Đề cương môn Lao động sáng tạo nhà báo

- Theo nghĩa rộng: NB là tất cả những người làm việc trong các cơ quan báo chí,PT, TT - Theo nghĩa hẹp: NB là những người sống bằng nghề viết báo; những người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm báo chí: tin , bài ,ảnh cho các cơ quan thông tấn báo chí.

doc14 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 6759 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn Lao động sáng tạo nhà báo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Môn: Lao động sáng tạo nhà báo SV: Đỗ Thị Hường Lớp: BC6B Niên khóa: 2009 - 2012 Câu 1 : Các quan niệm về nhà báo? - Theo nghĩa rộng: NB là tất cả những người làm việc trong các cơ quan báo chí,PT, TT… - Theo nghĩa hẹp: NB là những người sống bằng nghề viết báo; những người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm báo chí: tin , bài ,ảnh cho các cơ quan thông tấn báo chí. *) Xung quanh về vấn đề này còn có nhiều ý kiến khác nhau, dưới đây là một số quan niệm về nhà báo: - Nhà báo, còn gọi là ký giả, là người làm công tác báo chí chuyên nghiệp như: phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn, Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, các trưởng ban nghiệp vụ báo chí... - NB là nhân viên của ĐCSVN. -NB là một nhà chính trị. - NB là 1 nhà văn hóa, nhà chính trị, ngoại giao. - NB là người có mối quan hệ rộng rãi. - NB thực chất là 1 tri thức có trách nhiệm. - NB là người hoạt động bằng thông tin. - “NB là thư ký trung thành của thời đại, góp phần tạo nên dư luận xh, tạo nên sức mạnh lan tỏa của thông tin” - “NB là một chiến sỹ làm công tác tư tưởng, văn hóa và thông tin” Câu 2: Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo? Hoạt động báo chí là một trong những hoạt động mang tính xã hội rất cao. Nghề báo là nghề hoạt động xã hội; người làm báo là người hoạt động xã hội. Tác phẩm báo chí thường có tác động xã hội rộng lớn, có khả năng định hướng tư tưởng, định hướng thông tin cao và hiệu quả, chính vì vậy báo chí luôn được coi là công cụ tuyên truyền hữu hiệu. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, báo chí còn có khả năng tác động nhanh chóng và hết sức mạnh mẽ đối với xã hội, đôi khi vượt ra ngoài dự kiến của tác giả. Một tác phẩm báo chí có thể mang lại hiệu ứng tích cực, góp phần nâng cao tình cảm, nhận thức, lòng tin và định hướng hành động cho công chúng, nhưng cũng có thể làm suy giảm lòng tin, băng hoại đạo đức, làm sai lệch nhận thức và dẫn đến làm lệch lạc về hành động không chỉ một cá nhân, một nhóm người mà có thể cả một cộng đồng. Vì thế bản thân mỗi nhà báo phải xác định: Vị trí, chức năng của mình: đang đứng và làm việc cho ai, ở vtri nào, chức năng, TN của mình…Ở mỗi vị trí lại có trách nhiệm và vai trò khác nhau, để từ đó chúng ta có cách làm việc để đạt hiệu quả cao nhất. Đưa thông tin một cách trung thực và khách quan. Đưa TT đúng định hướng của cơ quan, NN mà trực tiếp là các cơ quan quản lý BC Bên cạnh và gắn liền với trách nhiệm xã hội, người làm báo còn phải thực hiện nghĩa vụ công dân của mình. Nghĩa vụ công dân và trách nhiệm xã hội là hai phạm trù có mối quan hệ mật thiết với nhau; chúng là nội dung cơ bản của phẩm chất chính trị của người làm báo cách mạng. Muốn trở thành nhà báo chân chính, mỗi nhà báo phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình và phải thực hiện đầy đủ và tốt nhất trách nhiệm và nghĩa vụ đó. Mỗi khi cầm bút người làm báo phải tự đặt cho mình câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? Trả lời được đầy đủ, đúng đắn các câu hỏi ấy có thể bảo đảm cho người làm báo thực hiện được trách nhiệm xã hội của mình. Khi