6. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
Học phần cung cấp cho sinh viên những bài học của cha ông ta về chính sách bang giao
với các nước láng giềng và phương thức tiến hành các mối bang giao đó, xuất phát từ các
nhiệm vụ giành và giữ độc lập dân tộc, gây dựng hòa hiếu, chống xâm lược, mở mang và
Đại cương □ Chuyên nghiệp □
Bắt buộc □ Tự chọn □
Cơ sở ngành □ Chuyên ngành □
Bắt buộc □ Tự chọn □ Bắt buộc □ Tự chọn □
Phụ lục 2: Mẫu Đề cương chi tiết theo định hướng CDIOxây dựng đất nước cường thịnh; tổng kết những kinh nghiệm của cha ông trong việc kết
hợp đấu tranh ngoại giao với các hình thức đấu tranh khác như: chính trị, quân sự và kinh
tế để bảo vệ quyền lợi tối cao của dân tộc; truyền thống ngoại giao hòa hiếu của ông cha
ta, tạo nên một trong những cơ sở của ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Trên
cơ sở đó, tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc của sinh viên sẽ được nâng cao, góp phần
tự tin trong quan hệ xã hội của sinh viên, đặc biệt là hoạt động đối ngoại. Những kiến
thức đã học sẽ giúp ích cho những sinh viên làm việc ở các cơ quan đối ngoại của Đảng
và Nhà nước, hoặc các trường đại học, viện nghiên cứu
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương chi tiết môn học Lịch sử ngoại giao Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH KHXH&NV
KHOA/BỘ MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
1. Thông tin chung về môn học:
- Tên môn học:
tên tiếng Việt: LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM
tên tiếng Anh/tiếng khác (nếu có): HISTORY OF VIETNAM DIPLOMACY
- Mã môn học:
- Môn học thuộc khối kiến thức: chuyên ngành bắt buộc
2. Số tín chỉ: 03
3. Trình độ (dành cho sinh viên năm thứ 2)
4. Phân bố thời gian: 45 tiết (1 TC = 15 tiết lý thuyết hoặc 30 tiết thực hành)
- Lý thuyết: 20 tiết
- Thực hành: 10 tiết
- Thảo luận/Thuyết trình nhóm: 10 tiết
- Các hoạt động khác: (bài tập, trò chơi, đố vui, diễn kịch, xem phim, ): 5 tiết
- Tự học:00 tiết
5. Điều kiện tiên quyết:
- Môn học tiên quyết: Các học phần kiến thức giáo dục đại cương và cơ sở của khối ngành
- Các yêu cầu khác về kiến thức, kỹ năng: tiếng Anh
6. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
Học phần cung cấp cho sinh viên những bài học của cha ông ta về chính sách bang giao
với các nước láng giềng và phương thức tiến hành các mối bang giao đó, xuất phát từ các
nhiệm vụ giành và giữ độc lập dân tộc, gây dựng hòa hiếu, chống xâm lược, mở mang và
Đại cương □ Chuyên nghiệp □
Bắt buộc □ Tự chọn □
Cơ sở ngành □ Chuyên ngành □
Bắt buộc □ Tự chọn □ Bắt buộc □ Tự chọn □
Phụ lục 2: Mẫu Đề cương chi tiết theo định hướng CDIO
xây dựng đất nước cường thịnh; tổng kết những kinh nghiệm của cha ông trong việc kết
hợp đấu tranh ngoại giao với các hình thức đấu tranh khác như: chính trị, quân sự và kinh
tế để bảo vệ quyền lợi tối cao của dân tộc; truyền thống ngoại giao hòa hiếu của ông cha
ta, tạo nên một trong những cơ sở của ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Trên
cơ sở đó, tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc của sinh viên sẽ được nâng cao, góp phần
tự tin trong quan hệ xã hội của sinh viên, đặc biệt là hoạt động đối ngoại. Những kiến
thức đã học sẽ giúp ích cho những sinh viên làm việc ở các cơ quan đối ngoại của Đảng
và Nhà nước, hoặc các trường đại học, viện nghiên cứu
7. Mục tiêu và kết quả dự kiến của môn học:
Môn học giúp sinh viên có kiến thức chuyên ngành về ngoại giao Việt Nam từ khởi thủy
đến năm 1975. Về phương pháp, môn học giúp sinh viên nắm chắc các sự kiện và đường lối
ngoại giao Việt Nam qua các thời kỳ, dựa trên các cách tiếp cận hiện đại về sử học, chính
trị học và quan hệ quốc tế. Trên cơ sở đó, sinh viên có điều kiện nghiên cứu đường lối ngoại
giao của Việt Nam cũng như của nhiều quốc gia liên quan trong khu vực và quốc tế bằng
những cách tiếp cận tiên tiến và hiệu quả.
