Tóm tắt. Giáo dục hòa nhập được Nhà nước ta định hướng là phương thức giáo dục chủ
yếu nhằm thực hiện mục tiêu 70% các em khuyết tật được đến trường theo Chiến lược Phát
triển Giáo dục 2011 - 2020. Bên cạnh việc cần phải tiếp tục huy động số lượng trẻ khuyết
tật đi học thì chất lượng và đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập là vấn đề được đặt ra,
cần được các nhà trường tập trung quan tâm giải quyết trong giai đoạn hiện nay. Nội dung
chính của bài báo gồm: (i) Thế nào là đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập; (ii) Quy trình
thực hiện đảm bảo chất lượng giáo dục; (iii) Vận dụng quy trình này để thực hiện đảm bảo
chất lượng giáo dục hòa nhập ở Việt Nam.
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật trong các nhà trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0109
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 45-55
This paper is available online at
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT
TRONG CÁC NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Nguyễn Xuân Hải
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tóm tắt. Giáo dục hòa nhập được Nhà nước ta định hướng là phương thức giáo dục chủ
yếu nhằm thực hiện mục tiêu 70% các em khuyết tật được đến trường theo Chiến lược Phát
triển Giáo dục 2011 - 2020. Bên cạnh việc cần phải tiếp tục huy động số lượng trẻ khuyết
tật đi học thì chất lượng và đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập là vấn đề được đặt ra,
cần được các nhà trường tập trung quan tâm giải quyết trong giai đoạn hiện nay. Nội dung
chính của bài báo gồm: (i) Thế nào là đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập; (ii) Quy trình
thực hiện đảm bảo chất lượng giáo dục; (iii) Vận dụng quy trình này để thực hiện đảm bảo
chất lượng giáo dục hòa nhập ở Việt Nam.
Từ khóa: Chất lượng giáo dục, đảm bảo chất lượng, giáo dục hòa nhập, học sinh khuyết
tật, quản lí chất lượng.
1. Mở đầu
Với định hướng thực hiện giáo dục hòa nhập của Nhà nước ta cùng với những nỗ lực của
toàn ngành giáo dục, đến nay đã có nhiều trẻ khuyết tật được đến trường học hòa nhập, không chỉ
ở các trường mầm non, tiểu học mà còn ở các trường bậc trung học và cao hơn. Theo tổng hợp
số liệu báo cáo hàng năm từ các địa phương của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT), hiện đã
có khoảng gần 600 nghìn học sinh khuyết tật đang đi học, chủ yếu là học hòa nhập ở các trường
mầm non và phổ thông. Bên cạnh việc cần phải tiếp tục huy động số lượng trẻ khuyết tật đi học
nhằm đạt mục tiêu 70% các em được đến trường theo Chiến lược Phát triển Giáo dục 2011 - 2020,
chất lượng và đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập là một vấn đề được đặt ra, cần được các nhà
trường tập trung quan tâm giải quyết trong giai đoạn hiện nay [1].
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đảm bảo chất lượng giáo dục nói chung trên cả
thế giới và trong nước như Keith Prenton (2003), New Zeland Qualifications Authority (1995),
Nguyễn Kim Dung (2008), Trần Khánh Đức (2004), Nguyễn Quang Giao (2009),... Song về lĩnh
vực chất lượng và đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập thì mới chỉ có một số ít các bài báo được
công bố của tác giả Nguyễn Xuân Hải thời gian gần đây.
Nội dung bài viết tiếp tục phản ánh một số kết quả nghiên cứu thuộc Đề tài Khoa học
Công nghệ cấp Bộ hợp tác song phương giữa Trường ĐHSP Hà Nội, Trường Đại học Sain Marcos,
Ngày nhận bài: 15/5/2015. Ngày nhận đăng: 10/8/2015.