thực hiện một tác phẩm báo chí, tác giả không thể không nghĩ tới người đọc, người nghe, người xem; không thể không nghĩ đến mục đích của tác phẩm, tác động của nó tới những người sẽ tiếp nhận thông tin. Từ đó phải cân nhắc mình sẽ viết cái gì và viết như thế nào. Viết thế nào không chỉ là viết sao cho dễ hiểu, hấp dẫn người đọc mà còn làm sao để đạt được mục tiêu của bài viết, không làm người đọc mất phương hướng trước thông tin nhà báo cung cấp cho họ. Trách nhiệm xã hội của người làm báo trước hết và căn bản nhất là trách nhiệm trước hệ quả của tác phẩm sau khi đến với bạn đọc. Người làm báo phải có trách nhiệm đến cùng về sản phẩm do mình tạo ra. Xác định được rõ ràng như vậy, nhà báo sẽ có trách nhiệm đầy đủ hơn trong toàn bộ quy trình làm ra sản phẩm, từ khâu tìm hiểu, thu thập, khai thác, tiếp nhận thông tin đến khâu xử lý, công bố thông tin. Nhà báo có trách nhiệm xã hội cao không bao giờ được quyền cẩu thả, qua loa trong bất kỳ khâu nào trong quá trình đó. Trách nhiệm xã hội đòi hỏi nhà báo phải thông tin trung thực, khách quan. Khi có sai sót, nhà báo phải thẳng thắn nhận thiếu sót và có trách nhiệm xin lỗi và cải chính các thông tin sai lệch. Trong thời gian qua, tuyệt đại đa số những người làm báo chúng ta đã nhận thức đúng đắn về trách nhiệm xã hội của mình và thực hiện nghiêm túc trách nhiệm đó. Song cũng không ít nhà báo chưa thấy hết trách nhiệm xã hội của mình, đưa ra những thông tin thiếu kiểm định, thiếu chính xác, hoặc thiếu cân nhắc khi công bố thông tin, gây tác hại không nhỏ tới dư luận xã hội, tới niềm tin của nhân dân đối với một số chủ trương, chính sách của nhà nước, gây thiệt hại cho một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh..., đồng thời cũng làm giảm lòng tin của công chúng đối với báo chí. Ði đôi với trách nhiệm xã hội, người làm báo phải thực hiện nghĩa vụ công dân. Là công dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhà báo phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân như bất kỳ công dân nào. Nghĩa vụ công dân của người làm báo thể hiện trong trách nhiệm của nhà báo phục vụ lợi ích chung của dân tộc, của đất nước, của Nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Ðể thực hiện tốt trách nhiệm đó, trước hết nhà báo phải là người biết tự giác tuân thủ mọi quy định của pháp luật, phải hành nghề đúng pháp luật. Việc đó tưởng đơn giản, nhưng trong thực tế không ít nhà báo hành nghề chưa đúng pháp luật, gây ra những xung đột không đáng có giữa nhà báo với đối tượng được phản ánh và có nhà báo đã vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng. Trách nhiệm của nhà báo là phải phản ánh cho công chúng biết đầy đủ, trung thực, khách quan những gì đang diễn ra trong nước và trên thế giới. Nhưng, nghĩa vụ công dân đòi hỏi người làm báo phải cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa những thông tin đó lên các phương tiện thông tin đại chúng, cần phải bảo đảm rằng thông tin không gây phương hại lợi ích của dân tộc, lợi ích của đất nước. Nghĩa vụ công dân cũng đòi hỏi sự dũng cảm của nhà báo trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống lại cái sai, cái tiêu cực, bảo vệ cái đúng, cái tích cực; chống lại những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, bảo vệ quan điểm, đường lối của Ðảng, của Nhà nước ta; không để những kẻ xấu lợi dụng để thực hiện các ý đồ xấu. Những người làm báo cách mạng Việt Nam đã nhận thức rất tốt điều này. Nhiều nhà báo đã đi sâu vào thực tế cuộc sống, phát hiện và biểu dương, động viên kịp thời những gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến, đồng thời cũng đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, tệ nạn xã hội, không thờ ơ với những vấn đề mà xã hội, nhân dân quan tâm. Nhiều nhà báo đã bất chấp sự đe dọa, bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng của bản thân và gia đình, dũng cảm bám sát sự việc, đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc tiêu cực, góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, bảo đảm việc thực thi pháp luật. Có thể kể ra vô số những vụ việc mà báo chí đã tham gia đấu tranh thành công. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng còn có những nhà báo, thậm chí có cả một số lãnh đạo của một vài cơ quan báo chí chưa làm tròn nghĩa vụ công dân trong quá trình hành nghề báo chí. Có tờ báo, vì lợi ích cục bộ của cơ quan báo chí mà quên đi lợi ích của cộng đồng, đưa thông tin thiếu cân nhắc, để những kẻ thù địch lợi dụng khai thác nhằm chống lại nhân dân, chống lại Nhà nước ta. Vẫn còn là chuyện thường ngày trên nhiều tờ báo các thông tin tiêu cực thì tràn lan trên trang nhất, trong khi những gương tốt thì lèo tèo, lẩn khuất ở trang trong. Câu 3: Đặc thù của lao động nghề báo? 6 đặc trưng cơ bản: -mang tính k/hướng chính trị -tính cá nhân- tập thể -tính thực tiễn -khách quan, chân thực - tính định kỳ - tính sáng tạo LĐBC mang tính khuynh hướng (chính trị): Chi phối toàn bộ quá trình ST TPBC, HĐ của NB trong mọi GĐ. Khuynh hướng là những quan điểm, lối suy nghĩ, tư duy bị chi phối bởi 1 lực lượng nào đó: +) Báo của Đảng, NN, CQ. +) Báo của các TC CT- XH, nghề nghiệp. +) Báo của các đoàn thể. Mọi nền BC đều mang tính k/h, BC VN công khai tính k/h của mình: Đăng tải cơ quan ngôn luận của mỗi tờ báo; tập trung truyền bá cho Đảng, cơ quan chủ quản BC; BC tự giác, vững vàng đứng trên lập trường của GCCN BV cho QL của ndlđ; chịu sự lĐ, QL của ĐCS. Mỗi NB đều thuộc 1gc, tc, lực lượng nào đó. Khi NB thuộc về CQCQ (TCCT, Xh, Đảng,CP) BH của tính CT: - ND: Mọi SK,VĐ đều p/ánh theo 1 đ/hướng, y/cầu, gợi ý từ trước. HT: QĐ h/thức trình bày khác nhau đối với từng tờ báo. BC mang tính cá nhân- tập thể chặt chẽ: CN: MT sống,(tự nhiên, gđ,) hình thành nên thế giới quan, nhân sinh quan-> qđ sang tạo của NB. -> “cái tôi”(qđ, chính kiến, n/lực, k/năng #) TT: +) 1 s/phẩm BC h/chỉnh cần trải qua rất nhiều công đoạn, khâu # -> LĐBC mang tính tập thể. +) Bản thân mỗi tờ báo là kết tinh LĐ của các bộ phận như: QL, PV, BT, KT, H/ chính, trị sự, P/hành, Q/cáo... +) S/p Bc ko p/vụ cho cá nhân, mà bao giờ cũng p/vụ cho 1 TT, 1 L/lượng or 1 nhóm người nào đó. LĐBC mang tính thực tiễn: TT là ĐT P/A của NB hay ĐTPA của BC là ĐSXH TT là người k/tra, đ/giá kq của HĐBC. Là t/chí đ/giá HQ của BC. (tính tương tác, trực tiếp) SK c/xác, có thật.(cập nhật lien tục, nhanh nhất, đ/đủ nhất, rộng nhất) LĐBC mang tính KQ chân thực: Y/cầu tồn tại của mỗi nền báo chí. Tính KQCT phụ thuộc vào tư tưởng, tính tích cực mà lực lượng của CQBC theo đuổi. Tuy nhiên KQCT chỉ mang tính tương đối.( mỗi NB có 1 cách nhìn nhận, đ/giá. t/cận # -> tính chân thực cũng #). Trình độ của các Nb cũng mang tính tương đối: Th/điểm t/cận, p/ánh SV ntn? ->NB, CQBC khi lựa chọn thông tin sẽ nhìn ở góc độ có lợi cho mình, p/hợp với lợi ích của gc mình. NB phải có trách nhiệm với thông tin mình đã đưa ra. LĐBC mang tính định kỳ LĐBC mang tính sáng tạo: ST trong all các công đoạn của cv st tpbc. N/ cầu của luôn thay đổi ->người cung cấp thông tin luôn vận động để đáp ứng nhu cầu đó.