Dạy cách tạo lập văn bản hợp đồng kinh tế cho lưu học sinh tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Hợp đồng là một thể loại văn bản có tính pháp lí cao bởi tất cả các giao kết trong đó đều được pháp luật bảo vệ. Do đó, khi tạo lập hợp đồng vấn đề đầu tiên cần được quan tâm là ngôn ngữ. Có thể nói, đây là yếu tố quan trọng nhất chi phối, tác động tới chất lượng của văn bản hợp đồng, và nó cũng chính là phương tiện duy nhất chuyển tải quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia kí kết hợp đồng. Để giúp cho lưu học sinh có thể tạo lập được một kiểu văn bản có tính pháp lí cao như hợp đồng, trong quá trình giảng dạy, chúng tôi đã phối kết hợp nhiều phương pháp nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là người học biết, hiểu và thành thục tạo lập. Cụ thể, chúng tôi đã sử dụng ba phương pháp chính sau: Phương pháp thứ nhất là phương pháp rèn luyện theo mẫu. Đây là một phương pháp không mới trong dạy học ngoại ngữ nhưng lại rất cần thiết, đặc biệt với hợp đồng, một kiểu văn bản có tính khuôn mẫu cao. Phương pháp thứ hai, phương pháp thuyết giảng – truy vấn.Với phương pháp này bên cạnh việc giảng viên phân tích các hiện tượng ngôn ngữ đặc trưng trong văn bản nhằm giúp người học hiểu được những vấn đề quan trọng còn có sự tương tác giữa người dạy và người học thông qua các câu hỏi giảng viên đặt ra cho sinh viên. Cách làm này sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển khả năng tư duy độc lập và gia tăng mức độ tiếp thu bài của sinh viên. Phương pháp thứ ba, phương pháp phát hiện và phân tích lỗi, để nó không trở thành rào cản trong hoạt động giao tiếp. Những phương pháp giảng dạy này được chúng tôi đưa ra dựa trên hai nguyên tắc: nguyên tắc thứ nhất, bám sát đặc điểm văn bản dạy; nguyên tắc thứ hai, phù hợp với trình độ của người học.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy cách tạo lập văn bản hợp đồng kinh tế cho lưu học sinh tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 461 DẠY CÁCH TẠO LẬP VĂN BẢN HỢP ĐỒNG KINH TẾ CHO LƯU HỌC SINH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Trn Th Thùy Linh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm t t: Hợp đồng là một thể loại văn bản có tính pháp lí cao bởi tất cả các giao kết trong đó đều được pháp luật bảo vệ. Do đó, khi tạo lập hợp đồng vấn đề đầu tiên cần được quan tâm là ngôn ngữ. Có thể nói, đây là yếu tố quan trọng nhất chi phối, tác động tới chất lượng của văn bản hợp đồng, và nó cũng chính là phương tiện duy nhất chuyển tải quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia kí kết hợp đồng. Để giúp cho lưu học sinh có thể tạo lập được một kiểu văn bản có tính pháp lí cao như hợp đồng, trong quá trình giảng dạy, chúng tôi đã phối kết hợp nhiều phương pháp nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là người học biết, hiểu và thành thục tạo lập. Cụ thể, chúng tôi đã sử dụng ba phương pháp chính sau: Phương pháp thứ nhất là phương pháp rèn luyện theo mẫu. Đây là một phương pháp không mới trong dạy học ngoại ngữ nhưng lại rất cần thiết, đặc biệt với hợp đồng, một kiểu văn bản có tính khuôn mẫu cao. Phương pháp thứ hai, phương pháp thuyết giảng – truy vấn.Với phương pháp này bên cạnh việc giảng viên phân tích các hiện tượng ngôn ngữ đặc trưng trong văn bản nhằm giúp người học hiểu được những vấn đề quan trọng còn có sự tương tác giữa người dạy và người học thông qua các câu hỏi giảng viên đặt ra cho sinh viên. Cách làm này sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển khả năng tư duy độc lập và gia tăng mức độ tiếp thu