Dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nhìn từ chuẩn môn học Ngôn ngữ nghệ thuật tiếng Anh của IRA và NCTE

Tóm tắt. Chuẩn môn học Ngôn ngữ nghệ thuật tiếng Anh là kết quả dự án nghiên cứu công phu của hai tổ chức Hiệp hội Đọc Quốc tế (International Reading Association: IRA) và Hội đồng Giáo viên Tiếng Anh Quốc gia (National Council of Teachers of English: NCTE), được công bố và áp dụng rộng rãi vào năm 1996. Bộ Chuẩn gồm 12 tiêu chí là những gợi dẫn có ý nghĩa khoa học đối với các nghiên cứu giáo dục về vấn đề dạy học Ngữ văn trong nhà trường. Chuẩn cho thấy mục tiêu dạy học Ngôn ngữ nghệ thuật là để học sinh trở thành những người sử dụng ngôn ngữ thuần thục, có hiểu biết, đáp ứng đòi hỏi thực tiễn và hoàn thiện bản thân. Các văn bản sử dụng trong đọc hiểu và tạo lập rất phong phú, từ văn bản văn chương tới các văn bản thông tin, nhật dụng, đa phương tiện khác. Chuẩn cũng chỉ ra điểm nhấn về dạy và học cách học, cung cấp các chiến thuật học tập để người học có thể trở thành những công dân được giáo dục ngôn ngữ nghệ thuật và học tập suốt đời.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nhìn từ chuẩn môn học Ngôn ngữ nghệ thuật tiếng Anh của IRA và NCTE, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 9, pp. 111-117 DẠY HỌC NGỮ VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG NHÌN TỪ CHUẨNMÔN HỌC NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TIẾNG ANH CỦA IRA VÀ NCTE Phạm Thị Thu Hương Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: huongppsp@yahoo.com Tóm tắt. Chuẩn môn học Ngôn ngữ nghệ thuật tiếng Anh là kết quả dự án nghiên cứu công phu của hai tổ chức Hiệp hội Đọc Quốc tế (International Reading As- sociation: IRA) và Hội đồng Giáo viên Tiếng Anh Quốc gia (National Council of Teachers of English: NCTE), được công bố và áp dụng rộng rãi vào năm 1996. Bộ Chuẩn gồm 12 tiêu chí là những gợi dẫn có ý nghĩa khoa học đối với các nghiên cứu giáo dục về vấn đề dạy học Ngữ văn trong nhà trường. Chuẩn cho thấy mục tiêu dạy học Ngôn ngữ nghệ thuật là để học sinh trở thành những người sử dụng ngôn ngữ thuần thục, có hiểu biết, đáp ứng đòi hỏi thực tiễn và hoàn thiện bản thân. Các văn bản sử dụng trong đọc hiểu và tạo lập rất phong phú, từ văn bản văn chương tới các văn bản thông tin, nhật dụng, đa phương tiện khác. Chuẩn cũng chỉ ra điểm nhấn về dạy và học cách học, cung cấp các chiến thuật học tập để người học có thể trở thành những công dân được giáo dục ngôn ngữ nghệ thuật và học tập suốt đời. Từ khóa: Chuẩn môn học, dạy học Ngữ Văn, ngôn ngữ nghệ thuật. 1. Mở đầu Chuẩn môn học được quan niệm là những tiêu chí đề xuất trên các nguyên tắc nhất định nhằm định hướng việc dạy học và đánh giá kết quả của quá trình dạy học đó. Ở nước ta thuật ngữ Chuẩn, cụ thể là Chuẩn kiến thức, kĩ năng gắn liền với sự thay đổi chương trình và sách giáo khoa từ sau năm 2000 được xem như là điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông lần này. Từ chuẩn môn học có thể phác thảo tinh thần cơ bản của hoạt động dạy học Ngữ văn trong nhà trường bởi mối