Câu 1: Làm rõ những nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên T2-1930 ? Phân tích chủ trương tập hợp lực lượng của Đảng được thể hiện trong cương lĩnh đó?
Trả lời
1. Nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên T2 – 1930:
• Hội nghị thành lập Đảng:
Thời gian, địa điểm, người chủ trì.
Nội dung hội nghị
• Nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên:
Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam
Nhiệm cụ cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng
Lực lượng cách mạng
Vai trò lãnh đạo của Đảng
Đoàn kết quốc tế
• Ý nghĩa của cách mạng
2. Phân tích chủ trương tập hợp lực lượng của Đảng được thể hiện trong cương lĩnh đầu tiên?
• Cơ sở lý luận
Chủ nghĩa Mác Lênin
Quan điểm của Ct HCM
• Cơ sở thực tiễn: truyền thống dân tộc.
• Xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên thì Đảng đề ra chủ trương tập hợp lực lượng
Đoàn kết dân tộc
Đoàn kết quốc tế
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn Đường lối cách mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐƯỜNG LỐI CMĐCSVN
Chương 1
Câu 1: Làm rõ những nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên T2-1930 ? Phân tích chủ trương tập hợp lực lượng của Đảng được thể hiện trong cương lĩnh đó?
Trả lời
Nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên T2 – 1930:
Hội nghị thành lập Đảng:
Thời gian, địa điểm, người chủ trì.
Nội dung hội nghị
Nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên:
Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam
Nhiệm cụ cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng
Lực lượng cách mạng
Vai trò lãnh đạo của Đảng
Đoàn kết quốc tế
Ý nghĩa của cách mạng
Phân tích chủ trương tập hợp lực lượng của Đảng được thể hiện trong cương lĩnh đầu tiên?
Cơ sở lý luận
Chủ nghĩa Mác Lênin
Quan điểm của Ct HCM
Cơ sở thực tiễn: truyền thống dân tộc.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên thì Đảng đề ra chủ trương tập hợp lực lượng
Đoàn kết dân tộc
Đoàn kết quốc tế
Chương 2
Câu 2: Nêu những hội nghị quan trọng của Đảng trong giai đoạn 1930 – 1945. Hội nghị nào quan trọng nhất đưa tới thắng lợi Cách mạng tháng Tám? Vì sao?
Trả lời
Nêu tên hội nghị
Nêu thời gian, địa điểm, người chủ trì của hội nghị
Giải thích vì sao hội nghị quan trọng
Nêu hội nghị quan trọng nhất. Vì sao?
Câu 3: Đánh giá nguyên nhân thành công, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám?
Trả lời
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân khách quan
Ý nghĩa lịch sử
Đối với dân tộc
Đối với quốc tế
Chương 3
Câu 4: Làm rõ nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng giai đoạn 1946 – 1954?
Trả lời
Hoàn cảnh lịch sử
Khái quát thuận lợi và khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám.
Việt Nam đã nhân nhượng với Pháp những gì?
Hành động của Pháp
Kết luận
Nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp
Thể hiện thông qua 4 văn kiện
Nội dung đường lối kháng chiến
Mục đích kháng chiến
Tính chất kháng chiến: giải phóng dân tộc và dân chủ mới
Đường lối kháng chiến và làm rõ 4 phương châm
Ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống Pháp
Câu 5: Trình bày thành tựu cách mạng 2 miền Nam – Bắc ( 1954 – 1975)?
Trả lời
Miền Bắc
Giai đoạn 1954 – 1957
1958 -1960
1961 – 1965
1965 – 1968
1969 – 1975
Miền Nam
1954 – 1960
1961 – 1965
1965 – 1968
1969 – 1973
1973 – 1975
Chương 4
Câu 6: Làm rõ quan điểm chỉ đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng thời kỳ đổi mới? Vận dụng quan điểm 3, 4 vào ngành học của anh(chị) hiện nay?
Trả lời
Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nêu và giải thích 5 quan điểm
Vận dụng quan điểm 3, 4 vào ngành học của bản thân.
Chương 5
Câu 7: Làm rõ đường lối kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng ở Đại hội X năm 2006?
Trả lời
Khái niệm kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Đường lối kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng ở Đại hội X
Mục đích phát triển
Phương hướng phát triển
Các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế và thành phần kinh tế nào đóng vai trò chủ đạo.
Giải thích vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Thành phần kinh tế nào là nền tảng
Định hướng xã hội và phân phối
Định hướng xã hội
Định hướng phân phối
Quản lý
Ý nghĩa của đường lối
Chương 6
Câu 8: Làm rõ khái niệm hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay?
Trả lời
Khái niệm hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
Các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước ta hiện nay
Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành
Câu 9: Đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đang xây dựng?
