Phòng học bộ môn trong dạy học lịch sử ở một số trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

1.1.1. Cơ sở lí luận Cùng với sự phát triển của xã hội đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải có một sự đổi mới cao độ trong nhận thức khoa học và phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, nâng cao hơn nữa chất lượng bộ môn. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII xác định “Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ”. Cũng trong Nghị quyết này chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.”. Để khắc phục tình trạng “dạy chay, học chay” rất phổ biến trong các trường trung học phổ thông (THPT), tháng 9 năm 2004, Bộ Giáo dục và đào tạo (BGD&ĐT) ban hành quy chế công nhận phòng học bộ môn ở trường THPT đạt chuẩn quốc gia theo quyết định số 32/2004. Theo quy chế “trong điều kiện hiện nay (năm 2004) và 10 năm tới, các trường cần có các phòng học bộ môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, Mỹ thuật, Toán học, Tin học, Ngoại ngữ, Công nghệ ”. Trong giảng dạy và học tập lịch sử, việc khôi phục hình ảnh quá khứ là điều kiện quan trọng, đầu tiên để hiểu sâu sắc những sự kiện đã xảy ra.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phòng học bộ môn trong dạy học lịch sử ở một số trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2012 - 2013 38 PHÒNG HỌC BỘ MÔN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lưu Văn Dũng (Sinh viên năm 4, Khoa Lịch sử) GVHD: ThS Đào Thị Mộng Ngọc 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài 1.1.1. Cơ sở lí luận Cùng với sự phát triển của xã hội đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải có một sự đổi mới cao độ trong nhận thức khoa học và phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, nâng cao hơn nữa chất lượng bộ môn. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII xác định “Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Cũng trong Nghị quyết này chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh...”. Để khắc phục tình trạng “dạy chay, học chay” rất phổ biến trong các trường trung học phổ thông (THPT), tháng 9 năm 2004, Bộ Giáo dục và đào tạo (BGD&ĐT) ban hành quy chế công nhận phòng học bộ môn ở trường THPT đạt chuẩn quốc gia theo quyết định số 32/2004. Theo quy chế “trong điều kiện hiện nay (năm 2004) và 10 năm tới, các trường cần có các phòng học bộ môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, Mỹ thuật, Toán học, Tin học, Ngoại ngữ, Công nghệ”. Trong giảng dạy và học tập lịch sử, việc khôi phục hình ảnh quá khứ là điều kiện quan trọng, đầu tiên để hiểu sâu sắc những sự kiện đã xảy ra. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là một trong những trung tâm hàng đầu của cả nước về văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, trong đó vấn đề đầu tư cho giáo dục rất được coi trọng. Trong những năm gần đây bên cạnh hệ thống trường công lập, nhiều trường dân lập được xây dựng với vốn đầu tư lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc dạy và học ngày càng được nâng cao. Phòng học bộ môn đã được nhiều trường THPT trên địa bàn thành phố xây dựng, đầu tư thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, trong số các phòng học bộ môn đó đã có phòng học bộ môn cho môn Lịch sử hay chưa? Và nếu có thì được sử dụng như thế nào? Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 39 Là một giáo viên dạy bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông trong tương lai, chúng tôi luôn quan tâm tới việc áp dụng các phương pháp mới vào giảng dạy để góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Xuất phát từ hai lí do trên, tôi chọn đề tài “Phòng học bộ môn trong dạy học Lịch sử ở một số trường trung học phổ thông trên địa bàn TPHCM” làm đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2012- 2013. 1.2. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi thực hiện đề tài với mục đích khảo sát và tìm hiểu về thực trạng phòng bộ môn lịch sử ở trường THPT tại TPHCM. Qua đó cho thấy được có hay không có phòng học bộ môn lịch sử ở trường THPT trên địa bàn TPHCM, và nếu có thì được sử dụng như thế nào, hiệu quả tới đâu để từ đó đưa ra ý kiến đề xuất về việc sử dụng phòng học bộ môn lịch sử trong dạy học Lịch sử ở trường THPT. 1.3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tác giả Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị trong cuốn “Phương pháp dạy học Lịch sử” do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2004 đã nói về vị trí và vai trò cũng như tác dụng của việc xây dựng phòng học bộ môn lịch sử trong trường THPT. Một lần nữa, các tác giả Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi trong cuốn “Phương pháp dạy học Lịch sử tập II” do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm xuất bản năm 2002 cũng đã nêu lên vai trò và chức năng của phòng học bộ môn lịch sử. Bên cạnh đó một số tạp chí, báo như Quân đội Nhân dân, báo mạng như Vietbao.com... trong khi phân tích nguyên nhân dẫn đến chất lượng bộ môn Lịch sử giảm sút cũng đã đề cập tới việc chưa có phòng học bộ môn Lịch sử của các trường THPT. Như vậy, phòng học bộ môn Lịch sử có vai trò rất quan trọng trong dạy học Lịch sử ở nhà trường phổ thông, mặc dù các tác giả đã thừa nhận điều đó nhưng đề cập còn chung chung, chưa cho thấy rõ nét về thực trạng của việc xây dựng và tổ chức phòng học bộ môn Lịch sử trong dạy học lịch sử ở các trường phổ thông. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này, ngoài hai phương pháp nghiên cứu chuyên ngành là phương pháp lịch sử và phương pháp logic tôi sử dụng một số phương pháp khác: - Phương pháp điều tra trắc nghiệm, - Phương pháp điều tra, phỏng vấn, - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, - Phương pháp giáo dục học. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Tôi tiến hành khảo sát học sinh (hai khối 10, 11) và giáo viên ở 10 trường THPT tại TPHCM: Năm học 2012 - 2013 40 - Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, - Trường THPT Giồng Ông Tố, - Trường THPT Hùng Vương, - Trường THPT Hoàng Hoa Thám, - Trường THPT Trần Phú, - Trường THPT Võ Trường Toản, - Trường THPT Đinh Thiện Lí, - Trường THPT Trần Hưng Đạo, - Trường THPT Nguyễn Trãi, - Trường THPT Marie curie. 2. Những hiểu biết chung về phòng học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông 2.1. Khái niệm về phòng học bộ môn lịch sử Phòng học bộ môn lịch sử là nơi sắp xếp, trưng bày những di vật lịch sử, tài liệu gốc, tranh ảnh, bản đồ, sa bàn, phim tài liệu lịch sử. Trên cơ sở đó, giáo viên lịch sử và học sinh có thể tiến hành các hoạt động nội, ngoại khóa của bộ môn Lịch sử. 2.2. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng phòng học bộ môn lịch sử trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông Phòng học bộ môn lịch sử hình thành cho học sinh những biểu tượng lịch sử cụ thể, sinh động, chính xác. Khi nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, người ta có thể trực tiếp quan sát nó trong thiên nhiên hoặc ở trong phòng thí nghiệm. Nghiên cứu, học tập lịch sử loài người chúng ta không thể trực tiếp quan sát và cũng không thể khôi phục lại diễn biến của các sự kiện, hiện tượng lịch sử trong phòng thí nghiệm. Đặc trưng đầu tiên của nhận thức lịch sử là con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ, không thể “phán đoán” hay “suy luận” để biết lịch sử. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông là cho học sinh tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ..., từ đó giúp các em hình thành được các biểu tượng cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. 2.3. Mô hình phòng học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông hiện nay Từ thực tế quan sát tại phòng học bộ môn lịch sử tại trýờng THPT Võ Trýờng Toản, qua tham khảo tài liệu và thực tế về ðiều kiện phục vụ dạy học của một số trýờng THPT trên ðịa bàn TPHCM, chúng tôi xin ðýợc nêu ra ý kiến về mô hình phòng học bộ môn lịch sử ở trýờng THPT nhý sau: Phòng học bộ môn lịch sử phải có cơ sở vật chất tổng hợp của việc dạy và học, trên cơ sở này giáo viên tiến hành quá trình giáo dục, phù hợp với nội dung, chức năng, nhiệm vụ của môn học. Chức năng chủ yếu của môn học là giúp cho học sinh khôi phục, miêu tả hiện thực lịch sử khách quan và giải thích đúng quá khứ. Để thực hiện Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 41 nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của lịch sử, phòng bộ môn cần có những thành phần cấu tạo sau: - Thứ nhất là các loại tài liệu giáo khoa và tham khảo, - Thứ hai là một số phương tiện kĩ thuật cần thiết, - Thứ ba là những trang bị vật chất khác. Trong phòng bộ môn còn có các tài liệu, hiện vật về lịch sử địa phương, có thể để riêng một góc hoặc sắp xếp xen vào với tài liệu của lịch sử. Có thể dành một phần của phòng bộ môn để trình bày các tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ. 3. Thực trạng xây dựng và sử dụng phòng học bộ môn lịch sử ở một số trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 3.1. Thực trạng về dạy và học lịch sử Qua khảo sát về việc dạy và học lịch sử ở một số trường THPT trên địa bàn TPHCM, chúng tôi nhận thấy từ phía gia đình, nhà trường và xã hội phần lớn có thái độ xem nhẹ các môn khoa học xã hội, coi đây là những môn học phụ, trong khi ở nhiều quốc gia phát triển môn lịch sử là môn thi bắt buộc trong các kì thi tú tài thì ở Việt Nam đây chỉ là môn phụ (gần đây môn Lịch sử được gọi là môn ít giờ), có năm thi, có năm không. Thậm chí ở nhiều trường, ban giám hiệu và nhiều giáo viên các môn tự nhiên đều cho rằng đây là môn học bài, chẳng cần đầu tư nhiều. 3.2. Thực trạng xây dựng và sử dụng phòng học bộ môn lịch sử ở một số trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 3.2.1. Tiến hành khảo sát Để thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát ở 10 trường THPT trên địa bàn TP.HCM, trong đó khảo sát ở hai khối là 10 và 11. 