Đầu tư chính là sự hy sinh giá trị chắc chắn ở thời điểm hiện tại để đổi lấy (khả năng không chắc chắn) giá trị trong tương lai. Cần phân biệt hai khái niệm khác nhau trong đầu tư đó là đầu tư tài chính và đầu tư thực.
- Đầu tư thực : là một khoản tiền đầu tư để hình thành nhà máy mới, kết quả của nó là làm gia tăng xuất lượng trong tương lai như tăng sản lượng, tăng doanh thu.
- Đầu tư tài chính : là khoản đầu tư không làm gia tăng xuất lượng mà liên quan đến khoản nợ, gồm tất cả các khoản cho vay, đầu tư mua bán chứng khoán. Trong nền kinh tế phát triển, các khoản đầu tư tài chính càng phát triển sẽ tạo thuận lợi cho sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư thực.
11 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1794 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP
I- KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ, PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ
1. Khái niệm :
Đầu tư chính là sự hy sinh giá trị chắc chắn ở thời điểm hiện tại để đổi lấy (khả năng không chắc chắn) giá trị trong tương lai. Cần phân biệt hai khái niệm khác nhau trong đầu tư đó là đầu tư tài chính và đầu tư thực.
- Đầu tư thực : là một khoản tiền đầu tư để hình thành nhà máy mới, kết quả của nó là làm gia tăng xuất lượng trong tương lai như tăng sản lượng, tăng doanh thu.
- Đầu tư tài chính : là khoản đầu tư không làm gia tăng xuất lượng mà liên quan đến khoản nợ, gồm tất cả các khoản cho vay, đầu tư mua bán chứng khoán. Trong nền kinh tế phát triển, các khoản đầu tư tài chính càng phát triển sẽ tạo thuận lợi cho sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư thực.
2. Đặc trưng của đầu tư :
- Đầu tư là phải bỏ vốn ban đầu.
- Từ đầu vào đến đầu ra phải có thời gian (mua trái phiếu).
- Đầu tư phải gắn liền với rủi ro và mạo hiểm (mua vé số).
- Đầu tư được diễn ra trên thị trường, các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hình và phương pháp đầu tư trong khuôn khổ pháp luật.
- Mong muốn của nhà đầu tư là hiệu quả : hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Nhà DN thường nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, Nhà nước lại mong muốn hiệu quả kinh tế gắn liền với hiệu quả xã hội, điều này dẫn đến sự tồn tại các DN nhà nước.
3. Phân loại dự án đầu tư :
Phân loại theo mối quan hệ giữa những dự án đầu tư :
* Các dự án độc lập lẫn nhau : hai dự án được gọi là độc lập về mặt kinh tế nếu việc chấp nhận hoặc từ bỏ một dự án này không tác động đến quyết định chấp nhận hoặc từ bỏ dự án khác. Đối với nhà đầu tư dự án nào có lợi thì thực hiện.
* Các dự án phụ thuộc lẫn nhau : Hai dự án phụ thuộc về mặt kinh tế là việc phát triển dự án này làm ảnh hưởng đến việc phát triển dự án kia và ngược lại.
Ví dụ : việc phát triển máy điện toán cá nhân và việc phát triển thêm phần mềm bổ sung : phần mềm tốt có khả năng làm gia tăng doanh số của máy điện toán và việc sử dụng máy điện toán cũng có khả năng làm gia tăng sức cầu đối với phần mềm của nó.
* Các dự án loại trừ lẫn nhau : Là việc chấp nhận hoặc loại bỏ dự án này ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hay loại bỏ dự án khác. Nếu lựa chọn dự án này cũng có nghĩa loại bỏ toàn bộ các dự án còn lại.
Ví dụ : việc mua sắm thêm một số máy móc thiết bị mới có lợi hơn hay phải thuê dài hạn trong một thời gian dài là hai dự án loại trừ lẫn nhau.
II- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
Quyết định đầu tư dài hạn của DN là quyết định có tính chất chiến lược có ảnh hưởng đến sự thành bại trong kinh doanh của DN trên thương trường. Do vậy khi đầu tư dài hạn DN nên xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng sau :
- Chính sách kinh tế của nhà nước : được thể hiện trong hiến pháp, trong các luật lệ và biện pháp kinh tế nhằm tạo hành lang, môi trường kinh tế lành mạnh, định hướng cho DN phát triển.
- Thị trường và sự cạnh tranh : thị trường tiêu thụ là một căn cứ quan trọng để cho DN quyết định đầu tư. Bởi vì trong nền kinh tế thị trường DN sản xuất một loại sản phẩm nào đó phải phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng, nên phải xem xét mức cầu của thị trường đồng thời khi đầu tư phải chú ý khai thác lợi thế riêng của DN mới đứng vững được trong cạnh tranh.
- Chính sách lãi suất và số thuế phải nộp : đây là hai yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng hay giảm chi phí đầu tư, vì vậy khi quyết định đầu tư dài hạn phải chú ý xem xét tới hai yếu tố này.
- Sự tiến bộ của khoa học công nghệ : đầu tư dài hạn phải đón đầu sự tiến bộ khoa học công gnhệ, nếu không tiếp cận kịp thời sẽ lâm vào tình trạng thua lỗ, dẫn đến phá sản.
- Độ vững chắc tin cật của đầu tư : đầu tư luôn gắn liền với rủi ro, nếu đầu tư có khả năng đảm bảo vững chắc sẽ kích thích nhà đầu tư tham gia. Nếu đầu tư trong tình trạng không ổn định DN sẽ hạn chế đầu tư.
- Khả năng tài chính của DN : để đi đến quyết định đầu tư DN phải xem xét khả năng tài chính của mình gồm nguồn tự có và nguồn có thể huy động thêm. Việc đầu tư của DN không thể vượt qua giới hạn khả năng tài chính của mình.
III- CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
A- Phương pháp phân tích điểm hòa vốn
1. Phân biệt chi phí : Chi phí của dự án được chia thành định phí và biến phí.
- Định phí (chi phí cố định) : là loại chi phí không liên quan trực tiếp tới sự thay đổi của sản lượng. Bao gồm những khoản mục : lương của cán bộ quản lý, khấu hao, chi phí duy trì bảo quản, chi phí bảo hiểm, chi phí thuê bất động sản (thuê kho, thuê văn phòng).
Lưu ý : gọi là định phí nhưng nó chỉ cố định ở một giới hạn cận biên, nếu vượt quá giới hạn đó thì định phí lại được xác định ở một mức độ khác.
Ví dụ : Công ty thuê xe tải để phân phối nước giải khát, xe tải có thể chuyên chở tối đa là 10.000 chai mỗi ngày. Rõ ràng chi phí thuê xe là định phí ở mức độ tối đa 10.000 chai/ngày. Nhưng nếu hơn 10.000 chai/ngày được phân phối thì phương án khác được xem xét là công ty phải thuê thêm xe tải, do đó phải tăng thêm chi phí đi thuê.
- Biến phí : là những chi phí phụ thuộc vào sự thay đổi sản lượng, tăng giảm theo cùng tỷ lệ với sản lượng. Gồm các khoản mục : tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất, chi phí NVL cho sản xuất, hoa hồng trên doanh số, chi phí nhiên liệu, bao bì, một số chi phí khác biến đổi với đầu ra.
2. Phân tích điểm hòa vốn : Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bằng với chi phí đã bỏ ra, nghĩa là tại điểm này DN sản xuất kinh doanh không lời và không bị lỗ.
a. Điểm hòa vốn theo sản lượng : (đối với DN sản xuất một sản phẩm).
Ví dụ : Có tài liệu sau đây của một DN chỉ sản xuất kinh doanh một mặt hàng :
- Chi phí cố định : tiền thuê nhà, tiền khấu hao, chi phí quản lý : 40 triệu.
- Chi phí biến đổi : tiền NVL, tiền lương công nhân sản xuất : 120.000 đ/SP
- Giá bán 1 sản phẩm là 200.000 đ.
