Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với dải ven bờ của tỉnh Khánh Hòa, những tiếp cận thích ứng và ứng phó

TÓM TẮT Nội dung báo cáo trình bày quá trình tổng hợp, phân tích và giới thiệu những thông tin về các dấu hiệu cảnh báo hiện tượng khí hậu thay đổi đồng thời đưa ra phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với dải ven biển tỉnh Khánh Hoà. Báo cáo cũng đề xuất nhiệm vụ cần giải quyết trong việc xây dựng cơ sở khoa học cho cách tiếp cận các giải pháp ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu theo quan điểm “Nguyên nhân và hậu quả”. ABSTRACT This report presents the synthesis, analysis, and introduction of the information about the warning signals of climate changes and provides the method for assessing the impact of climate changes on the coastal regions in Khanh Hoa province. This report also brings out the suggested tasks that need to be solved in building the scientific basis for the way of approaching the solutions to cope and adapt to climate changes in Khanh Hoa province based on the “Cause and Effect” viewpoint.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với dải ven bờ của tỉnh Khánh Hòa, những tiếp cận thích ứng và ứng phó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 8 - Thaùng 2/2012 Ữ P Ứ Ứ P Ó NGUYỄN TÁC AN (*) NGUYỄN KỲ PHÙNG (**) PHẠM NGUYỄN KIM TUYẾN (***) TÓM TẮT Nội dung báo cáo trình bày quá trình tổng hợp, phân tích và giới thiệu những thông tin về các dấu hiệu cảnh báo hiện tượng khí hậu thay đổi đồng thời đưa ra phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với dải ven biển tỉnh Khánh Hoà. Báo cáo cũng đề xuất nhiệm vụ cần giải quyết trong việc xây dựng cơ sở khoa học cho cách tiếp cận các giải pháp ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu theo quan điểm “Nguyên nhân và hậu quả”. ABSTRACT This report presents the synthesis, analysis, and introduction of the information about the warning signals of climate changes and provides the method for assessing the impact of climate changes on the coastal regions in Khanh Hoa province. This report also brings out the suggested tasks that need to be solved in building the scientific basis for the way of approaching the solutions to cope and adapt to climate changes in Khanh Hoa province based on the “Cause and Effect” viewpoint. 1. MỞ ĐẦU (*) (**) (***) Không ít người đang “hoài nghi” về hiểm họa biến đổi khí hậu toàn cầu với lập luận “khí hậu thay đổi, lúc nóng, lúc lạnh” là hiện tượng bình thường của bầu khí quyển trên trái đất từ xưa đến nay. Trong lịch sử 4,6 tỉ năm tồn tại của trái đất, khí hậu đ thay đổi “nóng, lạnh” không dưới 20 lần, IPCC, 2010 . Con người c ng như thế giới sinh vật đều có kh năng thích nghi với sự biến đổi của khí hậu trong môi trường mới. Thêm vào đó, ở Việt Nam, c ng không (*) GS.TSKH, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Chương trình H i dương học, Liên Chính phủ Việt Nam, Viện H i dương học (**) PGS.TS, Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam (***) TS, Trường Đại học Sài Gòn hiếm các bài học đắt giá, rất tốn kém tiền của, công sức, trí tuệ của biết bao nhiêu người trước những dự báo, hiểm họa sét đánh như sự cố Y2K, đại dịch cúm H5N1, với hàng chục tỉ đồng nhập Tamiflu rồi để quá hạn không sử dụng Nhắc lại những thông tin này, chúng tôi chỉ muốn lưu ý rằng vấn đề nhập ngoại và tham kh o thông tin từ nước ngoài là điều hết sức cần thiết, tuy nhiên, khi sử dụng vào gi i quyết những vấn đề cụ thể của Việt Nam, chúng ta cần ph i đầu tư nghiên cứu, suy nghĩ và ph i tự xác định được những cơ sở khoa học, tính “chắc chắn” của vấn đề một cách đáng tin cậy và thuyết phục hơn. Dự báo những rủi ro, hiểm họa và ngăn ngừa, thích ứng trước những biến cố và tai biến của thiên nhiên là việc vô cùng khó khăn, tốn kém, nhưng không thể không triển khai mà ph i lên kế hoạch triển khai càng sớm, càng tốt. Tại Khánh Hoà, có thể chưa có đủ thông tin và cơ sở khoa học để xác nhận những tác động xấu của biến đổi khí hậu toàn cầu, nhưng cần ph i lưu ý đến các bài học của nhiều quốc gia khác trên thế giới: những vùng đ có thiệt hại do sự biến đổi khí hậu gây ra thì trong những năm tới sẽ bị thiệt hại nặng hơn nữa, những vùng chưa thấy bị thiệt hại thì không có nghĩa là sẽ không bị thiệt hại trong thời gian tới Rahmstorf, et al.2007 . Chính vì thế, trong quá trình hoạch định phương hướng phát triển, không thể không nghiên cứu, tìm hiểu sâu và tính đến sự biến động của khí hậu. Bài báo tập trung bàn luận về một số dấu hiệu c nh báo hiện tượng thay đổi khí hậu ở tỉnh Khánh Hoà. Từ đó, xây dựng phương pháp đánh giá sự tác động của biến đổi khí hậu và các gi i pháp thích ứng, ứng phó và đưa ra một số đề xuất cụ thể trong chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. 2. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở KHÁNH HOÀ Khánh Hoà có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường chỉ có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. So với các tỉnh phía Bắc từ Đèo C trở ra và các tỉnh phía Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hoà tương đối ôn hoà hơn do mang tính chất của khí hậu đại dương. Sự biến đổi của khí hậu c ng như những tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên, môi trường và sự phát triển kinh tế, x hội của tỉnh Khánh Hoà là một vấn đề tương đối mới và chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu. Sự hiểu biết định lượng về các hiện tượng đặc trưng, chỉ số, nguyên nhân và những tác động liên quan đến biến đổi khí hậu ở địa phương Khánh Hoà là điều kiện cần thiết để c nh báo và là cơ sở khoa học trong xây dựng chiến lược ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là việc rất khó khăn và tốn kém nhiều công sức, tiền của và thời gian. Dấu hiệu thường sử dụng để xác nhận hiện tượng thay đổi khí hậu là xu thế gia tăng nhiệt độ và lượng mưa theo thời gian, sự gia tăng mực nước biển, sự