3.2.2. Kết quả khảo sát từ học sinh Câu 1: Khi được hỏi: “Em có thích học môn Lịch sử không?”, kết quả thu được như sau: có 15,4 % các em chọn là có, 84% các em chọn là bình thường và 0,6% chọn đáp án là không thích học môn Lịch sử. Câu 2: Khi được hỏi: “Em cho rằng học lịch sử là cần thiết không?”, kết quả thu được như sau: có 56% học sinh cho rằng việc học lịch sử là cần thiết và 37,2% học sinh cho rằng việc học lịch sử là bình thường. Như vậy là phần lớn các em nhận thức được tầm quan trọng của việc học lịch sử. Câu 3: Khi được hỏi: “Thầy (cô) có hay sử dụng phim tư liệu lịch sử và tranh ảnh, bản đồ... khi dạy lịch sử cho các em không?”, kết quả thu được như sau: Tại cùng một trường nhưng có hai phương án được các em chọn, nguyên nhân có hiện tượng trên là trong số các em được khảo sát thì các em được học các thầy cô khác nhau nên câu trả lời của các em là khác nhau. Năm học 2012 - 2013 42 Câu 4: Khi được hỏi: “Trong giờ học Lịch sử em có thích được xem phim lịch sử không?”, kết quả thu được như sau: phần lớn (95,4%) các em học sinh thích được xem phim tư liệu lịch sử trong các tiết học, số rất ít (0,6%) các em không thích xem phim lịch sử. Câu 5: Khi được hỏi: “Theo em, nguyên nhân nào khiến nhiều bạn không thích học Lịch sử và đạt kết kết quả môn Lịch sử không cao?”, kết quả thu được như sau: Các em cho rằng, môn Lịch sử có quá nhiều con số, thật khó để các em có thể nhớ được hết các ngày, tháng, năm diễm ra sự triện trong sách giáo khoa. Câu 6: Khi được hỏi: “Em có biết gì về phòng học lịch sử không?”, kết quả thu được như sau: Câu trả lời là có chủ yếu nhận được từ học sinh hai trường là THPT Đinh Thiện Lý và trường THPT Võ Trường Toản vì hai ngôi trường này hiện đã có phòng học bộ môn lịch sử. Ở các trường khác một số em cũng biết tới phòng học bộ môn lịch sử, tuy nhiên các em chưa có khái niệm đầy đủ về thế nào là phòng bộ môn lịch sử. Câu 7: Khi được hỏi: “Em có thích học lịch sử trong phòng học lịch sử không?”, kết quả thu được như sau: gần 100% học sinh có câu trả lời là thích. Câu 8: Khi được hỏi “Em có thích xem các hiện vật lịch sử không?”, kết quả thu được như sau: có gần 100% học sinh thích xem hiện vật lịch sử. Câu 9: Khi được hỏi: “Em có đề nghị gì để học tập Lịch sử ở trường phổ thông hứng thú hơn, chất lượng và đạt kết quả cao hơn?”, kết quả thu được như sau: các em đã chia sẻ là các em muốn nội dung bài học ít sự kiện, số liệu hơn, trong các bài học các em muốn được xem phim tư liệu lịch sử nhiều hơn nữa. Các em cũng bày tỏ mong muốn đề kiểm tra môn sử hay hơn, phù hợp với các em hơn, không nên chỉ dừng lại ở mức độ trình bày theo kiểu học thuộc, như vậy sẽ là rất khó khăn với các em. 3.2.3. Kết quả khảo sát từ giáo viên Câu 1: Khi được hỏi “Trường thầy (cô) đang công tác có phòng học bộ môn lịch sử không ?”, kết quả thu được như sau: Trong tổng số 10 trường THPT trên địa bàn TPHCM được tiến hành khảo sát thì có 2 trường có phòng học bộ môn lịch sử là trường THPT Đinh Thiện Lý và trường THPT Võ Trường Toản. Câu 2: Khi được hỏi “Theo thầy (cô) tác dụng của việc đưa phòng học bộ môn Lịch sử vào giảng dạy?”, kết quả thu được như sau: trên đáp án đưa ra thì các thầy cô đã chọn từ 2 đến 3 đáp án về tác dụng của phòng học bộ môn Lịch sử. Các thầy cô đều nhận thấy được vai trò quan trọng của phòng học bộ môn trong dạy học lịch sử. Câu 3: Khi được hỏi: “Theo thầy (cô) phòng học bộ môn lịch sử được sử dụng cho khối lớp”, kết quả thu được như sau: 100% các thầy cô đều cho rằng việc dạy và học lịch sử trong phòng bộ môn thích hợp cho cả 3 khối lớp là 10, 11 và 12. Câu 4: Khi được hỏi: “Theo thầy (cô) việc xây dựng phòng học lịch sử tại trường THPT trên địa bàn TPHCM hiện nay là...”, kết quả thu được như sau: Theo như câu trả Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 43 lời từ các thầy cô bộ môn thì việc xây dựng