Môn học cũng tạo điều kiện để sinh viên vận dụng các kiến thức cơ sở ngành quan hệ quốc
tế thông qua những buổi thảo luận về các tình huống xử lý ngoại giao của Việt Nam tiêu
biểu của từng thời kỳ. Qua đó, môn học giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng diễn giải đối với
quá trình lựa chọn lợi ích của các quốc gia, đồng thời trau dồi kỹ năng suy luận, phản biện
cần thiết cho công tác thực tiễn về sau của sinh viên chuyên ngành quan hệ quốc tế.
Ngoài ra, môn học cũng tạo thuận lợi hơn cho sinh viên trong việc học tập các môn chuyên
ngành khác.
- Kết quả dự kiến/chuẩn đầu ra của môn học:
Nhận thức
Sinh viên phân biệt được (differentiate) những khái niệm cơ bản như chính sách,
đường lối ngoại giao, sơ đồ hoá (graph) cơ bản các chiến lược ngoại giao trong tình
huống đơn giản.
Môn học cũng tạo điều kiện để sinh viên rèn luyện khả năng đặt câu hỏi (question)
và tranh luận (criticize) trong các buổi thảo luận về một tình huống ngoại giao cụ thể
của Việt Nam.
Sinh viên cũng được tăng cường khả năng phác thảo các ý chính (outline) để hoàn
thiện một bài tổng hợp tư liệu về lịch sừ ngoại giao ở cấp độ đại học, bước đầu đưa
ra những nhận định riêng.
Kỹ năng
Kỹ năng tổng hợp sự kiện và trình bày một bài thuyết trình chuyên đề (construct,
display)
Kỹ năng vận hành công việc nhóm (execute, improve efficiency)
Củng cố kỹ năng trình bày và hùng biện (respond, display)
Thái độ
Khi kết thúc môn học, sinh viên được mong đợi sẽ:
Luôn ghi nhận, chú ý và quan tâm đến các vấn đề về lịch sử ngoại giao của Việt Nam
và nền tảng của các mối quan hệ quốc tế giữa Việt Nam với các chủ thể khác
(Acknowledge, Pay attention) có tác động đến Việt Nam.
Biết cách tiếp nhận, giải thích được và có thái độ ứng xử phù hợp với những tình
huống quan trọng trong nền ngoại giao Việt Nam hiện nay (Adopt, Demonstrate,
Behave accordingly)
8. Quan hệ chuẩn đầu ra, giảng dạy và đánh giá:
*Ghi chú:
- Bảng dưới đây áp dụng đối với các chương trình đào tạo tham gia đánh giá theo Bộ
tiêu chuẩn AUN-QA hoặc khuyến khích đối với các môn học chuyên ngành
- PLO viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Program Learning Outcomes” (Kết quả học tập
của chương trình đào tạo)
9. Tài liệu phục vụ môn học:
- Tài liệu/giáo trình chính:
STT Kết quả dự kiến/Chuẩn đầu ra
của môn học
Các hoạt động dạy và học Kiểm tra, đánh giá sinh
viên
Định nghĩa được (define) những
kiến thức cơ bản một cách hệ
thống về lịch sử ngoại giao Việt
Nam
Nhận dạng (identify) được những
điểm đặc trưng của ngoại giao
Việt Nam qua từng thời kỳ, cũng
như những điểm đồng nhất trong
đường lối ngoại giao Việt Nam nói
chung.