-> đòi hỏi sự sáng tạo của nhà báo. Câu 4: Qui trình sáng tạo TPBC? 1, Xác định chủ đề, đề tài. 2, Khai thác tài kiệu để xây dựng tác phẩm. 3, Hoàn thành tác phẩm. 4, Xử lý phản hồi. Câu 5: Căn cứ xác định đề tài? Nhu cầu tuyên truyền của cơ quan BC Nhu cầu của công chúng Để xác định được đề tài chúng ta có thể dựa trên các nguồn như: Căn cứ vào nhu cầu, kế hoạch tuyên truyền của cơ quan báo chí trong từng giai đoạn, thời điểm. Căn cứ vào hoạt động của các Bộ, Ngành( họp báo, giấy mời..) Qua PTTTĐC. Qua đồng nghiệp, bạn bè, cộng tác viên. Các thông cáo báo chí. Qua thực tiễn. Câu 6: Căn cứ xác định chủ đề? Để lựa chọn, xác định đúng chủ đề ( nghĩa là viết tác phẩm đó nhằm mục đích gì? Đứng về phía ai?) chúng ta dựa vào: Luật pháp : thông tin trung thực, phản ánh ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Căn cứ vào luật pháp để bày tỏ sự đồng tình, tán thưởng, ủng hộ hay phê phán, chỉ trích; nhà báo đứng về phía ai…để từ đó có sự định hướng cho công chúng…Xác định rõ những việc được viết- không được viết. Chuẩn mực đạo đức: Mặc dù có nhiều vấn đề, sk trong cuộc sống luật báo chí cho phép viết nhưng nhà báo phải hết sức linh hoạt, phải biết kết hợp giữa “lý và tình”, tránh viết những gì không phù hợp với đạo đức, lương tâm… Căn cứ vào quan điểm lãnh đạo của cơ quan báo chí. Câu 7: Yêu cầu khi xây dựng kế hoạch khai thác tài liệu: Khai thác tài liệu là khâu vô cùng quan trọng để hình thành nên nội dung của 1 tpbc +) Khi tiến hành xây dựng kế hoạch khai thác tài liệu cần xác định rõ: Thông tin cần phải có là thông tin gì? Thông tin lấy từ ai? Thông tin lấy ở đâu? Lấy thông tin ấy như thế nào? Khi vạch rõ những câu hỏi trên cần đảm bảo lập một cách cụ thể, chi tiết. Lập càng chi tiết, cụ thể bao nhiêu thì trong quá trình khai thác tài liệu sẽ càng dễ dàng hơn. +) Trong quá trình lên kế hoạch khai thác tl cần chú ý xây dựng phương án dự phòng. Trong thực tế, quá trình thu thập tài liệu không phải lúc nào cũng dễ dàng, thuận lợi. Đặc biệt là trong những sự kiện có sự tham gia của nhân chứng, người cần phỏng vấn…đôi khi họ từ chối tham gia cung cấp thông tin, trong trường hợp đó chúng ta phải có phương án dự phòng: người sẽ tham gia vào cuộc phỏng vấn thay cho nv chính là ai? Với nhân vật thay thế này chúng ta khai thác dc gì ở họ…? Hoặc những địa điểm đã định trong kế hoạch không thể tiếp cận được chúng ta cũng cần có phương án dự phòng cụ thể -> Nhằm tránh di chuyển nhiều trong quá trình lấy thông tin. +) Tiến hành khai thác tài liệu -> xử lý tài liệu (lựa chọn, sắp xếp thông tin) Câu 8: Tại sao phải sử dụng tổng hợp các phương pháp khai thác tài liệu? Trong quá trình thu thập thông tin cho bài viết, tùy thuộc vào từng đề tài mà nhà báo sủ dụng, lựa chọn phương pháp khai thác tài liệu khác nhau. Hơn nữa, cá tính sáng tạo của mỗi nhà báo là khác nhau nên việc lựa chọn phương pháp KTTL cũng khác nhau. Tuy nhiên, trong một TPBC lại sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để sáng tạo ra 1 TP. Việc sử dụng tổng hợp các phương pháp khai thác tài liệu nhằm tạo nên sự đa chiều của thông tin, thông tin thu nhận được ở nhiều phương diện, khía cạnh, thông tin nhờ đó đầy đủ, toàn diện hơn. Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khai thác tài liệu có thể nhờ đó: Có phương pháp để lấy tin, phát hiện đề tài như: khai thác tài liệu qua văn bản ( giấy tờ,hợp đồng, báo cáo, nghị định, thông tư, ý kiến bạn đọc trên các báo, chuyên mục “đường dây nóng”); phỏng vấn … Có phương pháp dùng để kiểm chứng thông tin: Quan sát ( Thông tin thu được một cách trực tiếp; có tính mô tả, khách quan, chân thực…); văn bản, phỏng vấn. àKhông có tác phẩm báo chí nào sử dụng một phương pháp khai thác tài liệu duy nhất mà luôn sử dụng tổng hợp các phương pháp KTTL một cách kinh hoạt. Tuy nhiên, trong từng chủ đề, đề tài khác nhau thì các Phương pháp lại có vai trò, vị