thay đổi của các dòng ch y địa phương, sự gia tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan. 2.1. Các dấu hiệu cảnh báo về hiện tượng thay đổi khí hậu ở tỉnh Khánh Hoà 2.1.1. Xu thế biến đổi nhiệt độ(oC) Hình 1. Biến động nhiệt độ không khí trung bình ở Khánh Hoà trong 10 năm gần đây (từ năm 2000 đến năm 2010) Xác định xu thế biến đổi, gia tăng của nhiệt độ ở một vùng, một địa phương thì NGUYỄN TÁC AN - NGUYỄN KỲ PHÙNG - PHẠM NGUYỄN KIM TUYẾN thường khó khăn hơn so với việc xác định xu thế biến đổi cho một quy mô lớn, quy mô toàn cầu hoặc quy mô quốc gia. Cách đây hơn một trăm năm người ta đ nói đến hiện tượng trái đất đang nóng lên và khoa học đ sử dụng phương trình cân bằng nhiệt để xác định nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới đ tăng lên kho ng 0,60C/100 năm. Ở Việt Nam, xu hướng tăng nhiệt độ trung bình là phổ biến ở c ba miền Bắc, Trung và Nam Bộ với mức tăng từ 0,5 đến 1°C trong vòng 1 thế kỉ qua Mai Văn Thắng, 2010 . Theo tài liệu của sở Khoa học Công nghệ tỉnh Khánh Hoà 2004 , nhiệt độ trung bình năm của Khánh Hoà dao động trong kho ng từ 26,3 - 28,1oC hình 1 . Biên độ biến động nhiệt độ trung bình năm là 4,5-4,8oC. Khánh Hoà là địa phương có khí hậu nóng, ẩm khá ổn định chủ yếu phụ thuộc vào vị trí, địa hình, mặt đệm và vai trò điều hoà nhiệt ẩm về mùa đông và điều hoà chế độ nhiệt vào mùa hè của biển Đông. Giá trị nhiệt độ cao tuyệt đối đo được ở Khánh Hoà là 39,2oC, có thể làm cho giới hạn nhiệt độ sinh thái tối ưu cho sự sống của sinh vật b n địa ở Khánh Hoà sẽ cao hơn so với các vùng khác. So sánh trên nền biến động của nhiệt độ cực đoan, trong khi ở Khánh Hoà có giá trị nhiệt độ cực đoan thì ở các đia phương khác không phát hiện được và ngược lại. Chế độ nhiệt độ cực đoan từ năm 1980 đ x y ra ở vùng duyên h i Nam Trung bộ vào các năm: 1982, 1983, 1985, 1988, 1993, 1994, 1997, 1998 Dương Liên Châu, 2007). 2.1.2. Mực nước biển dâng lên Theo đánh giá từ các dữ liệu vệ tinh từ năm 1992 đến nay mực nước biển toàn cầu tăng kho ng 2,8 mm/năm. Từ nhiều nguồn dữ liệu mực nước đo ở các trạm cho thấy mức tăng mực nước biển trong thế kỉ XX là trong kho ng 0,8 – 3,3 mm/năm, trung bình là 1,8 mm/năm, Nguyễn Kim Vinh, 2009 . Các đánh giá từ dữ liệu địa chất cho thấy mực nước biển có thể tăng 0,1 – 0,2 mm/năm trong vòng 300 năm trở lại đây. Nói chung, sự gia tăng mực nước biển ở từng nơi có khác nhau và mực nước biển có chỗ tăng ví dụ, vùng Lousiana , có chỗ lại gi m ví dụ, vùng Alaska . Những số liệu đo ở Hà Lan Netherlands từ năm 1850 cho thấy độ gia tăng mực nước biển kho ng 1,5 mm/năm trong khi ở Úc Australia là 1 mm/năm chuỗi số liệu từ 1880 . Nghiên cứu về biến động mực nước biển ở Đài Loan Taiwan cho thấy c ng có vùng tăng và có vùng gi m. Ở một số vùng giá trị gia tăng mực nước biển là từ 0,35 mm/năm đến 1,92 cm/năm; giá trị gi m ở các vùng khác có thể là từ 0,31645 cm/năm đến 3,55 cm/năm Chen W.J. and C.T. Kuo, 2000, theo Nguyễn Kim Vinh,2009). Kết