Xác định (locate) được nền tảng
quan hệ giữa Việt Nam với các
quốc gia liên quan và phương thức
ngoại giao Việt Nam sử dụng
trong việc điều phối các mối quan
hệ này.
GV thuyết giảng
Thảo luận nhóm
SV thuyết trình
Chuyên cần
Tham gia phát biểu xây
dựng bài
Kiểm tra giữa kì
Kiểm tra Cuối kì
+ Trần Nam Tiến, Tập bài giảng Lịch sử Ngoại giao Việt Nam (2 tập), Khoa Quan hệ
Quốc tế lưu hành nội bộ, 2009.
- Tài liệu tham khảo/bổ sung
1. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, 4 tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973.
2. Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, bản dịch Viện Sử học, Hà Nội,
1963.
3. Quốc Sử quán triều Nguyễn, Việt sử thông giám cương mục, Nxb. Sử học, Hà
Nội, 1958-1960.
4. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, 3 tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1992.
5. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Tân Việt xuất bản, Sài Gòn, 1954.
6. Lưu Văn Lợi, Ngoại giao Đại Việt, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2000.
7. Nguyễn Lương Bích, Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước, Nxb. Quân đội
nhân dân, Hà Nội, 2000.
8. Nguyễn Thế Long, Chuyện đi sứ – tiếp sứ thời xưa, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà
Nội, 2001.
9. Nguyễn Thế Long, Những mẫu chuyện bang giao trong lịch sử Việt Nam, 2 tập,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2005.
10. Trần Văn Cường, Ngoại giao Việt Nam từ thuở dựng nước đến trước Cách mạng
tháng Tám 1945, Học viện Quan hệ quốc tế xuất bản, Hà Nội, 2001.
11. Trần Nam Tiến, Ngoại giao giữa Việt Nam và các nước phương Tây dưới triều
Nguyễn (1802-1858), Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2006.
12. Nguyễn Đình Bin (chủ biên), Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2002.
13. Nguyễn Phúc Luân (chủ biên), Ngọai giao Việt Nam vì sự nghiệp giành độc lập,
tự do (1945-1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
14. Vũ Dương Huân (chủ biên), Ngoại giao Việt Nam vì sự nghiệp đổi mới (1975-
2000), Học viện QHQT, 2002.
15. Nguyễn Phúc Luân, Ngọai giao Việt Nam từ Việt Bắc đến hiệp định Geneva,
Nxb. Công an nhân dân, 2004.
16. Lưu Văn Lợi, 50 năm ngoại giao Việt Nam, (2 tập), Nxb. Công an nhân dân, Hà
Nội, 1996, 1998.
0.Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
Lịch sử ngoại giao Việt Nam là môn cơ sở đóng vai trò quan trọng trong khối kiến thức
chung của sinh viên ngành Quan hệ quốc tế. Môn học liên quan đến thực tiễn ngoại giao
của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, đòi hỏi sự nghiêm túc và mức độ đầu tư cao của
sinh viên trong suốt quá trình học tập. Thái độ tích cực, cầu thị của sinh viên sẽ được đánh
giá thông qua các bài tập mô phỏng trên lớp và quá trình chuẩn bị đề tài trước buổi học,
đồng thời sự tham gia của sinh viên trong các hoạt động của buổi học luôn được khuyến
khích.
Thời điểm
đánh giá
Tiêu chí đánh giá/
Hình thức đánh giá
Phần trăm Loại điểm
% kết quả
sau cùng
Giữa kỳ - Chuyên cần
- Phát biểu trên lớp (điểm
cộng)
- Thuyết trình
10 %
(10 %)
20 %
Điểm giữa
kỳ
30%
VD: Cuối kỳ - Viết bài luận
- Mỗi sinh viên nhận đề tài
bài luận riêng.
- Bài luận dài tối thiểu 5
trang A4 (theo mẫu chuẩn),
có trích dẫn khoa học và ít
nhất 5 nguồn tài liệu tham
khảo.