Tác giả liên lạc: Nguyễn Xuân Hải, địa chỉ e-mail: haiblackocean@yahoo.com
45
Nguyễn Xuân Hải
Trường Đại học Missouri của Hoa Kỳ, bao gồm các nội dung: (i) thế nào là đảm bảo chất lượng
giáo dục hòa nhập; (ii) quy trình thực hiện đảm bảo chất lượng giáo dục; (iii) vận dụng quy trình
này để thực hiện đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập ở Việt Nam.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Định nghĩa đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập
Một cách chung nhất, đảm bảo chất lượng (Quality Assurance) là quy trình áp dụng các lí
thuyết, quan điểm, chính sách, mục tiêu, các nguồn lực, quá trình, biện pháp, thủ tục và công cụ
thích hợp để đảm bảo thực hiện được các chuẩn hay các cấp chất lượng đã đề ra trong toàn bộ hoạt
động từ khi khởi xướng đến khi kết thúc và thu được sản phẩm [2-4]. Đảm bảo chất lượng giáo dục
là một trong những khâu cơ bản của quản lí chất lượng, khác nhau về phạm vi, cấp độ, quy mô [8]
và được mô tả ở Sơ đồ 1.
Sơ đồ 1. Quản lí chất lượng [7]
Theo đó, có thể hiểu, đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập là quy trình áp dụng lí thuyết
về giáo dục hòa nhập, chính sách về giáo dục hòa nhập, mục tiêu, nguồn lực giáo dục hòa nhập để
thực hiện được các mục tiêu chất lượng trong toàn bộ hoạt động giáo dục hòa nhập [5].
Mục đích của đảm bảo chất lượng là cung cấp cho khách hàng những bằng chứng hợp lí
rằng sẽ đạt được những yêu cầu về chất lượng. Ngược lại với kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất
lượng mang tính phòng ngừa. Đó thực chất là một hệ thống được xây dựng để kiểm soát những
hành động tại tất cả các công đoạn, từ thiết kế, mua hàng, sản xuất đến bán hàng và dịch vụ đi kèm
nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Chỉ bằng cách lập kế hoạch các quá trình và cung cấp những bằng chứng rằng những quá
trình này được thực hiện một cách hệ thống thì mới có thể đạt được niềm tin tưởng của khách hàng.
Một số hoạt động thẩm tra cũng sẽ rất cần thiết được sử dụng để khẳng định rằng những kế hoạch
đó được cập nhật và sửa đổi cho thích hợp.
Đảm bảo chất lượng không chỉ quan tâm đến niềm tin của khách hàng, mà còn cả niềm tin
nội bộ về chất lượng. Niềm tin nội bộ này có được từ sự luôn luôn nắm bắt những yêu cầu của
46
Đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật trong các nhà trường phổ thông
khách hàng và biết được rằng đã thiết lập năng lực để đáp ứng các yêu cầu đó với chi phí thấp và
hợp lí nhất.
Việc thiết lập một hệ thống đảm bảo chất lượng tốt có thể giảm những một số hoạt động
kiểm soát chất lượng như thanh tra, kiểm tra, theo dõi,. . . bởi vì hệ thống đảm bảo chất lượng đã
làm giảm hay ngăn ngừa được những nguyên nhân của sự tạo ra các lỗi, hay thiếu sót trong các
quá trình và do đó sẽ làm giảm được chi phí.
2.2. Quy trình đảm bảo chất lượng giáo dục
Trên phương diện thủ tục kĩ thuật, đảm bảo chất lượng và đảm bảo chất lượng giáo dục là
quy trình cấu thành từ các bước dưới đây [3, 6].
* Kiểm soát chất lượng bên trong (Quality Control)
Điều này hơi khác với kiểm soát chất lượng từ bên ngoài (kiểm tra, giám sát) như là một
khâu tương đối độc lập của quản lí chất lượng nói chung. Mỗi giáo viên kiểm soát chất lượng giáo
dục của lớp mình phụ trách - đó là một bước của đảm bảo chất lượng cho lớp ấy, đồng thời, hiệu
trưởng cũng kiểm soát chất lượng của lớp nhưng đây lại là khâu kiểm soát chất lượng thuộc quá
trình quản lí chất lượng của hiệu trưởng. Tương tự, hoạch định chất lượng vừa là bộ phận của đảm
bảo chất lượng, vừa là khâu quản lí chất lượng.