quan hệ mật thiết của nó với một loạt vấn đề khác như chương trình, sách giáo khoa, cách dạy học, phương pháp đánh giá,...Trong xu hướng tiến tới một chuẩn môn học gắn liền với chương trình Ngữ văn tiếp cận năng lực sau năm 2015, chuẩn môn học Ngôn ngữ nghệ thuật tiếng Anh do IRA và NCTE, hai tổ chức có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục văn học và ngôn ngữ của Mĩ, nghiên cứu, đề xuất và áp dụng vào thực tiễn nhà trường phổ thông các cấp sẽ là những gợi dẫn khoa học thiết thực, bổ ích cho các nhà nghiên cứu giáo dục ở nước ta. 111 Phạm Thị Thu Hương 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Chuẩn môn học Ngôn ngữ nghệ thuật tiếng Anh của IRA và NCTE Bộ chuẩn môn học Ngôn ngữ nghệ thuật tiếng Anh là kết quả hợp tác của hai tổ chức khoa học IRA và NCTE được hoàn thiện và công bố vào năm 1996. Tuy nhiên dự án cho nghiên cứu này chính thức được bắt đầu từ tháng 8 năm 1991 từ bức thư gửi cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục của Judith Thelen và Shirley Haley-James, hai vị chủ tịch của các tổ chức trên. Dưới sự tài trợ của Bộ Giáo dục, dự án đã được tiến hành cùng cam kết hợp tác của Trung tâm Nghiên cứu Đọc tại đại học Illinois. Năm 1994, khi nguồn ngân sách của Bộ bị cắt giảm, chương trình nghiên cứu được tài trợ bởi IRA và NCTE cho đến khi hoàn thiện và công bố rộng rãi. Đây là kết quả nghiên cứu, đóng góp, chia sẻ tầm nhìn, mối quan tâm đến giáo dục ngữ văn trong nhà trường từ hàng nghìn các thầy cô giáo, những nhà nghiên cứu, các bậc phụ huynh cùng học sinh các cấp, từ vườn trẻ cho đến hết lớp 12 (K-12) với những bức tranh giáo dục điển hình thị phạm và định hướng cho việc vận dụng bộ công cụ chuẩn môn học vào thực tiễn giảng dạy tại tất cả các bang. Kết quả nghiên cứu công phu này đã cho ra đời hệ thống chuẩn môn học Ngôn ngữ nghệ thuật tiếng Anh (môn Ngữ văn) gồm 12 tiêu chí bao quát những điều học sinh cần phải biết và có thể thực hiện khi học tập lĩnh vực này. Dưới đây là các tiêu chuẩn cụ thể : 1) Học sinh đọc một loạt các văn bản ngôn ngữ (print text) và các loại văn bản khác (nonprint text) để kiến tạo hiểu biết về các văn bản đó, về bản thân, về văn hoá Hoa Kì và thế giới; để thu hoạch các thông tin mới, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội, của nơi làm việc và cho sự phát triển hoàn thiện mỗi cá nhân. Các văn bản mà học sinh đọc bao gồm tác phẩm hư cấu, phi hư cấu cổ điển và đương đại. 2) Học sinh đọc một phạm vi bao quát rộng mở các văn bản văn học thuộc nhiều thể loại và giai đoạn sáng tác khác nhau để xây dựng sự hiểu biết về nhiều phương diện (như triết học, đạo đức, thẩm mĩ) của trải nghiệm con người. 3) Học sinh áp dụng một loạt các chiến thuật (strategy) để hiểu, cắt nghĩa, nhận xét và đánh giá về văn bản. Họ tiếp cận những trải nghiệm sẵn có, những tương tác của bản thân với các bạn đọc cùng người viết khác, những tri thức về nghĩa của từ và của các văn bản khác, những chiến thuật nhận diện từ ngữ và những hiểu biết về đặc điểm của văn bản (chẳng hạn sự tương hợp giữa chữ cái – âm thanh, các cấu trúc câu, ngữ cảnh, sơ đồ bảng biểu,...) 