Đánh giá thực trạng biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại trường Trung cấp nghề Công Đoàn Việt Nam

Tóm tắt. Đảng và Nhà nước đã có chủ trương về XHHGD nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả GD-ĐT. Trường Trung cấp Nghề Công đoàn Việt Nam đã quán triệt về nhận thức trong CBQL, GV và nhân viên, tổ chức thực hiện chủ trương đó. Một số biện pháp quản lí công tác XHHGD&ĐT nghề đã được nhà trường đề ra và thực hiện đạt được một số kết quả, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định. Bài báo đã trình bày thực trạng đó, phân tích những nguyên nhân và đưa ra một số bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo nghề ở trường trong thời gian tới.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thực trạng biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại trường Trung cấp nghề Công Đoàn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 4, pp. 147-155 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM Nguyễn Thị Loan Trường Trung Cấp Nghề Công Đoàn Việt Nam E-mail: loan.vtv80@yahoo.com.vn Tóm tắt. Đảng và Nhà nước đã có chủ trương về XHHGD nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả GD-ĐT. Trường Trung cấp Nghề Công đoàn Việt Nam đã quán triệt về nhận thức trong CBQL, GV và nhân viên, tổ chức thực hiện chủ trương đó. Một số biện pháp quản lí công tác XHHGD&ĐT nghề đã được nhà trường đề ra và thực hiện đạt được một số kết quả, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định. Bài báo đã trình bày thực trạng đó, phân tích những nguyên nhân và đưa ra một số bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo nghề ở trường trong thời gian tới. 1. Đặt vấn đề Cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang phải đối mặt với sự bùng nổ về số lượng người nhập học trong khi mức ngân sách nhà nước cấp cho giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) có hạn. Do vậy, một trong những trong những giải pháp được được Đảng và Nhà nước quan tâm đặt ra là xã hội hóa GD&ĐT. Văn kiện Đại hội Đảng khóa IX của Đảng khẳng định: “Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục là huy động và tổ chức lực lượng của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để mọi người dân được hưởng thụ các thành quả do hoạt động giáo dục đem lại, tạo ra cho được phong trào mọi người học tập suốt đời, cả nước thành một xã hội học tập, đa dạng hóa các loại hình giáo dục đào tạo, đồng thời nâng cao vai trò định hướng, chỉ đạo và quản lý của nhà nước trong quá trình xã hội hóa đó”. Trường Trung cấp Nghề Công Đoàn Việt Nam tiền thân là Trung tâm hỗ trợ lao động nữ đoàn Đoàn Thị Điểm, được thành lập từ năm 1993. Đến nay Trường đã đào tạo và giới thiệu việc làm cho hàng chục nghìn người lao động với nhiều ngành đào tạo khác nhau. Quy mô trên 2000 học sinh. Với phương châm học đi đôi với hành, đào tạo gắn với lao động sản xuất, nhiều năm qua nhà trường đã phối hợp với Công đoàn ngành, Trung tâm giới thiệu việc làm các tỉnh phía Bắc để đào tạo và giới thiệu việc làm cho hàng nghìn học sinh, sinh viên. Vậy, thực trạng biện pháp 147 Nguyễn Thị Loan quản lý công tác xã hội hóa (XHH) GD&ĐT nghề trong những năm vừa qua của nhà trường như thế nào? đã phù hợp và đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới chưa? Đó là những vấn đề mà tác giả muốn trình bày trong bài viết này. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng nhận thức về công tác xã hội hóa GD&ĐT tại trường Trung cấp Nghề Công đoàn Việt Nam 2.1.1. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác XHHGD&ĐT Chúng tôi đã tiến hành khảo sát với 152 đối tượng và nhận được kết quả qua Bảng 1 và Biểu đồ 1. Bảng 1. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động XHHGD&ĐT Mức độ nhận thức Khách thể điều tra (152)2005 2006 2007 2008 2009 2010 Rất quan trọng 23 88,5% 65 75,5% 20 50% Quan trọng 3 11,5% 21 24,5% 14 35% Ít quan trọng 0 0 6 15% Biểu đồ 1. Thực trạng mức độ nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động XHGD - ĐT nghề Hầu hết các đối tượng khảo sát đều nhận thức rõ vai trò của công tác XH- HGD&ĐT nghề và xếp chúng ở vị trí quan trọng trong sự phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, đặc biệt CBQL giáo dục và giáo viên là những chủ thể của hoạt động. Còn đối tượng phụ huynh học sinh là người sống và làm việc ở những điều kiện khác nhau, song họ đều cho rằng XHHGD&ĐT cũng quan trọng góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục (85%) nhưng vẫn còn tới 15% cho là không quan trọng và họ hoàn 148 Đánh giá thực trạng biện pháp quản lí công tác xã hội hóa giáo dục... toàn dựa vào ngân sách nhà nước, không thấy được lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập cũng như sự hưởng lợi từ giáo dục cho tất cả mọi người. Có thể nói công tác XHHGD&ĐT nghề đã chiếm một vị trí nhất định trong ý thức của những người làm công tác giáo dục và cha mẹ học sinh. 2.1.2. Nhận thức mức độ quan trọng các mục tiêu chính của công tác XHH GD&ĐT nghề Bảng 2. Nhận thức mức độ quan trọng các mục tiêu chính của công tác XHHGD&ĐT nghề Mức độ STT Nội dung Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng SL % SL % SL % 1 Huy động toàn dân tham gia giáo dục 116 76,32 26 117,11 10 6,57 2 Tăng cường cơ hội học tập cho HS có hoàn cảnh khó khăn 118 79,5 34 20,4 3 Tận dụng mọi điều kiện sẵn có (CSVC, di tích lịch sử) để phục vụ giáo dục 116 76,32 28 18,42 8 5,26 4 Tổ chức tốt mối quan hệ: gia đình - nhà trường- xã hội 116 76,32 26 17,11 10 6,57 5 Phát huy vai trò trách nhiệm của nhà trường trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 90 59,21 46 30,26 16 10,53 6 Mọi người đều được hưởng lợi từ giáo dục 118 77,63 20 13,16 14 9,21 7 Giảm bớt ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục 36 23,68 46 30,26 70 46,05 8 Thực hiện mục tiêu GD&ĐT con người đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH đất nước 126 82,89 22 14,45 4 2,63 149 Nguyễn Thị Loan Nhìn chung các đối tượng nghiên cứu đã hiểu được vai trò, ý nghĩa của công tác XHHGD&ĐT nghề trong sự phát triển của giáo dục, nhận thức được mục tiêu quan trọng của XHHGD&ĐT nghề. Song, bên cạnh đó vẫn còn có một số lượng không nhỏ ý kiến hiểu sai về mục tiêu của XHHGD, vì họ cho rằng XHHGD&ĐT nghề là để giảm bớt ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo (23,68%), đồng thời huy động sức dân đầu tư cho giáo dục hoặc không nhìn thấy đầy đủ sự hưởng lợi từ giáo dục cho mọi người. Riêng đối với CBQL giáo dục và giáo viên, mức độ nhận thức thường cao hơn, do được kịp thời quán triệt các chủ trương, chính sách và các văn bản hướng dẫn về XHHGD&ĐT. Do vậy mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường phải là một tuyên truyền viên trong phong trào XHHGD của địa phương. 