* Đánh giá chất lượng hay kiểm toán chất lượng (Quality Audit)
Là quá trình kiểm tra năng lực, hiệu lực đảm bảo chất lượng của các định chế, các hệ thống
giám sát, các nguồn lực, các công cụ. . . xem chúng có thực sự đủ sức đảm bảo chất lượng mong
muốn không. Đánh giá chương trình giáo dục, sách giáo khoa, học liệu,. . . chính là kiểm toán chất
lượng trong quá trình đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập. Đánh giá chính sách, chiến lược
giáo dục, nghiệm thu các kết quả nghiên cứu giáo dục,. . . chính là kiểm toán chất lượng trong quá
trình đảm bảo chất lượng giáo dục.
* Tự đánh giá chất lượng (Quality Self-Evaluation)
Là kiểm tra, kiểm toán và đánh giá chất lượng từ nội bộ để nắm chắc những nhân tố chất
lượng và những nhân tố đảm bảo chất lượng bên trong lĩnh vực của mình như lớp học, trường, giáo
dục ở địa bàn huyện, tỉnh, ngành học do mình phụ trách, với đầy đủ những khía cạnh có thể có như
nguồn lực, tình trạng hoạt động, môi trường vi mô, các ảnh hưởng bên trong quá trình giảng dạy
và học tập,. . . Tự đánh giá chất lượng đặc biệt có ý nghĩa ở qui mô trường học.
* Thẩm định chất lượng (Quality Assessment)
Là xác định tình trạng chất lượng bằng các thủ tục đánh giá nghiêng về định lượng của tất
cả những nhân tố và yếu tố cấu thành hệ thống giáo dục (vĩ mô hoặc giới hạn ở cấp học, ngành
học, trường hay lớp hoặc cơ sở giáo dục cụ thể): nhân lực, vật lực, tài nguyên, kĩ thuật, trang thiết
bị, học liệu, năng lực. . . , thường được tiến hành bằng các kĩ thuật và phương pháp điều tra cơ bản.
* Kiểm định công nhận chất lượng (Quality Accreditation)
Là quá trình đánh giá và thẩm định chất lượng cũng như những yếu tố của quá trình quản lí
từ các lực lượng bên ngoài dựa trên các chuẩn khách quan có tính pháp lí hoặc xã hội hóa để xác
nhận phẩm cấp hay hạng bậc chất lượng. Kiểm định chất lượng giáo dục của học sinh tốt nghiệp
và chất lượng giảng dạy nói chung thường diễn ra trong hệ thống quan hệ tay ba: Ngành giáo dục
và nhà trường - Người học - Chính phủ và Xã hội. Trong quan hệ này, bên thứ nhất là chủ thể chính
47
Nguyễn Xuân Hải
đảm bảo chất lượng và quản lí chất lượng nói chung; bên thứ hai là chủ thể chính đánh giá và thẩm
định chất lượng và tham gia quản lí chất lượng; bên thứ ba là chủ thể kiểm định công nhận chất
lượng. Kết quả kiểm định chất lượng thường được phản ánh trong các hình thức văn bằng, giấy
chứng nhận tiêu chuẩn [3].
* Cải thiện chất lượng (Quality Improvement) [7]
Là các quá trình quản lí tập trung vào việc nâng cao các năng lực và điều kiện thực hiện
những yêu cầu chất lượng và do đó có thể tạo ra nhiều khả năng đạt được những chuẩn cao hơn
hoặc cao dần, tiến bộ hơn trước trong phạm vi trường học, ngành học, cấp học hoặc trong giáo dục
nói chung. Cải thiện chất lượng giáo dục ở cấp trường là quá trình bao gồm những yếu tố cơ bản
kết hợp với nhau như chương trình giáo dục, đội ngũ, kế hoạch phát triển nhà trường, nguồn lực
(vật chất, tài chính và hỗ trợ từ bên ngoài), giám sát,...
