Dấu ấn nữ thần miền biển ở Quảng Nam qua sắc phong Thai Dương phu nhân (Tại thôn Câu Nhí, xã Điện Minh, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam)

1. Mở đầu Trong hệ thống tín ngưỡng thờ nữ thần gắn liền với đời sống sông nước Thuận Quảng xưa, so với nhiều địa phương khác, vùng đất Quảng Nam ngày nay có thể được xem là nơi hội tụ tập trung, đa dạng nhất về các vị nữ thần. Có thể kể đến như truyền thống thờ phụng và các lễ hội gắn liền với các nữ thần linh hiển bao gồm Thai Dương phu nhân (như bà Chiêm Sơn ở xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên; bà Thai Dương ở Điện Minh, Điện Bàn), Thạch tượng Dương thần (tức bà Dàng ở Miếu Thất Vị, La Qua, Điện Bàn), Kỳ Thạch phu nhân, Bô Bô phu nhân (bà Thu Bồn), Thiên Y A Na, bà Đại Càn, bà Chợ Được (ở thôn Phước Ấm, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, Quảng Nam), bà Phường Rạnh (ở thôn Trung An, Thị trấn Trung Phước, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) Những tín ngưỡng thờ nữ thần (thường gọi là tín ngưỡng thờ Mẫu) phong phú ở xứ sở này chính là nét đặc trưng nổi bật, mà cho đến nay vẫn chưa nghiên cứu và giải mã đầy đủ về những giá trị tiêu biểu đó. Nhiều năm qua, bằng phương pháp thực địa điền dã ở nhiều địa phương của miền Trung, chúng tôi đã nỗ lực ghi chép, sao chụp nhiều tài liệu folklore lưu truyền trong dân gian, cũng như các tư liệu sắc phong, văn tế, truyện tích Hán Nôm ở địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dấu ấn nữ thần miền biển ở Quảng Nam qua sắc phong Thai Dương phu nhân (Tại thôn Câu Nhí, xã Điện Minh, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
54 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi 1. Mở đầu Trong hệ thống tín ngưỡng thờ nữ thần gắn liền với đời sống sông nước Thuận Quảng xưa, so với nhiều địa phương khác, vùng đất Quảng Nam ngày nay có thể được xem là nơi hội tụ tập trung, đa dạng nhất về các vị nữ thần. Có thể kể đến như truyền thống thờ phụng và các lễ hội gắn liền với các nữ thần linh hiển bao gồm Thai Dương phu nhân (như bà Chiêm Sơn ở xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên; bà Thai Dương ở Điện Minh, Điện Bàn), Thạch tượng Dương thần (tức bà Dàng ở Miếu Thất Vị, La Qua, Điện Bàn), Kỳ Thạch phu nhân, Bô Bô phu nhân (bà Thu Bồn), Thiên Y A Na, bà Đại Càn, bà Chợ Được (ở thôn Phước Ấm, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, Quảng Nam), bà Phường Rạnh (ở thôn Trung An, Thị trấn Trung Phước, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) Những tín ngưỡng thờ nữ thần (thường gọi là tín ngưỡng thờ Mẫu) phong phú ở xứ sở này chính là nét đặc trưng nổi bật, mà cho đến nay vẫn chưa nghiên cứu và giải mã đầy đủ về những giá trị tiêu biểu đó. Nhiều năm qua, bằng phương pháp thực địa điền dã ở nhiều địa phương của miền Trung, chúng tôi đã nỗ lực ghi chép, sao chụp nhiều tài liệu folklore lưu truyền trong dân gian, cũng như các tư liệu sắc phong, văn tế, truyện tích Hán Nôm ở địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An