qu nghiên cứu biến động mực nước biển trong nửa cuối thế kỉ XX ở miền nam Trung Quốc cho thấy, mực nước biển tăng: ở vùng bờ Macau - Hong Kong giá trị tăng là 2,2 ± 0,2 mm/năm, ở vùng bờ nam Trung Quốc: 2,5 ± 0,2 mm/năm và ở vùng bờ đông Trung Quốc: 1,7 ± 0,2 mm/năm Ding X.et al, 2004,theo Nguyễn Kim Vinh,2009 . Trong vịnh Thái Lan, biến động chu kì ngắn của mực nước biển phụ thuộc chủ yếu vào các quá trình khí tượng với chu kì 8 – 12 ngày. Trong vùng biển Indonesia, ở vùng bờ phía nam mực nước biển trung bình tăng trong khi ở vùng bờ bắc thì lại gi m, kết luận rút ra từ phân tích chuỗi số liệu từ 1950 đến 1991 Yanagi T. and T. Akaki, 1994, theo Nguyễn Kim Vinh, 2009 . Ở vùng đông của Nhật B n và Philippines mực nước biển trung bình tăng trong khi ở vùng bờ tây thì lại gi m. Ở Việt Nam, trong kho ng 50 năm qua mực nước biển đ dâng kho ng 20 cm, Mai Văn Thắng, 2010 . Mực nước biển biến động rất phức tạp, vì có rất nhiều quá trình tác động lên biến động này như quá trình thành tạo biến động chu kì ngắn từ vài phút đến 18,613 năm của mực nước biển B ng 1 . Thực tế biến động mực nước biển ở các vùng khác nhau trên thế giới cho thấy có nơi tăng, có nơi gi m B ng 2 . Sự biến động mực nước biển bao gồm hai thành phần chính: thành phần biến đổi triều và thành phần biến đổi không triều. Điển hình phân tích đánh giá các biến động của mực nước, xu thế biến đổi giá trị trung bình của mực nước và thành phần biến đổi không triều trong vùng biển Nha Trang Khánh Hoà) Hình 2a, b và 3. Bảng 1: Các quá trình t o thành biến động chu kì biến đổi ng n c a mực nước biển. (Tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu) (Nguyễn Kim Vinh, 2009 ). Loại quá trình Loại chu kì Thời gian (T: chu kì) Hiệu ứng cao độ (m) Biến đổi chu kì Nhật triều và bán nhật triều Thuỷ triều thiên văn 12 – 24 giờ 0,2 ÷ 10+ Triều chu kì dài Biến động xoay Chandler wobble 14 tháng Node Thuỷ triều thiên văn 18,613 năm Biến động khí tượng và h i dương Khí áp Vài giờ tới vài tháng -0,7 ÷ 1,3 Gió Nước dâng 1 ÷ 5 ngày Tới 5 Bốc hơi và ngưng tụ Vài ngày tới vài tuần Hình thái bề mặt đại dương Biến động của mật độ và dòng ch y nước biển Vài ngày tới vài tuần Tới 1 Elnino/ENSO 6 tháng trong 5÷10 năm Tới 0,6 Biến động mùa Cân bằng nước mùa trong đại dương Biến động mùa của độ dốc mực nước biển Lưu lượng sông/ L lụt 2 tháng 1 Biến đổi mùa của mật độ nước biển nhiệt độ và độ mặn 6 tháng 0,2 Dao động lắc Dao động lắc Sóng đứng Vài phút tới vài giờ Tới 2 Động đất Sóng thần Tạo sóng chu kì dài Có sức tàn phá lớn Vài giờ Tới 10 Biến động bất ngờ của mặt đất Vài phút Tới 10 Bảng 2: Biến động c a mực nước biển ở các vùng khác nhau trên thế giới. (Tổng hợp từ NGUYỄN TÁC AN - NGUYỄN KỲ PHÙNG - PHẠM NGUYỄN KIM TUYẾN nhiều nguồn tài liệu), (Nguyễn Kim Vinh, 2009 ). STT Vùng biển Chuỗi số liệu Đặc điểm biến động Tăng Giảm 1 Toàn cầu Thế kỉ XX 2 mm/năm 2 Mĩ 3 mm/năm Vùng Alaska 3 Hà Lan Từ 1850 1,5 mm/năm 4 Úc Từ 1880 1 mm/năm 5 Đài