4) Học sinh điều chỉnh việc sử dụng ngôn ngữ nói, viết và ngôn ngữ trực quan (visual language) (ví dụ các quy ước ngôn ngữ, phong cách, từ vựng) để giao tiếp hiệu quả với các đối tượng khác nhau gắn với những mục đích khác nhau. 5) Học sinh áp dụng một loạt các chiến thuật khi viết và sử dụng các nhân tố của quá trình viết khác nhau một cách phù hợp để giao tiếp với các đối tượng và mục đích khác nhau. 6) Học sinh vận dụng tri thức về cấu trúc ngôn ngữ, các quy ước ngôn ngữ (ví dụ chính tả và dấu câu), các kĩ thuật truyền thông (media techniques), ngôn ngữ văn chương và thể loại để tạo lập, phê bình và thảo luận về các văn bản ngôn ngữ và các loại văn 112 Dạy học ngữ văn trong nhà trường Phổ thông nhìn từ chuẩn môn học ngôn ngữ... bản khác. 7) Học sinh thực hiện các nghiên cứu vấn đề và những điều họ thích thú bằng cách nảy sinh ý tưởng, đặt câu hỏi, nêu vấn đề. Họ thu thập, đánh giá và tổng hợp dữ liệu từ những nguồn phong phú (ví dụ từ các văn bản ngôn ngữ và các loại văn bản khác, các hiện vật và con người) để trình bày, trao đổi những khám phá của bản thân theo các cách thức phù hợp với mục đích và đối tượng. 8) Học sinh sử dụng các tài nguyên thông tin và kĩ thuật phong phú (ví dụ thư viện, dữ liệu, mạng, video) để thu thập và tổng hợp thông tin, sáng tạo, trao đổi tri thức. 9) Học sinh phát triển và tôn trọng sự đa dạng trong việc sử dụng ngôn ngữ, mẫu hình và tiếng địa phương của các nền văn hoá, các nhóm dân tộc ít người, vùng địa lí và các vị trí xã hội. 10) Học sinh có ngôn ngữ mẹ đẻ không phải tiếng Anh sử dụng bản ngữ để phát triển các năng lực trong môn học Ngôn ngữ nghệ thuật tiếng Anh và phát triển sự hiểu biết nội dung xuyên suốt chương trình. 11) Học sinh tham gia với tư cách là các thành viên chủ chốt, sáng tạo, phản ánh, giàu tri thức trong sự đa dạng của các cộng đồng đọc viết (literacy). 12) Học sinh sử dụng ngôn ngữ nói, viết, ngôn ngữ đa phương tiện để thực hiện mục đích của chính cá nhân (chẳng hạn để học tập, giải trí, thuyết phục và trao đổi thông tin). Theo quan điểm của các nhà giáo dục, việc ra đời một bộ chuẩn môn học Ngôn ngữ nghệ thuật tiếng Anh không phải là điểm kết thúc mà đích thực là sự khởi đầu của một quá trình. Nếu các chuẩn này được thực thi, giáo viên sẽ thực sự hiểu học sinh của mình, hiểu bản thân, hiểu mục đích dạy học ngữ văn của họ và những cố gắng hàng ngày trong lớp học. Chuẩn còn là cơ sở để giáo viên và học sinh đánh giá và tự đánh giá lại những điều đã được thực hiện trong lớp học. Chuẩn bộ môn là những gợi ý chứ không phải một lối “bắt mạch kê đơn” tỉ mỉ. Một cách lí tưởng, các giáo viên, bậc phụ huynh và nhà quản lí cùng học sinh sẽ sử dụng Chuẩn như là những điểm bắt đầu cho cuộc thảo luận tiếp diễn về các hoạt động và chương trình lớp học trong thực tế. Trong bài viết này, bộ chuẩn môn học Ngôn ngữ nghệ thuật tiếng Anh, quả vậy, đã trở thành điểm bắt đầu và sự gợi dẫn quan trọng để suy nghĩ về một số vấn đề cốt lõi trong dạy học ngữ văn ở nhà trường phổ thông, từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến con đường từ Chuẩn tới thực tiễn dạy học. 2.2. Dạy học Ngữ văn trong nhà trường nhìn từ Chuẩn 2.2.1. Mục tiêu dạy học Với các nhà nghiên cứu Chuẩn môn học của IRA và NCTE dạy học Ngôn ngữ nghệ thuật tiếng Anh là để làm gì? Câu trả lời rất rõ ràng - để mỗi học sinh được đào tạo từ cánh cửa nhà trường trở thành những người sử dụng ngôn ngữ một cách thuần thục, có hiểu biết, đáp ứng thực tiễn hiện thời cùng những đòi hỏi của tương lai và tự phát triển hoàn thiện bản thân. Quả vậy, thực hiện Chuẩn là để đảm bảo rằng “tất cả mọi học sinh đều là những người sử dụng ngôn ngữ thành thạo, có kiến thức để họ có thể học tập tốt trong nhà trường, tham gia vào nền dân chủ như là những công dân giàu hiểu biết, phát 113 Phạm Thị Thu Hương hiện những thách thức và cơ hội việc làm, đánh giá, đóng góp vào nền văn hoá của dân tộc và theo đuổi mục tiêu, sở thích của bản thân như là những người học độc lập, tích cực trong suốt cuộc đời” [1]. 12 tiêu chí trong Chuẩn đều quan tâm đến việc học sinh có thể sử dụng ngôn ngữ nói, viết, ngôn ngữ trực quan, ... trong tất cả các dạng thức của nó. Cánh cửa giữa văn học nhà trường và văn học ngoài đời sống xét từ góc độ này dường như không mấy cách bức. Học sinh học văn không phải chỉ để biết có văn, cũng không phải là một mục tiêu bao quát luôn luôn đúng cho mọi thời đại - “học văn là để làm người”. Hướng đến mục tiêu sử dụng thuần thục và có hiểu biết công cụ ngôn ngữ, điểm nhấn của chuẩn chỉ ra mối quan tâm đến vấn đề định hướng giao tiếp trong học tập ngôn ngữ nghệ thuật, bao gồm cả giao tiếp thông tin và giao tiếp văn chương, giao tiếp thẩm mĩ. Việc người học có thể giao tiếp hiệu quả hơn và tham gia giao tiếp với cộng đồng, với chính bản thân như là một chủ thể sáng tạo, tích cực được chú ý từ những góc độ đề xuất khác nhau trong các tiêu chí 4, 5, 7, 8 và 12. Khi tham gia vào một cuộc giao tiếp chủ thể phải ý thức được hoàn cảnh, đối tượng và mục đích để lựa chọn và điều chỉnh ngôn ngữ cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả mong muốn. Các bức tranh giáo dục chỉ ra sự hiện thực hoá của Chuẩn trong nhà trường cũng đặc biệt nhấn rõ điều này. Xác định mục tiêu môn học giúp học sinh trở thành người sử dụng ngôn ngữ thành thạo, có hiểu biết, đạt hiệu quả đã mở rộng biên độ của bộ môn Ngữ văn trong nhà trường. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Sử dụng tốt ngôn ngữ tạo điều kiện để học tập tốt các bộ môn khoa học khác, để tiếp thu và trình bày suy nghĩ, ý tưởng của bản thân thực sự hiệu quả. Đó là tính công cụ của môn học như một số bài viết của các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ. Điều băn khoăn còn lại là vậy tính thẩm mĩ, tính văn chương, sự tinh tế đặc biệt của bộ môn này phải chăng không còn được chú ý nữa? Không hẳn là như vậy! Phạm vi sử dụng ngôn ngữ của người học không loại trừ việc sử dụng ngôn ngữ văn chương. Vẻ đẹp nhân văn của môn học vẫn là một phần rất quan trọng của chương trình, chỉ có điều không còn độc tôn mà được nhìn trong mối quan hệ cân bằng với các phương diện