TÓM TẮT
Quận 8 là một trong những quận bị ngập nặng nhất trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh. Tình trạng ngập úng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế, đời sống và sức khỏe
của người dân địa phương. Trong đó, đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là các hộ dân
sống ven các hệ thống kênh rạch và chủ yếu là các hộ nghèo và cận nghèo, kém phát triển,
có đời sống khó khăn sẽ dễ chịu tác động của ngập úng và phải gánh chịu nhiều hậu quả
nặng nề nhất. Nghiên cứu tiến hành khảo sát diễn biến triều cường trong những năm gần
đây tại khu vực nghiên cứu, đồng thời điều tra, lấy ý kiến của người dân đang sinh sống tại
đó, chủ yếu là các hộ nghèo và cận nghèo, về tình hình ngập úng hiện nay và những ảnh
hưởng của ngập úng đến đời sống của các hộ dân nghèo tại địa phương. Qua đó, đề xuất
một số giải pháp phù hợp cho chính quyền và người dân nhằm thích ứng, ngăn ngừa và
giảm thiểu tác động do ngập úng đến đời sống của dân nghèo tại khu vực nghiên cứu.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của ngập úng do triều cường đến đời sống các hộ nghèo và cận nghèo tại Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 - Thaùng 12/2014
106
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NGẬP ÚNG DO TRIỀU CƯỜNG
ĐẾN ĐỜI SỐNG CÁC HỘ NGHÈO VÀ CẬN NGHÈO TẠI QUẬN 8,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THU HẰNG(*)
TÓM TẮT
Quận 8 là một trong những quận bị ngập nặng nhất trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh. Tình trạng ngập úng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế, đời sống và sức khỏe
của người dân địa phương. Trong đó, đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là các hộ dân
sống ven các hệ thống kênh rạch và chủ yếu là các hộ nghèo và cận nghèo, kém phát triển,
có đời sống khó khăn sẽ dễ chịu tác động của ngập úng và phải gánh chịu nhiều hậu quả
nặng nề nhất. Nghiên cứu tiến hành khảo sát diễn biến triều cường trong những năm gần
đây tại khu vực nghiên cứu, đồng thời điều tra, lấy ý kiến của người dân đang sinh sống tại
đó, chủ yếu là các hộ nghèo và cận nghèo, về tình hình ngập úng hiện nay và những ảnh
hưởng của ngập úng đến đời sống của các hộ dân nghèo tại địa phương. Qua đó, đề xuất
một số giải pháp phù hợp cho chính quyền và người dân nhằm thích ứng, ngăn ngừa và
giảm thiểu tác động do ngập úng đến đời sống của dân nghèo tại khu vực nghiên cứu.
Từ khóa: ngập úng, triều cường, ảnh hưởng của ngập úng
ABSTRACT
District 8 is one of the most flooded districts in Ho Chi Minh city. Inundation brought
about bad effects on the economy, life and health of the citizens. In particular, the object
will be had the most influence, is the households living along the canal systems and mainly
the poor and near-poor households, undeveloped, have the difficult life, would have many
effects of flooding. The study surveyed the changes of tidal surge in recent years at the
study area, investigated and collected the opinions of the people who living in there,
mainly the poor and near-poor households, to learn about the flooded situation and the
effects of flooding on the lives of the poor households in the locality. Since then, suggestion
some suitable solutions for government and citizen to adapting, preventing and minimizing
the impacts of flooding to the life at the study area.
Keywords: inundation, tidal surge, the effects of flooding
1. MỞ ĐẦU(*)
Thiệt hại do ngập lụt gây ra cho
Tp.HCM ước tính khoảng 8 tỷ đồng mỗi
năm. Nguyên nhân là do hệ thống cống
thoát nước trong thành phố được xây 50
năm đã xuống cấp và ý thức người dân
chưa cao trong công tác bảo vệ môi trường
(*)ThS, Trường Đại học Sài Gòn
hiện nay, thêm vào đó việc xây dựng các
khu công nghiệp và đô thị ở khu vực phía
Nam - khu vực thoát nước của thành phố
nay đã làm cho tình hình ngập càng
nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, những năm
gần đây khu vực Tp.HCM có những sự
thay đổi về điều kiện thời tiết: triều cường
tại nhiều điểm trong thành phố liên tục lập
107
đỉnh mới, mùa mưa kéo dài và diễn biến
bất thường hơncàng làm gia tăng áp lực
đối với hệ thống thoát nước cũ kỹ của
thành phố và diện tích ngập úng ngày càng
mở rộng ở nhiều quận nội thành.