2.1.3. Thực trạng biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục - đào tạo ở Trường Trung cấp nghề công đoàn Việt Nam Nhận thức về tầm quan trọng của các biện pháp quản lý XHHGD Để tìm hiểu vấn đề này, đề tài đã tiến hành điều tra trên 150 CBQL, GV và nhân viên của trường Trung cấp nghề Công đoàn Việt Nam. Cách tính điểm trung bình: mức độ quan trọng: 3điểm; bình thường: 2điểm; không quan trọng: 1điểm. Bảng 3. Nhận thức tầm quan trọng của các biện pháp quản lí công tác XHHGD&ĐT nghề STT Các biện pháp Mức độ nhận thức Kết quả chungQuan trọng Bình thường Không quan trọng ∑ X Thứ bậc 1 Quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo nghề 140/150 10/150 440 2,93 3 2 Tổ chức các hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân. 145/150 5/150 445 2,96 1 3 Vận động các tổ chức cho các cấp chính quyền, đoàn thể xã hội và nhân dân tham gia bằng nhiều hình thức chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo nghề. 125/150 25/150 425 2,83 4 150 Đánh giá thực trạng biện pháp quản lí công tác xã hội hóa giáo dục... 4 Tiếp tục đa dạng hóa các loại hình đào tạo và tăng cường các biện pháp quản lý liên kết đào tạo ngoài trường. 100/150 32/150 18/150 382 2,55 5 5 Xây dựng quy chế và tham gia quản lý quỹ XHHGD-ĐT nghề 144/50 6/150 444 2,96 2 Mức độ trung bình về tầm quan trọng của tất cả các biện pháp quản lý công tác XHHGD&ĐT nghề X = 2,82 là mức độ cao. Trong đó: 100% CBQL giáo dục, giáo viên và nhân viên có nhận thức đúng đắn về vai trò của các biện pháp quản lý XHHGD&ĐT nghề. Điều này chứng tỏ các biện pháp quản lý XHHGD-ĐT nghề đưa ra là những biện pháp có ý nghĩa. 2.2. Đánh giá thực trạng biện pháp quản lý công tác XHHGD&ĐT tại trường Trung cấp nghề Công đoàn Việt Nam 2.2.1. Những ưu điểm Cùng với nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh sự phát triển của GD - ĐT nghề, tăng cường các biện pháp chỉ đạo, tổ chức và quản lý XHHGD, những năm qua Trường Trung cấp nghề Công đoàn Việt Nam liên tục đạt nhiều thành tích nổi bật: Cơ sở vật chất được tăng cường; công tác tài chính được nhà trường thực hiện nghiêm túc; được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng cục Dạy nghề ghi nhận, tặng thưởng nhiều Bằng khen. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong GD”. XHHGD đã góp phần tích cực thực hiện mục tiêu phát triển số lượng, quy mô, loại hình đào tạo học sinh các ngành học. Phong trào toàn dân tham gia học tập, xây dựng - một xã hội học tập được nhân dân, các tổ chức hưởng ứng mạnh mẽ đã góp phần quan trọng vào việc phát triển số lượng học sinh. Trong 5 năm gần đây, quy mô, loại hình đào tạo không ngừng được mở rộng, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của nhân dân và học sinh. Đến nay, toàn trường có 8 chuyên ngành đào tạo, có 102 CBCNV - GV với trên 50 lớp, trong đó có 8 lớp đào tạo trình độ đại học (đào tạo theo địa chỉ sử dụng của Tổng liên đoàn) và nhiều lớp nghề, tập huấn ngắn hạn. Hàng năm huy động trên 2000 học sinh từ bậc trung học đến đại học. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ đạt chuẩn 100%. Công tác XHHGD nghề nghiệp được đẩy mạnh, huy động được nhân dân và các ban ngành, đoàn thể, các đơn vị trên địa bàn, trong hệ thống công đoàn tích cực tham gia. XHHGD nghề góp phần thực hiện mục tiêu đa dạng hóa đào tạo và mở rộng liên kết đào tạo, làm chuyển biến tích cực chất lượng GD toàn diện. Sự chuyển biến nhận thức từ các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể 151 Nguyễn Thị Loan đến các tổ chức kinh tế đến từng cá nhân và cả cộng đồng về GD-ĐT nghề nghiệp có ý nghĩa quyết định đến phong trào và kết quả của GD Nhà trường. Cùng với các nhà QLGD và đội ngũ giáo viên, cả xã hội đã có chung một tiếng nói “GD-ĐT là quốc sách hàng đầu... đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” nên GD thực sự được nhân dân ủng hộ. Phương châm của Đảng là “nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục” đã trở thành phong trào quần chúng ở Trường Trung cấp nghề Công đoàn Việt Nam nói riêng và cả nước nói chung. 