bài của sinh viên. Phương pháp thứ ba, phương pháp phát hiện và phân tích lỗi, để nó không trở thành rào cản trong hoạt động giao tiếp. Những phương pháp giảng dạy này được chúng tôi đưa ra dựa trên hai nguyên tắc: nguyên tắc thứ nhất, bám sát đặc điểm văn bản dạy; nguyên tắc thứ hai, phù hợp với trình độ của người học. Abstract: The contract is a kind of highly legal texts (discourse) because in which all of the agreements are protected by law. Therefore, when creating a contract, the first issue to be considered is the language. We can say this is the most important factor that controls and has an effect on the quality of contract documents, and it is also the only means to transfer the rights and obligations of the participants in signing contracts. To help foreign students create a type of legal documents such as the contract, in the teaching process, we have coordinated a variety of methods aimed at the ultimate goal: the learners know, understand and master how to create a discourse. In more detail, we use the following three methods: The first method is a method of practicing the sample. This is not a new method of teaching a foreign language, but very necessary, especially with contracts, a writing style demanding highly fixed format. The second method is the lecturing and interrogating method. When using this method, the teacher not only analyzes the features of language in the discourse, but also asks students questions. Through these questions the teacher gives students interactions between teacher and students to help them understand the important issues. This approach will bring efficiency in the development of independent thinking skills and in improvement of ability to understand lectures of all students. The third method is the method of realizing and analyzing errors, so that these errors do not become a barrier to communication activities. When using these teaching methods we base on two principles: (1) These methods should follow the features of the discourse strictly; (2) and be relevant to student’s level. Trong khung chương trình đào tạo dành cho lưu học sinh của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐHKTQD) có ba học phần bắt buộc liên quan đến tiếng Việt, trong đó có học phần Tiếng Việt trong Kinh tế và Kinh doanh. Mục đích của học phần này là giúp người học mở rộng vốn từ trong lĩnh vực kinh tế, pháp luật, từ đó biết cách tạo lập một số văn bản liên quan đến kinh tế đặc biệt là biết cách soạn thảo văn bản hợp đồng (VBHĐ) kinh tế. Đây là kiểu văn bản đơn giản nhất về hình thức, bố cục bởi nó có tính khuôn mẫu, cho nên khi học xong bắt buộc lưu học sinh phải tạo lập được một hợp đồng theo mẫu. Với thời lượng dành cho học phần Tiếng Việt trong kinh tế và kinh doanh là 6 tín chỉ và được chia đều cho các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, cho Ti u ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài 462 nên để đạt được mục tiêu đặt ra đối với kĩ năng viết trên chúng tôi đã phải sử dụng các phương pháp khác nhau trong quá trình giảng dạy trên cơ sở bám sát đặc điểm VBHĐ, cụ thể là ba phương pháp sau: phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp thuyết giảng - truy vấn và phương pháp phát hiện - phân tích lỗi. 1. Phương pháp rèn luyện theo mẫu Như chúng ta đã biết, phong cách viết nói chung luôn có yêu cầu cao về độ chuẩn xác của việc dùng từ, cấu tạo câu, liên kết văn bản. Mức độ thành công của văn bản phụ thuộc vào khả năng tư duy và khả năng diễn đạt của người viết. Trong hợp đồng mặc dù từ ngữ được sử dụng mang