Dạy học công nghệ ở trường trung học phổ thông theo chuẩn kiến thức, kỹ năng

1. Đặt vấn đề Chuẩn kiến thức, kỹ năng (KT, KN) là một bộ phận của chương trình giáo dục có vai trò hết sức quan trọng. Bởi lẽ, nó là căn cứ để xác định mục tiêu; lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học; kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Bên cạnh đó, chuẩn KT, KN còn là công cụ để quản lý, thanh kiểm tra công tác dạy học ở trường phổ thông. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã tiến hành tập huấn và nhân rộng cho giáo viên các trường THPT về dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT, KN. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, thực tiễn cho thấy phần lớn giáo viên còn lúng túng trong việc dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT, KN từ vấn đề nhận thức cho tới cách thức tiến hành cụ thể như xác định mục tiêu; lựa chọn nội dung, phương pháp; ra đề kiểm tra đánh giá cho học sinh theo chuẩn KT, KN. Bài viết này tập trung vào làm rõ một số khái niệm, vai trò của chuẩn KT, KN cũng như quy trình dạy học theo chuẩn KT, KN.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học công nghệ ở trường trung học phổ thông theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Vol. 56, No. 5, pp. 162-168 DẠY HỌC CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG Lê Huy Hoàng(∗) và Đặng Văn Nghĩa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trần Thị Tuệ Minh Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Hà Nội (∗)E-mail: hoanglh@hnue.edu.vn Tóm tắt. Bài viết này giới thiệu khái quát về chuẩn kiến thức, kỹ năng. Trên cơ sở đó, đề xuất quy trình, các kỹ thuật cụ thể dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và áp dụng cho môn Công nghệ ở trường Trung học phổ thông. 1. Đặt vấn đề Chuẩn kiến thức, kỹ năng (KT, KN) là một bộ phận của chương trình giáo dục có vai trò hết sức quan trọng. Bởi lẽ, nó là căn cứ để xác định mục tiêu; lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học; kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Bên cạnh đó, chuẩn KT, KN còn là công cụ để quản lý, thanh kiểm tra công tác dạy học ở trường phổ thông. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã tiến hành tập huấn và nhân rộng cho giáo viên các trường THPT về dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT, KN. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, thực tiễn cho thấy phần lớn giáo viên còn lúng túng trong việc dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT, KN từ vấn đề nhận thức cho tới cách thức tiến hành cụ thể như xác định mục tiêu; lựa chọn nội dung, phương pháp; ra đề kiểm tra đánh giá cho học sinh theo chuẩn KT, KN. Bài viết này tập trung vào làm rõ một số khái niệm, vai trò của chuẩn KT, KN cũng như quy trình dạy học theo chuẩn KT, KN. 2. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng 2.1. Khái niệm về chuẩn KT, KN [2] Chuẩn KT, KN là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT, KN của môn học, hoạt động giáo dục mà HS cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập. 162 Dạy học Công nghệ ở trường trung học phổ thông theo chuẩn kiến thức, kỹ năng Chuẩn KT, KN là căn cứ để biên soạn SGK, quản lý dạy học, đánh giá kết quả GD ở từng môn học, hoạt động giáo dục nhằm bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình GD. Tùy thuộc vào phạm vi nội dung, người ta đề cập tới các loại chuẩn KT, KN sau đây: - Chuẩn KT, KN của Chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của các môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học. - Chuẩn KT, KN của Chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun). - Chuẩn KT, KN của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được. 2.2. Vai trò của chuẩn KT, KN Chuẩn KT, KN các môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006. Mối quan hệ giữa chuẩn KT, KN với chương trình giáo dục phổ thông, với SGK, với tài liệu tham khảo được thể hiện như sau: Hình 1. Mối quan hệ giữa chuẩn KT, KN với các thành phần