Loan Từ 1900 0,35 mm/năm – 1,92 cm/năm 0,364 cm/năm – 3,55 cm/năm 6 Trung Quốc 1950 - 2000 1,7 – 2,5 mm/năm 7 Indonesia 1950 - 1991 Vùng nam Vùng bắc 8 Philippines 1950 - 1991 Vùng đông Vùng tây 9 Malaysia 2,5 – 8,8 mm/năm 10 Nhật B n 1950 - 1991 Vùng đông Vùng tây 11 Pakistan 50 năm 0,1 mm/năm 12 Việt Nam 1954 - 2008 0,4 mm/năm Hình 2a. Biến động mực nước t i tr m Cầu Đá-Viện Hải dương học ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CU A BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI DẢI VEN BỜ TI NH KHÁNH HOÀ, ... -150 -100 -50 0 50 100 87-90 91-95 95-00 00-05 06 B iế n độ ng m ự c nư ớ c tr un g bì nh ( cm ) Cực tiểu Cực đại Trung bình Hình 2b. Biến động mực nước trung bình trong giai đo n 5 năm tai Cầu Đá (cm) Hình 3: Xu thế biến đổi giá trị trung bình năm của mực nước trạm Cầu Đá, Nha Trang. 1 - Giá trị trung bình năm đường gạch – gạch 2 - giá trị là trơn đường liền 3 - Xu thế biến đổi của giá trị trung bình năm đường gạch - chấm . Các đặc trưng thống kê mực nước trạm Cầu Đá Nha Trang cho thấy, có sự biến động rõ rệt các giá trị trung bình năm từ năm 1976 đến năm 2008 Đường trung bình . Tuy nhiên ph i lưu ý rằng có rất nhiều năm số liệu mực nước từng giờ 1975 1985 1995 2005 Years 1.10 1.20 1.30 SL(m) mực nước m) 1 2 3 NGUYỄN TÁC AN - NGUYỄN KỲ PHÙNG - PHẠM NGUYỄN KIM TUYẾN không được đo đạc đầy đủ làm cho kết qu tính toán các đặc trưng thống kê không được chính xác. Biến động triều có tám chu kì chính, từ 12h24.5’ đến 18,6 năm. Rõ ràng là với chuỗi số liệu hiện có của trạm Mực nước biển Cầu Đá, Nha Trang, không thể nêu nhận xét về sự gia tăng của mực nước biển do biến đổi khí hậu hiệu ứng nhà kính, sự nóng lên của Trái Đất nói chung và băng ở các cực Trái Đất tan ra nói riêng. Nhằm củng cố thêm nhận định này chúng ta có thể áp dụng hai phương pháp sau: một là chuỗi số liệu và hai là đồ thị và kết qu của hai phương pháp vừa nêu được trình bày ở Hình 3. Dựa vào kết qu thống kê cho thấy trong vòng ba mươi bốn năm qua giá trị trung bình năm của mực nước trạm Cầu Đá biến đổi với kho ng sáu chu kì đường 2, Hình 3 , nghĩa là một chu kì kho ng 5,7 năm và xu thế biến đổi chung là từ 1975 đến 1992 giá trị trung bình năm của mực nước gi m trong khi từ 1992 đến 2008 thì tăng đường 3, Hình 3 . Chênh lệch giá trị trung bình năm của mực nước năm 2008 và 1975 là 5 cm. Biến động không triều của mực nước biển do một số quá trình x y ra trong khí quyển, đại dương và vỏ trái đất tạo thành. Các quá trình x y ra trong khí quyển bao gồm sự biến động của trường khí áp áp suất khí quyển , tác động của trường gió gần bờ và hiệu ứng nhà kính. Các quá trình x y ra trong đại dương như hoàn lưu nước biển đại dương trong sự tác động của lực Koriolis và quá trình truyền triều ở các vùng cửa sông triều cường . Các quá trình x y ra trong vỏ trái đất như động đất, núi lửa, nhất là khi chúng x y ra dưới đáy biển, đại dương, có thể tạo nên những biến động bất thường của mực sóng thần và các