Thêm vào đó thiệt hại do ngập trong
đô thị gây ra ngày càng nhiều và để lại hậu
quả nặng nề, ảnh hưởng đến kinh tế, cuộc
sống cũng như sức khỏe của người dân và
làm gia tăng ô nhiễm môi trường. Chính vì
vậy, nghiên cứu "Đánh giá ảnh hưởng của
ngập úng do triều cường đến hộ dân nghèo
tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh" được
tiến hành nghiên cứu nhằm làm rõ các tác
động, ảnh hưởng của ngập úng đến đời
sống của các hộ dân nghèo và cận nghèo
tại khu vực Quận 8. Qua đó, góp phần tác
động, nâng cao nhận thức của người dân
trong việc giảm thiểu ô nhiễm, đặc biệt là
môi trường nước, chung tay bảo vệ chất
lượng môi trường sống hiện nay.
2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
2.1. Hiện trạng ngập do triều tại quận 8
Quận 8 là một điển hình ngập do triều
và ngập nặng hơn khi triều cường kết hợp
với mưa. Đặc điểm của khu vực là địa hình
trũng thấp, cao độ trung bình từ 0,9m –
1,3m, tình trạng ngập nước chịu ảnh hưởng
trực tiếp của thủy triều. Khi triều lên, nước
tràn vào khu vực bằng nhiều ngã kể cả theo
các tuyến cống dân lập gây nên tình trạng
ngập cho tất cả những vùng có cao độ thấp
hơn mực nước triều trong khu vực.
Từ năm 2009, trên địa bàn quận chỉ có
2 tuyến thường xuyên ngập do triều cường
là Phong Phú (từ đường Tùng Thiện
Vương đến bến Nguyễn Duy) và Tuy Lý
Vương (từ Nguyễn Chế Nghĩa đến Nguyễn
Văn Của) với tần suất khá nhiều (18 – 22
lần trong năm) và độ sâu ngập trung bình
từ 0.12 – 0.15m.
Đến năm 2010, bên cạnh 2 tuyến ngập
cũ có giảm về số lần ngập, lại có 2 tuyến
ngập do triều mới là suốt tuyến Mễ Cốc và
tuyến Lưu Hữu Phước (từ SN319 đến SN
341). Ngoài ra còn thêm nhiều điểm ngập
nằm ngoài danh sách như tuyến Mai Hắc
Đế, Phạm Thế Hiển, Lê Thành Phương,
Lương Văn Can, Nguyễn Sỹ Cố với độ sâu
ngập trung bình là 0.19m và mức ngập tối
đa là 0.25m. Năm 2011, chỉ có một khu
vực ngập do triều tại quận 8 là tuyến An
Dương Vương đoạn từ cầu Mỹ Thuận đến
hẻm 210, với 13 lần ngập, độ sâu ngập
trung bình là 0.18m.
Năm 2012, xuất hiện thêm nhiều tuyến
ngập mới như Phạm Thế Hiển, Bến Phú
Định, Bến Bình Đông, đặc biệt ở tuyến
Bến Phú Định có nhiều điểm ngập khác
nhau và số lần ngập cũng rất nhiều, có nơi
lên tới 58 lần ngập trong năm (từ đường số
41 đến cầu Rạch Cát), độ sâu ngập tối đa
cao hơn các năm trước rất nhiều lên đến
0.35m.
Năm 2013, tuyến ngập Phạm Thế Hiển
đã được khắc phục, còn Bến Phú Định vẫn
là tuyến ngập nhiều và thường xuyên thay
đổi vị trí ngập, tại tuyến An Dương Vương
có gia tăng số điểm và số lần ngập (diễn ra
liên tục vào từ ngày 05/10 đến 08/10 và
ngày 05/11, 07/11). Tại điểm ngập đường
số 41 (từ SN 124 đến góc đường An
Dương Vương), số lần ngập đã giảm hoàn
toàn, chỉ có 1 lần duy nhất (vào ngày
07/11) nhưng lại có độ sâu ngập cao nhất
từ trước đến nay là 0.4m. Ngoài ra, trong
năm trên địa bàn quận còn tái ngập lại một
vài tuyến như Mễ Cốc, Lưu Hữu Phước,
Bến Bình Đông và mức ngập trung bình
cũng cao hơn các năm trước (0.21m).