Hỏi DN phải tiêu thụ trên bao nhiêu sản phẩm mới có lãi ?. Ta lập bảng sau :
Bảng doanh số, chi phí và lợi nhuận :
Sản lượng
( biến phí
Định
å chi phí
Doanh
Lãi(+)
tiêu thụ
(B = b.S)
phí (Đ)
(B+Đ)
thu (D)
Lỗ(-)
0
0
40.000
40.000
0
- 40.000
200
24.000
40.000
64.000
40.000
- 24.000
400
48.000
40.000
88.000
80.000
- 8.000
500
60.000
40.000
100.000
100.000
0
800
96.000
40.000
136.000
160.000
+ 24.000
1.000
120.000
40.000
160.000
200.000
+ 40.000
qua kết quả trên ta thấy nếu sản lượng tiêu thụ 500 sản phẩm thì DN mới có lãi và bằng 500 sản phẩm thì hòa vốn.
Xây dụng công thức :
Gọi : S0 : sản lượng tiêu thụ tại điểm hòa vốn.
S : sản lượng tiêu thụ.
D : doanh thu tương ứng với sản lượng.
Đ : định phí.
b : biến phí một đơn vị sản phẩm.
B : ( biến phí tương ứng với sản lượng.
g : giá bán một đơn vị sản phẩm.
Ta có :
* Doanh thu = sản lượng tiêu thụ x giá bán đơn vị ( D = S x g
* ( biến phí = sản lượng tiêu thụ x biến phí đơn vị ( B = S x b
* ( chi phí = ( biến phí + định phí ( B + D = S.b + Đ
Tại điểm hòa vốn ta có : ( doanh thu = ( chi phí
S0g = S0b +Đ
S0g - S0b = Đ
S0(g - b) = Đ (
Đây là công thức xác định sản lượng tiêu thụ tại điểm hòa vốn. Theo ví dụ ta có :
DN phải tiêu thụ trên 500 sản phẩm thì mới có lãi.
hv = g - b
Nếu gọi là phần hoàn vốn của một đơn vị sản phẩm thì ta có thể tính được lợi nhuận
của số lượng sản phẩm tiêu thụ bất kỳ nào theo công thức sau :
Pn = (Sn - S0) x hv
* Pn : lợi nhuận của số lượng sản phẩm tiêu thụ bất kỳ
* Sn : số lượng sản phẩm tiêu thụ bất kỳ
Theo ví dụ trên, nếu tiêu thụ 800 sản phẩm thì lợi nhuận đạt được là :
Pn = (800 - 500) x (200.000 - 120.000) = 24.000.000 đ
Ta có đồ thị minh họa điểm hòa vốn theo sản lượng như sau :
* Trục tọa độ : - Trục hoành là sản lượng.
- Trục tung là doanh thu hoặc chi phí.
* Giả thiết giá bán không đổi, đầu tiên ta vẽ đường định phí (đường 1), đường này luôn song song với trục hoành.
* Đường thứ hai (đường 2) là đường biến phí : B = b.S. Ta thế S (sản lượng) thì sẽ có B tương ứng.
* Đường thứ ba (đường 3) là đường tổng chi phí (Đ + B) đó là đường song song với đường biến phí và đi từ định phí.
* Đường thứ tư (đường 4) là đường doanh thu D = S.g. Ta thế S (sản lượng) thì sẽ có D tương ứng.
Doanh thu, chi phí (1000 đ)
D = S.g (4) ( chi phí = Đ + B (3)
100.000
B = b.S (2)
80.000
48.000
40.000
Định phí (1)
24.000
0
200 400 500 600 800
Giao điểm giữa đường (4) doanh thu và đường (3) chi phí là điểm hòa vốn.
Tại điểm hòa vốn : ở dưới điểm I, Doanh nghiệp bị lỗ vì chi phí luôn lớn hơn doanh thu. Các điểm trên điểm I thì DN có lãi vì doanh thu luôn lớn hơn chi phí.
b. Điểm hòa vốn theo doanh số (doanh thu hòa vốn) :
Trường hợp DN sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng với chi phí và giá bán khác nhau. Ta không thể sử dụng giá bán và biến phí đơn vị. Tình hình có thể căn cứ vào số liệu kỳ báo cáo kết hợp với tình hình cụ thể kỳ kế hoạch, dự kiến được định phí, tổng biến phí và tổng doanh thu trong kỳ, trên cơ sở đó xác định được điểm hòa vốn theo doanh số.