khác Theo đó, chuẩn KT, KN đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chương trình GDPT bởi nó là căn cứ để: - Biên soạn sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá. 163 Lê Huy Hoàng, Đặng Văn Nghĩa và Trần Thị Tuệ Minh - Chỉ đạo, quản lí, thanh, kiểm tra thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên. - Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học đảm bảo chất lượng giáo dục. - Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi; đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học. 2.3. Quy trình dạy học theo chuẩn KT, KN Bước 1. So sánh chuẩn KT, KN với mục tiêu trong SGK Ngoài chuẩn KT, KN, trong sách giáo khoa còn thể hiện mục tiêu cho mỗi bài dạy. Trong một số bài, mục tiêu đó chưa thực sự phù hợp với chuẩn. Do vậy, cần thiết phải xem xét sự phù hợp giữa mục tiêu trong bài dạy với chuẩn KT, KN. Nếu đã phù hợp, chuyển sang bước “cụ thể hóa mục tiêu dạy học”, nếu chưa, tiến hành điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với chuẩn KT, KN. Hình 2. Quy trình dạy học theo chuẩn KT, KN Buớc 2. Cụ thể hóa mục tiêu dạy học Việc cụ thể hóa mục tiêu dạy học trước hết cần căn cứ vào đặc điểm trình độ, nhận thức của học sinh, điều kiện học tập, đặc trưng vùng miền cũng như điều kiện về cơ sở vật chất của trường phổ thông. 164 Dạy học Công nghệ ở trường trung học phổ thông theo chuẩn kiến thức, kỹ năng Bên cạnh đó, mục tiêu trong mỗi bài học hay mục tiêu đã điều chỉnh sau khi so sánh với chuẩn KT, KN thường được viết chung chung dưới dạng biết được, hiểu được... Trong phần này, cần thay thế các động từ tương đương thay cho mức biết, hiểu để tường minh hơn, dễ đánh giá hơn cũng như phân tách thành các nhóm mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Để cụ thể hóa mục tiêu, cần chú ý các vấn đề dưới đây: - Mỗi mục tiêu được xác định và diễn đạt bằng một câu (thường là câu khẳng định) với ba bộ phận (Dẫn theo: Nguyễn Văn Bính, Nguyễn Văn Khôi, Phương pháp luận NCKH Sư phạm kĩ thuật, 2009). - Với điều kiện nào?: mô tả hoàn cảnh, tình huống, giới hạn hoặc phạm vi cho mức độ cần đạt được của hoạt động diễn ra theo mục tiêu (nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị, thời gian, không gian...); - Thực hiện được công việc gì?: mô tả hành vi có thể quan sát được mà người học cần phải thể hiện là gì; - Thực hiện ở mức độ nào?: mô tả mức độ (nhiều, ít, độ chính xác, trình tự...) của hành động thực hiện. Ví dụ: Mục tiêu thể hiện trong SGK: Sau khi học xong bài này, học sinh có thể: Hiểu được nội dung của phương pháp hình cắt mặt cắt; Biết được một số hình cắt mặt cắt thường sử dụng; Biết được cách vẽ hình cắt mặt cắt. Sau khi cụ thể hóa mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh có thể: Trình bày được nội dung của phương pháp hình cắt mặt cắt bằng ngôn ngữ của mình; Kể tên và mô tả được ứng dụng của 2 loại hình cắt và 2 loại mặt cắt thường sử dụng trong bản vẽ kỹ thuật; Trình bày được các bước tiến hành vẽ hình cắt mặt cắt của vật thể đơn giản trong chương trình công nghệ 11. Bước 3. Xem xét mức độ đáp ứng của nội dung trong SGK với mục tiêu và lập dàn ý nội dung Căn cứ vào mục tiêu đã cụ thể hóa, đối chiếu với sách giáo khoa xem nội dung đề cập đã đáp ứng được nội dung chưa trên các mặt chủ đề, mức độ sâu sắc của nội dung. Trên cơ sở đó, loại bỏ những nội dung thừa, bổ sung các kiến thức còn thiếu, xác định lại mức độ sâu sắc của nội dung dựa trên mục tiêu. 165 Lê Huy Hoàng, Đặng Văn Nghĩa và Trần Thị Tuệ Minh Hình 3. Định hướng nội dung theo chuẩn KT, KN Việc tiến hành điều chỉnh nội dung cho phù hợp với mục tiêu bài học, chuẩn KT, KN có thể được thực hiện theo các bước thể hiện trong Hình 3. Bước 4. Xác định phương pháp dạy học Với những phương pháp khác nhau đã lựa chọn trong dạy học, cần để ý một số yếu tố quyết định tới việc dạy học theo chuẩn KT, KN. Hình 4 thể hiện các khía cạnh cần quan tâm khi sử dụng các phương pháp thuyết trình, đàm thoại, trực quan. Với phương pháp thuyết trình: - Cần chú ý tới ngôn từ sử dụng phù hợp với mức độ nhận