108
`
Biểu đồ 1: Diễn biến độ sâu ngập do triều từ năm 2009 - 2013
Độ sâu ngập trung bình do triều cường
tại quận 8 qua các năm dao động không
nhiều, trong khoảng từ 0.14 – 0.21m. Tuy
nhiên, độ sâu ngập tối đa gia tăng dần theo
thời gian, năm 2009 mức ngập cao nhất chỉ
có 0.15m nhưng đến 2013 mức ngập đã
đến 0.4m, gia tăng hơn 2,6 lần. Mức ngập
ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng nhiều
đến cuộc sống của người dân trong khu
vực cũng như công tác giảm thiểu và chống
ngập tại địa phương.
2.2. Kết quả điều tra, khảo sát ảnh
hưởng của ngập úng đến đời sống các hộ
nghèo tại Quận 8
Quận 8 đứng thứ 4 trong số những
quận nghèo nhất của Tp.HCM. Năm 2013,
quận 8 có 1.586 hộ nghèo (chiếm tỉ lệ
1,62%) và 3.448 hộ cận nghèo (tỉ lệ
3,53%), trong đó phường 14 là phường có
tỉ lệ hộ nghèo cao nhất (6,41%) so với tổng
số hộ dân của phường.
Kết quả khảo sát cho thấy, trong số
100 hộ dân nghèo và cận nghèo được
phỏng vấn về các ảnh hưởng của ngập úng,
có 84% ý kiến cho rằng ngập đã gây ảnh
hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt thường
ngày của họ, ảnh hưởng đến sức khỏe là
52% và 29% đánh giá là ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, ngập
còn gây hư hỏng tài sản và ảnh hưởng đến
cả việc học hành của trẻ nhỏ.
Bảng 1: Tổng hợp những thiệt hại và khó khăn khi ngập lụt
Các ảnh hưởng Tỷ lệ
Đi lại, sinh hoạt khó khăn 84%
Ngập gây hư hỏng tài sản 49%
Ảnh hưởng đến sức khỏe 52%
Nước ô nhiễm tràn vào nhà 67%
Ảnh hưởng đến việc học tập của con 44%
Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh 29%
109
Trong số các ảnh hưởng cụ thể đến
việc sinh hoạt, đi lại thì chính yếu nhất vẫn
là vấn đề gây hư hỏng xe cộ (81.8%), làm
trì trệ, mất thời gian, ảnh hưởng đến công
việc mưu sinh thường ngày và có khả năng
gặp tai nạn do đi lại khó khăn và khó quan
sát chướng ngại vật trên đường ngập nước.
Biểu đồ 2: Các ảnh hưởng về việc đi lại, sinh hoạt khi bị ngập
Bên cạnh đó, ngập trong thời gian dài
còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra
các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da,
sốt xuất huyết,... Theo khảo sát ý kiến
người dân đang sinh sống trong các khu
vực thường xuyên bị ngập, trong số các
bệnh kể trên, người dân thường bị mắc
nhiều nhất là các bệnh về đường tiêu hóa
(90.9%) do chủ yếu là các hộ nghèo, họ
thường sử dụng nước hứng từ nước mưa
hay lấy từ các giếng khoan để dùng trong
sinh hoạt và nấu nướng nên rất dễ bị nhiễm
bẩn khi bị ngập, điều kiện an toàn vệ sinh
kém; kế đến là các bệnh ngoài da (54.5%)
như nước ăn chân, ghẻ lở, thấp khớp,...
cũng có nhiều người mắc phải do thường
xuyên tiếp xúc nhiều với môi trường ẩm
ướt, nước bẩn và trong thời gian ngập kéo
dài thường lại là môi trường thuận lợi cho
muỗi sinh sôi nảy nở và trở thành dịch sốt
xuất huyết trên địa bàn khu vực.
