Khi phần lớn nhà báo vào nghề tay ngang thì đến bao giờ những
giá trị đạo đức nghề báo mới thực sự hiện hình thành từng trang
báo? Phải chăng chuyên nghiệp hóa chỉ là chuyện lý thuyết? " - ý
kiến của tác giả Nguyễn Đức An trong phần cuối cùng của bài
viết: "Báo chí VN, đường đến chuyên nghiệp còn xa"
12 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đạo lý nghề và trào lưu nhà báo salon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo lý nghề và trào
lưu nhà báo salon
"Khi phần lớn nhà báo vào nghề tay ngang thì đến bao giờ những
giá trị đạo đức nghề báo mới thực sự hiện hình thành từng trang
báo? Phải chăng chuyên nghiệp hóa chỉ là chuyện lý thuyết? " - ý
kiến của tác giả Nguyễn Đức An trong phần cuối cùng của bài
viết: "Báo chí VN, đường đến chuyên nghiệp còn xa"
Trào lưu nhà báo salon đang phát triển mạnh ở VN (Nguồn: itsvn)
“Mờ ảo” đạo lý nghề nghiệp
Vì sở hữu một hệ thống kiến thức chuyên dụng, nhà chuyên
nghiệp thường được làm việc độc lập và tự do quyết định sản
phẩm/dịch vụ mình làm ra.
Trong nghề báo, tính tự quyết này không tuyệt đối (như ông bác
sĩ xét bệnh) vì sản phẩm cuối cùng là kết quả lao đông tập thể.
Nhưng vai trò cá nhân trong từng công đoạn, nhất là trong khai
thác dữ kiện và viết, đều tương đối độc lập.
Để sự tự quyết này không bị lạm dụng và làm tổn hại lợi ích công
chúng, cần một quy chế đạo lý chi phối nó, nhằm giúp nhà
chuyên nghiệp luôn ý thức rằng: Quyền lực họ đang có chính là
do cộng đồng ban cho để họ hành nghề tốt, chứ không phải để
phục vụ cho một cá nhân nào.
Quy chế đạo lý là hệ thống lý luận đạo đức để nhà chuyên nghiệp
áp dụng trong khi hành nghề (chứ không phải đạo đức thông
thường kiểu như hiền lành, thương người).
Đạo đức nghề nghiệp lắm khi xung đột với đạo đức thông
thường. Chẳng hạn, một công chức nghèo đang cần tiền gấp để
lo chuyện học hành cho con phải làm sao khi đứng trước một bì
thư “bồi dưỡng” (cho xong việc) từ đối tượng đang có vấn đề?
Đây là một lý do để nhà báo chuyên nghiệp thường được trả
lương hậu, ít nhất là có thể sống tương đối thoải mái về tài chính.
Sự phán xét đạo đức báo chí tùy tình huống và cá nhân nhưng
đều dựa trên những nguyên tắc chung với những giá trị như
khách quan, trung thực, công bằng, tôn trọng đời tư, tránh xung
đột lợi ích
Xin nói ngay rằng những giá trị này nghe qua ai cũng biết, kể cả
người ngoài nghề báo. Nhưng thực tế không đơn giản vậy. Ngay
cả khái niệm “khách quan” tồn tại và đươc nghiên cứu hàng thế
kỷ nay nhưng vẫn còn là điểm tranh cãi trong giới báo chí và học
thuật quốc tế.
Nhưng có những bộ công cụ tư duy hữu hiệu và thực tế để nhà
báo áp dụng nguyên tắc đạo đức vào công việc. Đạo lý hiện hữu
như những phần không thể tách rời trong kỹ thuật nghiệp vụ.
Chẳng hạn, tính công bằng có thể được hiện thực hóa bằng cách
cân bằng các quan điểm khác nhau liên quan đến vấn đề trong
bản tin hay bài viết.
Để có hiệu lực, hệ thống lý luận đạo đức phải nằm ngay trong
tiềm thức từng nhà báo, tức thấm nhuần trong từng hành vi tác
nghiệp mà người thực hiện có vẻ như không để ý đến. Muốn thế,
nhà báo vào nghề phải được trang bị cơ sở lý luận này qua giáo
dục và qua việc liên tục được nhắc nhở trong một mội trường làm
việc lấy đạo lý làm nền tảng cho thành công.
Tôi không có ý nói những chuẩn mực trên không tồn tại ở VN.
Nhưng phần lớn nhà báo vào nghề “tay ngang”, các quy trình đào
tạo tòa soạn chỉ chú trọng khai thác thì đến bao giờ những giá trị
đạo đức nghề nghiệp mới thực sự hiện hình thành từng trang
báo?
Thế cho nên mới có trào lưu nhà báo salon, chuyên đi cóp báo
bạn, thậm chí bịa thêm chi tiết, để làm bài cho mình. Bì thư họp
báo đã trở nên như không phải là chuyện lớn; báo chí lẫn lộn với
PR; nhà báo móc quảng cáo, viết theo đơn đặt hàng.
Trong một nền báo chí chuyên nghiệp, chỉ cần một hai trường
hợp như vậy là đủ gây xì căng đan và sốc cho xã hội. Gần đây,
xuất hiện một hình thức quảng cáo trá hình dưới dạng tin bài.