tính pháp lí cao bởi nó liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia kí kết, đến lợi ích kinh tế của các chủ thể, song bù lại cấu trúc, bố cục của từng loại hợp đồng lại rất giản đơn, nó có khuôn mẫu rõ ràng. Theo đó, người viết cứ theo mẫu sẵn có mà lấp đầy các thông tin cần thiết. Điều này trở nên rất đơn giản đối với sinh viên Việt Nam, nhưng với các lưu học sinh thì việc tạo lập được một hợp đồng theo mẫu cũng không phải là chuyện dễ. Chính vì vậy, để giúp người học có được kĩ thuật viết hợp đồng, phương pháp đầu tiên chúng tôi hướng tới đó là rèn luyện theo mẫu. Tính khuôn mẫu là đặc điểm nổi bật của văn bản hành chính nói chung, VBHĐ nói riêng. Phạm Tất Thắng cho rằng: “Các văn bản hành chính thường sử dụng đến các khuôn mẫu ngôn ngữ. Những khuôn mẫu này được sử dụng trong các văn bản hành chính thì được gọi là khuôn ngôn ngữ hành chính. Đó là những phương tiện ngôn ngữ được dựng sẵn và sử dụng nguyên khối để tham gia vào việc tạo lập văn bản” [7; tr. 17]. Như vậy về mặt hình thức các khuôn ngôn ngữ hành chính có cấu trúc chặt chẽ như là những đơn vị có sẵn. Tùy thuộc vào những nội dung khác nhau của văn bản hành chính mà người ta lựa chọn khuôn ngôn ngữ này hay khác để xây dựng văn bản. Cũng theo Phạm Tất Thắng, khuôn ngôn ngữ tình huống bao gồm khuôn tình huống (cụm từ và câu) và khuôn cấu trúc. Đồng quan điểm với Phạm Tất Thắng, Vương Đình Quyền [6, tr. 213] cũng cho rằng không chỉ các thành phần thuộc hình thức văn bản mà cả kết cấu nội dung văn bản, lời văn và các từ ngữ thông dụng đều phải theo khuôn mẫu nhất định. Những biểu hiện của tính khuôn mẫu ở phương diện cấu trúc của VBHĐ có thể là: Văn bản được soạn theo thể thức quy định của Nhà nước; mỗi nhóm VBHĐ có những yêu cầu chặt chẽ về các điều khoản. Theo đó VBHĐ nào cũng phải có ba nhóm điều khoản: điều khoản chủ yếu, điều khoản thường lệ và điều khoản tùy nghi. Ngoài ra, tùy thuộc vào loại hợp đồng mà quy định về điều khoản sẽ được cụ thể hơn. Chẳng hạn, đối với hợp đồng mua bán hàng hóa thì bắt buộc phải đảm bảo được các điều khoản chính sau: - Điều khoản về đối tượng hợp đồng và số lượng hàng hóa - Điều khoản về chất lượng, quy cách hàng hóa - Điều khoản về bao bì, kí mã hàng hóa - Điều khoản về giao nhận hàng - Điều khoản về bảo hành hàng hóa và hướng dẫn sử dụng - Điều khoản về giá cả - Điều khoản về thanh toán Tính khuôn mẫu thể hiện ở phương diện từ ngữ: có những từ ngữ và cấu trúc câu được lặp đi lặp lại nhiều lần ở những vị trí nhất định trong văn bản. Các khuôn từ ngữ có sẵn, có cấu trúc chặt chẽ được sử dụng nguyên khối để tham gia vào việc tạo lập văn bản được gọi là các khuôn sáo hành chính. Những khuôn sáo này được sử dụng để đưa ra các căn cứ pháp lí và thực tiễn ở phần mở đầu và nội dung văn bản như căn cứ vào, hôm nay, ngày/tháng/năm, tại Chúng tôi gồm các bên dưới đây, Sau khi thỏa thuận, hai bên thống nhất kí kết hợp đồng với những nội dung sau; để kết thúc văn bản có: hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã ghi trong hợp đồng, Hợp đồng này được lập thành bản có giá trị pháp lí như nhau và có hiệu lực kể từ ngày kí. Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 463 Vì tính khuôn mẫu là đặc trưng của văn bản hợp đồng nên khi dạy giáo viên phải dùng phương pháp rèn luyện theo mẫu. Dưới đây là ba bước trong phương pháp rèn luyện theo mẫu: Bước 1: Giáo viên cung cấp văn bản mẫu Giáo viên cung cấp một loại VBHĐ kinh tế nhất định làm mẫu cho người học, rồi yêu cầu họ nghiên cứu văn bản và đưa ra những nhận xét ban đầu. Ví dụ: Mẫu hợp mua bán hàng hóa. Bước 2: Giáo viên hướng dẫn người học phân tích văn bản hợp đồng mẫu Trọng tâm phân tích của giáo viên là các thành phần thể thức trong mẫu, đặc biệt là phân tích bố cục nội dung văn bản (phần mở đầu, phần nội dung chính và kết luận), phân tích các khuôn sáo trong mẫu. Cái "khuôn" cấu trúc của một VBHĐ có thể được thể hiện dưới hình thức sau: Khi nhìn vào khuôn này hay bất kì một khuôn văn bản nào, chúng ta cũng có thể thấy có ba khu vực tách biệt rõ rệt với nhau và có tính ổn định, cố định cao. 1) Mở đầu hợp đồng, có nội dung sau: quốc hiệu, tên gọi hợp đồng, số và kí hiệu hợp đồng, những căn cứ xác lập hợp đồng, thời gian và địa điểm kí hợp đồng và các thông tin về chủ thể hợp đồng. 2) Phần nội dung hợp đồng: bao gồm các điều khoản chủ yếu, điều khoản thường lệ và điều khoản tùy nghi. 3) Phần kí kết hợp đồng gồm có: số lượng bản hợp đồng cần kí và đại diện các bên kí. Mô hình hoá các yếu tố trên như sau: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TÊN HỢP ĐỒNG (Số và kí hiệu hợp đồng:.) Căn cứ kí kết hợp đồng: Thời gian và địa điểm kí hợp đồng:.. Thông tin chủ thế kí kết hợp đồng:.. Bên A: Bên B: Sau khi thỏa thuận, hai bên thống nhất kí kết hợp đồng với những nội dung sau: CÁC ĐIỀU KHOẢN KÍ KẾT HỢP ĐỒNG Điều 1: MỞ ĐẦU HỢP ĐỒNG NỘI DUNG HỢP ĐỒNG PHẦN KÍ KẾT HỢP ĐỒNG 1 2 3 Ti u ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài 464 Điều 2: .. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Hợp đồng này được lập thành.. bản có giá trị pháp lí như nhau và có hiệu lực kể từ ngày kí. Đại diện bên A kí Chức vụ Họ tên người kí Đại diện bên B kí Chức vụ Họ tên người kí Tính khuôn mẫu còn được thể hiện ở các mức độ, cấp độ ngôn ngữ khác nhau: a) Sử dụng lặp lại các thuật ngữ, từ ngữ thuộc lớp từ hành chính và/hoặc thuộc đối tượng kí kết hợp đồng b) Sử dụng lặp đi lặp lại một số kiểu cấu trúc ngữ pháp có mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các vế là giả thiết – kết luận như: Trong trường hợp. thì; Nếu thì c) Ngôn ngữ sử dụng trong loại văn bản này phải đảm bảo tính đơn trị về ngữ nghĩa. Do vậy, ngôn ngữ phải thể hiện sao cho mọi người đều có thể hiểu một cách dễ dàng, chính xác, đúng với nội dung mà VBHĐ muốn truyền đạt. Bước 3: Giáo viên yêu cầu người học mô phỏng để soạn thảo văn bản hợp đồng Bước 4: Giáo viên kiểm tra đánh giá, hướng dẫn sinh viên sửa lỗi về thể thức, nội dung, cấu trúc của VBHĐ. 2. Phương pháp thuyết giảng – truy vấn Để người học hiểu rồi tạo lập được VBHĐ thì hoạt động đầu tiên người dạy tiến hành đó là thuyết giảng. Ngày nay, công nghệ thông tin đã phát triển như vũ bão và cho ra đời rất nhiều các sản phẩm phục vụ đắc lực cho việc giảng dạy của giảng viên. Tuy nhiên, dù cho hiện đại đến mức nào thì các sản phẩm này cũng chỉ là công cụ hỗ trợ cho phương pháp giảng dạy truyền thống – phương pháp thuyết giảng, một phương pháp có vị trí then chốt và đóng vai trò chủ lực. Song, nếu chỉ thuyết giảng một chiều, nghĩa là đơn thuần truyền đạt kiến thức từ người dạy sang người học, thì đó là phương pháp giảng dạy thụ động. Nhưng nếu thuyết giảng theo lối tương tác, đặt vấn đề cho người học suy nghĩ và lôi cuốn người học cùng giải quyết vấn đề với giảng viên thì đó lại là phương pháp giảng dạy tích cực. Như vậy, ở đây thuyết giảng cần phải kết hợp với truy vấn thì mới mang lại hiệu quả cao cho người học. Truy vấn là việc giảng viên đặt câu hỏi để sinh viên tự trả lời và làm sáng tỏ nội dung vấn đề. Phương pháp này được áp dụng có hiệu quả đối với những nội dung mà người học đã ít nhiều biết đến hoặc có thể dễ dàng tự nhận thức, tự lí giải khi được đặt