Biểu đồ 3: Các ảnh hưởng về sức khỏe khi bị ngập
110
Về nguyên nhân ngập tại khu vực
nghiên cứu, theo khảo sát chủ yếu là do ý
thức người dân chưa cao (77%) cũng như
do chưa có sự phối hợp giữa chính quyền
và địa phương trong công tác xóa giảm
ngập. Cũng có 62% ý kiến cho biết khu
vực nghiên cứu thường xuyên bị ngập lụt,
trong đó nguyên nhân chủ yếu là do triều
cường (81%), mưa (43%), thêm vào đó là
do hệ thống thoát nước trong khu vực đã cũ
kỹ, quá tải, có các công trình đang thi công
hay do tổ hợp các nguyên nhân trên.
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Triều cường
Mưa
Hệ thống thoát nước quá tải, kém
Do thi công công trình
Nguyên nhân khác
81%
43%
36%
5%
1%
Biểu đồ 4: Các nguyên nhân gây ngập
Để giải quyết vấn đề ngập và giảm
thiệt hại do ngập lụt thì chính quyền địa
phương cũng đã có những biện pháp để
giảm thiểu mức ngập lụt, nhưng các biện
pháp ở đây chủ yếu là nâng đường và cải
tạo hệ thống cống, sông, rạch, một số nơi
chưa thực hiện bất kỳ một giải pháp nào để
chống và giảm ngập úng.
35%
43%
37%
3%
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
45%
50%
Chưa có Nâng đường Cải tạo hệ
thống sông
Biện pháp
khác
Biểu đồ 5: Thể hiện sự hỗ trợ của chính quyền
111
Và cũng chỉ có 49% ý kiến cho rằng có
nhận được sự giúp đỡ từ các đoàn thể như:
Hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh
niên... và chủ yếu vẫn là từ hoạt động chiến
dịch Mùa hè xanh của đoàn thanh niên, các
thanh niên tình nguyện nạo vét kênh rạch,
giúp các hộ nghèo và cận nghèo nâng cấp
nhà ở, cải thiện cuộc sống. Nghiên cứu
cũng khảo sát thêm về công tác phòng
tránh thiệt hại khi bị ngập lâu dài, trong đó,
46% hộ dân sẽ tiến hành nâng cấp nhà ở,
15% sẽ đổi chỗ ở mới và có đến 39% số hộ
dân chưa biết sẽ phòng tránh như thế nào.
0%
20%
40%
60%
Chưa biết
Nâng cấp
nhà ở
Đổi chỗ ở
mới
Khác
39% 46%
15%
0%
Biểu đồ 6: Giải pháp ứng phó khi bị ngập vĩnh viễn
Ngập để lại rất nhiều hậu quả nặng nề,
gây ùn tắc giao thông trong thời gian dài,
thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến sức
khỏe và cả công việc buôn bán của các hộ
dân nghèo tại khu vực khảo sát. Ngập
không chỉ gây hư hỏng các vật dụng trong
nhà mà còn làm hư hỏng cả xe cộ, phương
tiện đi lại hằng ngày cũng như kiếm sống
của người dân. Bên cạnh đó, ngập còn làm
ảnh hưởng đến sức khỏe người dân do điều
kiện sinh hoạt kém chất lượng. Ngập đã
làm thay đổi cuộc sống của nhiều người,
họ đã phải thay đổi giờ giấc sinh hoạt
thông thường để tránh ngập, nhiều hộ còn
thay đổi cả việc kinh doanh buôn bán cũng
chỉ vì tình trạng ngập.
Tình hình ngập úng diễn ra tại Quận 8
ngày càng thường xuyên hơn mà chủ yếu
là ngập do triều. Chính quyền địa phương
cần phải quan tâm hơn nữa đến cuộc sống
của người dân khi tình trạng ngập úng ngày
càng gia tăng. Theo khảo sát, đa số bản
thân các hộ dân nơi đây cũng đã có sự
chuẩn bị cho việc bị ngập lụt nhưng chỉ với
hình thức sửa san, nâng cấp nhà ở và nếu
cần thiết họ chấp nhận chuyển đến chỗ ở
mới.