- Thời hạn nộp bài: 01
tháng sau khi nhận đề tài.
70%
Điểm cuối
kỳ
70%
100%
(10/10)
Thang điểm 10, điểm đạt tối thiểu: 5/10
- Xếp loại đánh giá (GV tự xây dựng)
5 – 6 điểm: sinh viên nắm được những khái niệm cơ bản nhất của môn học (các
khái niệm về bang giao, chính sách đối ngoại, đường lối ngoại giao), biết phân
kỳ lịch sử ngoại giao Việt Nam và các nhân vật ngoại giao tiêu biểu của từng
thời kỳ.
6 -7 điểm: sinh viên nắm được những tác động từ các yếu tố trong nước và các
quốc gia trong khu vực vào thực tiễn ngoại giao Việt Nam.
7-8 điểm: sinh viên nhận biết được sự đóng góp cụ thể của các nhân vật ngoại
giao tiêu biểu qua từng giai đoạn lịch sử Việt Nam.
9-10 điểm: sinh viên nắm vững được những đường lối nhất quán cũng như các
đặc trưng từng thời kỳ trong lịch sử ngoại giao Việt Nam.
11. Yêu cầu/Quy định đối với sinh viên
11.1. Nhiệm vụ của sinh viên
Trong học kỳ này, các buổi học được tổ chức vào thứ hai và thứ sáu hàng tuần. Thời gian
học của mỗi buổi lên lớp cụ thể như sau:
Ca 1: 12g45-14g30
Ca 2: 14g30-16g00
Sinh viên có mặt sau giờ điểm danh coi như vắng mặt không phép. Sinh viên vắng
mặt quá 03 buổi học sẽ bị đánh rớt khỏi môn học.
Sinh viên cần có ý thức giữ gìn không gian công cộng của lớp học: không ăn uống,
sử dụng điện thoại di động, laptop và các thiết bị điện tử khác trong giờ học (trừ các giờ
bài tập theo yêu cầu của giảng viên).
Sinh viên cần tuân thủ đầy đủ các quy định của nhà trường, quy định về đeo thẻ
sinh viên, trang phục và đồng phục các khóa.
Giảng viên bảo lưu quyền từ chối sinh viên vào lớp học.
11.2. Quy định về thi cử, học vụ
- Không có kiểm tra bù giữa kỳ và cuối kỳ
- Dự lớp: tối thiểu 80% buổi học.
- Đọc trước tài liệu tham khảo cho từng buổi học, tích cực tham gia thảo luận trên lớp.
- Thuyết trình theo yêu cầu phục vụ cho nội dung buổi học (áp dụng với buổi học yêu cầu thuyết
trình).
- Khoa QHQT – Trường ĐHKHXH&NV luôn đề cao tiêu chuẩn đạo đức khoa học. Giảng viên
các môn học sẽ kiểm tra việc sinh viên vi phạm quy chế thi hoặc gian lận, đạo văn trong bài làm
của mình. Trong môn học này, giảng viên không chấp nhận bất cứ vi phạm nào về đạo đức khoa
học dưới bất kì hình thức nào. Khi sinh viên ký vào Cam kết (ở bìa mỗi bài tập, bài luận và đề
cương), sinh viên cần lưu ý kỹ phương pháp làm nghiên cứu, trích dẫn nguồn và cách viết luận
đúng. Nếu có thắc mắc về đạo đức khoa học, sinh viên có thể trao đổi với giảng viên và trợ giảng
để biết một số ví dụ cụ thể về gian lận thi cử, cố tình đạo văn và vô ý đạo văn,
Sinh viên trong môn học này nếu gian lận trong kì kiểm tra hay đạo văn hay sử dụng cùng một
bài luận cho nhiều hơn một lớp học sẽ bị đánh rớt.
