Đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp góp phần phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay

Tóm tắt Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển thị trường nhà ở cho những người có khả năng thanh toán, tại Việt Nam vẫn còn những đối tượng gặp khó khăn về nhà ở, trong đó phải kể đến số lượng lớn công nhân tại các khu công nghiệp (KCN) - đối tượng đang có số lượng đông đảo và có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo kết quả khảo sát cho thấy, 80% công nhân tại các KCN hiện nay đang phải sống trong những nhà trọ chật hẹp, không đủ các điều kiện về vệ sinh môi trường. Điều này không chỉ gây trở ngại trong ổn định cuộc sống của người công nhân mà còn ảnh hưởng đến sự gắn kết giữa người công nhân với doanh nghiệp và sự phát triển bền vững về mặt kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là một trong những vấn đề xã hội bức xúc cần được giải quyết kịp thời và hiệu quả. Vì vậy, bài viết đã đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân tại các KCN hiện nay.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 4 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp góp phần phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC 123Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019 Đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp góp phần phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay Meeting housing needs for workers in industrial parks making successful development of socio-economic situation in Vietnam Nguyễn Thị Nhan Email: nguyenthinhan010187@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 24/5/2018 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 26/12/2018 Ngày chấp nhận đĕng: 27/12/2018 Tóm tắt Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển thị trường nhà ở cho những người có khả nĕng thanh toán, tại Việt Nam vẫn còn những đối tượng gặp khó khĕn về nhà ở, trong đó phải kể đến số lượng lớn công nhân tại các khu công nghiệp (KCN) - đối tượng đang có số lượng đông đảo và có xu hướng ngày càng gia tĕng. Theo kết quả khảo sát cho thấy, 80% công nhân tại các KCN hiện nay đang phải sống trong những nhà trọ chật hẹp, không đủ các điều kiện về vệ sinh môi trường. Điều này không chỉ gây trở ngại trong ổn định cuộc sống của người công nhân mà còn ảnh hưởng đến sự gắn kết giữa người công nhân với doanh nghiệp và sự phát triển bền vững về mặt kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là một trong những vấn đề xã hội bức xúc cần được giải quyết kịp thời và hiệu quả. Vì vậy, bài viết đã đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân tại các KCN hiện nay. Từ khóa: Công nhân; gia đình công nhân; khu công nghiệp. Abstract In addition to promoting the housing market for those who are able to pay, in Vietnam there are still people with housing difficulties, including the large number of workers in industrial zones - the number of people is increasing and increasing. According to the survey results, 80% of workers in industrial zones currently live in cramped motels, not enough environmental sanitation conditions. This not only hinders the stabilization of workers’ lives, but also affects the link between workers and businesses and the country’s socio-economic sustainability. This is one of the pressing social issues that need to be resolved in a timely and effective manner. Therefore, the article has given some solutions to solve the problem of housing for workers in the current industrial zones. Keyewoks: Worker; workers’ families; industrial area. cần có nhà ở, đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu để nghỉ ngơi nhằm tái tạo lại sức lao động và tiếp tục cho quá trình sản xuất. Người công nhân sẽ yên tâm làm việc và gắn bó với doanh nghiệp, KCN nếu như họ được đảm bảo về nhà ở và các điều kiện cần thiết để ổn định cuộc sống. Ngược lại, khi phải sống trong điều kiện không đảm bảo về chỗ ở, người công nhân sẽ rơi vào trạng thái lo lắng, tinh thần bất an, do đó làm giảm sự tập trung trong công việc, đóng góp của họ vào hoạt động sản xuất của đơn vị sử dụng lao động bị giảm sút, đồng thời xu hướng chuyển việc, 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhà ở là một trong