1. Tên chuyên đề: LÃNH ĐẠO VÀ KHOA HỌC LÃNH ĐẠO
2. Số tiết lên lớp: 05 tiết
3. Mục tiêu: Chuyên đề này sẽ cung cấp cho học viên:
- Về kiến thức:
+ Những kiến thức cốt lõi về khoa học lãnh đạo như: quan niệm về lãnh đạo, vai trò và chức năng lãnh đạo, lược sử phát triển nghiên cứu; đối tượng nghiên cứu khoa học; phương pháp nghiên cứu, thách thức lãnh đạo trong bối cảnh hiện nay
+ Định hướng cho học viên trong nghiên cứu và học tập các bài tiếp theo trong môn học Khoa học lãnh đạo.
- Về kỹ năng:
+ Kỹ năng phân tích bản chất và chức năng của lãnh đạo; Phân biệt lãnh đạo với quản lý;
+ Kỹ năng phân tích vai trò của lãnh đạo và đánh giá lược sử phát triển khoa học lãnh đạo;
+ Kỹ năng vận dụng một số lý thuyết về lãnh đạo vào thực tiễn lãnh đạo ở đơn vị/địa phương
- Về thái độ/tư tưởng:
+ Có thái độ tích cực, chủ động học tập, nghiên cứu khoa học lãnh đạo và vận dụng kiến thức vào thực tiễn lãnh đạo ở đơn vị/địa phương.
31 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương môn Khoa học lãnh đạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
KHOA XÃ HỘI HỌC – KHOA HỌC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
ĐỀ CƯƠNG
MÔN: KHOA HỌC LÃNH ĐẠO
HÀ NỘI, THÁNG 9 NĂM 2018
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
I. Chuyên đề: 1
1. Tên chuyên đề: LÃNH ĐẠO VÀ KHOA HỌC LÃNH ĐẠO
2. Số tiết lên lớp: 05 tiết
3. Mục tiêu: Chuyên đề này sẽ cung cấp cho học viên:
- Về kiến thức:
+ Những kiến thức cốt lõi về khoa học lãnh đạo như: quan niệm về lãnh đạo, vai trò và chức năng lãnh đạo, lược sử phát triển nghiên cứu; đối tượng nghiên cứu khoa học; phương pháp nghiên cứu, thách thức lãnh đạo trong bối cảnh hiện nay
+ Định hướng cho học viên trong nghiên cứu và học tập các bài tiếp theo trong môn học Khoa học lãnh đạo.
- Về kỹ năng:
+ Kỹ năng phân tích bản chất và chức năng của lãnh đạo; Phân biệt lãnh đạo với quản lý;
+ Kỹ năng phân tích vai trò của lãnh đạo và đánh giá lược sử phát triển khoa học lãnh đạo;
+ Kỹ năng vận dụng một số lý thuyết về lãnh đạo vào thực tiễn lãnh đạo ở đơn vị/địa phương
- Về thái độ/tư tưởng:
+ Có thái độ tích cực, chủ động học tập, nghiên cứu khoa học lãnh đạo và vận dụng kiến thức vào thực tiễn lãnh đạo ở đơn vị/địa phương.
4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học
Chuẩn đầu ra
Đánh giá người học
Yêu cầu đánh giá
Hình thức đánh giá
- Về kiến thức:
+ Hiểu được quan điểm của Hồ Chí Minh về lãnh đạo;
+ Phân tích được bản chất, chức năng của hoạt động lãnh đạo;
+ Lý giải được các thách thức đối với lãnh đạo trong bối cảnh hiện nay.
- Vận dụng được quan điểm của Hồ Chí Minh về lãnh đạo trong học tập và thực tiễn công tác của học viên
- Vận dụng được bản chất, chức năng của lãnh đạo vào thực tiễn lãnh đạo ở đơn vị/địa phương.
- Nhận diện được những thách thức trong thực tiễn lãnh đạo ở đơn vị/địa phương và đề xuất được phương hướng giải pháp đổi mới công tác lãnh đạo
Thi tự luận
Thi vấn đáp
- Về kỹ năng:
+ Phân tích được bản chất và chức năng của hoạt động lãnh đạo;
+ Vận dụng kiến thức lãnh đạo để nhận diện các thách thức trong thực tiễn lãnh đạo ở đơn vị/địa phương.
- Về thái độ/Tư tưởng:
Chủ động, tích cực học tập và vận dụng trong thực tiễn công tác của bản thân.
