Đào tạo theo học chế tín chỉ: Khó khăn và giải pháp

Tóm tắt: Đào tạo theo học chế tín chỉ là một xu thế tất yếu của các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, quá trình thực hiện hình thức đào tạo này còn gặp nhiều khó khăn rất lớn, cả về chương trình đào tạo, cách thức quản lý, phương pháp dạy và học, cả về cơ sở vật chất. Không nhận thức đầy đủ về đào tạo theo học chế tín chỉ, không đề ra các giải pháp khắc phục kịp thời những bất cập này, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân cả hiện tại lẫn trong tương lai lâu dài.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo theo học chế tín chỉ: Khó khăn và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 103Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 1. Thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ là xu thế tất yếu Với thế giới, phương thức đào tạo tín chỉ ra đời từ năm 1872 tại Đại học Harvard (Hoa Kỳ). Sau đó, hệ thống đào tạo này đã lan sang nhiều nước trên thế giới, lúc đầu là ở Bắc Mỹ, Châu Âu và các châu lục khác. Tại Chấu Á đào tạo theo tín chỉ đã được áp dụng ở Nhật Bản, Philippines, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và Trung Quốc, Đối với Việt Nam, ngày 15 tháng 8 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (gọi tắt là Quy chế 43), có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 8 năm 2007. Tiếp đó, ngày 27 tháng 12 năm 2012, Bộ có Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT (gọi tắt là Quy chế 57) sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế 43, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2013. Sau đó, ngày 15 tháng 5 năm 2014, Bộ lại ban hành văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT về Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Như vậy, Bộ đã quyết liệt chỉ đạo, yêu cầu các trường đại học, cao đẳng cần phải thực hiện quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Thưc tế ở Việt Nam, hệ thống tín chỉ đã được áp dụng vào việc đào tạo ở bậc đại học từ trước 1975. Đó là Viện Đại học Cần Thơ đã từng áp dụng hệ thống tín chỉ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ: KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP TS. Tống Duy Tình * Tóm tắt: Đào tạo theo học chế tín chỉ là một xu thế tất yếu của các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, quá trình thực hiện hình thức đào tạo này còn gặp nhiều khó khăn rất lớn, cả về chương trình đào tạo, cách thức quản lý, phương pháp dạy và học, cả về cơ sở vật chất. Không nhận thức đầy đủ về đào tạo theo học chế tín chỉ, không đề ra các giải pháp khắc phục kịp thời những bất cập này, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân cả hiện tại lẫn trong tương lai lâu dài. Từ khóa: Tín chỉ, học chế tín chỉ, xu thế tất yếu, khó khăn, giải pháp. Abstract: Credit-based training is an inevitable trend of Vietnamese universities and colleges at present time, in the implementation of this training mode, however, there have arisen a lot of great difficulties in both training programmes, management, teaching and learning methods and facilities. If the credit-based training is not fully aware of and if timely solutions to these inadequacies are not proposed, the training quality of the national education system at present and in the long-term future will be negatively influenced. Keywords: credit, credit-based training, inevitable trend, difficulty, solutions * Phó Chủ nhiệm khoa Quản lý Nhà nước – Trường ĐH KD&CN Hà Nội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội 104Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 trong các Đại học Văn khoa, Đại học Luật khoa và Đại học Khoa học. Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ban hành đền nay đã gần hai thập kỷ thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ, nhưng vẫn còn nhiều trường đại học, cao đẳng ở giai đoạn thí điểm; hầu hết các trường chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ vẫn gặp nhiều khó khăn, bất cập Nhưng dù sao thì các trường cũng đã từng bước tìm tòi, nghiên cứu các giải pháp để thực hiện và đang dần khẳng định tính ưu việt của đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã xác định đào tạo theo học chế tín chỉ là xu thế tất yếu, nên đã triển khai thực hiện. Song, cũng như các trường khác bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, cả với người học, người dạy, cả với cách quản lý của nhà trường. Do vậy, Ban Giám hiệu đã yêu cầu các đơn vị chủ động học hỏi kinh nghiệm, tổ chức hội thảo khoa học nhằm tìm các giải pháp thích hợp nhất, phù hợp nhất với điều kiện chung của nhà trường và điều kiện đặc thù của mỗi đơn vị, nhanh chóng hoàn thiện quy trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ như Bộ đã quy định và cũng là thực hiện mong muốn của GS. Hiệu trưởng nhà trường trong nhiều năm nay. 2. Nhận thức về tín chỉ, học chế tín chỉ Hệ thống tín chỉ xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở Mỹ với hai xu hướng phát triển: (i) Xu hướng hệ thống môn học tự chọn và (ii) Xu hướng phân nhánh, mở rộng những khả năng vào trường đại học, cao đẳng. Đào tạo hay dạy học diễn ra theo một quá trình {Bối cảnh (Context) - Đầu vào (Input) - Quá trình (Process) - Đầu ra (Outcome)} là một trong các mô hình điển hình về quá trình đào tạo của trường đại học. Tín chỉ (TC) là đơn vị dùng để đo lường kết quả học tập và tiến bộ của sinh viên. Mặc dù, hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về tín chỉ, nhưng khái quát, tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30-45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45-90 giờ thực tập tại cơ sở; 45-60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Đặc điểm cơ bản của đào tạo theo hệ thống tín chỉ là mềm dẻo, chủ động trong tiến độ, đa dạng trong cách dạy và học, liên thông trong tích lũy nội dung kiến thức, thuận lợi trong điều chỉnh, lựa chọn chương trình theo các nhu cầu học tập cá nhân,... Vì vậy, thực hiện chuyển đổi chương trình nhằm mục đích đáp ứng chuẩn đầu ra, bởi nó đáp ứng về thiết kế chương trình đào tạo và xây dựng đề cương chi tiết học phần. Nó thể hiện da dạng hóa hình thức tổ chức dạy học: phần dạy học trên lớp lý thuyết; Phần sinh viên tự học, tự nghiên cứu (ngoài giờ lên lớp). Giờ tự học, tự nghiên cứu; Dạy học bằng chính những hoạt động học tập của người học; Dạy học cá thể hoá trong hoạt động hợp tác của người dạy - người học và giữa những người học với nhau; Dạy học thông qua việc phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học; Dạy học thông qua việc đánh giá và tự đánh giá của người dạy và người học. Kết quả cuối cùng của sự chuyển đổi dẫn đến những sự thay đổi căn bản trong nhà trường hiện nay về thiết kế, tổ chức và quản lý quá trình đào tạo. Đáp ứng cho cả ba chủ thể: người học, người dạy và nhà quản lý nhằm hướng đến cùng một đích thực thi quá trình dạy và học một cách hiệu quả. Học chế tín chỉ (HCTC) là hình thức đào tạo đào tạo theo tín chỉ (học phần). HCTC là cá thể hóa việc học tập trong Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 105Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 một nền giáo dục bậc cao cho số đông và triết lý làm nền tảng cho học chế tín chỉ là “giáo dục hướng về người học” và “giáo dục đại học đại chúng”. Các hình thức tổ chức giờ tín chỉ bao gồm: dạy - học trên lớp; dạy - học trong phòng thí nghiệm, studio, hiện trường,...; làm thí nghiệm, thực hành, thực tập, điền dã (dạy - học thực hành, thực tập); dạy - học ngoài lớp, ngoài phòng thí nghiệm,... Đào tạo theo HCTC là thực hiện chuyển quyền quyết định mục đích đào tạo cũng như lựa chọn các môn học và cả kế hoạch học tập từ nhà trường cho sinh viên trong điều kiện quy định công khai số lượng và cấu trúc các môn học. Những đặc tính quan trọng nhất của đào tạo theo HCTC là: tính liên thông; tính chủ động; tính khoa học; tính thực tiễn, linh hoạt. Tính ưu việt đào tạo theo tín chỉ. Đặc điểm của đào tạo theo HCTC của trường đại học, cao đẳng đó là áp dụng chương trình đào tạo theo hướng tích lũy tín