* Phân biệt nhân tố chất lượng và nhân tố đảm bảo chất lượng
Xét về nguyên tắc, nhân tố chất lượng và nhân tố đảm bảo chất lượng là những hiện tượng
khác nhau, chỉ trùng nhau trong những trường hợp nói đến chất lượng giáo dục thuộc những bộ
phận khác nhau, phạm vi và quy mô khác nhau. Phát triển giáo viên (đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn) là nhân tố đảm bảo chất lượng giáo viên, đồng thời là nhân tố chất lượng giáo dục
của nhà trường, của ngành học và của nền giáo dục nói chung. Chương trình giáo dục là nhân tố
chất lượng giáo dục trong dạy học, đồng thời là nhân tố đảm bảo chất lượng học tập, chất lượng
quản lí giáo dục. Quản lí giáo dục là nhân tố chất lượng của nền giáo dục, của ngành hay cấp học,
đồng thời là nhân tố đảm bảo chất lượng giáo viên, chất lượng giảng dạy, chất lượng học tập, chất
lượng của kết quả giáo dục, chất lượng của việc sử dụng các nguồn lực đầu vào của hệ thống giáo
dục. Tài chính giáo dục là nhân tố đảm bảo chất lượng giáo dục tổng thể, không phải trực tiếp là
nhân tố chất lượng giáo dục, mặc dù nó tạo ra nhiều nhân tố chất lượng của giáo dục ở mọi khâu
và bộ phận của hệ thống giáo dục. Tuy vậy, hiệu quả đầu tư và sử dụng tài chính trong giáo dục lại
là nhân tố chất lượng giáo dục tại khâu quản lí giáo dục.
Tương tự như vậy, khi xác định những nhân tố đảm bảo chất lượng giáo dục, trước hết phải
xác định rõ đó là chất lượng giáo dục cụ thể ở chỗ nào, khâu nào, ngành học hay cấp học nào, hay
toàn bộ giáo dục. Các nhân tố đảm bảo chất lượng giáo dục tại cơ sở giáo dục sẽ không hoàn toàn
trùng với những nhân tố đảm bảo chất lượng giáo dục tổng thể của nền giáo dục.
2.3. Thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập cho học sinh
khuyết tật
Trên cơ sở quy trình đảm bảo chất lượng giáo dục gồm sáu bước trên đây, đảm bảo chất
lượng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cần được thực hiện theo các bước, bao gồm: (i) Kiểm
soát chất lượng giáo dục hòa nhập; (ii) Đánh giá các yếu tố chất lượng giáo dục hòa nhập (cấp
trường); (iii) Thẩm định, kiểm định công nhận chất lượng giáo dục hòa nhập; (iv) Cải thiện chất
lượng giáo dục hòa nhập.
* Kiểm soát chất lượng giáo dục hòa nhập
Sau khi nghiên cứu thí điểm, đạt được những thành công và được xác định là hướng đi chính
để giải quyết vấn đề khuyết tật, giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật trong các nhà trường phổ
thông ở nước ta được tiến hành theo các bước trong Sơ đồ 2.
48
Đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật trong các nhà trường phổ thông
Với các bước tiến hành giáo dục hòa nhập trong nhà trường như đã trình bày, mỗi giáo viên
sẽ kiểm soát được chất lượng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật của lớp mình phụ trách, đồng
thời, hiệu trưởng cũng không chỉ kiểm soát chất lượng giáo dục chung của lớp học mà hoàn toàn
còn có thể kiểm soát chất lượng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật của lớp học đó và của toàn
trường. Công cụ để giáo viên và hiệu trưởng thực hiện bước này bao gồm như: Kế hoạch giáo dục
cá nhân học sinh khuyết tật, phiếu đánh giá khả năng và nhu cầu của học sinh khuyết tật, kế hoạch
dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật, bài kiểm tra dành cho học sinh khuyết tật, phiếu học tập học
sinh khuyết tật, sản phẩm học tập của học sinh khuyết tật,...
Sơ đồ 2. Các bước tiến hành giáo dục hòa nhập trong trường phổ thông
* Đánh giá các yếu tố chất lượng giáo dục hòa nhập cấp trường [5]
Thay đổi trong việc sắp xếp tổ chức lớp học, chương trình giảng dạy, phương pháp giảng
dạy, cách đánh giá, tuyển dụng cán bộ, quy tắc nhà trường và tổ chức các hoạt động ngoại khoá là
những điều cần thiết luôn cần được xem xét, nhìn nhận để đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập
và sự thành công của trường học hoà nhập.