Đây là nguồn tư liệu rất phong phú và đặc biệt hấp dẫn người làm nghiên cứu lịch sử văn hóa như chúng tôi. Nhất là sức hút của nhiều di sản di văn ở các làng DẤU ẤN NỮ THẦN MIỀN BIỂN Ở QUẢNG NAM QUA SẮC PHONG THAI DƯƠNG PHU NHÂN (tại thôn Câu Nhí, xã Điện Minh, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) ? Võ VINH QUaNG* * TS., Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế. xã rất có giá trị, khả dĩ bổ khuyết thêm khá nhiều vấn đề về văn hóa, tín ngưỡng, di tích lịch sử, văn học nghệ thuật của địa phương và đất nước Ở Quảng Nam, trong hệ thống di văn tại các làng xã trên địa bàn, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các tư liệu liên quan đến hệ thống thần tích, thần phả, sắc phong cho các vị nhiên thần, thiên thần và nhân thần ở miền biển nói riêng, vùng sông nước xứ Quảng nói chung. Trong đó, những vị thiên thần như Quan Thánh đế quân, Thiên hậu Thánh mẫu (theo tín ngưỡng người Hoa), Thạch tượng Dương thần, Thai Dương phu nhân, Kỳ Thạch phu nhân, bà Đại Càn và các hiện thân như bà Chiêm Sơn, bà Thu Bồn, bà Chợ Được, bà Dàng Phi, Dàng Chào (Phường Chào), Bô Bô phu nhân, bà Phường Rạnh cùng nhiều câu chuyện huyền tích theo dạng folklore dân gian1 trải khắp các nơi trên toàn xứ Quảng thực sự là một “kênh thông tin” hữu ích giúp nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng của miền Trung. 55Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi 2. Nội dung 2.1. Về tín ngưỡng thờ Thai Dương phu nhân Tín ngưỡng thờ Thai Dương phu nhân hiện nay phổ biến ở nhiều nơi trên đất các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đây là một trong những vị nữ thần biển gốc Chăm, từng được Dương Văn An miêu tả trong Ô châu cận lục.2 Cụ thể, tại Quyển 5: Danh lam - chùa miếu, tác giả đã lựa chọn và giới thiệu đền thờ Thai Dương (Thai Dương từ 邰陽祠) cùng với huyền tích dân gian về vị nữ thần này. Theo đó, Dương Văn An cho biết “Đền [Thai Dương] ở xã Thai Dương, huyện Hương Trà.3 Tục truyền nàng là phụ nữ Chăm Nàng ngày ngày ra biển trông ngóng nhưng bóng chồng vẫn biền biệt. Chính sự đợi chờ làm nàng héo hon rồi chết, bào thai kia hóa thành một hòn đá. Có một dân chài đánh cá ở bãi biển ấy, vô tình gối đầu lên tảng đá ngủ quên. Y mộng thấy một người đàn bà đang mang thai đến hất đầu mình ra khỏi khối đá và bảo: ‘Đừng có chạm đến thai nhi’. Gã dân chài tỉnh dậy lấy làm kinh dị, liền khấn: ‘Nếu thần có linh thiêng hãy cho đêm nay đánh được nhiều cá, tôi xin lập đền thờ’. Quả như lời, ngư dân liền lập đền thờ rồi thường tới lui cầu đảo, không có việc gì là không được ứng nghiệm. Mỗi kỳ lễ tiết mùa đông đều đem tế sống một thiếu nữ. Việc ấy gây hao tổn nhân mạng, nên về sau được thay bằng một con bò sắc hồng để hiến tế. Vào dịp đông tế ấy có lên đồng, tục gọi là bà Dàng”.4 Từ thông tin trong Ô châu cận lục cung cấp, ta thấy tín ngưỡng phụng thờ Thai Dương phu nhân - một vị nữ thần gốc Chăm ở miền biển đã bắt nguồn từ khá lâu đời trong vùng Thuận Quảng. Nói về sự hiển linh của bà, Đào