chỉ; Lập kế hoạch và tổ chức đào tạo lấy sinh viên làm trọng tâm; Tăng cường tính tự học của sinh viên; Phát huy vai trò quan trọng của đội ngũ cố vấn học tập; Kiểm tra đánh giá theo quá trình học tập của sinh viên, Đó là thể hiện tính linh hoạt, tính chủ động sáng tạo của người học, tính tích cực của phương pháp giảng dạy, tính liên thông giữa các trường, các ngành đào tạo có liên quan và tính sáng tạo trong kiểm tra đánh giá học tập. Như vậy, ưu thế của đào tạo theo tín chỉ được khẳng định: - Kết quả học tập của người học được tính theo quá trình tích luỹ từng học phần mà không phải tính theo năm học, do vậy, nếu hỏng một học phần nào đó không cản trở quá trình học tiếp của sinh viên, mà chỉ học lại các học phần không đạt yêu cầu mà không phải “lưu ban” như trong đào tạo theo niên chế. Vì vậy, đào tạo theo đào tạo theo HCTC có chi phí thấp và hiệu quả cao hơn; - Đào tạo theo hệ thống tín chỉ tạo điều kiện cho sinh viên năng động hơn, khả năng thích ứng tốt hơn với những biến đổi nhanh chóng của cuộc sống xã hội hiện đại. Bởi vì người học được chủ động xây dựng cho mình một kế hoạch học tập thích hợp, có hiệu quả cao nhất cho bản thân, mà không thụ động như học theo niên chế; - Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là tạo cơ hội cho người học khi cần chuyển trường (cả trong nước cũng như ngoài nước). Người học có thể học những môn chung ở một số khoa, trường và họ có thể học những môn học lựa chọn ở các khoa khác nhau. Từ đó tác động đến cách tổ chức và sử dụng được đội ngũ giảng viên giỏi nhất và phương tiện tốt nhất cho từng môn học để thu hút người học tham gia. Nếu muốn chuyển từ một ngành này sang một ngành khác, họ chỉ cần tự thay đổi một số tín chỉ, chứ không phải học lại từ đầu; - Đây là cơ hội tốt cho người học giao lưu, học hỏi lẫn nhau và mở rộng các mối quan hệ xã hội, vì lớp học phần sẽ bao gồm người học nhiều khoá học và nhiều ngành học khác nhau. Các trường có thể mở thêm ngành học mới một cách dễ dàng khi nhận được tín hiệu về nhu cầu của thị trường lao động và tình hình lựa chọn ngành nghề của người học. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho phép ghi nhận cả những kiến thức và khả năng tích luỹ được ngoài trường lớp để dẫn tới văn bằng, khuyến khích người học từ nhiều nguồn gốc khác nhau có thể tham gia học đại học một cách thuận lợi; - Khác biệt lớn nhất so với hệ thống đào tạo theo niên chế trước đây là, người học được chủ động sắp xếp lịch học của mình bằng cách đăng ký các môn học theo một trật tự quy định. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội 106Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 3. Những khó khăn khi triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ Kinh nghiệm của các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam đã triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ cho thấy khó khăn bao trùm là nếu không cần thận sẽ dẫn đến dễ cắt vụn kiến thức và khó tạo nên sự gắn kết trong sinh viên và giảng viên với nhau, sự bất cập với công tác điều hành quản lý trong đào tạo theo tín chỉ,. Bởi vì: - Công tác điều hành quản lý trong đào tạo theo tín chỉ rất phức tạp, vì mỗi người học có một kế hoạch học tập riêng, nên việc tổ chức điều hành quản lý đào tạo rất khó bù giờ, đổi lịch do mỗi sinh viên. Việc đổi lịch sang học buổi khác, có thể sinh viên này chấp nhận, nhưng sinh viên khác lại không chấp nhận; - Người học phải mất nhiều thời gian để lập kế hoạch học tập, đăng ký học phần, điều chỉnh kế hoạch và đăng ký bổ sung; - Nhận thức và kỹ năng của người học còn nhiều hạn chế, không quen làm việc độc lập, tư duy dựa vào đội ngũ cố vấn học tập, đội ngũ cán bộ lớp để nắm bắt thông tin của nhà trường nên đôi khi không nắm rõ chương trình đào tạo; - Việc thường xuyên có mặt tại lớp không phải là nghĩa vụ của sinh viên. Do đó, việc điểm danh sinh viên đi học tự nó trở nên vô nghĩa, việc tổ chức sinh hoạt lớp, chi đoàn, chi hội gặp nhiều khó khăn do khó gắn kết sinh viên; - Việc tổ chức cho người học đi thực tập, thực tế cũng gặp nhiều trở ngại, vì các học phần người học đăng ký học rất khác nhau, do vậy, nếu người học tham gia đi thực tập, thực tế thì phải nghỉ học các học phần khác; - Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi giảm thời gian lên lớp, tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu của người học. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng có thể dẫn đến tình trạng sinh viên sử dụng không hợp lý thời gian ngoài giờ và dẫn đến chất lượng học tập kém; - Đội ngũ giảng viên, đội ngũ cố vấn học tập của nhiều trường hiện vẫn còn hạn chế so với điều kiện cần và đủ để thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, điều kiện để đáp ứng cho người học, người dạy, đội ngũ cố vấn học tập vẫn còn nhiều hạn chế cơ bản. Nhìn lại từ khi thực hiện QĐ số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ GDĐT đến nay, cho thấy sự nhận thức chưa đầy đủ về nội hàm của quá trình chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ; việc triển khai quá trình này thiếu tính đồng bộ, hệ thống; lộ trình thực hiện còn mang nặng tính chủ quan, duy ý chí; sự chỉ đạo chưa quyết liệt của cấp quản lý dẫn đến việc phối hợp chưa thực sự ăn khớp giữa các chủ thể tham gia vào quá trình chuyển đổi đào tạo Trong bối cảnh đó, người học khó có thể chủ động và tích cực (trong hoạt động, nhận thức và lập kế hoạch học tập cá nhân) khi các thành tố của nó còn chưa được sắp xếp theo hệ thống (học cái gì, để làm gì, làm thế nào để biết được đã học được những gì có ý nghĩa cho bản thân,...). Thực tế cho thấy trong thời gian qua các trường đại học, cao đẳng Việt Nam thực hiện việc chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ, nhưng cũng chỉ có rất ít trường tạo ra được những thay đổi có tính chất cơ bản vốn rất cần cho việc đổi mới hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam. Song, bên cạnh đó vẫn có trường chỉ đang thực hiện những thay đổi hình thức theo hệ thống mới vì vẫn không hiểu rõ lịch sử và cơ chế hoạt động của hệ thống đào tạo theo tín chỉ Hoa Kỳ. Do vậy, khi áp dụng không mang lại hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, bởi vì chưa nhận Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 107Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 thức đúng và tuân thủ về quản lý đào tạo theo HCTC. Đó cũng là những hạn chế, bất cập gặp phải trong quá trình thực hiện chuyển đổi sang mô hình đào tạo này. 4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo theo học chế tín chỉ Phải xác định nhiệm vụ chính của trường đại học không phải là cung cấp kiến thức, mà là trang bị cho người học phương pháp học tập, phương pháp tư duy, phương pháp nghiên cứu. Đây chính là sự thay đổi căn bản về cách dạy và cách học mà đào tạo theo tín chỉ cần hướng tới. Quản lý đào tạo theo HCTC là việc quản lý và tổ chức phát triển và thực hiện chương trình đào tạo, các hoạt động giảng dạy, đào tạo, học tập và đánh giá nhất quán với nhau, đảm bảo các đặc trưng của HCTC, nhằm đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc của bên sử dụng lao động và có thể học tập suốt đời. Giải pháp cụ thể: Thứ nhất, cần phải làm thay đổi suy nghĩ của sinh viên, hướng cho sinh viên tới phương pháp học mới và kết hợp với việc thay đổi phương pháp dạy học tích cực. Thứ hai, cần có đầy đủ giáo trình và học liệu, khuyến khích giảng viên viết giáo trình mới, tài liệu tham khảo phù hợp với yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Thứ ba, tạo không gian học tập sao cho sinh viên thích thú, thoải mái trong việc tự nghiên cứu, tự học có hiệu quả, phát triển hệ thống giao tiếp thông tin hai chiều trong đào tạo. Thứ tư, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giảng viên về kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy tích cực và quan tâm hơn nữa đến điều kiện vật chất cũng như tinh thần của đội ngũ này. Thứ năm, về công tác quản lý đào tạo, cần tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với các khoa chuyên môn và các phòng chức năng. Cần có sự