quá trình thuỷ thạch động lực x y ra trong vùng bờ biển và các đ o c ng có thể làm biến động mực nước biển trong vùng. Nghiên cứu biến động không triều của mực nước biển dựa trên d y số liệu từng giờ của Trạm Mực nước biển Cầu Đá Phòng Vật lí biển, Viện H i dương học và áp dụng phương pháp lọc Nguyễn Kim Vinh, 2009 thì thu được chuỗi giá trị mực nước biển không triều. Từ đó có thể nêu các đặc trưng và đặc điểm biến động không triều của mực nước biển. Giá trị biến đổi không triều trong năm dao động trong kho ng từ 52 cm đến 108 cm. Như vậy, giá trị biến đổi không triều cực đại bằng 46% biến đổi mực nước lớn nhất Biến đổi mực nước lớn nhất là 238 cm, vào tháng 11 . Rõ ràng, vai trò của biến đổi không triều trong quá trình biến đổi chung của mực nước biển trong vùng là rất đáng kể. Để xét nh hưởng của gió mùa lên biến động không triều của mực nước biển trong vùng ta ph i chọn hai tháng, một tháng đại diện cho mùa gió đông – bắc và một tháng đại diện cho mùa gió tây – nam. Giá trị trung bình năm biến động không triều trong hai tháng này là: vào tháng 1: từ 1 đến 14 cm và vào tháng 7: từ -6 đến –26 cm. Giá trị cực đại năm biến động không triều trong hai tháng này là: vào tháng 1: từ 9 đến 24 cm và vào tháng 7: từ -15 đến –35 cm. Ở đây, giá trị dương có nghĩa là gió mùa đông – bắc làm gia tăng mực nước biển còn giá trị âm có nghĩa là gió mùa tây – nam làm gi m mực nước biển. Trong đó, gió mùa tây – nam gây biến động mực nước biển mạnh hơn, về giá trị gấp kho ng hai lần. Mối tương quan giữa gió tốc độ và hướng và biến động mực nước biển không triều được biểu diễn bằng biểu thức 1 , Nguyễn Kim Vinh, 2009 : h = 1,382 W + 13,3 (1) Trong đó, [W]: m/s, [h]: cm. Với sai số tương đối trung bình là 2,5%. Giá trị sai ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CU A BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI DẢI VEN BỜ TI NH KHÁNH HOÀ, ... số tương đối trung bình này rất nhỏ chỉ đạt 2,5% , chứng tỏ trong năm 1983 thành phần biến động không triều chủ yếu là do gió tạo thành. Một cách tổng quát, quá trình biến động mực nước biển trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện đại ngày càng phức tạp đòi hỏi ph i tiến hành những đo đạc nghiên cứu toàn diện các quá trình thành tạo biến động đó. Kết qu tính toán và phân tích chuỗi số liệu mực nước từng giờ tại Nha Trang, từ năm 1976 đến năm 2008, cho thấy xu thế biến đổi mực nước biển với chu kì 5,7 năm. Từ 1976 đến 1992 mực nước theo xu thế gi m và từ 1993 đến 2008 mực nước tăng. Sự gia tăng mực nước và các quá trình động lực biển sẽ gây nhiều rủi ro cho các vùng bờ biển Khánh Hoà, đặc biệt nguy cơ xói lở sẽ tăng cao ở một số khu vực nhạy c m như vùng bờ Xuân Tự Vạn Ninh , đường Trần Phú ở Nha Trang và vùng Cam Lộc, Cam Phúc ở Cam Ranh. 2.1.3. Các hiện tượng thời tiết cực đoan 2.1.3.1. B o và áp thấp nhiệt đới Trong 50 năm gần đây 1960-2010 có kho ng gần 500 cơn b o hoạt động trên biển Đông. Trung bình hàng năm có kho