- Tổ chức nhà trường:
Cơ cấu tổ chức nhà trường đảm bảo đủ bộ phận và tính linh hoạt của toàn bộ hệ thống cấu
trúc để có khả năng tiếp nhận tất cả học sinh bất kể điều kiện thể chất, trí tuệ, xã hội, ngôn ngữ
hay bất kỳ điều kiện gì khác của các em. Điều này áp dụng cho cả trẻ khuyết tật cũng như trẻ có
năng khiếu, trẻ em đường phố, trẻ em ở các vùng xa xôi hẻo lánh, trẻ em thuộc các nhóm dân số
du canh du cư, trẻ em thuộc các dân tộc thiểu số, nói tiếng bản ngữ hay trẻ em thuộc các nhóm bị
thiệt thòi khác.
Sự thay đổi trong tổ chức nhà trường thông qua thực hiện phân cấp quản lí giáo dục, trong
đó nhân tố nhà trường đóng vai trò trọng tâm, là đòi hỏi tất yếu. Những quyết định của nhà trường
về nhân sự, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, tài chính, cơ sở vật chất, chính sách
động viên khen thưởng,. . . được thực hiện thông qua Hội đồng nhà trường, Ban đại diện cha mẹ
học sinh, lực lượng cộng đồng tại địa phương. Đó là một cộng đồng cùng gánh vác và chia sẻ trách
nhiệm với sự thành công hay thất bại của nhà trường nói chung và của mỗi người học nói riêng.
Sự vận hành của bộ máy tổ chức nhà trường hướng tới thực hiện quan điểm lấy học sinh
làm trung tâm và là một phần trong công cuộc cải cách giáo dục nhằm nâng cao chất lượng học
tập của học sinh, tiến tới xây dựng một xã hội học tập cho mọi người.
49
Nguyễn Xuân Hải
- Chương trình giáo dục, sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy và học tập:
Chương trình giáo dục là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động
giáo dục trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần
đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương pháp, phương tiện,
cách thức tổ chức học tập, đánh giá kết quả học tập,. . . nhằm đạt được mục tiêu học tập đã đề ra.
Chương trình giáo dục đặt mục tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng cho mọi học sinh. học sinh
khuyết tật cần được học những nội dung càng giống như học sinh khác càng tốt. Sự khác nhau giữa
học sinh khuyết tật và những học sinh khác là ở chỗ: 1) Được mong đợi đạt các mục tiêu học tập
khác; 2) Được yêu cầu thực hiện những hoạt động phù hợp với trình độ năng lực của mình.
Chương trình, nội dung giáo dục luôn được bổ sung, điều chỉnh nhằm thích nghi với nhu
cầu của học sinh khuyết tật chứ không phải buộc học sinh khuyết tật phải tuân theo tất cả những
gì đã có trong chương trình. Do vậy, chương trình, nội dung giáo dục cần phù hợp với học sinh
khuyết tật và vì những lợi ích khác nhau.
Sách giáo khoa ở phổ thông của Việt Nam được biên soạn cho từng môn học trong nhà
trường. Mỗi chương trình môn học có thể có một hoặc hơn một sách giáo khoa được biên soạn
theo các mức độ yêu cầu đạt mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học. Từng bước, học sinh
khuyết tật có thể sử dụng các loại sách giáo khoa ở các mức độ cao dần lên và cuối cùng đạt được
mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học.
Bên cạnh sách giáo khoa, còn có các tài liệu giảng dạy và học tập nhằm hỗ trợ, giúp cho
việc giảng dạy của giáo viên đạt hiệu quả cao hơn và việc học tập của học sinh đạt kết quả tốt hơn.
Đồng thời, phương tiện kĩ thuật, đặc biệt là đối với học sinh khuyết tật được sử dụng khi cần thiết
có ý nghĩa quan trọng để giúp các em học tập tốt hơn.
- Tổ chức dạy và học, các phương pháp làm việc với học sinh khuyết tật:
Tổ chức dạy và học theo phương pháp tiếp cận dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong
trường học hòa nhập được coi là một phần trong công cuộc cải cách giáo dục, đạt đến việc cải
thiện chất lượng, tính phù hợp của nhà trường, chương trình, phương pháp giáo dục và mục đích
cuối cùng là nhằm nâng cao chất lượng học tập.