Trả lời
Đặc điểm nhà nước pháp quyền
Ý nghĩa
Câu 10: Phân tích vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị hiện nay?
Trả lời
Điều lệ của Đảng khẳng định vai trò của Đảng
Phương hướng lãnh đạo củ Đảng
Về tư tưởng chính trị
Về tổ chức
Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng
Chương 1
Câu 1: Làm rõ những nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên T2 – 1930. Phân tích chủ trương tập hợp lực lượng của Đảng được thể hiện trong cương lĩnh đó?
Trả lời
Nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên
Hội nghị thành lập Đảng
T2 -1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc diễn ra Hội nghị thành lập Đảng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.
Nội dung hội nghị:
Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản ở Đông Dương thành một chính Đảng, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, hợp thành cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Cử ra ban chấp hành trung ương lâm thời.
Nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên T2 – 1930
Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam:
“ tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”
Cách mạng tư sản dân quyền: là cuộc giải phóng dân tộc do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Thổ địa cách mạng là cách mạng ruộng đất. Xã hội cộng sản là mô hình xã hội tiến bộ của loài người do Mác đề ra.
Mục đích của hai cuộc cách mạng: nhằm giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản trong long xã hội Việt Nam, đó là: mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp.
Hoàn thành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng sẽ đưa nước ta đi lên xã hội cộng sản.
Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng:
Về chính trị:
Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập.
Lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông.
Về kinh tế:
Quốc hữu hóa toàn bộ sản nghiệp lớn ( như công trình giao thông, nhà máy, xí nghiệp, ngân hang, ) của chủ nghĩa đế quốc giao cho công nông binh quản lý.
Tịch thu toàn bộ ruộng đất của đế quốc để làm của công chia cho dân cày nghèo.
Giảm sưu thuế cho dân cày nghèo.
Mở mang công nông nghiệp.
Thi hành luật ngày làm 8h.
Về xã hội:
Dân chúng được tự do tổ chức: tự do đi lại, tự do hội họp, tự do ngôn luận, tự do báo chí,
Nam nữ bình đẳng
Phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa.
Nhận xét: Cuộc cách mạng có 3 nhiệm vụ chính là giải quyết 2 vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam là chống đế quốc và chống phong kiến, trong đó chống đế quốc là nhiệm vụ hàng đầu.
Về lực lượng cách mạng
Công nhân, nông dân là lực lượng nòng cốt của cách mạng.
Đảng cần lôi kéo, lợi dụng hoặc ít nhất là trung lập đối với các lực lượng chưa rõ bộ mặt phản cách mạng ( như tiểu tư sản, tri thức, Tân Việt, tư bản An Nam, ); còn đối với bộ phận ra mặt phản cách mạng ( như Đảng lập hiến ) phải đánh đổ.
Nguyên tắc liên minh lực lượng: Đặt lợi ích của công nhân, nông dân lên hàng đầu.
Vai trò lãnh đạo cách mạng
Cuộc cách mạng nào muốn thành công phải có Đảng lãnh đạo.
Đảng đã hoạch định ra các đường lối đúng đắn, lấy chủ nghĩa Mác Leenin làm nền tảng tư tưởng.
Mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới
Cách mạng Việt Nam là mộ bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
Muốn thành công phải biết liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
Kết hợp giữa cách mạng dân tộc và cách mạng thời đại.
Ý nghĩa của cách mạng
Đây là một cương lĩnh đúng đắn, tiến bộ và sáng tạo, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Chủ trương tập hợp lực lượng của Đảng được thể hiện trong cương lĩnh chính trị đầu tiên.
Cơ sở lý luận
Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, một cuộc cách mạng muốn thành công phải thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “ Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Nhân dân là gốc của cách mạng.
Cơ sở thực tiễn
Lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc đã chứng minh rằng bất kỳ một cuộc chiến tranh nào lôi kéo được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia chắc chắn sẽ giành thắng lợi.
Đặc biệt, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp xâm lược và thống trị Việt Nam, trong lòng xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp. Và để giải quyết hai mâu thuẫn đó, dân tộc Việt Nam phải đoàn kết lại.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó, cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã chủ trương tập hợp các giai cấp và các tầng lớp ( nông dân, công nhân, tiểu tư sản,) trong xã hội nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh dân tộc để đánh thắng kẻ thù; bên cạch đó, cương lĩnh còn tiến hành đoàn kết quốc tế, đoàn kết các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, với nhân dân thế giới, nhân dân yêu chuộng hòa bình, với giai cấp vô sản, đặt biệt là giai cấp vô sản Pháp, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Chủ trương tập hợp lực lượng của Đảng đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Chương 2
Câu 2: Nêu những hội nghị quan trọng của Đảng trong giai đoạn 1930 – 1945. Hội nghị nào quan trọng nhất đưa tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám? Vì sao?
