các ngành mới như Văn hóa du lịch, Văn hóa dân tộc thiểu số. Năm vừa qua, Khoa Du lịch đã từng bừng tổ chức kỷ niệm 25 năm đào tạo Văn hóa du lịch. Sau một thời gian chuẩn bị về chương trình, học liệu và các điều kiện khác, được Nhà nước cho phép, năm 1991, Trường bắt đầu đào tạo cao học với hai chuyên ngành Thư viện học và Văn hóa học, và từ năm 2008 đào tạo bậc tiến sĩ cũng với hai chuyên ngành trên. Mấy năm gần đây có thêm chuyên ngành Quản lý văn hóa bậc cao học và tiến sĩ. Hiện nay, riêng số sinh viên chính quy đạt trên dưới 5.000 người cùng hơn 300 học viên cao học, nghiên cứu sinh. Con số này, nếu so sánh, gấp rất nhiều lần khi Trường mới thành lập. Để phục vụ cho nhiệm vụ giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo, từ năm 1990, Trường tổ chức xây dựng lại chương trình đào tạo đại học, và từ năm 2010 tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Nhiều tên khoa, ngành và chuyên ngành đào tạo thay đổi. Đến nay, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội có hàng chục khoa với nhiều chuyên ngành đào tạo như: Di sản văn hóa; Quản lý văn hóa nghệ thuật; Xuất bản phát hành; Thông tin thư viện; Văn hóa học; Văn hóa dân tộc thiểu số; Du lịch; 16 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số 27 - Tháng 3 - 2019 Viết văn báo chí; Luật; Gia đình và công tác xã hội; Ngôn ngữ và văn hóa quốc tế. 1.5. Đổi thay trong hoạt động nghiên cứu khoa học Đào tạo và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ cơ bản và then chốt của một trường đại học. Thời gian qua hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên được triển khai thường xuyên và ngày càng đi vào chiều sâu, đã đem lại những kết quả nhất định. Nhiều bộ giáo trình, tài liệu tham khảo của các khoa chuyên ngành được biên soạn công phu và xuất bản, đã chấm dứt tình trạng học chay và thiếu học liệu cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh. Từ khi Viện Văn hóa được sát nhập về Trường, đội ngũ cán bộ nghiên cứu và hoạt động nghiên cứu khoa học càng được tăng cường. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Trường được nghiệm thu. Trong vòng mươi năm lại đây, nhà trường tham gia tổ chức nhiều hội thảo khoa học quốc tế và trong nước như: “Các trường Đại học Văn hóa, Nghệ thuật trong thế giới hội nhập”, “Văn hóa trong thế giới hội nhập”, “Văn hóa trong xây dựng nông thôn mới tại Tiền Giang”, “Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới khu vực vùng núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên”, “Xây dựng đời sống văn hóa công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Đồng Nai và các tỉnh miền Đông Nam bộ”, “Văn hóa biển miền Trung”, “Quản lý hoạt động du lịch tâm linh trong bối cảnh hiện nay”, “Dịch vụ thông tin thư viện trong xã hội hiện đại” Nhà trường đã xuất bản tập san Thông báo khoa học sau đó nâng cấp thành Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa để công bố các bài nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và nghiên cứu sinh về lĩnh vực văn hóa. 2. Những thành tựu đạt được Nhìn lại 60 mùa xuân qua, mỗi cán bộ giảng viên và sinh viên không khỏi tự hào về Trường Đại học Văn hóa Hà Nội - chiếc nôi đào tạo cán bộ văn hóa của cả nước. Chính địa chỉ tin cậy này đã đào tạo được hàng vạn cán bộ văn hóa thuộc nhiều chuyên ngành như Thư viện; Quản lý văn hóa; Bảo tàng; Văn hóa học; Văn hóa du lịch; Kinh doanh xuất bản phẩm; Viết văn, báo chí... thuộc các hệ và bậc học khác nhau khác nhau như bồi dưỡng, chuyên tu, trung cấp, cao đẳng, đại học hệ chính quy và vừa làm vừa học, thạc sĩ, tiến sĩ. Trong số họ, không ít người may mắn trên con đường thăng tiến và quan lộ của mình, đã trở thành cán bộ quản lý các cục, vụ ở trung ương; chánh, phó giám đốc các sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; hiệu trưởng, hiệu phó trường đại học, lãnh đạo viện nghiên cứu; có người là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, văn nghệ sĩ thành danh, doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực kinh doanh văn hóa phẩm, du lịch; có người là cán bộ cao cấp trong lực lượng