Người dân cho rằng việc đưa ra ý kiến
cho chính quyền giải quyết là cần thiết, họ
cũng từng đưa ra nhiều ý kiến nhưng chính
quyền chỉ giải quyết ở mức độ nào đó chứ
chưa đồng bộ và triệt để. Chính vì vậy,
việc giải quyết các vấn đề về ngập lụt là
cần thiết và cấp bách, cần có những giải
pháp cụ thể và đồng bộ để giảm thiểu thiệt
hại, giúp cuộc sống người dân ngày càng
ổn định và hy vọng trong tương lai sẽ xóa
bỏ được tình trạng ngập úng thường xuyên.
112
2.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm
ngăn ngừa và giảm thiểu ngập
2.3.1. Với cơ quan quản lý địa phương
Triển khai thực hiện các giải pháp
chống ngập cấp bách tập trung thực hiện
trong khu vực nội thành.
Tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác quản lý nhà nước đối với hệ thống hạ
tầng thoát nước, xử lý nước thải và quản lý
ngập lụt trong đô thị.
Nâng cao chất lượng quy hoạch, hiệu
quả quản lý quy hoạch, xây dựng.
Tiến tới xã hội hóa thoát nước đô thị:
Khi người dân và Nhà nước cùng tham gia
việc chống ngập bằng giải pháp kinh tế
hoặc phi kinh tế, sẽ chủ động góp phần làm
giảm tình trạng ngập lụt hiện nay.
Thực hiện một số Giải pháp về kỹ
thuật – công trình:
(1). Xây dựng hệ thống cơ sở thông
tin dữ liệu: hệ thống cơ sở dữ liệu này làm
nền tảng cho những nghiên cứu khoa học
có chất lượng, tạo tiền đề cho công tác quy
hoạch, tránh lặp lại các sai lầm trong quá
khứ mà công tác quy hoạch đã gặp phải.
(2). Xây dựng hệ thống Dự báo ngập
nước đô thị: việc xây dựng thông tin dự
báo ngập là một giải pháp “mềm” giúp
người dân ứng phó với sự thay đổi bất lợi
của thời tiết, nhất là tác động xấu của biến
đổi khí hậu.
(3). Tăng khả năng tiêu thoát nước:
Tăng khả năng thẩm thấu tự nhiên của
đất, giảm diện tích bề mặt bị bê tông hóa.
Nghiêm cấm mọi hình thức san lấp, lấn
chiếm mặt bằng kênh rạch.
Tiến hành giải tỏa nhà lấn chiếm trên 2
bờ kênh, sông
Khơi thông lại dòng chảy tự nhiên của
các hệ thống kênh rạch tiêu thoát nước trên
địa bàn quận.
Mở rộng hệ thống cống thoát nước:
Tùy theo điều kiện địa hình mà có các kế
hoạch phù hợp.
(4). Xây dựng hệ thống hồ điều tiết: là
hết sức cần thiết và cũng là biện pháp
chống ngập bền vững. Việc tận dụng các
hồ điều tiết tự nhiên còn có tác dụng rất lớn
khác về mặt kinh tế, đó là có thể tận dụng
làm các âu thuyền và tạo cảnh quan sinh
thái, phục vụ du lịch.
(5). Xây dựng hệ thống đê bao: Để
chống ngập ở Quận 8 hiện nay, điều cần
thiết là phải tiếp tục xây dựng hệ thống đê
bao cùng các hồ chứa nước. Đê bao là một
giải pháp cứng, là một điều kiện cần đối
với vấn đề ngăn triều chống ngập. Tuy
nhiên để giải pháp này đạt hiệu quả nhất
cần phải kết hợp với xây các hồ chứa và hệ
thống đê bao luôn phải gắn liền với hệ
thống cống ở các cửa sông hoặc cửa kênh
rạch nơi tuyến đê bao đi qua.
(6). Cải tạo, làm sạch hệ thống kênh,
rạch: quận 8 cần kiên quyết giải tỏa các hộ
dân sống hai bờ kênh, kiểm soát chặt đầu
ra của các loại nước thải. Đồng thời rà soát
lại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dùng
nhiều nước, có khả năng gây ô nhiễm cao,
buộc các doanh nghiệp xây dựng hệ thống
xử lý nước thải, nhất là cụm công nghiệp
Bình Đăng, tiến hành các biện pháp chế tài.
Định kỳ duy tu, nạo vét các hệ thống ống
cống, vớt rác trên các tuyến kênh, rạch
nhằm giảm thiểu tắc nghẽn, khơi thông
dòng chảy, hạn chế ngập úng.