Đó chỉ là những biểu hiện bề mặt. Còn những hậu quả vô hình
nằm trong từng chi tiết, từng câu chữ, từng cách bố cục mỗi bài
báo. Giả sử có một nghiên cứu nào đó tổng kết tỉ lệ các bản tin
được trình bày với nhiều quan điểm khác nhau, tôi nghĩ kết quả
sẽ không vui như ta mong đợi.
Ngay cả chuyện các báo liên kết với doanh nghiệp thực hiện các
chương trình xã hội, dù là một đặc trưng rất Việt Nam, nhưng đã
có cơ sở nào rạch ròi để vượt qua những xung đột lợi ích có thể
nảy sinh, chẳng hạn khi doanh nghiệp đối tác “có vấn đề”?
Điều đó càng trở nên cấp thiết hơn trong thời đại kỹ thuật số, khi
mà kỹ nghệ cho phép tạo ra những sự thật trò đùa như thật, như
chuyện anh chàng thường dân Mỹ Nick Berg làm cả thế giới bàng
hoàng với một đoạn phim tự tạo qua máy tính cảnh mình bị
khủng bố chặt đầu.
Với báo chí, nếu không dựa trên đạo lý nghề vững chắc, sự cám
dỗ từ những công nghệ này không phải là không đáng lưu tâm.
Chuyên nghiệp hóa như trụ cột phát triển cho báo chí
Chuyên nghiệp hóa không chỉ là vấn đề nguyên tắc hay lý tưởng
mà rất thực tế, bởi đó là nền tảng cho báo chí phát triển và phát
triển bền vững.
Chẳng hạn, hiểu công chúng không chỉ giúp xây dựng chiến lược
phát triển số người nghe/xem mà còn để biết ai đang xem, nghe,
đọc gì và “bán” những sự chú ý này cho các nhà quảng cáo.
Xử lý thông tin ngay tại nơi diễn ra sự việc (Nguồn: vnu.edu)
Nhưng cũng xin nói ngay là khái niệm vì công chúng không đồng
nghĩa với thị trường, sát cánh cùng ước muốn của bạn đọc không
đồng nghĩa với chạy theo thị hiếu bằng những tin giật gân, câu
khách.
Cũng vậy, một bản tin trình bày nhiều quan điểm khác nhau chắc
chắn sẽ sinh động, đáng tin và vì thế “bán chạy” hơn một tin tóm
lược vài ba ý từ một phía nào đó.
Áp dụng triệt để giá trị nghề nghiệp, suy cho cùng, là một trụ cột
cho sự tồn vong và phát triển. Những tờ báo lớn và uy tín nhất
VN hiện nay nằm ở chữ tín trong lòng bạn đọc, ở sự mạnh bạo
chuyên nghiệp hóa dần để xả thân thực hiện trách nhiệm trong
việc thông tin và làm diễn đàn cho công chúng cũng như trong
cuộc chiến chống tham nhũng và tiêu cực
Dĩ nhiên, chuyên nghiệp hóa không phải là chuyên ngày một
ngày hai mà kéo dài hàng thập kỷ, đòi hỏi những nỗ lực đồng loạt
và sự đồng thuận trong một nghị trình cấp quốc gia giữa giới
quản lý, giới trong nghề và giới giáo dục báo chí.
Nhưng vấn đề cần được quan tâm gấp trước khi quá muộn. Công
nghệ thông tin hiện đại đang tạo ra một trào lưu nhà báo công
dân đang lan rộng khắp thế giới.
Điển hình là vụ giới blogger Mỹ phát hiện nhà báo kỳ cựu Dan
Rather sử dụng một tài liệu giả mạo mà không kiểm tra trong một
phim tài liệu về TT Bush trên đài CBS (buộc ông này phải từ chức
và nghỉ hưu trong cay đắng), hay vụ một fan âm nhạc Việt lên
mạng điều tra ra Bảo Chấn copy nhạc Nhật.
Khi những người dân bình thường xưa nay chỉ biết nhận tin, nay
được trang bị đầy đủ những phương tiện sản xuất, trở thành một
nguồn thông tin khổng lồ mới thì báo chí chính thống lại càng
phải tự nổi bật lên bằng những giá trị chuyên nghiệp ít thấy trong
báo chí công dân.
Đó là ở năng lực vượt trội trong việc khai thác, điều tra và thể
hiện thông tin chính xác và kịp thời với hiệu quả truyền thông tối
ưu, ở sự công mình, vô tư, trung thực, khách quan trong từng
dòng tin bài.
Chuyên nghiệp hóa cũng đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết
bởi trong cuộc chơi toàn cầu mà thông tin là sự sống còn, dân ta
cần thông tin chuyên nghiệp để ra quyết định. Cũng đã đến lúc
báo chí ta sẽ “mang tin đi rắc xứ người”.
Và để những thông điệp VN đó hiệu quả, điều đầu tiên là chấp
nhận những chuẩn mực quốc tế. Nhìn sang Singapore và sự
chuyển mình gần đây trong nền báo chí Trung Quốc, chúng ta sẽ
học được nhiều trong vấn đề này.
Cho nên, vì cái nghề mình đang hết lòng và tự hào phụng sự, tôi
phải viết bài này, dù biết mình rất có khả năng phải “chịu trận”.