vũ trang; có người là cán bộ chuyên môn bình dị và cần mẫn làm việc trong các thiết chế văn hóa như bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa, cửa hàng sách, biên tập viên nhà xuất bản, hướng dẫn viên du lịch Họ đều giống nhau một điểm là được học tập, luyện rèn dưới mái trường Đại học Văn hóa Hà Nội và trong họ có sẵn những tiềm năng. Chính các thầy cô đã đánh thức những tiềm năng và thắp sáng lên trong họ ngọn lửa tình yêu và lòng say mê đối với sự nghiệp văn hóa. Có được kết quả đó trước hết là sự đoàn kết, cố gắng vượt bậc, phát huy nội lực của các thế hệ cán bộ giảng viên, học sinh, sinh viên nhà trường qua các thời kỳ. Có thể kể đến rất nhiều tên tuổi các đồng chí trong Ban Giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm các khoa, các phòng ban, các giảng viên, cán bộ viên chức và sinh viên đã có nhiều đóng góp với nhà trường trong suốt 60 năm qua. Trong số đó có người còn, người mất. Thế hệ hôm nay, nhất là tuổi trẻ nhà trường luôn luôn tri ân và biết ơn sự đóng góp thầm lặng của họ đối với sự nghiệp phát triển của Trường. Đó còn là sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước tới công tác đào tạo cán bộ văn hóa 17Số 27 - Tháng 3 - 2019 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐHVHHN của nhà trường, mà trực tiếp là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (trước đây là Bộ Văn hóa), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thành ủy Hà Nội. Bộ chủ quản không chỉ quan tâm chỉ đạo, theo sát tình hình phát triển, chia sẻ những khó khăn của Trường mà còn trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kinh phí, công tác tổ chức cán bộ... cho Trường. 3. Tiếp tục đổi mới và phát triển Những thành tựu và giá trị mà Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đạt được trong 60 năm qua là hết sức quý báu và vô giá. Đó chính là nguồn lực, là hành trang để chúng ta tiếp tục phát huy trong xây dựng và phát triển nhà trường. Thời gian tới, trước hết cần tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra sản phẩm đào tạo có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, cần tiếp tục xây dựng và củng cố đội ngũ giảng viên, đầu tư nâng cấp các khoa chuyên ngành, tạo ra những con chim đầu đàn trong các lĩnh vực khoa học ngành văn hóa; xây dựng môi trường học thuật trong nhà trường; mạnh dạn rà soát, đổi mới chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ của các khoa. Chương trình đào tạo hiện nay nhìn chung còn dàn trải ra nhiều môn học, thời lượng học lại ngắn, giờ thực hành quá ít. Do vậy, nên tổ hợp các môn học lại, tăng cường thời lượng thực hành nghề nghiệp cho sinh viên. Đại học Văn hóa Hà Nội là trường đào tạo chuyên sâu về nghề. Sinh viên ra trường phải thạo nghề thư viện, nghề bảo tàng, nghề quản lý văn hóa, nghề du lịch, nghề viết văn, viết báo, nghề nghiên cứu văn hóa Mùa xuân gắn liền với tuổi trẻ, năm nay Trường tổ chức kỷ niệm 60 năm thành lập vào đúng ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3 - mùa xuân năm Kỷ Hợi 2019. Lịch sử 60 mùa xuân nhìn lại, có thể thấy, trải qua nhiều đổi thay và phát triển, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã ngày càng khẳng định vị thế, vai trò là cơ sở đào tạo lớn nhất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội, đóng góp tích cực cho ngành, địa phương và sự phát triển của đất nước. N.V.C (PGS.TS.NGƯT, Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐHVHHN) Tài liệu tham khảo 1. Trường Đại học Văn hoá Hà Nội (2004), Tuyển tập các công trình nghiên cứu kỷ niệm 45 năm thành lập Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 1959 - 2004, Hà Nội. 2. Trường Đại học Văn hoá Hà Nội (2009), Tuyển tập nghiên cứu khoa học kỷ niệm 50 năm thành lập Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 1959 - 2009, Hà Nội. 3. Trường Đại học Văn hoá Hà Nội (2009), Tập san sinh viên văn hóa chào mừng thành lập Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 50 năm 1959 - 2009, Hà Nội. 4. Ngày nhận bài: 6 - 12 - 2018 Ngày phản biện, đánh giá: 11 - 3 - 2019 Ngày chấp nhận đăng: 20 - 3 - 2019