11.3. Quy định về lịch tiếp SV ngoài giờ và liên hệ trợ giảng (nếu có)
- Sinh viên sẽ trao đổi và đặt lịch hẹn với giảng viên, và tổ chức gặp trao đổi về chuyên
môn tại Văn phòng khoa QHQT P. A206
12. Kế hoạch giảng dạy và học tập cụ thể
Buổi Nội dung giảng dạy Số
tiết
Bài đọc bắt buộc Yêu cầu đối với
sinh viên
01 Đối tượng nghiên cứu và
phương pháp tiếp cận
môn học
3 Sinh viên đọc tài liệu
ở nhà
Cơ sở hình thành Lịch sử
ngoại giao Việt Nam
2 Sinh viên đọc tài liệu
ở nhà
02 Phân kỳ lịch sử ngoại giao
Việt Nam
3 Sinh viên làm việc
trên lớp cùng giảng
viên
Làm việc ở nhà (Đọc tư liệu,
chuẩn bị các chuyên đề đã
phân nhóm)
2 Sinh viên làm việc
theo nhóm
03 Quan hệ ngoại giao Việt
Nam với Trung Quốc thời
kỳ phong kiến
3 - Trần Văn Cường, Ngoại
giao Việt Nam từ thuở dựng
nước đến trước Cách mạng
tháng Tám 1945, Học viện
Quan hệ quốc tế xuất bản,
Hà Nội, 2001, tr.10-194.
- Lưu Văn Lợi, Ngoại giao
Đại Việt, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội, 2000, tr.23-
234.
- Tạ Ngọc Liễn, Quan hệ
Việt Nam – Trung Quốc thế
kỷ XV – đầu thế kỷ XVI, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội,
1995.
Chuẩn bị bài học
trước ở nhà theo
chương trình học tập
do giảng viên đề ra.
Sinh viên làm bài tập và thảo
luận tại lớp
2 Sinh viên làm bài tập
và thảo luận tại lớp
04 Quan hệ ngoại giao Việt
Nam với Đông Nam Á thời
kỳ phong kiến
3 - Đinh Xuân Lâm, Vài nét về
quan hệ ngoại giao Việt
Nam – Đông Nam Á từ thế
kỷ X đến thế kỷ XIX, Tạp chí
Chuẩn bị bài học
trước ở nhà theo
chương trình học tập
Nghiên cứu Đông Nam Á,
số 4-2002, tr. 55-63.
- Trần Văn Cường, Ngoại
giao Việt Nam từ thuở dựng
nước đến trước Cách mạng
tháng Tám 1945, Học viện
Quan hệ quốc tế xuất bản,
Hà Nội, 2001, tr.195-220.
- Trần Thị Mai, Bang giao
Việt nam – Chân Lạp từ thế
kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ
XIX, Trong Nam Bộ và Nam
Trung bộ những vấn đề lịch
sử thế kỷ XVII-XIX, Đại học
Sư phạm, 2002, tr.306-311.
do giảng viên đề ra.
Quan hệ ngoại giao Việt
Nam với các nước phương
Tây thời kỳ phong kiến
2 - Trần Văn Cường, Ngoại
giao Việt Nam từ thuở dựng
nước đến trước Cách mạng
tháng Tám 1945, Học viện
Quan hệ quốc tế xuất bản,
Hà Nội, 2001, tr.195-220.
- Trần Nam Tiến, Ngoại giao
giữa Việt Nam và các nước
phương Tây dưới triều
Nguyễn (1802-1858), Nxb.
Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh, 2006.
Chuẩn bị bài học
trước ở nhà theo
chương trình học tập
do giảng viên đề ra.
05 Ngoại giao Việt Nam trong
đấu tranh chống thực dân
Pháp, giành độc lập dân
tộc (từ đầu thế kỷ XX đến
1945)
3 - Trần Văn Cường, Ngoại
giao Việt Nam từ thuở dựng
nước đến trước Cách mạng
tháng Tám 1945, Học viện
Quan hệ quốc tế xuất bản,
Hà Nội, 2001, tr.253-300.
- Nguyễn Đình Bin (cb),
Ngoại giao Việt Nam 1945-
2000, Nxb. CTQG, 2002,
tr.32-43.