những nhu cầu tối thiểu của mỗi con người, bảo đảm nhà ở cho người dân là một trong những vấn đề luôn được quan tâm ở mọi thời đại. Đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho công nhân tại các KCN là một trong những yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống và tái sản xuất sức lao động của công nhân. Sau thời gian làm việc, công nhân Người phản biện: 1. PGS.TS. Đỗ Thi Thạch 2. TS. Nguyễn Thị Kim Nguyên 124 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019 “nhảy việc” diễn ra thường xuyên. Hay nói cách khác, nhóm công nhân này không thể “an cư” để “lạc nghiệp”. Thực tế cho thấy, khi công nhân phải sống trong những ngôi nhà không đảm bảo điều kiện vệ sinh, an ninh trật tự thì nguy cơ về bệnh tật, những rắc rối trong cuộc sống cũng sẽ tĕng lên. Tình trạng sức khỏe của công nhân không tốt hoặc những bất ổn trong cuộc sống sẽ làm giảm hiệu quả làm việc, nĕng suất sản xuất của nhà máy bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. Việc giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân tại các KCN, không chỉ đảm bảo tinh thần làm việc cho người công nhân mà còn là động lực để giữ chân công nhân tại các doanh nghiệp, ổn định nhân sự là yếu tố quan trọng khi tiến hành các hoạt động sản xuất. Với nhân sự ổn định, doanh nghiệp sẽ không phải mất thời gian đào tạo nhân lực mới được tuyển dụng, tạo điều kiện duy trì và nâng cao nĕng suất lao động, từ đó gia tĕng lợi nhuận. Công nhân tại các KCN chủ yếu xuất thân từ các gia đình nông dân ở các địa phương thuộc nhiều vùng nông thôn trong cả nước. Đa phần có tuổi đời trẻ, mới tốt nghiệp trung học phổ thông (số ít có trình độ trung học cơ sở) đến làm việc tại các KCN [1]. Họ có nhu cầu tìm kiếm nhà ở để ổn định cuộc sống nhưng do thu nhập thấp và muốn có thêm tiền tích lũy nên họ thường chọn những nhà trọ giá rẻ để “sống tạm”. Họ biết phòng trọ giá rẻ có diện tích nhỏ hẹp, điều kiện vệ sinh, an ninh trật tự không đảm bảo, nhưng vì muốn giảm thiểu các chi phí sinh hoạt, họ đành chấp nhận thuê để sống tạm qua ngày. Những công nhân chưa kết hôn thường ở ghép 2 đến 4 người/1 phòng trọ để giảm chi phí [2] . Việc tập trung đông công nhân mới nhập cư tại khu vực vốn có điều kiện vệ sinh, an ninh trật tự không tốt sẽ làm nảy sinh các tệ nạn xã hội và làm cho vệ sinh môi trường khu vực đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Thêm vào đó tâm lý sống tạm bợ sẽ khiến cho số lượng công nhân tại địa phương luôn dao động, gây tác động xấu đối với đơn vị tuyển dụng, do đó lợi nhuận của các doanh nghiệp tại các KCN có thể giảm do số lượng công nhân không ổn định. Sự giảm sút về lợi nhuận tất yếu sẽ dẫn đến đóng góp của doanh nghiệp vào nguồn thu của địa phương giảm... Chính vì vậy, việc giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân làm việc tại các KCN là điều mà chính quyền trung ương và địa phương cần phải quan tâm, tiến hành thực hiện tốt những chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề này. 2. THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Theo ước tính, hiện nay Việt Nam có khoảng gần 2 triệu công nhân đang làm việc, sinh sống tại gần 200 KCN trên cả nước, nên nhu cầu nhà ở cho công nhân đang rất lớn [3]. Việc chĕm lo giải quyết nhà ở cho công nhân luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, xác định là một vấn đề xã hội, một nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay cả nước đã đưa vào sử dụng 3,7 triệu m2 nhà ở xã hội tại các KCN, góp phần giải quyết chỗ ở cho gần 500.000 người lao động có thu nhập thấp, là công nhân tại các KCN [7]. Đảng, Nhà nước và các địa phương đã đưa ra nhiều đường lối, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân như: chính sách vay vốn, ưu đãi vốn chỉ tiêu quy hoạch và miễn giảm thuế... Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển nhà ở cho công nhân trong các KCN chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa đạt chỉ tiêu đã đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia. Tính đến tháng 11/2016, cả nước mới hoàn thành đầu tư xây dựng xong 179 dự án nhà ở xã hội tại khu vực đô thị và các KCN, bằng 28% chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến nĕm 2020. Các bộ, ngành, địa phương cho rằng, việc cân đối nguồn vốn ngân sách cho phát triển nhà ở xã hội hiện nay còn gặp không ít khó khĕn. Việc phát triển phân khúc nhà ở cho thuê còn chậm, mặc dù nhiều chính sách đã được triển khai, tuy nhiên nhiều địa phương chưa kịp thời, dẫn tới kết quả thực hiện chương trình nhà ở xã hội còn chậm, nhất là các dự án nhà ở xã hội tại các KCN. Đồng thời, việc trực tiếp xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân trong các KCN chủ yếu là do doanh nghiệp sử dụng lao động xây dựng. Nhưng hiện nay xu hướng các doanh nghiệp quan tâm giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân có chiều hướng giảm, các KCN đang xem nhẹ việc cung ứng nhà ở cho công nhân. Việc phát triển các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp FDI hiện nay chủ yếu tập trung vào xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh mà chưa chú ý xây dựng các công trình hạ tầng LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC 125Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019 xã hội thiết yếu như: nhà tập thể, nhà trẻ, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí... Theo thống kê trên cả nước, trung bình chỉ 1 doanh nghiệp/1 địa phương tự xây dựng hoặc đi thuê nhà cho công nhân [1]. Trong các doanh nghiệp thực hiện cung cấp nhà ở xã hội cho công nhân làm việc tại các KCN, thì doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần là những đơn vị tham gia nhiều nhất trong việc cung ứng nhà ở cho công nhân. Xét về mặt tỷ lệ, nhìn chung tỷ lệ các doanh nghiệp trong nước tham gia cung ứng chỗ ở cho công nhân làm việc trong các KCN nhiều hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài; các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần đảm bảo chỗ ở tốt hơn so với doanh nghiệp nhà nước. Xét theo quy mô lao động, kết quả điều tra cũng cho thấy, số doanh nghiệp có quy mô lao động dưới 300 người chú trọng đến việc cung cấp, giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân tốt hơn so với những doanh nghiệp mà quy mô lao động từ 500 người trở lên. Kết quả thực tế hiện nay mới có khoảng 20% công nhân có chỗ ở ổn định, 80% công nhân trong các KCN đang phải thuê nhà trọ của tư nhân trong điều kiện chật hẹp, vệ sinh môi trường không đảm bảo, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống, khả nĕng tái sản xuất sức lao động và đối mặt với nhiều nguy cơ như: tình hình mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, các tệ nạn xã hội; thiếu chỗ vui chơi, giải trí [5, tr. 66]. Vì ở nhà trọ nên bản thân công nhân và gia đình chỉ “tạm trú” tại nơi ở nên gặp khó khĕn khi tham gia các chính sách an sinh xã hội (một số trẻ em không được tiêm chủng miễn phí, không được học trường công lập...) và các hoạt động vĕn hóa của địa phương. Chính điều này đang tạo nên khó khĕn cho công nhân và gia đình họ trong ổn định đời sống, chĕm sóc và giáo dục con cái. Các doanh nghiệp và KCN gặp khó khĕn trong ổn định lực lượng sản xuất được thể hiện cụ thể: Thứ nhất, thu nhập và chi tiêu của người công nhân bị hạn chế Kết quả điều tra của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy, 95% doanh nghiệp thuộc KCN trả tiền lương hàng tháng cho người lao động là ở mức dưới 2,5 triệu đồng/người/tháng. Số doanh nghiệp chi trả tiền lương bình quân cho người lao động trên 4,5 triệu đồng/người/tháng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Chỉ có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước trung ương có khả nĕng chi trả tiền lương cho người lao động ở mức 2,5 triệu đồng trở lên [9]. Mặc dù, mức tiền lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp tĕng lên nhưng vẫn còn có những doanh nghiệp chi trả bình quân cho người lao động ở mức dưới 2 triệu đồng/người/tháng. Kết quả điều tra cũng cho thấy, số lượng, tỷ lệ doanh nghiệp chi trả mức lương từ 2 đến 2,5 triệu đồng/người/tháng tương đương với số lượng, tỷ lệ thực hiện chi trả lương thưởng cho người lao động từ 3 đến 4 triệu đồng/người/tháng. Nhìn chung số doanh nghiệp thưởng cho người công nhân cao có xu hướng giảm theo mức độ tĕng thu nhập mà công nhân nhận được. 70% doanh nghiệp chi trả lương đối với người lao động ở mức dưới 3 triệu đồng/người/tháng; tỉ lệ chi trả lương ở mức từ 3 đến 4 triệu đồng/người/tháng