Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ thư viện tại trường Đại học Tây Đô

TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đo lường và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ tại thư viện Trường Đại học Tây Đô. Số liệu được thu thập qua phỏng vấn 287 sinh viên sử dụng các dịch vụ thư viện với bảng câu hỏi soạn sẵn. Mô hình nghiên cứu được đề xuất dựa trên mô hình SERQUAL gồm sáu nhân tố với 24 biến quan sát: Sự tin cậy, Khả năng đáp ứng, Năng lực phục vụ, Sự đồng cảm, Phương tiện hữu hình và Cơ sở dữ liệu. Thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy sự hài lòng của sinh viên chịu sự tác động cùng chiều của bốn yếu tố, theo thứ tự quan trọng: sự đồng cảm, sự tin cậy, khả năng đáp ứng và năng lực phục vụ. Sự hài lòng chung của sinh viên là 70,8%.

pdf14 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ thư viện tại trường Đại học Tây Đô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 59 ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ Nguyễn Hoàng Giang1 và Trần Kiều Nga2* 1Thư viện, Trường Đại học Tây Đô 2Khoa Kế toán – Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Tây Đô (Email: nhgiang@tdu.edu.vn) Ngày nhận: 09/7/2019 Ngày phản biện: 23/7/2019 Ngày duyệt đăng: 30/8/2019 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đo lường và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ tại thư viện Trường Đại học Tây Đô. Số liệu được thu thập qua phỏng vấn 287 sinh viên sử dụng các dịch vụ thư viện với bảng câu hỏi soạn sẵn. Mô hình nghiên cứu được đề xuất dựa trên mô hình SERQUAL gồm sáu nhân tố với 24 biến quan sát: Sự tin cậy, Khả năng đáp ứng, Năng lực phục vụ, Sự đồng cảm, Phương tiện hữu hình và Cơ sở dữ liệu. Thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy sự hài lòng của sinh viên chịu sự tác động cùng chiều của bốn yếu tố, theo thứ tự quan trọng: sự đồng cảm, sự tin cậy, khả năng đáp ứng và năng lực phục vụ. Sự hài lòng chung của sinh viên là 70,8%. Từ khóa: Chất lượng dịch vụ, sự hài lòng, thư viện, Trường Đại học Tây Đô. Trích dẫn: Nguyễn Hoàng Giang và Trần Kiều Nga, 2019. Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ thư viện tại Trường Đại học Tây Đô. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô. 07: 59-72. *TS. Trần Kiều Nga – Phó Trưởng Khoa Kế toán - TCNH, Trường Đại học Tây Đô Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 60 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Để đáp ứng được phương pháp học theo tín chỉ hóa trong quá trình đổi mới phương pháp dạy và học tại Trường Đại học Tây Đô (ĐHTĐ) với sự độc lập trong việc tìm kiếm tài liệu và phải biết cách tự học, sinh viên cần phải có khả năng tìm kiếm và sử dụng hiệu quả thông tin tìm được, đó chính là một phần trong các dịch vụ mà thư viện Trường ĐHTĐ cung cấp cho sinh viên. Sự sự tràn lan về số lượng và không đảm bảo về chất lượng của thông tin đã đặt ra những thách thức lớn cho cả thư viện lẫn người dùng, cụ thể ở đây là sinh viên. Theo Lê Quỳnh Chi (2008), thư viện là động lực đóng góp vào việc đổi mới giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần đổi mới phương pháp dạy - học, tạo môi trường tự học và tự nghiên cứu, kích thích sự chủ động của sinh viên. Thư viện Trường ĐHTĐ được xem là nơi hỗ trợ đắc lực cho sinh viên trong việc học tập chủ động và cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ (CLDV) tại thư viện Trường ĐHTĐ, từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với CLDV tại thư viện Trường ĐHTĐ trong thời gian tới. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thang đo Đề tài này sử dụng mô hình nghiên cứu đề xuất (Hình 1) với các thang đo được hình thành trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước như Hussien M. và Mokhtar W. (2018), Moses và cộng sự (2016), Nguyễn Thanh Tòng (2016), Lưu Tiến Thuận và Ngô Thị Huyền (2013). Thang đo CLDV có sáu thành phần với 24 biến quan sát: “Sự tin cậy”, “Khả năng đáp ứng”, “Năng lực phục vụ”, “Sự đồng cảm”, “Phương tiện hữu hình”, “Cơ sở dữ liệu” và thang đo sự hài lòng của sinh viên gồm có 05 biến quan sát với thang đo Likert 5 điểm: (1) là hoàn toàn không đồng ý và (5) là hoàn toàn đồng ý. Hình 1. Mô hình nghiên cứu Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 61 2.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện và tiến hành khảo sát bằng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), nghiên cứu có số quan sát các biến độc lập tổng cộng là 24 nên số quan sát tối thiểu từ 24*5 = 120. Nhằm dự phòng số lượng bảng câu hỏi không hợp lệ do khuyết thiếu hoặc số liệu không hợp lý do bảng câu hỏi được phát ra cho sinh viên đánh đáp án, nên tỷ lệ sai sót được dự đoán theo kinh nghiệm là sẽ rất cao, nên số bảng câu hỏi dự phòng phát ra là gấp 3 lần số mẫu tối thiểu, tức là 360 bảng câu hỏi. 2.3. Phương pháp phân tích số liệu Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để hỗ trợ trong việc phân tích số liệu và giải quyết các mục tiêu nghiên cứu. Các thang đo trong mô hình nghiên cứu được xây dựng bằng kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt của các thang đo. Sau khi thực hiện phân tích EFA sẽ là kiểm định các giả thuyết đề ra trong mô hình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích hồi quy đa biến nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với CLDV thư viện. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thống kê mẫu khảo sát Kết quả phân bố dữ liệu thống kê về tỉ lệ mẫu nghiên cứu với số lượng người trả lời được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 1. Thông tin về mẫu nghiên cứu Tiêu chí Nội dung Tần số (quan sát) Phần trăm (%) Giới tính Nam Nữ 123 164 42,9 57,1 Khóa học Năm nhất Năm hai Năm ba Năm cuối 51 94 82 60 17,8 32,7 28,6 20,9 Khoa Khoa Dược – Điều dưỡng Khoa Sinh học Ứng dụng Khoa Cơ bản Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân hàng Khoa Quản trị kinh doanh Khoa Kỹ thuật công nghệ Khoa Ngữ văn 122 19 39 55 13 4 35 42,5 6,6 13,6 19,2 4,5 1,4 12,2 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế, 2019) Trong tổng số 287 mẫu nghiên cứu có 123 sinh viên nam chiếm 42,9% và 164 sinh viên nữ chiếm 57,1%. Theo đó, số lượng sinh viên nữ nhiều hơn số lượng sinh viên nam là 41 sinh viên. Trong đó, số lượng sinh viên năm nhất là 51 sinh Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 62 viên (chiếm 17,8%), số lượng sinh viên học năm hai là 94sinh viên (chiếm 32,8%), số lượng sinh viên học năm ba là 82 sinh viên (chiếm 28,6%) và còn lại là sinh viên năm cuối có 60 sinh viên (chiếm 20,9%). Qua đó cho thấy, số lượng sinh viên năm hai và năm ba có sử dụng dịch vụ thư viện nhiều nhất vì đây là sinh viên đã quen với việc học theo hình thức tín chỉ nên sinh viêný thức, hiểu được hoạtđộng tự học là rất quan trọng để có kiến thức trước khi lên lớp, nên các sinh viêntương tác với thư viện nhiều hơn sinh viên các khóa mới nhập học. Cũng ở bảng trên, Khoa Dược – Điều dưỡng có 122 sinh viên tham gia (chiếm 42,5%). Đây là khoa có số lượng sinh viên được khảo sát nhiều nhất, do số lượng sinh viên đông nhất. tiếp đến là Khoa Kế toán – Tài chính Ngân hàng (chiếm 19,2%), Khoa Khoa Cơ bản (chiếm 13,6%), Khoa Ngữ văn (chiếm 12,2%), Khoa Sinh học Ứng dụng (chiếm 6,6%), Khoa Quản trị kinh doanh (chiếm 4,5%), và cuối cùng là Khoa Kỹ thuật Công nghệ (chiếm 1,4%). 3.2. Kiểm định thang đo Thang đo CLDV và sự hài lòng của sinh viên được đánh giá sơ bộ thông qua hai công cụ là hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. 3.2.1. Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha cho các thang đo Trong thành phần Sự tin cậy, kết quả kiểm định cho thấy biến quan sát TC4 có hệ số tương quan biến tổng là 0,248< 0,3. Giá trị Cronbach's Alpha nếu loại biến của TC4 là 0,693> 0,656. Tác giả quyết định loại biến TC4 nhằm tăng độ tin cậy của thang đo, các biến quan sát TC1, TC2 và TC3 trong thành phần này đều phù hợp để được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo. Trong thành phần Khả năng đáp ứng, kết quả kiểm định cho thấy biến quan sát DU2 có hệ số tương quan biến tổng là 0,123< 0,3 và biến quan sát DU1 có hệ số tương quan biến tổng là 0,217< 0,3. Giá trị Cronbach's Alpha nếu loại biến là 0,818. Tác giả quyết định loại biến DU1 và DU2 nhằm tăng độ tin cậy của thang đo. Các biến quan sát DU3 và DU4 trong thành phần này đều phù hợp để được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo. Kết quả kiểm định thành phần Năng lực phục vụ cho thấy hệ số Cronbach's Alpha = 0,830, sau khi đã loại biến quan sát NL2 vì hệ số tương quan biến tổng của biến đo lường này không đạt yêu cầu (0,008< 0,3). Các biến quan sát NL1, NL3 và NL4 trong thang đo này đều đảm bảo lớn hơn 0,3, phù hợp để được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo. Kết quả kiểm định thành phần Sự đồng cảm cho thấy biến quan sát DC2 có hệ số tương quan biến tổng là 0,190< 0,3. Giá trị Cronbach's Alpha nếu loại biến của DC2 là 0,911> 0,805. Tác giả quyết định loại biến DC2 nhằm tăng độ tin cậy của thang đo. Các biến quan sát DC1, DC3 và DC4 trong thành phần này đều phù hợp để được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 63 Bảng 2. Kết quả Cronbach's Alpha các thang đo Ký hiệu Hệ số tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến Cronbach's Alpha Sự tin cậy = 0,693 TC1 0,658 0,395 TC2 0,325 0,808 TC3 0,572 0,516 Cronbach's Alpha Khả năng đáp ứng = 0,818 DU3 0,693 . DU4 0,693 . Cronbach's Alpha Năng lực phục vụ = 0,830 NL1 0,679 0,773 NL3 0,680 0,772 NL4 0,705 0,747 Cronbach's Alpha Sự đồng cảm = 0,911 DC1 0,801 0,891 DC3 0,815 0,877 DC4 0,850 0,849 Cronbach's Alpha Phương tiện hữu hình = 0,814 HH1 0,637 0,766 HH2 0,647 0,761 HH3 0,605 0,791 HH4 0,671 0,750 Cronbach's Alpha Cơ sở dữ liệu = 0,744 DL2 0,592 . DL3 0,592 . Sự hài lòng của sinh viên: Cronbach's Alpha = 0,709 HL1 0,509 0,637 HL3 0,484 0,690 HL4 0,380 0,709 HL5 0,698 0,536 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế, 2019) Kết quả kiểm định thành phần Phương tiện hữu hình cho thấy hệ số Cronbach's Alpha = 0,814, hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường trong thang đo này đều đảm bảo lớn hơn 0,3 (đạt từ 0,605 đến 0,671) và thang đo có độ tin cậy cao. Các các biến quan sát HH1, HH2, HH3 và HH4 trong thành phần này đều phù hợp để được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo. Kết quả kiểm định thành phần Cơ sở dữ liệu cho thấy biến quan sát DL4 có hệ Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 64 số tương quan biến tổng là 0,252< 0,3 và biến quan sát DL1 có hệ số tương quan biến tổng là 0,163< 0,3. Tác giả quyết định loại biến DL4 và DL1 vì các biến này không đạt yêu cầu. Sau khi đã loại biến DL4 và DL1, hệ số Cronbach's Alpha = 0,744, hai biến quan sát DL2 và DL3 trong thành phần này đều phù hợp để được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo. Kết quả kiểm định thành phần Sự hài lòng của sinh viên cho thấy sau khi loại biến quan sát HL2 thì hệ số Cronbach's Alpha = 0,709, các biến trong thang đo này đều đảm bảo lớn hơn 0,3 (đạt từ 0,380 đến 0,698). Vì vậy, các biến đo lường HL1, HL3, HL4 và HL5 trong thành phần này đều phù hợp để được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo. 3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả ma trận xoay của thang đo CLDV cho thấy, 17 biến quan sát được gom thành 5 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0,3, với hệ số KMO có giá trị bằng 0,772 (0,5 <= KMO = 0,772< 1), phân tích nhân tố được chấp nhận với tập dữ liệu nghiên cứu, và giá trị Eigenvalues = 1,487> 1 cho thấy sự hội tụ của nhân tố. Bảng 3. Kết quả EFA của thang đo CLDV STT Biến quan sát Nhân tố 1 2 3 4 5 1 DL3 0,869 2 DU4 0,840 3 DU3 0,826 4 DL2 0,777 5 