Thái Hanh trong bài “Chuyện Thánh mẫu Thai Dương phu nhân” đăng ở tạp chí Bulletin des Amis du Vieux Hué (BAVH), số 3.1914 cũng thông qua tài liệu folklore được thu thập ở vùng dân gian xứ Huế đã kể nhiều câu chuyện về sự tham lam của thuyền buôn người Nhật Bản muốn đập vỡ phiến đá trong miếu Thai Dương để lấy báu vật, khiến cho “người đập đá đã dùng phương tiện để làm việc phạm thần linh, bổ ngã ra đất và đã chết ngất đi, người cứng như xác chết khi họ trở lại với đồng bào trên thuyền, thì thuyền vỡ ra và chìm tức khắc trong khi biển lặng và các thủy thủ đoàn trên tàu đều bị nhận chìm xuống nước”.5 Cùng đó là sự linh ứng phò trợ của thần khi quân đội của Thần Tôn Hiếu Chiêu Hoàng Đế (Nguyễn Phúc Lan) cầu đảo “Vua cho cử một đại thần đến Miếu để cầu mong Thánh mẫu, tức thì có gió thuận thổi ngay nên thuyền căng buồm, đưa thuyền đi nhanh và chóng đến vị trí”6; Thái Tôn Hiếu Triết Hoàng đế (Nguyễn Phúc Tần) cùng quần thần đến cầu mưa chống hạn ở miếu Bà cũng được linh nghiệm. Các đời chúa và vua Nguyễn về sau, nữ thần Thai Dương phu nhân đều rất hiển linh và được nhiều triều đại gia phong mỹ tự cao quý, tôn vinh làm Thượng đẳng thần, hằng năm tổ chức “Quốc tế” (tế lễ cấp nhà nước) và cho đưa vào “tự điển” (điển chế thờ tự của vương triều). Như vậy, cùng với Thiên Y A Na, Đại Càn Quốc gia Nam hải Tứ vị Thánh nương, Dương thần (Bà Dàng) Thai Dương phu nhân là vị nữ thần rất linh ứng, không chỉ được dân chúng vùng Thuận Quảng ngưỡng vọng, phụng thờ mà thần còn thường xuyên được các triều đại nhà Nguyễn (chúa và vua Nguyễn) sắc phong, thờ tự, thường niên tổ chức lễ “Quốc tế”. 56 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi 2.2. Sắc phong Thai Dương phu nhân ở thôn Câu Nhí, xã Điện Minh, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Miếu bà Thai Dương nằm sát đường bê tông của thôn Câu Nhí, xã Điện Minh, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Không rõ tín ngưỡng thờ bà Thai Dương bắt nguồn từ bao giờ, chỉ biết việc thờ phụng đã tồn tại khá lâu đời. Miếu bà trước đây ở gần sát sông, vì lũ lụt sạt lở nên sau nhiều lần di chuyển, đến nay miếu đã được trùng tu lại ở địa điểm như bây giờ. Theo các chức sắc trong làng, xưa kia, cùng với việc cho lập miếu thờ, triều đình còn ban cấp 3 sào tự điền (ruộng thờ, thuộc hạng công điền) để lo trồng trọt sinh hoa lợi nhằm dùng tiền đó lo thờ phụng bà. Hằng năm vào ngày 16.2 và 16.8 âm lịch (xuân thu nhị kỳ) dân làng tập trung lại làm lễ cúng tế bà. Lễ cúng tế Thai Dương phu nhân diễn ra rất trang nghiêm, trong đó có mục kiểm sắc, tức người thủ sắc (người được dân làng tín ngưỡng giao việc giữ gìn bảo vệ sắc phong) đem 8 sắc phong ra cho Ban tế lễ kiểm tra, rồi đem phơi nắng sau đó cất vào một cách cẩn thận. Trong các sắc phong của bà, chúng tôi thấy điểm đặc trưng chính là từ đầu triều Nguyễn, Thai Dương phu nhân đã được tôn vinh làm Thượng đẳng thần. Việc có ngôi miếu riêng thờ phụng bà, cùng hệ thống 8 sắc phong trải gần 100 năm từ triều vua Minh Mạng thứ 7 (1826) cho đến Khải Định 9 (1924) là nét truyền thống văn hóa đặc biệt quý báu của cư dân thôn Câu Nhí. Sau đây, chúng tôi xin tóm lược các sắc phong Thai Dương phu nhân ở miếu bà (Xem bảng tóm lược ở trên). 