phân công, phân cấp cụ thể cho các khoa chuyên môn và các phòng chức năng để thực hiện quản lý người học. Giải pháp trước mắt: - Cần có kế hoạch tuyên truyền phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của người dạy, người học và nhà quản lý đào tạo hiểu rõ bản chất của chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy của giảng viên, phương pháp học của sinh viên, phương pháp đánh giá theo hệ thống tín chỉ. Cần tập huấn đội ngũ cố vấn học tập về phương pháp tư vấn cho sinh viên lựa chọn học phần và lập kế hoạch học tập cho phù hợp; - Cần tổ chức hướng dẫn sinh viên cách thức lập kế hoạch học tập của mình, lựa chọn học phần; xây dựng các kế hoạch học tập mẫu để sinh viên tham khảo khi lập kế hoạch học tập theo các phương án học đúng tiến độ, học vượt tiến độ, học trễ tiến độ, giúp sinh viên cân nhắc, lựa chọn; - Đẩy mạnh các hội thảo, trao đổi chuyên đề về đào tạo theo tín chỉ ở các khoa chuyên ngành với các chủ đề: Phương pháp dạy học theo tín chỉ; Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên; Cách thức xây dựng đề cương bài giảng đào tạo theo tín chỉ,; - Đổi mới hệ thống điều hành, quản lý đào tạo theo hướng mềm dẻo, linh hoạt; ứng dụng CNTT (phần mềm quản lý); trong đó cần xây dựng đội ngũ nhân viên quản lý đào tạo có trách nhiệm, sử dụng thành thạo tin học và phần mềm quản lý đào tạo; - Tổ chức bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm đào tạo tín chỉ cho đội ngũ giảng viên, đội ngũ cố vấn học tập, đội ngũ quản lý đào tạo; tăng cường cơ sở vật chất, nhất là tăng số lượng phòng học, thiết bị dạy học, mạng máy tính, tài chính và nguồn NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội 108Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 học liệu phục vụ cho công tác đào tạo theo HCTC một cách kịp thời; - Thực hiện xây dựng quy trình quản lý đào tạo theo HCTC. 5. Kết luận Điều 6 của Luật Giáo dục đã ghi rõ yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục: “1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống, mở và liên thông; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học. 2. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ là tăng cường ý thức trách nhiệm của người học đối với việc đào tạo, là thực hiện dân chủ hoá trong giáo dục. Người học được tham gia vào tất cả các khâu trong tiến trình đào tạo của mình, từ việc cơ cấu các môn học dựa trên hệ thống tự chọn, đến việc quy hoạch lộ trình thực hiện tiến trình đào tạo đó tuỳ theo điều kiện và năng lực về tài chính, về quỹ thời gian,... Do vậy, vai trò và nhiệm vụ của người dạy luôn được áp dụng phương pháp tích cực; cơ chế quản lý cần phải mềm dẻo và thích hợp. Hiện nay đối với ngành giáo dục - đào tạo, việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một xu thế tất yếu của các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam, nhất là toàn ngành đang thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện. Song, quá trình thực hiện hình thức đào tạo này không tránh khỏi những hạn chế, bất cập lớn cả về chương trình đào tạo, cách thức quản lý, phương pháp dạy và học cũng như cơ sở vật chất. Cần phải kịp thời có các giải pháp khắc phục những khó khăn, bất cập, không để ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đào tạo. Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã ý thức được điều đó, hiện đang cùng nhau xây dựng chương trình hành động thiết thực, cụ thể với tinh thần: người học, người dạy và nhà quản lý cùng nhận thức và hành động để mang lại hiệu quả cao nhất trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Tài liệu tham khảo 1. PGS.TS. Trần Thanh Ái (2010). “Đào tạo theo hệ thống tín chỉ - các nguyên lý, thực trạng và giải pháp”. Tham luận tại Hội nghị toàn quốc tại Đại học Sài Gòn, tháng 5/2010. 2. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. “Phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ”. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012). Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế
Tài liệu liên quan