Phương pháp dạy học cần giúp học sinh khuyết tật có khả năng tham gia tích cực vào quá
trình phát triển. Dạy học dựa trên khả năng, kinh nghiệm và những điều học sinh khuyết tật quan
tâm là một trong những phương pháp tiếp cận quan trọng để động viên và mang lại kết quả học tập
tốt hơn cho các em.
học sinh khuyết tật được hỗ trợ học thêm các tiết học cá nhân để có thể học theo nội dung
chính quy, chứ không nên học riêng một chương trình khác. Nguyên tắc chỉ đạo là phải đem lại
cho mọi học sinh cùng một nền giáo dục và tổ chức hỗ trợ thêm cho những học sinh nào cần sự
giúp đỡ đặc biệt.
- Đánh giá thực hiện chương trình giáo dục, giáo viên và học sinh khuyết tật:
Hoạt động này nhằm thu nhận những thông tin ngược về kết quả thực hiện, những thành
công và hạn chế của từng nội dung và đối tượng trong nhà trường. Trên cơ sở đó, các cán bộ quản
lí, giáo viên và học sinh có được những định hướng và biện pháp thực hiện tiếp theo đạt kết quả
cao hơn.
Theo dõi sự tiến bộ của học sinh khuyết tật cần xem xét lại quá trình lượng giá. Sử dụng các
50
Đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật trong các nhà trường phổ thông
loại hình đánh giá và lồng ghép các loại hình đánh giá vào quá trình giáo dục để giúp giáo viên
biết được mức độ kiến thức, kĩ năng học sinh khuyết tật đã đạt được cũng như để tìm ra những khó
khăn và giúp học sinh khuyết tật khắc phục những khó khăn đó.
Đánh giá được thực hiện thường xuyên, liên tục, với nhiều hình thức khác nhau. Việc đánh
giá được thực hiện do: Thành viên trong nhà trường (cán bộ quản lí, giáo viên, HS, các tổ chức
trong trường,. . . ), thành viên cộng đồng (lực lượng cộng đồng, gia đình học sinh khuyết tật,. . . ).
Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng cho việc đưa ra các quyết định về điều chỉnh chương
trình và nội dung giáo dục, tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên, những thay đổi về phương
pháp dạy học và hỗ trợ học sinh khuyết tật.
- Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng:
học sinh khuyết tật học hòa nhập đáp ứng trước hết là cho chính học sinh khuyết tật và cha
mẹ các em. Việc thiết lập nên mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong
giáo dục hòa nhập là nhằm nâng cao mọi mặt để có khả năng đáp ứng nhu cầu chính đáng này. Sự
hiện diện của gia đình học sinh khuyết tật được kể đến ở Nhóm hỗ trợ cộng đồng học sinh khuyết
tật, Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường. Qua đó, vấn đề nhân sự nhà trường, đánh giá
học sinh khuyết tật, sự phù hợp hơn giữa các nhu cầu của nhà trường với các chính sách và việc sử
dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn trong thực hiện giáo dục hòa nhập.
- Thông tin tuyên truyền:
Thông tin tuyên truyền là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao nhận thức, tăng
cường sự hiểu biết về giáo dục hòa nhập cho thành viên xã hội và những người liên quan, đồng
thời nâng cao trách nhiệm, năng lực, tạo động lực, gây ảnh hưởng đối với mọi người dân và cao
hơn nữa là có sự thay đổi về chính sách đối với giáo dục hòa nhập.
Việc truyền tải những điển hình làm tốt (giáo viên) và học tập tốt (học sinh khuyết tật) trong
nhà trường sẽ giúp ích rất nhiều cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học hòa nhập. Thông
tin về các kết quả giảng dạy và học tập là những giá trị chân thực nhất.
- Trách nhiệm của Hiệu trưởng, giáo viên trong giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật :
Hiệu trưởng nhà trường đóng một vai trò quyết định trong việc làm cho nhà trường thích
ứng tốt hơn đối với sự đa dạng của học sinh. Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm đặc biệt trong
việc thúc đẩy thái độ tích cực trong nhà trường và