2.3.2. Với người dân địa phương
Có ý thức trong việc bảo vệ môi
trường, không xả rác, đổ trực tiếp nước thải
xuống cống, kênh rạch gây tắc nghẽo dòng
chảy và ô nhiễm kênh rạch.
Không xây dựng các công trình nhà
cửa lấn chiếm đường tiêu thoát nước, chủ
động thực hiện tháo dỡ các công trình ảnh
hưởng đến hệ thống thoát nước.
113
Tham gia chỉnh trang đô thị, nâng cấp
hẻm, đường theo phương thức nhà nước và
nhân dân cùng làm.
Thường xuyên tham gia thực hiện vệ
sinh đường phố, khu phố, vớt rác, nạo vét
kênh, rạch, khơi thông dòng chảy nhằm
bảo vệ môi trường cũng như hệ thống thoát
nước của khu dân cư.
Khi nhà bị ngập, nên kê cao các đồ
dùng trong nhà để tránh thiệt hại và dự trữ
nguồn nước sạch để sử dụng.
Ngoài ra, một giải pháp tạm thời có thể
giúp người dân chấp nhận “sống chung với
ngập” đó là tìm hiểu về bơi lội và học bơi
để phòng thân. Đặc biệt đối với học sinh,
sinh viên và những người thường xuyên
sinh sống, đi lại trong khu vực bị ngập
nước để có thể tự cứu mình và cứu người
khác khi bị nạn.
3. KẾT LUẬN
Thiệt hại do ngập trong các đô thị gây
ra ngày càng nhiều, ngập gây ảnh hưởng
đến cuộc sống, sức khỏe và cả sinh kế của
người dân, đặc biệt càng ảnh hưởng nặng
nề hơn với các hộ dân nghèo vốn đã có
cuộc sống khó khăn và thường chỉ dựa vào
các công việc tạm thời hay các hoạt động
buôn bán nhỏ lẻ làm kế mưu sinh. Bên
cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường do
ngập úng hiện nay cũng đang ở mức báo
động.
Để giải quyết vần đề ngập úng trong
đô thị đã và đang trở thành bài toán khó
không chỉ về mặt kỹ thuật do tính phức tạp
của hệ thống liên quan mà cả về quản lý
vận hành hệ thống các công trình tiêu thoát
nước trong điều kiện hiện nay của địa
phương cũng như của thành phố. Ngoài ra,
công tác giáo dục, nâng cao ý thức người
dân trong việc bảo vệ môi trường một cách
hiệu quả đòi hỏi phải có sự đồng lòng và
quyết tâm của cả chính quyền và người dân
vì chất lượng cuộc sống của chính mình.
Các hộ dân khảo sát là nghèo và cận
nghèo, cuộc sống vốn khó khăn, cực khổ
lại gặp nhiều vấn đề khi ngập lụt, vì vậy
việc cùng xây dựng ý thức và chung tay vì
đảm bảo cuộc sống, chất lượng môi trường
là việc làm hết sức cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu Thoát nước các đô thị vùng triều (2010).
2. Hồ Long Phi (2004), Báo cáo công tác khảo sát hệ thống thoát nước và lưu vực cho
khu vực phía Bắc TP. HCM (Tân Bình – Gò Vấp – Quận 12).
3. Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 8 (2013), Báo cáo Kinh tế - Xã hội Quận 8.
4. Trung tâm chống ngập nước TP.HCM (2012), Thực trạng và giải pháp chống ngập đô
thị ở TP.HCM.
5. Trung tâm chống ngập nước TP.HCM (2013), Danh sách các điểm ngập do triều tại
TP.HCM từ 2009 – 2013.
6. UBND Quận 8 (2012), Nghiên cứu nghèo đô thị “Các chính sách công về giảm nghèo
từ nghiên cứu trường hợp ở Quận 8 – Tp.HCM”.
114
7. UBND Tp. Hồ Chí Minh (2010), Chương trình giảm ngập nước 2011 – 2015 và định
hướng đến năm 2025.
8. Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam (2013), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch thủy lợi
chống ngập úng khu vực TP.HCM.
*Ngày nhận bài: 29/8/2014. Biên tập xong: 1/12/2014. Duyệt đăng: 6/12/2014