thức thể hiện trong mục tiêu. Ngôn từ sử dụng, cách đặt vấn đề, diễn giảng hướng tới học sinh đạt được các hành động như: kể tên, liệt kê, trình bày, đặt tên, thuật lại, trích dẫn, nhận diện, mô tả, định nghĩa, tìm kiếm... được về nội dung, chủ đề có trong bài học, được thể hiện trọng mục tiêu. - Thời gian thuyết trình dành nhiều hơn cho các nội dung thuộc trọng tâm đã xác định, bên cạnh đó, cần nhấn mạnh, chốt lại các nội dung được yêu cầu trong mục tiêu. - Nếu cần ví dụ minh họa, cần chọn các ví dụ không khó, không dễ so với mục tiêu đã chọn. Với phương pháp đàm thoại: - Cần căn cứ vào kiến thức, kinh nghiệm của học sinh để đặt các câu hỏi với những động từ để hỏi phù hợp với mục tiêu. - Phản hồi câu trả lời của học sinh cũng cần thực hiện theo định hướng tích cực tránh gây căng thẳng, hướng tới các câu trả lời đáp ứng được chuẩn KT, KN. - Cần chốt lại các kiến thức có liên quan tới chuẩn KT, KN sau mỗi nội dung, mỗi bài học. 166 Dạy học Công nghệ ở trường trung học phổ thông theo chuẩn kiến thức, kỹ năng Hình 4. Định hướng nội dung theo chuẩn KT, KN Với phương pháp trực quan: - Nhiệm vụ quan sát cần được nêu rõ ràng, phù hợp với mục tiêu cũng như câu hỏi đặt ra cho học sinh khi quan sát. - Định hướng quan sát cũng đóng vai trò quan trọng để hướng mục tiêu nhận thức tới các đối tượng, quá trình thuộc vật quan sát. - Thảo luận và chốt lại các kiến thức có liên quan cũng cần lưu ý hướng tới mục tiêu bài dạy và chuẩn KT, KN. Bên cạnh các phương pháp nêu trên, khi muốn đạt mục tiêu ở mức cao hơn như phân tích, tổng hợp, đánh giá, nên tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học như dạy học dựa trên giải quyết vấn đề (Problem Based Learning), dạy học dựa trên dự án (Project Based Learning), dạy học hợp tác (Collaboration Learning), dạy học dựa trên sự khám phá (Inquiry Learning)... Bước 5: Lập kế hoạch dạy học và tổ chức thực hiện Trên cơ sở các bước trên, giáo viên cần lập kế hoạch (giáo án) cẩn thận và đủ chi tiết thể hiện đúng các kết quả đã phân tích bài dạy. Việc thể hiện ở trên lớp cũng cần đảm bảo phản ánh chính xác những gì đã nêu trong giáo án. Làm được như vậy, giờ dạy của giáo viên đã thể hiện đầy đủ theo các yêu cầu nêu trong chuẩn KT, KN. Bước 6: Lập kế hoạch đánh giá KQHT của HS dựa trên chuẩn KT, KN Trên cơ sở phân tích, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc dạy học phù hợp với chuẩn KT, KN, cần lập kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa trên chuẩn KT, KN làm căn cứ cho các hoạt động đánh giá trong quá trình học tập, 167 Lê Huy Hoàng, Đặng Văn Nghĩa và Trần Thị Tuệ Minh đảm bảo được dạy học và kiểm tra đánh giá phù hợp với chuẩn KT, KN. 3. Kết luận Dạy học theo chuẩn KT, KN là cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, để thực hiện được việc đó, giáo viên cần đầu tư thời gian, thực hiện đúng quy trình nêu trên. Giáo viên cần thấy được tầm quan trọng của dạy học theo chuẩn KT, KN. Họ cần được tiếp cận với chuẩn, hướng dẫn thực hiện chuẩn cũng như các điều kiện khác về thời gian và cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng cần ban hành các tài liệu pháp lý, tổ chức thực hiện và tiến hành thanh kiểm tra thường xuyên để dạy học theo chuẩn KT, KN trở thành một việc làm tất yếu của việc dạy học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Khôi, Đỗ Ngọc Hồng, 2009. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 11, 12. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Vụ Giáo dục Trung học, 2010. Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Chương trình giáo dục trung học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3] Sách giáo khoa Công nghệ lớp 11, 12. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2010. SUMMARY Teaching Technology in High schools based on standards of knowledge and skills This article generally introduces standards of knowledge and skills. Based on that, we proposed procedures and specific techniques to implement teaching Technology in High schools based on standards of knowledge and skills. 168