2.3. Một số nhận định: * Về tên gọi chính thức của nữ thần Theo các tư liệu chính thống, nhất là hệ thống sắc phong hiện tồn, chúng tôi xin khẳng định tên gọi chính thức của thần là Thai Dương phu nhân 邰陽夫 人 chứ không phải là “Thái Dương phu nhân”, “bà Thái Dương” như một số tư liệu đã công bố. Bởi lẽ, chữ Thai 邰 và chữ Thái 太 trong chữ Hán là khác biệt rõ rệt với nhau. Thứ nữa, Thai 邰 ở mỹ tự của thần nữ này có nghĩa là bào thai, nhưng không dùng bộ nhục (胎), mà dùng bộ ấp (邰) để thể hiện sự tôn kính, không thô thiển khi kính cẩn gọi tên thần.7 * Về vị thế của Thai Dương phu nhân ở làng Câu Nhí nhìn từ hệ thống sắc phong Thai Dương phu nhân là một trong những hiện thân của Dàng thần, Bà Dàng trong tín ngưỡng BẢNG TÓM lưỢc SẮc PHoNG THaI DươNG PHU NHÂN (Thượng đẳng thần) TT Mỹ tự vốn có Mỹ tự gia tặng Ấn triện Niên đại 1 Thai Dương phu nhân 邰陽夫人 Trinh Tĩnh Trợ Thuận Hiệu Linh 貞靜助 順效靈 Phong tặng chi bảo 封贈之寶 17.9/Minh Mạng 7 (1826) 2 Trinh Tĩnh Trợ Thuận Hiệu Linh 貞靜助順 效靈 Linh Ý 靈懿 Sắc mệnh chi bảo 敕命之寶 12.4/Thiệu Trị 3 (1843) 3 Trinh Tĩnh Trợ Thuận Hiệu Linh Linh Ý 貞 靜助順效靈靈懿 Tú Khiết 秀潔 Sắc mệnh chi bảo 敕命之寶 14.5/Thiệu Trị 3 (1843) 4 Trinh Tĩnh Trợ Thuận Hiệu Linh Linh Ý Tú Khiết 貞靜助順效靈靈懿秀潔 Trang Huy 莊徽 Sắc mệnh chi bảo 敕命之寶 25.9/Tự Đức 3 (1850) 5 Trinh Tĩnh Trợ Thuận Hiệu Linh Linh Ý Tú Khiết Trang Huy 貞靜助順效靈靈懿秀潔 莊徽 Không gia tặng (ghi vào Quốc khánh, Tự điển) Sắc mệnh chi bảo 敕命之寶 24.11/Tự Đức 33 (1880) 6 Trinh Tĩnh Trợ Thuận Hiệu Linh Linh Ý Tú Khiết Trang Huy 貞靜助順效靈靈懿秀潔 莊徽 Dực Bảo Trung Hưng 翊保中興 Sắc mệnh chi bảo 敕命之寶 01.7/Đồng Khánh 2 (1886) 7 Trinh Tĩnh Trợ Thuận Hiệu Linh Linh Ý Tú Khiết Trang Huy Dực Bảo Trung Hưng 貞靜 助順效靈靈懿秀潔莊徽翊保中興 Không gia tặng (ghi vào Tự điển) Sắc mệnh chi bảo 敕命之寶 11.8/Duy Tân 3 (1909) 8 Trinh Tĩnh Trợ Thuận Hiệu Linh Linh Ý Tú Khiết Trang Huy Dực Bảo Trung Hưng 貞靜 助順效靈靈懿秀潔莊徽翊保中興 Không gia tặng (ghi vào Tự điển) Sắc mệnh chi bảo 敕命之寶 25.7/Khải Định 9 (1924) 57Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi của cư dân bản địa. Lâu nay người ta chỉ biết đến tín ngưỡng thờ phụng Thai Dương phu nhân nổi bật ở vùng đất Thai Dương Hạ (Hương Trà, Thừa Thiên Huế) với sự hiển linh rõ rệt của thần. Và gắn liền với đó là nhiều huyền tích độc đáo liên quan. Tuy nhiên, thực tế tín ngưỡng thờ nữ thần Thai Dương phu nhân gắn liền với nhiều địa phương vùng biển đảo, sông nước của xứ Thuận Quảng (nơi từng là vùng đất của vương quốc Champa) như Nguyệt Biều (thành phố Huế), làng Thủ Lễ (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế), xã Duy Trinh (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam dân gian gọi là bà Chiêm Sơn, sắc phong thì ghi là Thai Dương phu nhân) và nhất là miếu Thai Dương phu nhân ở ven sông Thu Bồn thuộc khu vực giáp ranh giữa thôn Câu Nhí và Điện Bình (xã Điện Minh, huyện