2.2.2. Hạn chế và tồn tại - Bản chất của XHHGD là vận động, nên chưa có cơ chế, chưa có phương pháp chung. Nơi nào biết làm, được các tổ chức và nhân dân ủng hộ thì XHH phát huy được tác dụng tốt, nơi nào cấp ủy và chính quyền ít quan tâm thì sự nghiệp GD chỉ bó hẹp trong trách nhiệm của ngành GD và đương nhiên là hiệu quả GD thấp. - Sự phối hợp ba môi trường GD: gia đình - nhà trường - xã hội tuy đã được quan tâm song chưa thường xuyên, còn biểu hiện hình thức. Vai trò của gia đình chưa được phát huy đầy đủ. Cá biệt có Ban đại diện cha mẹ học sinh và nhà trường còn vi phạm quy định các khoản thu đối với học sinh, gây bất bình trong nhân dân. - Còn không ít cán bộ và nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về bản chất của XHH và cho rằng nội dung cốt lõi của XHH là huy động tiền của trong nhân dân để giảm bớt ngân sách của Nhà nước cho GD-ĐT. Vì thế XHH được hiểu là chuyển gánh nặng từ vai nhà nước sang nhân dân, thậm chí còn hiểu XHH là “phi Nhà nước hóa”, là chuyển cho xã hội tự lo liệu... Nhiều người còn nhận thức XHH đồng nghĩa với việc thu tiền của nhân dân làm nảy sinh tâm lý “sợ hãi” trong nhân dân mỗi khi nghe nói tới “xã hội hóa”. - Một số người còn nhận thức rằng XHH có nghĩa là “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Thật ra, “nhà nước và nhân dân cùng làm” chưa nói hết bản chất của XHH. XHH chính là chủ trương liên quan đến đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế bao cấp, coi trọng biện pháp tự quản của xã hội dưới sự chỉ đạo và quản lý thống nhất của Nhà nước. Mối quan hệ giữa nhân dân và Nhà nước trong khi thực hiện XHH hết sức đa dạng, trong đó Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo và quản lý thống nhất, chứ không chỉ đơn giản là “cùng làm”. - Trong quá trình thực hiện XHH, một số người thường quá nhấn mạnh việc đa dạng hóa các hình thức hoạt động trong lĩnh vực GD-ĐT nghề. Đành rằng, đa dạng hóa là một phương thức quan trọng để thực hiện xã hội hóa, tạo ra nhiều cơ hội để mỗi người tùy theo hoàn cảnh của mình mà tham gia phát triển GD-ĐT, nhưng nếu không xuất phát từ nhu cầu xã hội, từ điều kiện KT-XH ở mỗi địa phương và cả năng lực quản lý của ngành thì dễ dẫn đến tình trạng đa dạng hóa một cách tùy tiện, mạnh ai nấy làm, không kiểm soát được và có thể dẫn điến hậu quả nghiêm trọng. - Quy mô GD của nhà trường chưa cân đối. Tình trạng nặng về dạy lý thuyết, nhẹ về dạy thực hành đã dẫn tới chất lượng GD toàn diện chuyển biến chậm. Phát triển nghề nghiệp chưa cân đối với phát triển của xã hội, quy mô nhỏ bé so với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động trong quá trình công nghiệp hóa. Cơ sở vật chất kỹ 152 Đánh giá thực trạng biện pháp quản lí công tác xã hội hóa giáo dục... thuật của Nhà trường phục vụ dạy nghề còn thiếu và lạc hậu. - Sự phối hợp liên ngành trong hoạt động GD nhìn chung còn lỏng lẻo, mang tính mùa vụ. Hoạt động của một số ngành còn có xu hướng khép kín, biệt lập, nhất là trong việc triển khai chương trình dự án, dẫn đến tình trạng mất cân đối, thiếu đồng bộ trong quy hoạch. Ngay cả trong quy hoạch phát triển đô thị, nhiều khi người ta dễ dàng quên đi việc quy hoạch phát triển mạng lưới trường học. Một số tổ chức chính trị xã hội ở