vấn đề. Hệ thống câu hỏi dùng trong truy vấn cần phải hướng người học liệt kê được nội dung chính của vấn đề và đưa ra được cách giải quyết vấn đề đặt ra trong từng nội dung. Việc đặt câu hỏi cũng phải hết sức linh hoạt, phụ thuộc rất lớn vào diễn tiến các câu trả lời của sinh viên. Nó đòi hỏi người dạy phải biết cách dẫn dắt, gợi ý, hướng dẫn người học hướng vào mục tiêu chính của bài học. Lợi ích của việc giảng viên truy vấn người học là kích thích sự động não liên tục, rèn luyện tư duy lôgic cũng như khả năng độc lập giải quyết vấn đề. Nói tóm lại, theo chúng tôi, có hai yếu tố quyết định sự thành công của phương pháp thuyết giảng – truy vấn: Một là về phương pháp thuyết giảng, trước hết, lời giảng phải gãy gọn, súc tích, chặt chẽ. Sau đó, tốt nhất và hiệu quả nhất là trình bày theo lối tương tác, nghĩa là liên tục trao đổi với sinh viên trong quá trình thuyết giảng. Khi tương tác, kinh nghiệm cho thấy là giảng viên nên tìm cách đặt vấn đề để sinh viên suy nghĩ trước khi giảng viên nói ra điều muốn nói, không Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 465 nên nói trước kết quả mà hãy dẫn dắt sinh viên cùng tư duy để đi đến kết quả. Cách làm này sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển khả năng tư duy độc lập và gia tăng mức độ tiếp thu bài của sinh viên. Khi sinh viên được yêu cầu tham gia suy nghĩ thay vì thụ động tiếp nhận thông tin thì họ sẽ tập trung hơn, có thể tự kiểm tra sự hiểu biết của bản thân họ, đồng thời được gợi ý về việc chọn lựa nội dung cần nhấn mạnh. Hai là phải tổ chức các hoạt động đan xen trong quá trình thuyết giảng. Hoạt động có thể là đặt vấn đề để sinh viên suy nghĩ và phát biểu, chứng minh một vấn đề, thảo luận từng đôi, thảo luận nhóm, v.v.. Việc này tưởng chừng như hao phí thời gian nhưng thực ra cái lợi thu được sẽ lớn hơn nhiều so với trường hợp dành toàn bộ lượng thời gian đó cho giảng viên nói. Với VBHĐ, khi tiến hành thuyết giảng, giảng viên nên chia nội dung theo vấn đề nhằm giúp người học dễ nắm bắt. Chúng ta có thể có một số nhóm vấn đề trong VBHĐ như: - Vấn đề về căn cứ kí kết hợp đồng - Vần đề về chủ thể tham gia kí kết - Vấn đề về điều khoản chủ yếu - Vấn đề về điều khoản thường lệ - Vấn đề về điều khoản tùy nghi Sau đó, giảng viên giải thích lí do tồn tại của từng nhóm vấn đề, chẳng hạn “Nhóm điều khoản chủ yếu”, đây là những điều khoản bắt buộc để hình thành nên chủng loại hợp đồng cụ thể, nếu thiếu một trong những điều khoản chủ yếu này sẽ không hình thành một hợp đồng. Ví dụ, trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì các điều khoản chủ yếu là số lượng hàng hóa, chất lượng quy cách hàng hóa, giá cả, điều kiện giao nhận hàng và phương thức thanh toán. Bên cạnh đó, giảng viên cũng có thể thuyết giảng theo từng bình diện ngôn ngữ, cụ thể là 3 bình diện chính: bình diện ngữ âm, bình diện từ vựng-ngữ nghĩa và bình diện ngữ pháp. Ở bình diện ngữ âm, giảng viên giúp người học hệ thống lại quy tắc chính tả của tiếng Việt với trọng tâm là quy tắc viết hoa tên người, tên địa danh, tên tổ chức trong VBHĐ Tiếp đó, ở bình diện từ vựng-ngữ nghĩa, giảng viên giải thích nghĩa, cách sử dụng các thuật ngữ hoặc từ, cụm từ thường xuyên xuất hiện trong VBHĐ như trách nhiệm, nghĩa vụ, thủ tục hợp lệ, thủ tục hợp pháp, giá trị pháp lí, thương lượng, hiệu lực... Đối với bình diện ngữ pháp, trước hết, người dạy yêu cầu người học thống kê những kiểu câu có tần số xuất hiện lớn trong VBHĐ và thử lí giải nguyên nhân tồn tại của những kiểu câu đó. Tiếp đó, nhiệm vụ của giảng viên là đính chính và bổ sung kiến thức cần