5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học
Nội dung chi tiết
Hình thức tổ chức dạy học
Câu hỏi đánh giá quá trình
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÃNH ĐẠO
Các lý thuyết và quan điểm về lãnh đạo
Các lý thuyết về lãnh đạo
- Lý thuyết phẩm chất
- Lý thuyết ảnh hưởng (quyền lực)
- Lý thuyết về hành vi lãnh đạo
- Lý thuyết tình huống
Quan điểm của Hồ Chí Minh về lãnh đạo
Lý luận về lãnh đạo
Khái niệm lãnh đạo: Lãnh đạo là quá trình hành động gây ảnh hưởng lên người khác nhằm khơi dạy cảm xúc và cam kết cùng hành động vì mục đích chung.
Chức năng của hoạt động lãnh đạo
- Kiến tạo tầm nhìn
- Xây dựng thể chế và văn hóa tổ chức
- Động viên và thúc đẩy
- Đổi mới để thích nghi
Vai trò của nhà lãnh đạo
- Người thủ lĩnh
- Người khai tâm
- Người truyền cảm hứng
- Người điều hòa
- Người bạn, người kèm cặp
1.4. Những thách thức của lãnh đạo trong bối cảnh hiện nay và yêu cầu mới đối với lãnh đạo
Thuyết trình nêu vấn đề
Hỏi đáp
Thảo luận nhóm:
-Lãnh đạo là vị trí hay là quá trình/hoạt động?
- Lãnh đạo đúng theo quan niệm của Hồ Chí Minh?
- Đồng chí hãy phân biệt lãnh đạo và quản lý (điểm tương đồng, sự khác biệt và mối quan hệ)
Câu hỏi trước giờ lên lớp:
1. Lãnh đạo là vị trí hay quá trình?
2. Theo anh/chị có những yếu tố nào tạo nên hiệu quả lãnh đạo?
Câu hỏi trong giờ lên lớp:
Lãnh đạo là gì? Những nhận thức mới về lãnh đạo?
Chức năng của lãnh đạo là gì?
Lãnh đạo đúng theo quan niệm của Hồ Chí Minh?
Cuộc cánh mạng trong lý thuyết lãnh đạo là gì?
Nêu một số thách thức trong thực tiễn lãnh đạo ở địa phương/đơn vị?
Câu hỏi sau giờ lên lớp (định hướng tự học và ôn tập):
Phân tích bản chất, chức năng của lãnh đạo?
Phân biệt lãnh đạo với quản lý theo tiêu chí chức năng, phương pháp?
Từ quan điểm lãnh đạo đúng của Hồ Chí Minh, đồng chí hãy đánh giá thực trạng lãnh đạo ở đơn vị/địa phương và phương hướng khắc phục những hạn chế
Trên cơ sở nhận diện được thách thức ở đơn vị/địa phương, đồng chí hãy nêu phương hướng và giải pháp khắc phục những thách thức đó.
KHOA HỌC LÃNH ĐẠO
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu của khoa học lãnh đạo
2.3. Nội dung nghiên cứu của khoa học lãnh đạo
- Giảng viên hướng dẫn và yêu cầu tự học mục II các nội dung: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của Khoa học lãnh đạo
6. Tài liệu học tập
6.1. Tài liệu phải đọc:
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh- Viện Lãnh đạo học và chính sách công (2018), Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị, Môn Khoa học lãnh đạo, HN.
Nguyễn Bá Dương (2017), Khoa học lãnh đạo - Lý thuyết và kỹ năng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6.2. Tài liệu nên đọc:
Hồ Chí Minh, (1947), Sửa đổi lối làm việc. Chương V. Cách lãnh đạo trong Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, 2009, tr. 285 – 298
2. Ban chấp hành Trung ương khóa XII (2016), Nghị quyết 04/TW ngày 30/10/2016, Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ
3. Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương khóa XII (2017), Quy định số 89- QĐ/TW ngày 4/8/2017 về Khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và Quy định số 90-QĐ/TW ngày 4/8/2017 về Tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý
7. Yêu cầu với học viên (Nêu rõ các hoạt động người học phải thực hiện phù hợp với chuẩn đầu ra, nội dung, hình thức tổ chức dạy học và yêu cầu đánh giá của bài giảng đã tuyên bố).
Ví dụ:
- Chuẩn bị nội dung thảo luận: Bản chất, chức năng của lãnh đạo; phân biệt lãnh đạo với quản lý trên các tiêu chí: Đối tượng; chức năng; phương pháp; công cụ phương tiện; mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý; Liên hệ thực tiễn Việt Nam....