khác nhau của đời sống được thực hiện qua bộ môn Ngôn ngữ nghệ thuật. Người học trở thành những cá nhân sử dụng tốt ngôn ngữ trong đời sống, mục tiêu tổng quát trên đây, nhìn từ các chuẩn đã xác lập có thể được cụ thể hoá vào 4 định hướng sau: Người học sử dụng ngôn ngữ để thu nhận và truyền đạt thông tin; Người học sử dụng ngôn ngữ để đáp ứng và bộc lộ cảm nhận văn học; Người học sử dụng ngôn ngữ để học tập và phản ánh đời sống; Người học sử dụng ngôn ngữ để giải quyết vấn đề và áp dụng vào thực tiễn phong phú. 2.2.2. Văn bản Dạy ngữ văn là dạy năng lực tiếp nhận và sáng tạo văn bản gắn liền với định hướng giao tiếp. Nội dung chương trình do vậy không thể thiếu văn bản văn chương – các sáng tác hư cấu cổ điển và đương đại. Văn bản văn chương theo các nhà làm Chuẩn được đánh giá là loại văn bản có chức năng đặc biệt trong quá trình học tập Nghệ thuật ngôn ngữ. Tác phẩm văn học không chỉ cung cấp thông tin hoặc là phương tiện giao tiếp thông thường, 114 Dạy học ngữ văn trong nhà trường Phổ thông nhìn từ chuẩn môn học ngôn ngữ... hơn thế còn là những sáng tạo thẩm mĩ, biểu tượng văn hoá của con người qua các thời đại, là kho lưu trữ sống động. Từ văn bản văn chương người học bước vào thế giới của người khác, học cách tôn trọng những điểm nhìn, cách cảm nhận lí giải đời sống, biết đối thoại với những tư tưởng khác và đối thoại với chính mình. Điều tinh tế hấp dẫn riêng của học tập nghệ thuật ngôn ngữ đánh dấu ở sự hiện hữu của quá trình khám phá những thế giới độc đáo, tiếng nói riêng biệt từ những văn bản văn chương này. Tiêu chí thứ hai trong bộ chuẩn đã chỉ rõ mục tiêu, giá trị của hoạt động đọc loại văn bản độc đáo ấy. Nhưng điều gợi mở cho các nhà làm chương trình ngữ văn là ở cách lựa chọn văn bản cần chú ý đến những liên quan tới chính bản thân cuộc sống của người học, sự đa dạng của các thể loại, mức độ khó - dễ, các thời kì, các dân tộc, sự đa dạng về tác giả,... Mở rộng biên độ của bộ môn Ngữ văn đồng nghĩa với việc mở rộng quan niệm về văn bản được đưa vào chương trình dạy học. Ngay trong tiêu chuẩn đầu tiên chúng ta đã nhận thấy có mặt trong Ngôn ngữ nghệ thuật tiếng Anh không chỉ là những văn bản truyện kể, bài thơ, vở kịch mà còn là một loạt các loại văn bản khác nhau, những văn bản sử dụng ngôn ngữ và những văn bản đa phương tiện khác. Đó là các tài liệu thông tin và học thuật như sách giáo khoa, sổ tay thí nghiệm (lab manuals), các bài báo, tài liệu tham khảo, thậm chí không loại trừ các văn bản do chính học sinh sáng tạo như các phiếu viết cộng tác (peer writting), nhật kí, tạp chí văn học của học sinh. Còn phải kể đến một nguồn văn bản nữa là các tài nguyên kĩ thuật như phần mềm máy tính, dữ liệu, các văn bản đa phương tiện như phim, các chương trình ti vi, phát thanh được lựa chọn, tạp chí, các văn bản và ngôn bản có ý nghĩa xã hội như bài diễn văn, tài liệu chính trị, các quảng cáo, những văn bản nhật dụng (everyday text) như các bức thư, những ghi chú trên bảng thông báo, hợp đồng, biển báo giao thông,... Đối tượng của hoạt động nghe, nói, đọc, viết, xem, và các hình