phòng học lịch sử tại trường THPT trên địa bàn TPHCM hiện nay là có thể thực hiện được. Câu 5: Khi được hỏi: “Theo thầy (cô), việc xây dựng, tổ chức phòng học bộ môn Lịch sử có những khó khăn nào?”, kết quả thu được như sau: Đối với một số trường việc xây dựng phòng học lịch sử là khó khăn cả về mặt bằng xây dựng cũng như kinh phí xây dựng, một số trường thì khó khăn về kinh phí xây dựng hoặc ngược lại. Câu 6: Khi được hỏi: “Để xây dựng, tổ chức phòng học bộ môn Lịch sử ở trường THPT có hiệu quả, theo thầy (cô) cần có những biện pháp là...”, kết quả thu được như sau: Các thầy cô đều thống nhất cho rằng để xây dựng, tổ chức phòng học bộ môn lịch sử ở trường THPT có hiệu quả thì cần có sự quan tâm đầu tư của các cấp liên quan, bên cạnh đó là có những quy định về việc sử dụng phòng học bộ môn một cách khoa học và hợp lí trong dạy và học lịch sử. Câu 7: Khi được hỏi: “Mong muốn của thầy (cô) cho bộ môn mình dạy” từ những đáp án đưa ra, kết quả thu được như sau: Mong muốn của các thầy cô với bộ môn mình dạy tựu chung lại là: Nội dung chương trình giảm nhẹ, số tiết học của mỗi bài tăng lên và vị trí của bộ môn được coi trọng hơn nữa. Nhý vậy, trong số 10 trýờng THPT chúng tôi tiến hành khảo sát thì có 2 trýờng THPT có phòng học bộ môn lịch sử ðó là trýờng THPT Võ Trýờng Toản và trýờng THPT Ðinh Thiện Lý. Trong đó, có điểm khác giữa hai trường về việc sử dụng phòng học bộ môn này. Ở trường THPT Võ Trường Toản thì phòng học bộ môn được dùng tùy theo bài, nghĩa là bài dạy nào cần sử dụng tới phòng học bộ môn thì giáo viên cho học sinh di chuyển tới phòng bộ môn để học. Tại trường THPT Đinh Thiện Lý thì mỗi tiết học Lịch sử, học sinh đều được học tại phòng học bộ môn Lịch sử, nghĩa là cứ tới giờ học lịch sử thì học sinh sẽ di chuyển tới phòng bộ môn (do giáo viên bộ môn phụ trách). 4. Một số đề xuất về việc xây dựng và sử dụng phòng học bộ môn lịch sử ở trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 4.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc tiến hành xây dựng phòng học bộ môn lịch sử ở trường trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh 4.1.1. Thuận lợi TPHCM luôn có những chính sách đầu tư phát triển cho giáo dục, bên cạnh đó, hệ thống các trường THPT dân lập, quốc tế có nguồn kinh phí lớn đây là điều kiện thuận lợi cho các trường này xây dựng phòng học bộ môn lịch sử. 4.1.2. Khó khăn Khó khăn đầu tiên trong việc xây dựng phòng học bộ môn Lịch sử là kinh phí. Nguồn kinh phí hạn hẹp của các trường cũng như từ bên trên xuống không cho phép thực hiện việc xây dựng phòng học bộ môn một cách đồng bộ ở các trường THPT. Năm học 2012 - 2013 44 4.2. Một số đề xuất Về phía Bộ GD&ĐT: cần quan tâm, chỉ đạo hơn nữa tới việc xây dựng phòng học bộ môn nói chung, phòng học bộ môn lịch sử nói riêng trong các trường THPT. Đối với các trường THPT đạt chuẩn đã có phòng học bộ môn của các môn khoa học tự nhiên cần tiếp tục tiến hành xây dựng phòng bộ môn lịch sử. Về phía các trường đại học sư phạm: Các trường đại học sư phạm là nơi đào tạo ra những giáo viên lịch sử thì việc rèn luyện cho sinh viên kĩ năng sử dụng các đồ dùng dạy học trực quan thuộc bộ môn Lịch sử như đưa vào giảng dạy môn “kĩ năng sử dụng kênh hình”. Về phía các trường THPT: Trước hết, các trường THPT cần có sự nhìn nhận đánh giá đúng đắn về vị trí của bộ môn Lịch sử. Môn Lịch sử được coi là môn phụ cũng một phần xuất phát từ sự chưa quan tâm của lãnh đạo các trường