chưa đến 30% số doanh nghiệp trả lời phỏng vấn nên có thể thấy rằng mức tiền lương bình quân mà doanh nghiệp chi trả cho người lao động chỉ dao động xung quanh mức 3 triệu đồng/người/tháng [7]. Mặc dù, tiền lương thực tế của người lao động dao động ở mức 3 triệu đồng/người/tháng, nhưng thu nhập thực tế bình quân của người lao động làm việc tại các KCN đạt khoảng 4,1 triệu đồng/ người/tháng [3]. Sự gia tĕng thu nhập của người lao động trong các KCN một phần là do tiền công làm thêm của người lao động, một phần là hỗ trợ từ doanh nghiệp đối với nhà ở, đi lại và một số khoản thu vãng lai khác của người lao động. Nói cách khác, những khoản hỗ trợ người lao động thuê nhà ở cũng góp phần làm tĕng thu nhập của người lao động, khi họ tối thiểu hóa chi phí chi trả cho thuê nhà. Đối với các khoản chi tiêu của người lao động làm việc tại các KCN, kết quả điều tra cho thấy, bình quân một người lao động một tháng chi khoảng 2,8 triệu đồng. Trong đó hàng tháng người lao động giành số tiền chi cho ĕn, mặc là 1,5 triệu đồng. Để thuê một cĕn phòng đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt ở mức tối thiểu, người lao động phải chi trả bình quân là 589.100 đồng/ người/tháng. Chi phí này cao hơn 4 lần mức hỗ trợ bình quân mà họ nhận được từ phía doanh nghiệp sử dụng lao động (bình quân 47.200 đồng/ người/tháng) [3]. Chính vì vậy, để giảm thiểu chi tiêu nhằm gia tĕng thu nhập, các nhóm lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong KCN cùng nhau thuê một cĕn phòng trọ xung quanh các KCN. Các nhà trọ này 126 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019 thì hầu như không đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật trong thiết kế xây dựng: diện tích nhỏ, chật hẹp, ẩm thấp vào mùa mưa, nóng bức vào mùa nắng và rét mướt vào mùa đông; không có phòng vệ sinh riêng; hệ thống thoát nước, xử lý rác thải sinh hoạt của khu nhà trọ không được các chủ nhà trọ quan tâm xây dựng nên nước và rác được thải ra khu vực xung quanh gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường... Nói cách khác, người lao động đang làm việc tại các KCN đang phải thuê những ngôi nhà để sống trong tình trạng tạm bợ và gặp nhiều khó khĕn. Thứ hai, việc ổn định nhân sự và phát triển của các doanh nghiệp tại các KCN gặp khó khĕn Tích lũy không cao, thêm vào đó người lao động làm việc tại các KCN lại gặp nhiều khó khĕn liên quan đến chỗ ở, cũng như các phương tiện phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Do đó, sự gắn bó lâu dài của người lao động với các KCN rất lỏng lẻo. Xét theo nhóm tuổi, sự gắn bó của người lao động với các KCN trên 1 nĕm nhiều nhất ở nhóm lao động dưới 30 tuổi. Tuổi càng cao, sự gắn bó của người lao động với các khu công nghiệp càng giảm. Với nhóm tuổi từ 40 trở lên thì sự gắn bó của người lao động với KCN còn rất hạn hữu. Hầu như người ta rất khó tìm thấy lao động phổ thông ở nhóm tuổi này tại các KCN. Xét theo thời gian làm việc tại các KCN, trong tổng số 170 người được điều tra thì chỉ có 10% số lao động được điều tra gắn bó trên 5 nĕm với các khu công nghiệp (17 người), 19,73% chỉ gắn bó khoảng 3 đến 5 nĕm (33 người), 55,29% người lao động chỉ gắn bó với các khu công nghiệp trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 nĕm (94 người) và 15% số lao động được phỏng vấn mới chỉ gắn bó với các KCN trên chưa tới 12 tháng (26 người) [3]. Xét theo tình trạng hộ khẩu, mức độ gắn bó với các KCN trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 nĕm của lao động ngoại tỉnh cao hơn so với lao động người bản địa. Tuy nhiên, với khoảng thời gian từ 3 nĕm trở lên thì mức độ gắn bó của lao động bản địa lại cao hơn so với nhóm đối tượng lao động ngoại tỉnh. Xét theo tình trạng hôn nhân, lao động chưa có gia đình gắn bó với KCN cao hơn so với lao động đã có gia đình trong độ tuổi dưới 30, với nhóm đối tượng trên 30 tuổi, lao động có gia đình thể hiện sự gắn bó với KCN cao hơn. Khi mới tham gia vào thị trường lao động cho đến 30 tuổi, phần lớn người lao động có xu hướng thay đổi công việc để tìm ra nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Thực tế điều tra 170 lao động đang làm việc tại các KCN cho thấy có tới 60% lao động được điều tra dưới 30 tuổi chỉ gắn bó với các KCN tối đa 3 nĕm. Còn ở độ tuổi từ 30 trở lên và đặc biệt là đã ổn định về gia đình, nếu không vì tình trạng bất khả kháng, hay có được cơ hội thĕng tiến, người lao động rất ngại phải chuyển đổi nơi làm việc. Tuy nhiên, ở các khu công nghiệp, người lao động có trình độ chuyên môn không cao (cơ hội thĕng tiến khi chuyển đổi công việc là hầu như không có), nhưng số đối tượng có thời gian gắn bó trên 3 nĕm, 5 nĕm lại có dấu hiệu giảm dần [8]. Kết quả này một lần nữa khẳng định tính hợp lý về lý thuyết liên quan đến sự tham gia vào thị trường lao động, cũng như tính sự gắn bó không cao của lao động với các KCN. Thứ ba, tình hình an ninh trật tự và phát triển xã hội có những diễn biến phức tạp Phần lớn công nhân tại các KCN, khu chế xuất (KCX) đang sống trong môi trường ba không: không tivi, không sách báo, không internet... Tại hầu hết các cụm, KCN không có nơi vui chơi giải trí công cộng: công viên, sân thể thao, nhà hát, rạp chiếu phim... Bên cạnh đó, áp lực của công việc và làm thêm giờ, nhiều công nhân cả tháng trời không biết đến tivi, sách, báo. Điều đó có nghĩa, người lao động tại các KCN đang ở trong tình trạng “đói” về vĕn hóa. Những công nhân sau giờ làm việc nặng nhọc, vất vả thường là tụ tập nấu nướng, chơi bài, đánh cờ ở nơi thuê phòng, rủ nhau đi nhậu, quán cà phê, hát karaoke... Những hoạt động này đã ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự chung nơi họ thuê nhà để trọ... Thêm vào đó, do sống xa nhà thiếu thốn tình cảm, tình trạng nam nữ cùng sống chung nhà trọ nên quan hệ nam nữ đôi khi thiếu lành mạnh, phổ biến là tình hình “sống chung, sống thử” tại các nhà trọ quanh KCN như hiện nay. Trong đó, nổi lên sự sa sút trong đời sống hôn nhân gia đình của lao động nữ, họ ít có cơ hội giao lưu tìm hiểu để xây dựng hạnh phúc gia đình, tệ nạn mại dâm và các vấn đề xã hội khác phát sinh ngày càng nhiều tại những KCN. 3. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Những bất cập trong việc cung ứng nhà ở cho công nhân tại các KCN hiện nay có nhiều nguyên LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC 127Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019 nhân, trong đó có sự bất cập trong chính sách nhà nước, sự thiếu quan tâm của các tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp. Để giải quyết được vấn đề nhà ở cho công nhân tại các KCN hiện nay cần sự quan tâm, thực hiện tốt chức nĕng của các cơ quan, cũng như sự phối hợp thực hiện giữa Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp, cụ thể: Thứ nhất, cần giải tỏa những bất cập trong chính sách của Nhà nước về nhà ở xã hội cho người lao động trong KCN Trong Chiến lược nhà ở giai đoạn 2011-2020 đã khẳng định nhà ở xã hội phải được ưu tiên xây dựng để những người thu nhập thấp có cơ hội sở hữu nhà ở. Nghị định số 188/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành đã cụ thể hóa chiến lược này hay Luật Nhà ở được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 8 cũng có một chương riêng về phát triển nhà ở xã hội. Chính sách này cho thấy sự tôn trọng quyền có chỗ ở của người dân như Hiến pháp đã khẳng định, nó cũng phù hợp với các quan điểm của Đảng về giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hội. Các đối tượng khó khĕn về nhà ở, đặc biệt là đối tượng được hỗ trợ như: hộ dân nghèo ở nông thôn, người có công, lực lượng vũ trang, công chức viên chức trong hệ thống chính trị, sinh viên, công nhân ở khu công nghiệp đều là đối tượng được thụ hưởng trong chính sách nhà ở xã hội. Thứ hai, khuyến khích người dân xây dựng nhà ở cho người lao động thuê Trong điều kiện số lao động ngày càng tĕng, doanh nghiệp, các ban quản lý khu công nghiệp, các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng tại các KCN chưa đáp ứng được, việc khuyến khích người dân xây dựng nhà ở cho người lao động KCN thuê cũng là một giải pháp thực tiễn. Để khuyến khích người dân tham gia xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc trong KCN thuê, Nhà nước cần sớm ban hành các nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi) hỗ trợ về vay vốn (số vốn, lãi suất) tương tự như doanh nghiệp. Hỗ trợ thủ tục pháp lý, tạo điền kiện thuận tiện cho việc xây dựng nhà ở cho người lao động
Tài liệu liên quan