địa phương chưa thật tích cực tham gia hoạt động GD theo chức năng của mình; việc phát huy dân chủ trong thực hiện XHHGD nghề ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến những sai phạm trong quản lý. - Quy định về nghĩa vụ đóng góp của các doanh nghiệp cho GD-ĐT còn nhiều hạn chế, thiếu cơ chế vận hành; Nhà trường nhiều năm nay có chủ trương xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển GD nghề thông qua hình thức đóng góp của cán bộ - công nhân viên chức, giáo viên toàn trường mỗi người hai ngày lương một năm. Tất cả những quy định này được thực hiện chưa đồng bộ, thiếu cơ chế quản lý, sử dụng do vậy phần lớn mới dừng lại ở “chủ trương”, còn trên thực tế sự “vào cuộc” của các doanh nghiệp và cá nhân rất hạn chế. - XHHGD nghề vận động theo cơ chế “mềm” và nó sự chịu sự chi phối rất lớn của yếu tố truyền thống, phong tục, tập quán cùng với điều kiện KT-XH cụ thể. Thế nhưng một số bộ phận lại triển khai XHH theo hướng áp đặt, không coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, không phát huy tính dân chủ nên dẫn đến những phản ứng gay gắt trong học sinh và nhân dân. - Công tác tổng kết kinh nghiệm và nhân điển hình XHHGD chưa được quan tâm đúng mức, nhiều tấm gương tập thể và cá nhân chưa được phát hiện, biểu dương kịp thời. 2.2.3. Nguyên nhân - Nguyên nhân chủ quan: Cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường chưa đưa ra được những giải pháp tổ chức phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội, của nhân dân và mỗi gia đình trong việc thực hiện trách nhiệm xây dựng môi trường giáo dục, quản lý, chăm sóc, giáo dục con em và xây dựng cơ sở vật chất trường học. Hội đồng Sư phạm nhà trường chưa thực sự phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, hiệu quả công tác tham mưu, đề xuất hạn chế nên ở một số bộ phận chưa tổ chức vận động được các lực lượng xã hội và nhân dân tham gia xây dựng môi trường GD nghề lành mạnh và xây dựng cơ sở vật chất trường học. Vai trò của các tổ chức đoàn thể còn hạn chế, thiếu chủ động, chưa có sự phối, kết hợp chặt chẽ và đồng bộ với địa phương sở tại và hệ thống công đoàn ngành địa phương; còn một bộ phận cán bộ QLGD năng lực yếu, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, chất lượng GD-ĐT nghề trong nhà trường. Về phía GV, HS chưa thực sự tích cực, sáng tạo trong giảng dạy và học tập, rèn luyện; chưa nhận thức đầy đủ về chủ trương XHH GD-ĐT, nên thiếu tích cực trong phối hợp thực hiện. 153 Nguyễn Thị Loan - Nguyên nhân khách quan: Ngân sách dành cho GD-ĐT dạy nghề đã được tăng cường, song trên 82% ngân sách phải dùng chi trả lương, các khoản phụ cấp, học bổng. Phần còn lại chưa thể nhanh chóng làm thay đổi các điều kiện phát triển GD nghề. Đời sống nhân dân lao động nói chung tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn khó khăn, nên khả năng huy động sự đóng góp của nhân dân xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Trường học còn hạn chế. Nhận thức của nhân dân về quyền lợi học tập, về lợi ích GD nghề được nâng lên, song nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với GD nghề có mặt còn hạn chế, ảnh hưởng đến sức mạnh toàn dân chăm lo đầu tư cho GD và quá trình thực hiện chủ trương XHHGD dạy nghề. 2.3. Những bài học từ thực tiễn quản lý công tác XHHGD&ĐT nghề ở Trường Trung cấp nghề công đoàn Việt Nam Thứ nhất, cấp ủy Đảng, Ban Giám hiệu phải thực sự trở thành nòng cốt, tập trung chỉ đạo, quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về XHHGD-ĐT nghề, cụ thể hóa thành chính sách giúp cho việc triển khai thực hiện có kết quả; huy động và quy tụ các nguồn lực xã hội tham gia phát triển GD- ĐT nghề. Thứ hai, tăng cường sự phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các ngành, các cấp, địa phương trong việc tham gia xây dựng, phát triển sự nghiệp GD- ĐT bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng; tích cực vận động các tổ chức chính quyền, đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân ủng hộ tài chính cho GD- ĐT, nhằm đầu tư nhanh cơ sở vật chất, trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình đào tạo. Thứ ba, coi trọng vai trò chủ động của ngành GD - ĐT, đặc biệt vai trò của cơ quan quản lý GD - ĐT. Các cấp QLGD phải gắn chức năng quản lý Nhà nước với vai trò chủ động trong tham mưu, đề xuất và phối, kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể để thực hiện có hiệu quả công tác XHHGD. Đặc biệt, các cơ sở GD, các nhà trường phải làm nòng cốt trong mối quan hệ gia đình - nhà trường - xã hội, là chiếc cầu nối vững chắc giữa gia đình và xã hội, nhất là trong điều kiện nhiều mặt trái của cơ chế thị trường có thể tác động đến học đường như hiện nay. Thứ tư, phát huy vai trò của Hội khuyến học các cấp trong quá trình thực hiện chủ trương XHHGD, nhất là vai trò tư vấn GD của Hội. Thứ năm, chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của nhân dân và cộng đồng về vai trò của GD - ĐT trong tiến trình xây dựng và phát triển KT-XH của đất nước. 3. Kết luận Đảng và Nhà nước đã có chủ trương về XHHGD nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả GD-ĐT. Trường Trung cấp Nghề Công đoàn Việt Nam đã quán triệt 154 Đánh giá thực trạng biện pháp quản lí công tác xã hội hóa giáo dục... về nhận thức trong CBQL, GV và nhân viên, tổ chức thực hiện chủ trương đó. Một số biện pháp quản lí công tác XHHGD&ĐT nghề đã được nhà trường đề ra và thực hiện đạt được 1 số kết quả, tuy nhiên vần còn những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, những bài học kinh nghiệm này sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo nghề ở trường cho thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Khắc Hưng, 2004. Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2] Phạm Minh Hạc, 1997. Xã hội hoá công tác GDĐT. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [3] Đặng Xuân Hải, 2004. Vai trò của cộng đồng – xã hội trong GD và QLGD. Trường CBQL GD-ĐT TƯ I, Hà Nội. [4] Vũ Tấn Quang (chủ biên), 2011. Xã hội hoá giáo dục. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. ABSTRACT Reviews management measures of the work of socialization of education and training in Vietnam Trade Union Vocational Training School The Vietnam Communist Party and the State of the Socialist Republic of Vietnam have a policy on educational socialization in order to enhance the quality and effect of training education. Vietnam Trade Union Vocational Training School is fully aware of the understanding in managerial staff, teachers and staff for organizing that policy. Some management measures of the work of socialization of education and training are set forth and implemented, achieving minor results; however, there is still the existence of many shortcomings. The article refers to that real situation, analyzing the causes and bringing out some lessons in the experience, aiming at improving the quality of management of socialization of vocational education and training in schools for the future. 155
Tài liệu liên quan