THPT. Về phía giáo viên bộ môn Lịch sử: Người giáo viên bộ môn Lịch sử trước hết cần phải nắm vững chuyên môn và sau đó cần có lòng yêu nghề, có như vậy mới cống hiến hết được cho sự nghiệp trồng người. Dựa trên những điều kiện sẵn có của các trường phổ thông, giáo viên sử dụng khả năng của mình làm tăng thêm hiệu quả cho các tiết dạy học của mình. Về phía xã hội: Gia đình, xã hội phối hợp với nhà trường cùng chung tay trong việc phát triển nhận thức lịch sử cho học sinh phổ thông. Hi vọng rằng trong thời gian tới kết quả học tập và điểm thi tuyển sinh đại học, cao đẳng môn Lịch sử sẽ có những tiến triển tốt đẹp khi mà cả xã hội cùng quan tâm và đánh giá đúng vai trò của bộ môn Lịch sử. 5. Kết luận Một đất nước không thể không có lịch sử, biết và hiểu về lịch sử dân tộc và đất nước mình là trách nhiệm của mỗi công dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Sự giao lưu về văn hóa giữa các nước trên thế giới đang được diễn ra một cách thường xuyên, điều đó cũng đòi hỏi mỗi nước phải luôn giữ vững nền văn hóa của mình bên cạnh tiếp thu văn hóa nhân loại, không để “hòa tan” văn hóa. Chúng ta cũng cần thấy rằng trong tình hình khu vực hiện nay, vấn ðề chủ quyền biển ðảo có những lúc trở nên “cãng thẳng” thì việc nâng cao nhận thức cho mỗi công dân về chủ quyền quốc gia là việc hết sức cần thiết. Môn lịch sử trong trường THPTgiữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của học sinh về chủ quyền dân tộc. Nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn nói chung, bộ môn Lịch sử nói riêng đòi hỏi sự cố gắng từ nhiều tổ chức, cá nhân. Việc tìm hiểu và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường THPT đã và đang được thực hiện một cách tích cực. Ngày nay, với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kĩ thuật, việc ứng dụng các phương pháp dạy học của sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, đồ dùng dạy học trực quan giúp cho hiệu quả bài học được nâng cao. Tuy nhiên, sự đầu tư dành cho môn Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 45 Lịch sử chưa thực sự được quan tâm đúng mức, bởi lẽ hiện vẫn còn tồn tại quan điểm cho rằng môn Lịch sử là môn phụ, môn học thuộc không cần đầu tư nhiều. Xây dựng Phòng học bộ môn Lịch sử ở trường THPT là cần thiết, nó có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong việc nâng cao chất lượng bộ môn mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng tình cảm của học sinh, giúp học sinh có thái độ và đánh giá đúng đắn lịch sử dân tộc. Môn lịch sử sẽ không còn là nỗi “sợ hãi” của các em học sinh nếu như việc học lịch sử trở nên nhẹ nhàng, hứng thú trong mỗi tiết học. Dù rằng các em không lựa chọn môn sử làm môn thi vào các trường đại học, cao đẳng nhưng đó sẽ là môn mà các em yêu thích ở trường phổ thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2002), Phương pháp dạy học Lịch sử (tập II), Nxb Đại học Sư phạm. 2. Phan Ngọc Liên, Phan Văn Trị (2004), Phương pháp dạy học Lịch sử, Nxb Giáo dục. 3. Lê Nin (1997), Bút kí triết học, Nxb Sự thật. 4. Lê Vinh Quốc (2011) Đổi mới dạy học theo khoa học giáo dục hiện đại (lý thuyết và ứng dụng) chuyên đề đổi mới dạy học, Nxb Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 5. Quy chế công nhận phòng học bộ môn trường TH đạt chuẩn quốc gia (ban hành theo quyết định số 32/2004/QFF-BGDĐT ngày 24/9/2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). 6. 7. 8. 9. 10. 11.
Tài liệu liên quan