Điện Bàn, Quảng Nam). Qua số lượng 8 sắc phong Thượng đẳng thần cho Thai Dương phu nhân ở miếu bà, chúng tôi cho rằng đây là hệ thống sắc phong tương đối đầy đủ của triều đình nhà Nguyễn (1802 - 1945) cho riêng một linh thần Thai Dương phu nhân trên toàn xứ sở. So với 3 sắc phong Thai Dương phu nhân ở làng Thai Dương Hạ (Hương Trà, Thừa Thiên Huế)8 - nơi thờ tự linh ứng, được biết đến xưa nay - thì hệ thống sắc phong ở làng Câu Nhí này là khá tròn vẹn, thể hiện rõ nét sự xuyên suốt của triều đình nhà Nguyễn đối với tín ngưỡng thờ phụng bà. Về hiện trạng 8 sắc phong ở miếu Thai Dương phu nhân Miếu Thai Dương phu nhân được dân chúng thôn Câu Nhí trùng tu tôn tạo khang trang, và hệ thống sắc phong ở miếu cũng được để ở tráp son, kính cẩn thờ phụng. Tuy nhiên, theo quan sát, chúng tôi thấy các sắc phong có hiện tượng dán bằng băng keo lên mặt sắc. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của sắc phong, khiến việc bảo lưu các tư liệu quý này sẽ khó được bền vững. Vì thế, các cơ quan hữu trách nên tư vấn cho dân làng cách bảo vệ một cách khoa học nhất, để hệ thống sắc phong này xứng đáng là di sản đặc trưng thể hiện tín ngưỡng thờ phụng độc đáo của cư dân vùng đất Điện Bàn. 3. Thay lời kết Tín ngưỡng thờ nữ thần của cư dân vùng đất Quảng Nam khá phong phú, đa dạng với nhiều dạng thức hiện thân (như Thai Dương phu nhân, bà Bô Bô phu nhân, bà Phường Rạnh, bà Dàng, bà Chiêm Sơn, bà Phường Chào, bà Chợ Được, Thiên hậu Thánh mẫu). Trong đó, ngoại trừ những tín ngưỡng gắn liền với văn hóa của tộc người Hoa (như Thiên Hậu thánh mẫu, Ngũ hành tiên nương) thì đa phần đều là tín ngưỡng thờ Mẫu bản địa. Thai Dương phu nhân - trong cái nhìn đối sánh và xâu chuỗi của hệ thống tín ngưỡng ấy - là một đặc trưng tiêu biểu của vị nữ thần Chăm (Bà Dàng) như một dạng thức Bà Mẹ xứ sở, với những huyền tích đặc sắc về sự linh hiển, góp công phò tá vương triều, cứu giúp nhân dân tai qua nạn khỏi. Việc thờ phụng Thai Dương phu nhân (cũng như các nữ thần Chăm) còn thể hiện tính “thống lĩnh” của hệ thống các nữ thần người bản địa, vừa xa lại vừa gần đối với văn hóa người Việt trên vùng đất Thuận Quảng (của Champa xưa). Đây là nguồn tư liệu rất quan trọng để giúp ích các nhà nghiên cứu về di sản 58 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi cHÚ THÍcH 1 Điển hình như Thần nữ linh ứng truyện nói về bà Chợ Được - bà Phường Chào, cùng các câu chuyện truyền miệng hiện được phổ biến trong đời sống thường nhật của nhân dân. 2 Tác phẩm Ô châu cận lục tương truyền được biên soạn vào năm Quý Sửu (1553) triều Mạc Tuyên Tông. Đây là tư liệu địa chí đặc trưng nói về vùng đất Chiêm Thành cũ, nơi còn lưu giữ nhiều dấu tích Champa. Thế nên, mặc dù không đề cập gì đến phần địa chí, phong tục, tín ngưỡng của vùng đất Quảng Nam ngày nay, nhưng Ô châu cận lục vẫn có nhiều “mối dây” liên lạc với những đặc trưng của cư dân Chiêm Thành cũ và mới. 3 Nay là đền Thánh Mẫu (hay gọi là đền Thai Dương phu nhân) ở làng Thai Dương Hạ, xã Hải Dương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4 Dương Văn An, Ô châu cận lục (Văn Thanh - Phan Đăng dịch và chú giải), (Hà Nội: Chính trị Quốc gia, 2009), 100. 