thiết giúp người học hiểu chính xác, rõ ràng và cụ thể vấn đề. Chẳng hạn, khi người học đã phát hiện ra kiểu câu giả thiết – kết quả thường xuyên xuất hiện trong VBHĐ, với biểu hiện cụ thể là cặp kết từ “Nếu thì” nhưng chưa giải thích được lí do thì lúc này, giảng viên có thể nêu thêm một số biểu hiện khác của kiểu câu giả thiết - kết quả trong VBHĐ như: (Trong) trường hợp thì ; Khi thì - Nếu bên B không đến nhận hàng đúng lịch thì phải chịu chi phí lưu kho là đồng/ngày. - Trường hợp công trình chưa đủ điều kiện để nghiệm thu, bàn giao thì các bên xác định lí do và nêu cụ thể những công việc mà Nhà thầu phải làm để hoàn thành công trình. - Khi tiến độ đã bị chậm hơn so với tiến độ thi công như các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng của công việc đó mà không phải do những nguyên nhân đã nêu trên, khi đó Chủ đầu tư yêu cầu Nhà thầu trình một bản tiến độ thi công được sửa đổi để thực hiện tiến độ trong thời gian yêu cầu. Ngoài ra, để người học hiểu sâu và nhớ lâu vấn đề, giảng viên cần lí giải nguyên nhân của việc kiểu câu giả thiết-kết quả xuất hiện nhiều trong VBHĐ. Với kiểu câu này, người viết không chỉ nêu lên những tình tiết hay điều kiện dự kiến có thể xảy ra trong cuộc sống mà con người gặp phải bằng vế “Nếu X”, mà còn có thể nêu rõ cách xử sự phải theo khi gặp trường hợp nêu ở phần giả định hoặc những biện pháp tác động của Nhà nước đối với chủ thể nào không thực hiện đúng các quy định của phần quy phạm pháp luật. Điều này sẽ Ti u ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài 466 giúp các chủ thể kí kết lường trước được các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. 3. Phương pháp phát hiện và phân tích lỗi Theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận, lỗi là một hiện tượng đương nhiên và không hề tiêu cực trong quá trình học ngoại ngữ. Tuy nhiên, vì lỗi là sự vi phạm chuẩn mực về sử dụng ngôn ngữ, sự vi phạm này có thể dẫn đến hiểu nhầm hoặc không thể hiểu được thông tin và có thể phá vỡ giao tiếp nên chúng vẫn rất cần được khắc phục để không trở thành rào cản trong hoạt động giao tiếp. Với phương pháp này, cả người dạy và người học cùng tích cực tham gia vào việc phát hiện lỗi, nêu nguyên nhân và hướng sửa. Thực ra, khi trình bày vấn đề dưới dạng viết người học đã có thời gian lựa chọn từ, cấu trúc câu và sắp xếp các ý hợp lí. Vì vậy, việc mắc lỗi trong văn viết ít mang yếu tố khách quan và yếu tố tâm lí mà thể hiện rõ năng lực và trình độ của người viết. Cho nên, vai trò của người dạy là bên cạnh việc chữa lỗi còn cần giải thích lỗi, tìm nguyên nhân mắc lỗi và chữa lỗi. Người dạy có thể tiến hành các bước sau khi sử dụng phương pháp phát hiện và phân tích lỗi trong việc phát triển kĩ năng viết cho lưu học sinh. Bước 1: Giáo viên thống kê và phân loại lỗi từ các VBHĐ do lưu học sinh tạo lập. Đó có thể là lỗi chính tả, lỗi từ vựng, lỗi ngữ pháp, lỗi bố cục, lỗi diễn đạt Bước 2: Giáo viên tiến hành phân tích lỗi và xác định nguyên nhân gây lỗi. Đây là bước rất quan trọng vì có xác định đúng nguyên nhân người dạy mới có phương hướng khắc phục triệt để các lỗi. Bước 3: Giảng viên yêu cầu người học tự sửa lỗi cho nhau. Đối với lỗi diễn đạt dễ mắc – khó sửa, người dạy nên hướng dẫn cho người học phát hiện và chữa lỗi bằng cách tìm ra những cấu trúc đúng, các mẫu lời nói chuẩn mực. Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả sửa lỗi của người học và đưa ra kết luận cuối cùng về phương án sửa lỗi. Ở đây cũng cần lưu ý là các hoạt động sửa lỗi cần được thay đổi cho phong phú và gây hứng thú cho người
Tài liệu liên quan