Xây dựng công thức :
å doanh thu : D = S. g
( biến phí : B = S. b
Đây chính là công thức xác định doanh thu tại diểm hòa vốn.
Ví dụ : Giả thiết công ty bách hóa X có tài liệu về tình hình thu chi trong quý I như sau :
1. ( doanh thu : 540 triệu
2. Chi phí trong quý :
* Định phí : 50 triệu
- Tiền thuê nhà : 18 triệu
- Tiền khấu hao thiết bị : 15 triệu
- Tiền lương tháng và chi phí quản lý : 17 triệu
* Biến phí : 450 triệu
- Giá vốn hàng khi mua vào : 400 triệu
- Tiền thưởng theo doanh số : 40 triệu
- Bao bì đóng gói : 10 triệu
Yêu cầu :
1. Công ty đạt doanh số bao nhiêu trở lên để có lãi ?
2. Vào thời điểm nào trong năm công ty hòa được vốn ?
3. Xác định lãi của công ty trong quý.
Bài giải :
Công ty đạt doanh số trên 300 triệu đồng thì mới bắt đầu có lãi.
Tức là thời điểm hòa được vốn là ngày 20/2.
3. Lãi của công ty trong quý : P = Doanh thu - Chi phí = 540 - (450 + 50) = 40 triệu.
c. Thời gian hòa vốn : Thời gian để đạt được doanh thu hòa vốn.
Gọi D : doanh thu đạt được trong kỳ.
D0 : doanh thu hòa vốn.
n : số ngày trong kỳ.
T0 : Thời gian hòa vốn.
3. Ý nghĩa của phân tích điểm hòa vốn :
- Cho thấy mức tối thiểu mà DN phải sản xuất và tiêu thụ để có thể tồn tại.
- Giúp cho DN điều chỉnh giá thích hợp trong điều kiện thị trường cạnh tranh, vì khi đã hòa được vốn DN có thể giảm giá bán xuống.
- Giúp cho DN tính được các khoản lợi nhuận sẽ thu được trong tương lai và thời gian khi nào có thể hòa được vốn đã bỏ ra.
B- Phương pháp thời gian thu hồi vốn :
Thời gian hoàn vốn của dự án là khoảng thời gian dự án thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu. Thời gian hoàn vốn càng ngắn dự án đầu tư càng tốt.
Ví dụ : Một dự án có vồn đầu tư ban đầu là 800 triệu đồng, đời sống kinh tế của dự án là 4 năm. Dự kiến số thu nhập hàng năm là : năm thứ nhất 300 triệu; năm thứ hai 400 triệu; năm thứ ba 400 triệu; năm thứ tư 500 triệu. Có thể biểu diễn lưu lượng tiền tệ của dự án đầu tư trên theo sơ đồ sau (đvị : triệu đồng)
0 1 2 3 4
-800 300 400 400 500
Xác định thời gian hoàn vốn như sau :
- Vốn đầu tư ban đầu : 800 triệu
- Thu nhập đến cuối năm thứ hai : 700 triệu
- Số còn phải thu : 100 triệu
- Thời gian hoàn vốn :
Nhược điểm của phương pháp :
- Không chú ý đến khả năng sinh lời ngoài thời gian hoàn vốn. Nếu dự án đầu tư chậm sinh lời lúc đầu, nhưng có xu hướng phát triển và tăng khả năng sinh lời về sau thì theo quan điểm hoàn vốn cách chọn lựa này khó được chấp nhận.
- Không chú ý đến giá trị tiền tệ theo thời gian, tức là không xem xét đến sự mất giá của đồng tiền.
Chú ý : Khi thẩm định dự án theo phương pháp thời gian hoàn vốn, bên cạnh yếu tố thời gian cần phải xem xét cả giá trị hiện tại của tiền lãi.