- Làm bài tập;
- Chuẩn bị nội dung tự học: Tự nghiên cứu đọc trước giáo trình cần giải thích, phân tích làm sáng tỏ :
+ Khái niệm lãnh đạo;
+ Chức năng của lãnh đạo;
+ Vai trò lãnh đạo;
+ Phân biệt lãnh đạo với quản lý;
+ Các lý thuyết về lãnh đạo...
+ Quan điểm của Hồ Chí Minh về lãnh đạo
- Chuẩn bị nội dung câu hỏi trước, trong, sau giờ lên lớp ở Mục 5;
- Đọc tài liệu theo hướng dẫn: Đọc các tài liệu bắt buộc
- Tập trung nghe giảng, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi, tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến, thảo luận.
II. Chuyên đề 2
Tên chuyên đề : TƯ DUY VÀ TẦM NHÌN LÃNH ĐẠO
Số tiết lên lớp: 05 tiết
Mục tiêu: Bài giảng cung cấp cho học viên:
+ Về kiến thức: Khái niệm, vai trò của tư duy và tầm nhìn lãnh đạo, yêu cầu và một số cách thức hình thành và đổi mới tư duy và tầm nhìn lãnh đạo.
+ Về kỹ năng: Khả năng phân tích và đánh giá được thực trạng tư duy và tầm nhìn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện nay ở đơn vị/địa phương.
Vận dụng được kiến thức về tư duy và tầm nhìn lãnh đạo để nâng cao khả năng tham gia xây dựng tầm nhìn chiến lược ở địa phương/ngành.
+ Về thái độ/Tư tưởng: Chủ động, tích cực đấu tranh khắc phục tư duy thông thường trong lãnh đạo, có ý thức cao trong rèn luyện đổi mới tư duy và tầm nhìn lãnh đạo vào thực tiễn lãnh đạo ở đơn vị/địa phương.
4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học
Chuẩn đầu ra
Đánh giá người học
Yêu cầu đánh giá
Hình thức đánh giá
+ Về kiến thức:
- Hiểu được bản chất của tư duy và tầm nhìn lãnh đạo và mối quan hệ giữa chúng;
- Phân tích được xây dựng tầm nhìn và những cách thức đổi mới đổi tư duy lãnh đạo;
- Vận dụng những tri thức về tư duy lãnh đạo để đánh giá thực trạng tư duy lãnh đạo tại địa phương/đơn vị. Đề xuất được một số cách thức đổi mới đổi tư duy lãnh đạo
- Vận dụng những trị thức về tầm nhìn lãnh đạo để đánh giá thực trạng xây dựng tầm nhìn và nâng cao khả năng tham gia vào quá trình xây dựng tầm nhìn chiến lược ở địa phương/ngành.
Thi tự luận
Thi vấn đáp
+ Về kỹ năng:
- Có khả năng nhận diện được những đặc điểm của tư duy lãnh đạo ở đơn vị/địa phương hiện nay
- Có khả năng vận dụng được những kiến thức về đổi mới tư duy lãnh đạo và tham gia vào quá trình xây dựng tầm nhìn chiến lược ở địa phương/ngành.
- Về thái độ/Tư tưởng:
Tích cực, chủ động học tập, rèn luyện và có tư tưởng đổi mới tư duy và tầm nhìn lãnh đạo trong thực tiễn công tác của bản thân.
5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học
Nội dung chi tiết
Hình thức tổ chức dạy học
Câu hỏi đánh giá quá trình
I. TƯ DUY LÃNH ĐẠO
Quan niệm về tư duy lãnh đạo
- Tư duy
- Thế nào tư duy lãnh đạo: Tư duy lãnh đạo là quá trình nhận thức về bản chất, tính quy luật và xu hướng của quá trình, cách thức và mục tiêu lãnh đạo.
1.2. Những đặc điểm của tư duy lãnh đạo
+ Là tư duy khác biệt
+ Là tư duy giải quyết vấn đề có tính chiến lược
+ Là tư duy động, tư duy mở
+ Là tư duy hệ thống, tư duy tiến trình
+ Là tư duy hợp lý, sáng tạo, linh hoạt
1.3. Các giai đoạn của tư duy lãnh đạo
Lựa chọn vấn đề
Điều tra hiện trạng vấn đề
Phân tích, kiểm tra cụ thể vấn đề
Xây dựng các phương án giải quyết
Thực thi phương án lựa chọn
Đánh giá, kiểm tra
1.4.Cách thức đổi mới tư duy lãnh đạo
- Thuyết trình nêu vấn đề
- Hỏi đáp
-Thảo luận nhóm:
Nêu sự khác biệt giữa tư duy lãnh đạo và tư duy thông thường
Phân tích các bước và cách thức đổi mới tư duy của người lãnh đạo?