Trả lời
Những hội nghị quan trọng của Đảng trong giai đoạn 1930 – 1945:
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (T2 – 1930) ở Hương Cảng – Trung Quốc do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Hội nghị này quan trọng vì: sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua luận cương chính trị đầu tiên của Đảng.
Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ nhất (T10 – 1930) tại Hương Cảng – Trung Quốc do Trần Phú chủ trì. Hội nghị này quan trọng vì: quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua luận cương chính trị của Đảng T10/1930.
Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ hai ( T7 – 1936) tại Thượng Hải – Trung Quốc do Tổng Bí thư Lê Hồng Phong chủ trì. Hội nghị này quan trọng vì: thống nhất tạm gác mục tiêu chiến lược mà thực hiện mục tiêu trước mắt là chống Phát – xít, chống chiến tranh; đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ sáu ( T11 – 1939) tại Gia Định – Nam kỳ do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì. Hội nghị này quan trọng vì đánh dấu sự chuyển hướng chiến lược đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 7 (T11- 1940) tại Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì. Hội nghị này quan trọng vì: đưa khởi nghĩa vũ trang vào chương trình nghị sự.
Hội nghị Ban chấp hành TW 8 ( T5 – 1941) tại Pác Bó – Cao Bằng do Hồ Chí Minh chủ trì. Hội nghị này quan trọng vì: hoàn thành chủ trương chuyển hướng nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Hội nghị toàn quốc của Đảng (T8 – 1945) ở Tân Trào – Tuyên Quang do Hồ Chí Minh chủ trì. Hội nghị này quan trọng vì: quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ ngàn năm có một đã đến.
Hội nghị Ban chấp hành TW 8 là hội nghị quan trọng nhất đưa tới thắng lợi Cách mạng tháng Tám 1945 vì :
Hội nghị Ban chấp hành TW 8 hoàn thiện chủ trương chuyển hướng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Đó là vấn đề dân tộc phải được giải quyết trong khuân khổ từng nước trên bán đảo Đông Dương.
Tạm gác cách mạng ruộng đất để tập trung hoàn toàn cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh để tang cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Coi khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trọng tâm, đưa ra phương châm: đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa.
Chuẩn bị về mọi mặt: lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, mô hình nhà nước và công tác xây dựng Đảng.
Câu 3: Đánh giá nguyên nhân thành công, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám?
Trả lời
Nguyên nhân thắng lợi
Nguyên nhân khách quan
Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, thắng lợi thuộc về phe Đồng Minh và Hồng quân Liên Xô.
9 – 5 – 1945 ở Châu Âu, phát xít Đức đầu hàng không điều kiện.
6 – 9/8/1945 Mỹ ném bom nguyên tử hủy hoại hai thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản.
15/8/1945 Nhật Bản chính thức đầu hàng, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc.
Kẻ thù chính của Việt Nam là Nhật bị quân Đồng Minh đánh bại.
Nguyên nhân chủ quan
Đảng hoạch định đường lối đúng đắn, tài tình, sáng tạo.
Đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Động viên, tổ chức và đoàn kết lực lượng của toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất và lựa chọn hình thức tổ chức Mặt trận Việt Minh.
Bố trí thế trận cách mạng và sản xuất lực lượng cách mạng phù hợp với yêu cầu khách quan của lịch sử.
Đảng chú trọng xây dựng lực lượng và căn cứ địa cách mạng.
Đảng đặt nhiệm vụ khởi nghĩa vũ trang để giành độc lập, giành chính quyền là nhiệm vụ quan trọng.
Thực thi phương châm “ kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang”, từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn; dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta vượt qua mọi khó khan, gian khổ, đấu tranh kiên cường, bất khuất để giành lại độc lập, tự do cho đất nước.
Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
Ý nghĩa lịch sử
Đối với dân tộc Việt Nam
Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta, phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến, lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỷ nguyên mới độc lập, tự do; nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
Đối với quốc tế
Cách mạng tháng Tám thành công đã nâng cao vị thế quốc tế của dân tộc Việt Nam. Lần đầu tiên một dân tộc thuộc địa đã tự giải phóng mình khỏi ách thống trị của đế quốc thực dân.
Cách mạng tháng Tám đã phá tan một mắt xích quan trọng của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. Mở đầu thời kỳ suy sụp và tan rã không gì cứu vãn nổi của chủ nghĩa thực dân và giải phóng dân tộc trên thế giới.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh và đường lối giải phóng dân tộc đúng, sáng tạo của Đảng.