Ví dụ : Có 2 dự án A và B cùng vốn đầu tư là 300 triệu, có thu nhập phát sinh qua các năm như sau 0 1 2 3
Dự án A : - 300 200 100 100
Dự án B : - 300 100 200 100
Cả 2 dự án đều có thời gian hoàn vốn là 2 năm. Tuy nhiên nếu ta lưu ý rằng 1 đồng bạc hôm nay có giá trị hơn 1 đồng bạc năm sau thì ta chọn dự án A vì có mức thu năm đầu là 200 triệu.
Tóm lại : khi sử dụng phương pháp thời gian hoàn vốn, để khắc phục những nhược điểm của nó ta nên kết hợp với phương pháp khác như phương pháp hiện giá thuần, phương pháp chỉ số sinh lời khi thẩm định dự án.
B- Phương pháp hiện giá thuần (The Net Present Value - NPV)
Trong nền kinh tế thị trường, một đồng của hôm nay có giá trị hơn một đồng ở thời điểm tương lai. Điều này hàm ý rằng tiền tệ có giá trị theo thời gian : một đồng hôm nay có thể được đầu tư để tạo ra thu nhập trong tương lai. Lãi suất chính là thước đo giá trị của đồng tiền theo thời gian. Vì thế khi đầu tư vào một dự án người ta phải tính các khoản thu, chi của dự án đầu tư về cùng một mặt bằng thời gian mới so sánh tính toán được lời, lỗ...
Theo quy ước của nhà đầu tư : gọi năm đầu của thời kỳ phân tích là hiện tại, những năm tiếp theo sau là tương lai, vì vậy giá trị của dự án sẽ được tính theo "tương lai hóa" hoặc "hiện tại hóa", bài toán trở về 2 dạng : - Giá trị tương lai của đồng vốn hiện tại.
- Giá trị hiện tại của đồng vốn tương lai.
1. Giá trị tương lai của đồng vốn hiện tại (bài toán xuôi)
Ví dụ : Một người bỏ vốn 1.000.000 đ, đầu tư với lãi suất 10%/năm. Số lãi hàng năm được nhập vào vốn để tiếp tục đầu tư. Hỏi đến cuối năm thứ ba sẽ nhận được cả vốn lẫn lãi là bao nhiêu ?
Giải : - Giá trị đạt được cuối năm I : 1.000.000 + (1.000.000 x 10%) = 1.100.000 đ
- Giá trị đạt được cuối năm II : 1.100.000 + (1.100.000 x 10%) = 1.210.000 đ
- Giá trị đạt được cuối năm III : 1.210.000 + (1.210.000 x 10%) = 1.331.000 đ
Như vậy đến cuối năm thứ 3 nhà đầu tư sẽ thu được cả vốn lẫn lãi là 1.331.000 đ.
Xây dựng công thức :
Gọi : V : là vốn đầu tư ban đầu.
n : là số năm đầu tư.
i : là lãi suất cố định.
Tn : là giá trị tương lai (gồm cả gốc và lãi) sau năm thứ n (còn gọi là giá trị kép)
Ta tính được giá trị tương lai ở cuối mỗi năm như sau :
- Năm thứ 1 : T1 = V + Vi = V(1 + i)
- Năm thứ 2 : T2 = T1 + T1. i = T1(1 + i). Thế T1 = V( 1 + i)
= V(1 + i) (1 + i) = V(1 + i)2
- Năm thứ 3 : T3 = T2 + T2. i = T2(1 + i) = V(1 + i)2 (1 + i) = V(1 + i)3
Một cách tổng quát :
Tn = V(1 + i)n
Giá trị kép ở cuối năm thứ n :
Trong đó (1 + i)n gọi là thừa số lãi suất tương lai, giá trị của nó phụ thuộc vào mức lãi suất i và số thời kỳ n. Để thuận tiện trong việc tính toán, người ta lập bảng tính sẵn (1 + i)n trong bảng phụ lục I.
Ý nghĩa của thừa số (1 + i)n : là tìm được giá trị tương lai của một đồng vốn hiện tại với mức lãi suất cố định i, thời gian đầu tư n. Sử dụng bảng tính trong phụ lục ta thấy với i = 10% và n = 3 thì ta có (1 + i)n = 1,331. Số này là giá trị tương lai của một đồng sau 3 năm nếu được đầu tư với mức lãi suất 10% là 1,331 đồng. Do đó nếu vốn gốc ban đầu là 1.000.000 đ thì sau 3 năm ta được : T3 = 1.000.000 x 1,31 = 1.331.000 đ. Tóm lại : giá trị tương lai là giá trị một lượng tiền tệ tăng trưởng, nếu nó được đem đầu tư với 1 lãi suất cố định, trong một khoảng thời gian nào đó.
2. Giá trị hiện tại của đồng vốn tương lai (bài toán ngược lại)
Giả sử chúng ta mong có được 1.000.000 đồng trong 5 năm nữa, thì giá trị hiện tại (ngày hôm nay) sẽ ít hơn 1.000.000 đồng, Giá trị này được tính thông qua công thức :
Từ công thức Tn = V(1 + i)n. Ta có :
Việc xác định giá trị hiện tại của một lượng tiền tệ dự kiến trong tương lai được gọi là sự chiết khấu.
- Là tìm được giá trị hiện tại của một đồng trong tương lai, n năm, với lãi suất i%.
Số này nghĩa là 1 đồng ở cuối năm thứ 5 chỉ có giá trị là 0,567 đồng được đầu tư hôm nay với
lãi suất 12%. Do đó muốn có 1.000.000 đ ở 5 năm sau thì giá trị hiện tại bỏ ra bây giờ là :
Như vậy với số tiền 567.000 đ được đầu tư hôm nay với lãi suất 12% trong vòng 5 năm sẽ tăng lên 1.000.000 đ. Tóm lại giá trị hiện tại là giá trị của một lượng tiền tệ ở tương lai nhưng được quy ngược về thời điểm hiện tại với một mức lãi suất cố định và thời gian n.
3. Phương pháp xác định hiện giá thuần (The Net Present Value - NPV)
Hiện giá thuần (NPV) của một dự án là tổng giá trị của các khoản thu dự kiến trong tương lai được quy về hiện tại trừ đi vốn đầu tư dự kiến ban đầu của dự án.
Phương pháp này được dựa trên lãi suất chiết khấu để đưa giá trị của khoản thu trong tương lai về cùng một thời điểm hiện tại để so sánh với vốn đầu tư ban đầu bỏ ra.
Đánh giá dự án : Có hai trường hợp :
- Trường hợp 1 : nếu các dự án là độc lập lẫn nhau. Việc chấp nhận hoặc từ bỏ dự án phụ thuộc vào NPV âm hay dương.
NPV > 0 : chấp nhận dự án (điều này chứng tỏ dự án có lời)
NPV < 0 : từ chối dự án.
NPV = 0 : tuỳ vào quan điểm của nhà đầu tư.
- Trường hợp 2 : nếu các dự án loại trừ lẫn nhau. Việc chấp nhận dự án này đòi hỏi phải từ bỏ các dự án còn lại : sẽ chọn dự án nào có NPV cao nhất, miễn là NPV cao nhất phải > 0.
Ví dụ : Một công ty đang băn khoăn lựa chọn một trong hai dự án với tổng kinh phí đầu tư đều là 400 triệu và có các khoản thu nhập qua các năm như sau : (Đơn vị 1.000.000 đ)
DỰ
VỐN
Thu nhập qua các năm
ÁN
ĐẦU TƯ
1
2
3
4
5
6
A
400
100
120
120
100
100
100
B
400
150
150
120
80
80
60
Bằng phương pháp hiện giá thuần, hãy xem công ty nên lựa chọn dự án nào có lợi nhất với lãi súât chiết khấu là 12%/năm.
= 441,3204 - 400 = 41,3204 > 0
NPV(B) = [(150 x 0,89286) + (150 x 0,79719) + (120 x 0,71178) + (80 x 0,63552)
+ (80 x 0,56743) + (60 x 0,50663)] - 400 = 465,5549 - 400 = 65,5549 > 0
Chọn dự án B vì có NPV > 0 cao hơn dự án A.