- Thuyết trình nêu vấn đề
- Hỏi đáp
-Thảo luận nhóm:
Theo đồng chí tầm nhìn tạo nên nhà lãnh đạo hay nhà lãnh đạo tạo nên tầm nhìn?
Phân tích các bước xây dựng tầm nhìn lãnh đạo?
Đồng hãy lý giải mối quan hệ giữa tư duy và tầm nhìn lãnh đạo?
Có những con đường nào giúp người lãnh đạo nâng cao hiệu quả xây dựng tầm nhìn?
Câu hỏi trước giờ lên lớp:
Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII chủ trương đổi mới tích cực, mạnh mẽ, gắn đổi mới bộ máy tổ chức với đổi mới công tác lãnh đạo, Theo đồng chí đổi mới công tác lãnh đạo là đổi mới cái gì?
Câu hỏi trong giờ lên lớp:
1. Nêu sự khác biệt giữa tư duy lãnh đạo và tư duy thông thường
2. Phân tích các bước và cách thức đổi mới tư duy của người lãnh đạo?
3. Theo đồng chí tầm nhìn tạo nên nhà lãnh đạo hay nhà lãnh đạo tạo nên tầm nhìn?
4. Phân tích các bước xây dựng tầm nhìn lãnh đạo?
5. Đồng hãy lý giải mối quan hệ giữa tư duy và tầm nhìn lãnh đạo?
6. Có những con đường nào giúp người lãnh đạo nâng cao hiệu quả xây dựng tầm nhìn?
Câu hỏi sau giờ lên lớp
1. Vận dụng những tri thức về tư duy lãnh đạo, đồng chí hãy nhận diện và đánh giá thực tư duy lãnh đạo tại địa phương/đơn vị và đề xuất một số cách thức đổi mới đổi tư duy lãnh đạo
2. Trên cở sở vận dụng những trị thức về tầm nhìn lãnh đạo, đồng chí hãy đánh giá thực trạng xây dựng tầm nhìn và đề xuất giải pháp nâng cao khả năng tham gia vào quá trình xây dựng tầm nhìn chiến lược ở địa phương/ngành
II. TẦM NHÌN LÃNH ĐẠO
2.1. Quan niệm về tầm nhìn lãnh đạo
Tầm nhìn lãnh đạo là một hình dung về một tình trạng phát triển tốt đẹp của tổ chức, cộng đồng, xã hội trong tương lai có được thông qua quá trình lãnh đạo. Đó chính là hình dung về một kiểu tương lai được lựa chọn một cách có chủ đích và được hiện thực hóa thông qua các nỗ lực có tính tổ chức, có tính tập thể
2.2. Vai trò của tầm nhìn
- Giúp định hướng vào tương lai và tạo niềm tin vào tương lai
- Giúp định hướng về tổng thể
- Vừa phản ánh vừa góp phần hình thành các giá trị
2.3. Yêu cầu đối với tầm nhìn lãnh đạo
- Vừa khái quát, vừa cụ thể và sịnh động
- Tạo được cảm hứng
- Có tính khả thi
2.4. Mối quan hệ giữa tư duy và tầm nhìn lãnh đạo
2.5. Quy trình xây dựng tầm nhìn lãnh đạo
- Tạo tính cấp thiết
- Đề xuất và trao đổi ý tưởng
- Thành lập nhóm cơ yếu
- Hoàn thiện và công bố tầm nhìn
2.6. Một số con đường nâng cao hiệu quả xây dựng tầm nhìn lãnh đạo
- Trải nghiệm thực tiễn;
- Phát huy dân chủ và tổ chức quá trình học tập tập thể;
- Đào tạo, bồi dưỡng;
- Tương tác, giao lưu xã hội;
- Hành động của cá nhân lãnh đạo có vai trò hình mẫu
6. Tài liệu học tập
6.1. Tài liệu phải đọc:
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh- Viện Lãnh đạo học và chính sách công (2018), Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị, Môn Khoa học lãnh đạo, HN.