Chuẩn bị bài học
trước ở nhà theo
chương trình học tập
do giảng viên đề ra.
Sinh viên làm bài tập tại lớp 2 Sinh viên làm bài tập
tại lớp
06 Ngoại giao Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống
Pháp lần thứ hai (1945-
1954)
3 - Nguyễn Phúc Luân, Ngọai
giao Việt Nam từ Việt Bắc
đến hiệp định Geneva, Nxb.
Công an nhân dân, 2004.
- Đấu tranh ngoại giao trong
cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân (1945-1954), Học
viện QHQT, 2002
- Nguyễn Trọng Hậu, Hoạt
Chuẩn bị bài học
trước ở nhà theo
chương trình học tập
do giảng viên đề ra.
động đối ngoại của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
thời kỳ 1945-1950, Nxb.
CTQG, 2004
Thảo luận tại lớp 2 Sinh viên làm việc
theo nhóm
07 Ngoại giao Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống
Mĩ, cứu nước (1954-1975)
3 - Nguyễn Đình Bin (chủ
biên), Ngoại giao Việt Nam
1945 – 2000, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2002,
tr.166-277.
- Nguyễn Phúc Luân (chủ
biên), Ngọai giao Việt Nam
vì sự nghiệp giành độc lập,
tự do (1945-1975), Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2001, tr.155-339.
- Nguyễn Phúc Luân, Nhìn
lại thành tựu và nhân tố
thắng lợi của mặt trận ngoại
giao trong công cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước
1954-1975, Tạp chí Nghiên
cứu quốc tế, số 1-2005, tr.3-
16.
- Chu Văn Chúc, Tác động
của đòn tấn công ngoại giao
trong kháng chiến chống Mỹ
cứu nước, Tạp chí Nghiên
cứu quốc tế, số 49-2002.
Chuẩn bị bài học
trước ở nhà theo
chương trình học tập
do giảng viên đề ra.
Thảo luận và làm bài tập về
nhà
2 Sinh viên làm việc
theo nhóm và làm bài
tập về nhà
08 Ngoại giao Việt Nam trong
thời kì đất nước đi vào hòa
bình xây dựng đất nước
(1975-1985)
5 - Nguyễn Đình Bin (chủ
biên), Ngoại giao Việt Nam
1945 – 2000, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2002,
tr.292-318.
- Lưu Văn Lợi, 50 năm ngoại
giao Việt Nam, (tập 2), Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội,
1998.
- Vũ Dương Huân (chủ
biên), Ngoại giao Việt Nam
vì sự nghiệp đổi mới (1975-
2000), Học viện QHQT,
2002.
Chuẩn bị bài học
trước ở nhà theo
chương trình học tập
do giảng viên đề ra.
09 Những đặc điểm của ngoại
giao Việt Nam trong lịch sử
(Thảo luận theo nhóm)
5 Sinh viên làm việc
theo nhóm
* Lưu ý: Đề cương có thể thay đổi để phù hợp với tình hình giảng dạy thực tế. Giảng viên sẽ thông báo
nếu có thay đổi.
TP. Hồ Chí Minh, ngày thángnăm ..
Trưởng Khoa Trưởng Bộ môn Người biên soạn
* Ghi chú tổng quát:
Trường hợp đề cương môn học cần được phát cho sinh viên hoặc môn học chỉ có một GV
tham gia giảng dạy thì có thể bổ sung ngay từ đầu phần sau đây (đưa lên phần đầu của
đề cương):
Giảng viên phụ trách môn học (có thể dùng bảng hoặc không)
Giảng viên phụ trách môn học:
PGS. TS. Trần Nam Tiến
Điện thoại: 0903 855 509
Email: tranntien@gmail.com
Th.S Lục Minh Tuấn
Điện thoại: 0908 508 028
Email: luc_minh_tuan@yahoo.com
Cách liên lạc với giảng viên: Gửi email
Liên lạc qua Văn phòng A206
Nơi tiến hành môn học: Cơ sở Thủ Đức
Thời gian học: Học kỳ I, 4/11 – 9/12