D- Phương pháp chỉ số sinh lời (The profitability Index - PI)
Chỉ số sinh lời của dự án là giá trị hiện tại của thu nhập trong tương lai so với chi phí đầu tư ban đầu của dự án.
Ví dụ : Có lưu lượng tiền tệ của 1 dự án sau đây : (Đơn vị triệu đồng)
0 1 2 3 4
- 600 250 250 250 250
Với giả sử lãi suất chiết khấu là 10%.
Chỉ số này được hiểu là việc đầu tư sẽ thu hồi lại chi phí đầu tư ban đầu cộng thêm với NPV (khoản lãi) tương đương 32% của chi phí đầu tư ban đầu. Nói cách khác đầu tư vào dự án này sẽ sinh lợi 0,32 lần hay 32%.
* Đánh giá dự án :
- Trường hợp các dự án là độc lập lẫn nhau : dự án nào có PI > 1 thì chấp nhận dự án; PI < 1 thì loại bỏ dự án.
- Trường hợp các dự án là loại trừ lẫn nhau : dự án nào có PI lớn nhất và lớn hơn 1 thì sẽ được chọn.
Ví dụ : So sánh ba dự án A, B, C sau đây : (Đơn vị triệu đồng)
Dự
Năm
Thời gian
NPV
PI
Án
0
1
2
hoàn vốn
(10%)
(10%)
A
- 500
600
100
10 tháng
128,099
1,256
B
- 1.000
200
1.200
1 năm 8 tháng
173,558
1,173
C
- 500
530
180
11 tháng 10 ngày
130,5787
1,26
- Nếu xét theo thời gian hoàn vốn : dự án A có thời gian hoàn vốn ngắn nhất.
- Nếu xét theo NPV : dự án B có NPV cao nhất.
- Nếu xét theo PI : dự án C có PI cao nhất.
Chúng ta thấy rằng 3 phương pháp đều cho 3 kết quả khác nhau. Nếu đây là các dự án độc lập lẫn nhau, việc lựa chọn hoặc từ bỏ dự án khá đơn giản. Tuy nhiên nếu đây là các dự án loại trừ lẫn nhau, trong những trường hợp như thế này tốt nhất vẫn sử dụng phương pháp NPV.
Thực vậy nếu xét theo NPV, tuy rằng dự án B có chỉ số sinh lời thấp hơn dự án C nhưng nó lại sinh lợi trong một quy mô vốn đầu tư khá lớn. Điều này làm cho thu nhập đạt được từ dự án B là khá lớn so với dự án C. Như vậy phương pháp NPV nói lên được qui mô thực của dự án, và nếu như mục đích cuối cùng của dự án là tối đa hóa lợi nhuận thì dự án B sẽ được lựa chọn.
Tóm lại : Mỗi phương pháp đã trình bày trên đều cung cấp chỉ ra những thông tin khác nhau mà nhà đầu tư cần biết. Do đó khi thẩm định dự án người ta sử dụng đồng thời các phương pháp. Tuy nhiên, để ra một quyết định cuối cùng thì NPV phải là phương pháp chuẩn nhất, nếu như mục tiêu của công ty là tối đa hóa lợi nhuận.
E- Phương pháp thẩm định cơ cấu tài chính của Doanh nghiệp
1. Khái niệm : Một trong những vấn đề quan trọng trong công tác quản lý tài chính đối với DN là huy động tổ chức các nguồn vốn một cách hợp lý đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của DN đạt được hiệu quả kinh tế cao. Để đi đến quyết định huy động vốn cần phải xem xét cơ cấu tài chính của DN.
- Cơ cấu tài chính của Doanh nghiệp : là tỷ trọng giữa các nguồn vốn trong toàn bộ nguồn vốn của DN. Nghiên cứu cơ cấu tài chính giúp cho người quản lý rút ra vấn đề chủ yếu :
. Nên xác định cơ cấu tài chính như thế nào là thích