2. Nguyễn Bá Dương (2017), Khoa học lãnh đạo - Lý thuyết và kỹ năng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội XII, Nxb. CTQG, HN.
4. Tài liệu tổng kết ba mươi năm đổi mới.
6.2. Tài liệu nên đọc:
1. Hồ Chí Minh (1947), Sửa đổi lối làm việc. Chương V. Cách lãnh đạo trong Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, 2009, tr. 285 – 298
2. Ban chấp hành Trung ương khóa XII (2016). Nghị quyết 04/TW ngày 30/10/2016, Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ
3. Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương khóa XII (2017). Quy định số 89- QĐ/TW ngày 4/8/2017 về Khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và Quy định số 90-QĐ/TW ngày 4/8/2017 về Tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý
4. Trung tâm Từ điển ngôn ngữ (1992), Từ điển tiếng Việt, Hà Nội.
7. Yêu cầu với học viên (Nêu rõ các hoạt động người học phải thực hiện phù hợp với chuẩn đầu ra, nội dung, hình thức tổ chức dạy học và yêu cầu đánh giá của bài giảng đã tuyên bố).
- Chuẩn bị nội dung thảo luận:
+ Bản chất, vai trò và đặc điểm của tư duy lãnh đạo
+ Bản chất, các thành tố của tầm nhìn lãnh đạo
- Làm bài tập:
+ Lấy ví dụ về những hạn chế của tư duy lãnh đạo hiện nay
+ Lấy ví dụ thực tiễn về hạn chế tầm nhìn lãnh đạo ? Phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục ?
- Chuẩn bị nội dung tự học;
- Chuẩn bị nội dung câu hỏi trước, trong, sau giờ lên lớp ở Mục 5;
- Đọc tài liệu theo hướng dẫn ở mục 6;
- Tập trung nghe giảng, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi, tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến, thảo luận
III. Chuyên đề 3
1. Tên chuyên đề: RA QUYẾT ĐỊNH LÃNH ĐẠO
2. Số tiết lên lớp: 05 tiết
3. Mục tiêu: Bài giảng/chuyên đề này sẽ trang bị/cung cấp cho học viên:
Chuyên đề này trang bị cho học viên:
Về kiến thức:
Khái niệm về ra quyết định; ra quyết đinh lãnh đạo, quyết định lãnh đạo; Các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện ra quyết định lãnh đạo;
Quy trình ra quyết định lãnh đạo và tổ chức hiện quyết định lãnh đạo
Về kỹ năng:
Phát triển các kỹ năng ra quyết định lãnh đạo: xác định vấn đề; phân tích vấn đề; lựa chọn phương án ra quyết định; tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo
Phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức khoa học về ra quyết định lãnh đạo, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn để phân tích đánh giá thực trạng ra quyết định lãnh đạo phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương/đơn vị
Về tư tưởng, thái độ:
Ý thức sâu sắc trách nhiệm xã hội, trách nhiệm chính trị, trách nhiệm cá nhân trong quá trình ra quyết định và tổ chức quyết định lãnh đạo ở địa phương/đơn vị
Tích cực học tập để nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực ra quyết định trong thực tiễn công tác của bản thân.
4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học
Chuẩn đầu ra
Đánh giá người học
Yêu cầu đánh giá
Hình thức
đánh giá
- Về kiến thức:
+ Phân tích được bản chất ra quyết định lãnh đạo
+ Hiểu được quy trình ra quyết định lãnh đạo đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với bối cảnh cụ thể
Vận dụng kiến thức về quyết định lãnh đạo, để phân biệt sự khác nhau giữa quyết định lãnh đạo và quyết định quản lý?
Vận dụng kiến thức về quy trình ra quyết định để phân tích tác động của yếu tố đến quá tình ra quyết định lãnh đạo và tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo?
Đánh giá thực trạng ra quyết định lãnh đạo ở địa phương/ đơn vị và nêu phương hướng giải pháp khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả ra quyết định lãnh đạo trên.