HH4 0,813 6 HH3 0,798 7 HH2 0,795 8 HH1 0,786 9 DC4 0,907 10 DC3 0,896 11 DC1 0,888 12 NL3 0,861 13 NL1 0,861 14 NL4 0,856 15 TC3 0,877 16 TC1 0,859 17 TC2 0,526 Eigenvalues = 1,487 Phương sai trích = 72,519 Hệ số KMO = 0,772 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế, 2019) Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 65 Tổng phương sai trích là 72,519> 50%, cho thấy mô hình EFA là phù hợp. Như vậy, cho biết 5 nhân tố này giải thích được 72,519% độ biến thiên của dữ liệu. Kết quả ma trận xoay của thang đo sự hài lòng của sinh viên cho thấy, 4 biến quan sát được gom thành 1 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0,3, với hệ số KMO có giá trị bằng 0,694 (0,5 <= KMO = 0,694< 1), phân tích nhân tố được chấp nhận với tập dữ liệu nghiên cứu, và giá trị Eigenvalues = 2,228> 1 cho thấy sự hội tụ của nhân tố. Tổng phương sai trích là 55,691> 50%, cho thấy mô hình EFA là phù hợp. Bảng 4. Kết quả EFA của thang đo sự hài lòng Biến quan sát Component 1 HL5 0,870 HL1 0,759 HL3 0,720 HL4 0,614 Eigenvalues = 2,228 Phương sai trích = 55,691 Hệ số KMO = 0,694 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế, 2019) Để tiếp tục phân tích hồi quy, các nhân tố độc lập trong phép xoay được chia thành các nhóm nhân tố như sau: - Nhân tố 1 bao gồm 4 biến quan sát: DL3, DU4, DU3 và DL2 được ký hiệu là F_DU, đặt tên là Khă năng đáp ứng. - Nhân tố 2 bao gồm 4 biến quan sát: HH4, HH3, HH2 và HH1 được ký hiệu là F_HH, đặt tên là Phương tiện hữu hình. - Nhân tố 3 bao gồm 3 biến quan sát: DC4, DC3 và DC1 được ký hiệu là F_DC, đặt tên là Sự đồng cảm. - Nhân tố 4 bao gồm 3 biến quan sát: NL3, NL1 và NL4 được ký hiệu là F_NL, đặt tên là Năng lực phục vụ. - Nhân tố 5 bao gồm 3 biến quan sát: TC3, TC1 và TC2 được ký hiệu là F_TC, đặt tên là Sự tin cậy. - Các biến phụ thuộc chỉ đưa ra 01 nhân tố từ phép phân tích, được ký hiệu là F_HL. Trên cơ sở của phân nhóm về nghiên cứu hài lòng của sinh viên, các giả thuyết của mô hình được xây dựng lại như sau: - H1: Sinh viên đánh giá Khả năng đáp ứng càng cao thì sẽ làm gia tăng sự hài lòng của sinh viên. - H2: Sinh viên đánh giá Phương tiện hữu hình càng cao thì sẽ làm gia tăng sự hài lòng của sinh viên. - H3: Sinh viên đánh giá Sự đồng cảm càng cao thì sẽ làm gia tăng sự hài lòng của sinh viên. - H4: Sinh viên đánh giá Năng lực phục vụ càng cao thì sẽ làm gia tăng sự hài lòng của sinh viên. - H5: Sinh viên đánh giá Sự tin cậy càng cao thì sẽ làm gia tăng sự hài lòng Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 66 của sinh viên. 3.2.3. Phân tích hồi quy tuyến tính - Kiểm định hệ số hồi quy Trong bảng dưới, giá trị Sig. của các biến độc lập F_DU, F_DC, F_NL và F_TC có giá trị Sig. < 0,01 nên các biến độc lập này đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc, không biến nào bị loại bỏ. Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa và đã chuẩn hóa đều có giá trị bằng nhau là do tác giả đã thực hiện chuẩn hóa ở bước phân tích EFA trước khi chạy hồi quy. Bảng 5. Kết quả hồi quy Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa Sig. VIF B Sai số chuẩn Beta 1 Hằng số 1,433E-16 0,032 1,000 F_DU 0,430 0,032 0,430 0,000 1,000 F_DC 0,550 0,032 0,552 0,000 1,000 F_NL 0,171 0,032 0,171 0,000 1,000 F_TC 0,441 0,032 0,441 0,000 1,000 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế, 2019) - Kiểm định mức độ phù hợp mô hình + Mức độ giải thích của mô hình (R2 hiệu chỉnh) Bảng 6. Tóm tắt mô hình Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng Durbin-Watson 1 0,844 0,713 0,709 0,53952633 1,561 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế, 2019) Giá trị R2 hiệu chỉnh là 0,709, như vậy bốn biến độc lập đưa vào ảnh hưởng 70,90% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Kiểm định ANOVA cho giá trị Sig. = 0,000 < 0.01, có thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù hợp với tập dữ liệu. Hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với mức độ tin cậy 99%. - Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Bảng trên cho thấy giá trị Variance Inflation Factor (Độ phóng đại phương sai) VIF < 2. Kết luận: Không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. - Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư Hệ số Durbin-Watson dùng để kiểm định tự tương quan giữa các phần dư trong mô hình, ở đây hệ số Durbin- Watson là 1,561 nằm trong khoảng 1,0 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 67 đến 3,0 nên không có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư trong mô hình. - Kiểm định phương sai sai số thay đổi Bảng 7. Kiểm định phương sai sai số thay đổi F_DU F_DC F_NL F_TC Spearman's rho ABSRES2 Hệ số tương quan -0,016 -0,099 -0,014 0,007 Sig. (2 chiều) 0,789 0,093 0,816 0,901 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế, 2019) Kết quả kiểm định phương sai phần dư cho thấy mức ý nghĩa (Sig.) của các biến F_DU, F_DC, F_NL, F_TC lần lượt là (0,789; 0,093; 0,816; 0,901) > 0,05, sau khi đã loại biến F_HH =0,000 < 0,05, như vậy, giả định phương sai sai số không đổi không bị vi phạm. Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ tác động từ mạnh nhất tới yếu nhất của các biến độc lập tới biến phụ thuộc SHL là: F_DC > F_TC > F_DU > F_NL. Thông qua kiểm định tính phù hợp của mô hình đối với các biến (F_DU, F_DC, F_TC và F_NL), tương quan, hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định phương sai sai số thay đổi đã thực hiện cho thấy không có hiện tượng vi phạm. Thông qua kiểm định mô hình hồi quy, chứng tỏ các biến F_DU, F_DC, F_TC và F_NL có ý nghĩa thống kê. Trong mô hình hồi quy này, có 70,90% biến thiên của sự hài lòng được giải thích bởi bốn biến độc lập, còn lại 29,10% biến thiên được giải thích bởi các biến khác ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Trên cơ sở của mô hình hồi quy về sự hài lòng của sinh viên, kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình được nhận định như sau: - H1: Sinh viên đánh giá Khả năng đáp ứng càng cao thì sẽ làm gia tăng sự hài lòng của sinh viên. Chấp nhận - H2: Sinh viên đánh giá Phương tiện hữu hình càng cao thì sẽ làm gia tăng sự hài lòng của sinh viên. Không chấp nhận - H3: Sinh viên đánh giá Sự đồng cảm càng cao thì sẽ làm gia tăng sự hài lòng của sinh viên. Chấp nhận - H4: Sinh viên đánh giá Năng lực phục vụ càng cao thì sẽ làm gia tăng sự hài lòng của sinh viên. Chấp nhận - H5: Sinh viên đánh giá Sự tin cậy càng cao thì sẽ làm gia tăng sự hài lòng của sinh viên. Chấp nhận Khi đó, phương trình hồi quy chuẩn hóa giữa 4 nhân tố và biến phụ thuộc sự hài lòng như sau: F_HL = 0,552*F_DC + 0,441*F_TC + 0,430*F_DU + 0,171*F_NL Thông qua kết quả hồi quy, mô hình sự hài lòng của sinh viên chịu sự tác động của bốn thành phần đó là: Sự đồng cảm, Sự tin cậy, Khả năng đáp ứng và Năng lực phục vụ như sau: Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 68 Hình 2. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên là Sự đồng cảm có hệ số 0,552 quan hệ cùng chiều với sự hài lòng, Sự tin cậy có hệ số 0,441 quan hệ cùng chiều với sự hài lòng, Khả năng đáp ứng có hệ số 0,430 quan hệ cùng chiều với sự hài lòng và Năng lực phục vụ có hệ số 0,171 quan hệ cùng chiều với sự hài lòng. Hài lòng chung là 70,90%, chỉ số này vẫn chưa cao, cho thấy thư viện trường phải phục vụ tốt hơn nữa để nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên trong thời gian tới. Trong đó, Sự đồng cảm đóng góp nhiều nhất 34,6%, Sự tin cậy đóng góp 27,7%, Khả năng đáp ứng đóng góp 27,0% và Năng lực phục vụ đóng góp 10,7%. 3.2.4. Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng của sinh viên - Kiểm định sự khác biệt theo Khóa học Bảng 8. Kiểm định phương sai đồng nhất theo Khóa học Test of Homogeneity of Variances Levene Statistic df1 df2 Sig. 2,513 3 283 0,059 (Nguồn: K
Tài liệu liên quan