5, 6 Đào Thái Hanh, “Chuyện Thánh mẫu Thai Dương phu nhân”, Những người bạn cố đô Huế (BAVH), Tập 1 (Số 3/1914) (bản dịch), Huế: Thuận Hóa, 1997), 259, 260. 7 Chúng tôi rất đồng thuận với nhận định của Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh ở sách Tín ngưỡng dân gian Huế, (Huế: Thuận Hóa, 1996), 45 cho rằng: “Bà Dàng có thai thì viết thành chữ Hán là Thai Dương phu nhân, nhưng không thể dùng “chữ thai bộ nhục” mà phải dùng “chữ thai bộ ấp” cho bớt trần trụi”. Thai Dương 邰陽 theo chúng tôi là “bào thai do trời sinh/ bào thai của trời” chứ không thể nào là Thái dương 太陽 (mặt trời) được. 8 Các sắc phong Thai Dương phu nhân ở làng Thai Dương Hạ gồm: (1) Sắc phong Thai Dương phu nhân vào ngày 05 tháng 6 năm Thành Thái 3 [1891], (2) Sắc hợp phong Bà Đại Càn, Thiên Y A Na và Thai Dương phu nhân vào ngày 11 tháng 8 năm Duy Tân thứ 3 [1909]; (3) Sắc phong Thai Dương phu nhân vào ngày 25 tháng 07 năm Khải Định thứ 9 [1924]. văn hóa dân gian nói riêng, nghiên cứu lịch sử xã hội của vùng đất miền Trung nói chung có thêm nhiều chứng lý, nhằm góp phần giải mã vấn đề tín ngưỡng văn hóa của vùng đất này. Trong đối sánh với tín ngưỡng thờ phụng Thai Dương phu nhân giữa xứ Quảng Nam và xứ Thuận Hóa, mặc dù vùng đất Thừa Thiên Huế tạo dấu ấn đậm nét với câu chuyện dân gian kiểu folklore, gắn liền với các huyền tích rất hấp dẫn được nhiều thư tịch lịch sử - địa chí ghi chép lại (như Ô châu cận lục, Đại Nam nhất thống chí, Những người bạn cố đô Huế) song xét về khía cạnh đa dạng với nhiều hiện thân, thì hình tượng nữ thần Thai Dương phu nhân nói riêng, Bà Mẹ xứ sở (nữ thần Champa) nói chung ở Quảng Nam lại rất phổ biến. Hiện nay, nhiều lễ hội văn hóa tín ngưỡng của cư dân bản địa đã và đang khôi phục, phát triển mạnh mẽ. Thiết nghĩ rằng bên cạnh các huyền tích gắn liền với những tín ngưỡng đó, chúng ta cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về dấu ấn của các nữ thần cũng như vị thế, vai trò của họ trong đời sống thường nhật của nhân dân các vùng miền. Hệ thống sắc phong của vương triều cho thần linh và nhân vật lịch sử chính là những cứ liệu xác tín, chính xác nhất để khẳng định vị thế quan trọng của họ đối với triều đình cũng như nhân dân khắp chốn. Việc bảo lưu hệ thống sắc phong khá đầy đủ trong khoảng 100 năm về nữ thần Thai Dương phu nhân của nhân dân thôn Câu Nhí là điều thực sự đáng tôn vinh. Bởi lẽ, bên cạnh việc thể hiện về tấm lòng kính ngưỡng, tôn sùng và tự hào của chức sắc và dân làng Câu Nhí, chúng ta còn thấy rõ rằng dẫu trải qua một thời gian rất dài với nhiều biến động của lịch sử xã hội, hình tượng nữ thần Thai Dương phu nhân vẫn gắn bó khăng khít với tâm thức của mọi người. Đồng thời, đây chính là cứ liệu xác thực nhất để khẳng định vị thế của Thai Dương phu nhân nói riêng, Thần nữ ở Quảng Nam nói chung khá đặc biệt trong tâm hồn nhân dân xứ Quảng. V.V.Q.