thức thể hiện khác rất phong phú. Và quan niệm về văn bản không chỉ giới hạn trong phạm vi thuần tuý sử dụng ngôn ngữ mà trở thành một hệ thống tập hợp các kí hiệu truyền đạt thông điệp, có thể là các kí hiệu ngôn ngữ, cũng có thể là các loại kí hiệu khác như sơ đồ, bảng biểu, các kênh hình. Cho nên mới có chuyện bên cạnh việc đọc các tác phẩm văn chương có cả việc đọc các biển báo giao thông hay các bản chụp phim. Mở rộng phạm vi đọc và sáng tạo các loại văn bản đã tạo ra sự “giao thoa” giữa Nghệ thuật ngôn ngữ và nhiều môn học khác trong nhà trường, là cơ sở để tiến hành dạy học theo lối dự án hay tích hợp xuyên môn. Lựa chọn văn bản theo quan điểm dạy học này không thuộc về “độc quyền” của các chuyên gia làm chương trình và sách giáo khoa. Sự quyết định của bản thân giáo viên, nhu cầu và hứng thú, sự lựa chọn của học sinh giữ vai trò quan trọng trong hoạt động thực hành cụ thể trên lớp học. Vai trò của chuyên gia là định hướng, xây dựng các bộ tổng tập hay tuyển tập, cung cấp các nguồn tài nguyên học tập phong phú để giáo viên và học sinh có thể lựa chọn. Đó cũng là phương pháp dần dần hình thành tư cách độc lập của một người sử dụng ngôn ngữ thuần thục, có hiểu biết, tích cực, sáng tạo ở học sinh ngay từ độ tuổi đến trường. 115 Phạm Thị Thu Hương 2.2.3. Dạy và học cách học Tư tưởng này thể hiện qua một loạt các tiêu chí trong bộ chuẩn. Cách học đã trở thành một phần quan trọng kiến tạo nội dung chương trình, bản thân nó cũng là kiến thức, được giảng dạy một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua trải nghiệm đọc viết các văn bản trong nhà trường. Khi chương trình có độ mở và trao quyền lựa chọn cho giáo viên, học sinh thì việc các bang và trường học, thậm chí trong từng lớp học, với mỗi giáo viên và đối tượng người học khác nhau, văn bản được tìm hiểu cũng khác nhau. Việc kiểm tra đánh giá không nhất thiết chỉ dựa vào các văn bản đã được học. Số lượng văn bản rất phong phú, không thể dạy học sinh học tác phẩm nào chỉ chăm chăm biết sáng tác đó. Vì vậy dạy và học cách học là một hướng mở để học sinh có thể chủ động, tích cực, từ đó hình thành mẫu hình người công dân biết tự học, học suốt đời. Bộ tiêu chuẩn khi diễn giải đã chỉ rõ “học cách học phải được xem là nền tảng như tất cả các nhân tố khác, thậm chí cần được hiểu rộng rãi hơn, như những kĩ năng cơ bản trong bộ môn Ngôn ngữ nghệ thuật tiếng Anh” [1]. Các chiến thuật đọc, viết chính là cách học để tiếp nhận và sáng tạo văn bản, giao tiếp với người khác và với bản thân mình được bộ Chuẩn nhấn mạnh tại tiêu chí 3, tiêu chí 5, trong thực tế được dạy một cách hệ thống, bài bản ở nhà trường. Đó là điểm khác so với bạn đọc không được giáo dục văn học từ trường lớp, tiếp nhận văn chương tự nhiên ngoài đời sống xã hội. Trước khi đọc những dòng đầu tiên của văn bản, độc giả có hiểu biết bao giờ cũng có cách xây dựng hệ thống khung trải nghiệm gắn với mục đích, nhu cầu và định hướng cụ thể. Giáo viên cần mở rộng và làm mẫu các chiến thuật đọc để thúc đẩy khả năng tiếp nhận văn bản độc lập của học sinh. Người học cần được