Thi vấn đáp
Thi tự luận
- Về kỹ năng
+ Đánh giá được hạn chế của việc ra quyết định của lãnh đạo ở địa phương/đơn vị
+ Có khả năng ra được quyết định lãnh đạo đúng, kịp thời, khả thi và hiệu quả
- Về thái độ/Tư tưởng: Ý thức được trách nhiệm khi ra quyết định lãnh
5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học
Nội dung chi tiết
Hình thức tổ chức dạy học
Câu hỏi đánh giá quá trình
I I. QUYẾT ĐỊNH LÃNH ĐẠO
1.1. Quan niệm về quyết định lãnh đạo
1.2. Các yêu cầu đối với quyết định lãnh đạo
- Tính chiến lược
- Tính khách quan
- Tính kịp thời
- Tính dự báo
- Có sự tham gia
- Đảm bảo tính hợp pháp, hợp đạo lý
1.3. Phân biệt quyết định lãnh đạo và quyết định quản lý
-T ính chất của vấn đề
- Chức năng hoạt động
Thuyết trình nêu vấn đề
Hỏi đáp
Thảo luận nhóm:
Theo đồng chí quyết định lãnh đạo khác quyết định quản lý ở tiêu chí nào?
Từ thực tiễn công tác đồng chí hãy nêu những bước cần thiết trong quá trình ra quyết định lãnh đạo?
Từ thực tiễn ra quyết định lãnh đạo ở địa phương đồng chí hãy chỉ ra những yếu tố tác động cản trở đến quá trình ra quyết định lãnh đạo?
Học viện tự học nội dung: Các mô hình ra quyết định lãnh đạo (tự học)
+ Câu hỏi trước giờ lên lớp:
Quyết định lãnh đạo có vai trò như thế nào đối với sự phát triển ở địa phương hay đơn vị của đồng chí?
Những thách thức đang gặp phải trong quá trình ra quyết định lãnh đạo ở đơn vị/địa phương của đồng chí?
+ Câu hỏi trong giờ lên lớp:
Theo đồng chí quyết định lãnh đạo khác quyết định quản lý ở tiêu chí nào?
Từ thực tiễn công tác đồng chí hãy nêu những bước cần thiết trong quá trình ra quyết định lãnh đạo
Từ thực tiễn ra quyết định lãnh đạo ở địa phương đồng chí hãy chỉ ra những yếu tố tác động cản trở đến quá trình ra quyết định lãnh đạo?
+ Câu hỏi sau giờ lên lớp:
Vận dụng kiến thức về quyết định lãnh đạo, để phân biệt sự khác nhau giữa quyết định lãnh đạo và quyết định quản lý?
Vận dụng kiến thức về quy trình ra quyết định để phân tích tác động của yếu tố đến quá tình ra quyết định lãnh đạo và tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo?
Đánh giá thực trạng ra quyết định lãnh đạo ở địa phương hoặc đơn vị và nêu phương hướng giải pháp khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả ra quyết định lãnh đạo trên.
II. RA QUYẾT ĐỊNH LÃNH ĐẠO
2.1.Quan niệm về ra quyết định lãnh đạo:
Ra quyết định lãnh đạo: là hành động có chủ đích và mang tính sáng tạo của người lãnh đạo trong việc lựa chọn phương án tối ưu nhằm định hướng, tổ chức và huy động nguồn lực trong hệ thống để giải quyết các thách thức phức tạp và phức hợp của thực tiễn
2.2. Đặc trưng của ra quyết định lãnh đạo
2.3. Quy trình ra quyết định lãnh đạo
- Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu hành động
- Bước 2: Phân tích các vấn đề lãnh đạo
- Bước 3: Xây dựng phương án và lựa chọn hành động ưu tiên
- Bước 4: Tổ chức thực hiện phương án ưu tiên
- Bước 5: Giám sát và đánh giá
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới ra quyết định
- Đặc điểm của nhà lãnh đạo/nhóm lãnh đạo
- Đặc điểm của người thực hiện quyết định và những người chịu tác động của các quyết định
- Bối cảnh lãnh đạo
- Yếu tố thông tin
2.5. Các mô hình ra quyết định lãnh đạo
2.6. Một số vấn đề đặt ra đối với ra quyết định lãnh đạo ở nước ta hiện nay
6. Tài liệu học tập
6.1. Tài liệu phải đọc:
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh- Viện Lãnh đạo học và chính sách công (2018), Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị, Môn Khoa học lãnh đạo, HN.
Nguyễn Bá Dương (2017), Khoa học lãnh đạo - Lý thuyết và kỹ năng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội XII, Nxb. CTQG, HN.
6.2. Tài liệu nên đọc:
1. Hồ Chí Minh, (1947). Sửa đổi lối làm việc. Chương V. Cách lãnh đạo trong Toàn tập, tập 5. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2009, tr. 285 – 298
2. Ban chấp hành Trung ương khóa XII (2016). Nghị quyết 04/TW ngày 30/10/2016, Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ
3. Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương khóa X