ng 10,24 cơn b o và 2,24 cơn áp thấp nhiệt đới. Số năm nhiều b o ≥ 12 cơn chiếm tỉ lệ 27,5% và số năm ít b o ≤ 8 cơn c ng chiếm tỉ lệ 27,5%. Năm 1964 là năm nhiều b o nhất có đến 16 cơn, còn năm 1969 là năm ít b o nhất chỉ có 4 cơn b o. Vùng có mật độ hoạt động của b o và áp thấp nhiệt đới cao nhất là vùng 15oN- 22 o N và 110 o E -120 oE. Khu vực Nam Biển Đông từ 10oN trở xuống xích đạo mật độ hoạt động của b o thấp. Trung bình hàng năm có kho ng 5-6 cơn b o và 2-3 cơn áp thấp nhiệt đới nh hưởng đến Việt Nam. B o thường gây ra gió mạnh và mưa lớn, có nh hưởng lớn đến mọi hoạt động trên biển, ven biển và trong đất liền. Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hoà thì từ năm 1956 đến năm 2000 trung bình mỗi năm, Khánh Hoà chịu nh hưởng của kho ng 0,4 cơn b o. Các cơn b o được dự đoán sẽ đổ bộ vào Khánh Hoà trong những năm gần đây thường lệch hướng vào Nam hoặc tan ngay khi gần vào bờ. Tuy vậy, do địa hình sông suối có độ dốc cao nên khi có b o kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi đó sóng b o và triều dâng lại c n đường nước rút ra biển, nên thường gây ra l lụt. Trong những năm 1976-2000, có tất c chín cơn b o và một áp thấp nhiệt đới với tốc độ cấp VI-VII (39-61 km/g) chiếm 55%, lớn nhất cấp X 89-102 km/g) chiếm 12% đổ bộ vào Khánh Hoà. Thời gian gió mạnh từ cấp VI trở lên kéo dài trung bình 6-12 giờ. 2.1.3.2. L lụt L lụt lớn thường đi ngay sau mưa lớn, b o và áp thấp nhiệt đới. L tập trung rất nhanh về hạ lưu là những vùng tr ng, thấp, thoát l kém, gây lụt nhiều ngày. Ở Khánh Hoà, những vùng có nguy cơ và rủi ro cao do ngập lụt lớn là vùng Vạn Gi Vạn Ninh ) và vùng Ba Ngòi (Cam Ranh). 2.2. ề uất các giải pháp i n quan đến biến đổi khí hậu 2.2.1. Nhận thức về các giải pháp ứng xử Loài người đang ph i gấp rút gi i quyết những vấn đề có liên quan đến biến đổi khí hậu. Đây là một thách thức rất lớn. Trong vấn đề xác định, định hướng các gi i pháp, con người đang ph i đối mặt với những nhận thức có chiều hướng trái ngược nhau. Với tư duy khoa học tự nhiên, gi i pháp cho biến đổi khí hậu toàn cầu ph i được thiết kế trên nhận thức “Nguyên nhân và Hậu qu ”. Với nhận thức này thì “Thiệt hại khí hậu Tổn thương khí hậu x NGUYỄN TÁC AN - NGUYỄN KỲ PHÙNG - PHẠM NGUYỄN KIM TUYẾN Biến đổi khí hậu”. nghĩa của mối tương quan này chỉ rõ hậu qu tai hại do khí nhà kính gây ra tỉ lệ thuận với sự biến đổi khí hậu c ng như sự tổn thương của các hệ thống tương ứng, đặc biệt là các hệ sinh thái trong vùng nhiệt đới, các vùng cực và các ngành kinh tế phụ thuộc vào nước và chất lượng nước như nông nghiệp và du lịch. Nhận thức này cho phép loài người có thể đề xuất những định hướng có tính chiến lược. Trong trường hợp lí tưởng tai họa khí hậu không x y ra bằng không , nghĩa là sự tổn thương khí hậu hoặc là sự biến đổi khí hậu không x y ra. Như vậy, việc giới hạn tối đa sự biến đổi khí hậu phụ thuộc vào kh năng tổ chức triển khai các hoạt động ngăn ngừa hoặc làm gi m tối đa tổn