khuyến khích tư duy và phát biểu cách họ đang kiến tạo ý nghĩa khi đọc và chú ý kĩ lưỡng tới các chiến thuật họ đang sử dụng. Đọc là một hoạt động tổng hợp, trong đó độc giả dự đoán dựa trên những đầu mối ngôn từ và ngữ cảnh, bao gồm cả những hiểu biết và trải nghiệm của chính bản thân người đọc, để rồi đánh giá lại những dự đoán này dưới ánh sáng của những đầu mối khác. Dự báo rồi xác nhận, điều chỉnh,... đó là một trong số những chiến thuật hiệu quả cho việc kiến tạo ý nghĩa của văn bản trong quá trình tiếp nhận. Tương tự như vậy là các chiến thuật và quy trình viết. Một độc giả linh hoạt cũng thực sự hiểu rằng không phải chiến thuật nào cũng đem lại kết quả như mong muốn. Họ cần phải sử dụng mềm dẻo và biết lựa chọn lại để đạt mục tiêu đề ra. Dạy và học cách học đã không ngừng “đồng hoá” kiến thức thành phương pháp, phương pháp hỗ trợ để tìm kiếm kiến thức. Tiêu chí số 6 đã chỉ ra điều đó. Việc đọc một loạt các văn bản văn học và các loại văn bản thông tin khác không chỉ làm thành nền tảng hiểu biết, sự giàu có cho tâm hồn mà còn giúp người học có tri thức về ngôn ngữ, các quy ước thể loại, cách biểu đạt thông điệp,... Kiến thức không được lưu giữ trong kho trí nhớ chật chội mà linh hoạt mềm dẻo chuyển hoá thành khả năng vận dụng để tạo lập văn bản, tham gia vào việc phê bình văn học trong nhà trường và như một thành viên có hiểu biết, có khả năng nhận xét, đánh giá trong cộng đồng đọc viết ngoài xã hội. Là thời đại của thế giới phẳng với những thay đổi lớn lao, nhanh chóng được mang đến từ cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin, học cách học cũng là dạy học sinh biết 116 Dạy học ngữ văn trong nhà trường Phổ thông nhìn từ chuẩn môn học ngôn ngữ... tìm kiếm và xử lí nguồn thông tin phong phú trong thư viện, trên các trang mạng, biết sử dụng công nghệ thông tin thành thạo để thể hiện những khám phá của bản thân về ngôn ngữ nghệ thuật, biết cách phát hiện và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Học từ hoạt động (learning by doing), mọi tiêu chí đều gắn với hoạt động cụ thể của người học để đạt được mục tiêu nào đó: Học sinh đọc một loạt văn bản khác nhau, học sinh đọc các văn bản văn học, học sinh áp dụng các chiến thuật, học sinh điều chỉnh việc sử dụng ngôn ngữ, học sinh huy động những tri thức về ngôn ngữ, học sinh thực hiện những nghiên cứu, học sinh sử dụng các tài nguyên thông tin và kĩ thuật, học sinh sử dụng bản ngữ để phát triển ngôn ngữ nghệ thuật tiếng Anh,... Tất cả những tiêu chí đặt học sinh vào trung tâm của mọi hoạt động như vậy đã dẫn đến kết quả là sự trưởng thành tất yếu : từ nhà trường, người học sử dụng ngôn ngữ nói, viết, ngôn ngữ đa phương tiện để thực hiện mục đích riêng của chính mình, để học, để thưởng thức, để thuyết phục hay trao đổi thông tin. Đó là ý nghĩa và giá trị lớn lao của giáo dục văn học trong nhà trường. 3. Kết luận Chuẩn ngôn ngữ nghệ thuật tiếng Anh với 12 tiêu chí đã cho thấy quan niệm thiết thực, mới mẻ về mục tiêu, cách thức và nội dung dạy học. Tuy nhiên, cân đối như thế nào giữa mở rộng
Tài liệu liên quan