trí khác nhau. Sử dụng tổng hợp các phương pháp nhằm tạo nên sự đa dạng, phong phú của thông tinàtính khách quan, chân thực. Câu 9: Quan niệm văn bản trong nghiệp vụ báo chí? Khái niệm văn bản: - Theo nghĩa rộng, văn bản được hiểu là một phương tiện để ghi nhận và truyền đạt các thông tin, quyết định từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng một ký hiệu hay ngôn ngữ nhất định nào đó. Ví dụ: các văn bản pháp luật, các công văn, tài liệu, giấy tờ. - Theo nghĩa hẹp, văn bản được hiểu là các tài liệu, giấy tờ có giá trị pháp lý nhất định, được sử dụng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế... Từ đó có thể nêu lên quan niệm văn bản trong nghiệp vụ báo chí: Văn bản là những bản viết, bản in chứa đựng nội dung, nhằm lưu giữ lại làm bằng chứng. Câu 10: Vai trò của văn bản trong quá trình khai thác tài liệu? Văn bản là nguồn cung cấp tri thức cho nhà báo (văn bản qui phạm pháp luật: chuẩn mục đạo đức, cơ sở pháp lý, định hướng cho nhà báo trong việc cung cấp thông tin …) Cung cấp cho phóng viên những thông tin ban đầu mang tính khái quát nhằm tạo đk cho p/viên KTTL ở g/đoạn tiếp theo. Giúp P/V tìm hiểu vafphats hiện ra những vấn đề mới để viết. Cung cấp thông tin, số liệu cụ thể cho bài báo. Là bằng chứng để bảo vệ nhà báo trong những trường hợp bị kiện cáo. Đặc biệt là trong điều tra, phê bình. Câu 11: Các dạng thông tin thu được từ văn bản? cho ví dụ cụ thể chứng minh? Thông tin tư liệu cơ bản : có cơ sở rõ ràng về mặt pháp lý. Vd: Chỉ thị, điều ước QT, H/Pháp, lệnh, luật, nghị định, nghị quyết, pháp lệnh, quyết định, sắc lệnh, thông tư, thông tư lien tịch…àcó độ tin cậy cao nhưng thường khô khan, khó hiểu và tính cập nhật với thực tiễn không cao. Thông tin tư liệu chuyên sâu về 1 VĐ, 1 lĩnh vực nào đó. Vd: Hợp đồng sử dụng lao động, hợp đồng mua bán đất, hợp đồng k/tế, ủy thác x/khẩu, HĐ xd phần mềm ứng dụng, môi giới thương mại…àgiúp có thêm những chi tiết cụ thể, nhận định tổng quát về sk, sv… Thông tin thực tiễn: là những thong tin do nhà báo nắm bắt dc từ thực tiễn cuộc sống: vd: sv bc đi thực tập ntn? Những khó khăn mà sv bc gặp phải trong đợt thực tập và giải pháp cho những khó khăn đó?...thông tin công nghệ: về một sp mới, phản ứng của người tiêu dung trước sp đó?... Câu 12:Những yêu cầu đối với phóng viên khi khai thác văn bản: Phải nắm dc nd h/chỉnh của các vb. Xác định dc mức độ thật giả của vb, tính c.xác của vb. Phân loại tư liệu để sd. Đây là yêu cầu rất càn thiết. Có thể đó là loại tài liệu cơ sở, thông tin or chú ý, làm bằng chứng kiểm tra thông tin. Có sự so sánh giữa v/bản đang có với 1 vb mới nhất để p/hiện ra những vđ mới nhất. Tìm hiểu những ý kiến, phản ứng xung quanh vb mình đang nghiên cứu để hiểu dc sâu hơn nguồn tin, đồng thời cũng ktra dc tính xác thực của sự kiện. *) Điểm mạnh của pp: - Cung cấp thông tin - C/sở kiểm chứng thông tin. – Lưu giư thông tin. *) Hạn chế: - Tíh c/xác, khách quan của vb phụ thuộc vào ý đồ, lợi ích, trình độ của người tạo lập vb. – Nhà báo luôn phải “nghi ngờ” thong tin mình có trong tay để chủ động kiểm chứng thông tin. Câu 13: Phương pháp quan sát? *) Kn: Qs trong bc dc hiểu là đi thực tế, tai nghe mắt thấy, trực tiếp tiếp cận các sự kiện, sv nhằm mục đích nghiên cứu, thu thập thông tin., xây dựng tp bc, xem xét 1 cách kỹ lưỡng nguồn tin. *) Vị trí, vai trò: - QS là phương pháp tích cực, là điều kiện cho hoạt động nhận thức. - Mang lại nhận thức trực giác, nhận thức minh họa. - QS ko chỉ nắm rõ, hiểu đúng đối tượng mà là miêu tả nó bằng hình ảnh điển hình, đặc trưng nhất. QS giúp tìm kiếm những thông tin, chi tiết sinh động. - Khẳng định, đg, thẩm định sk, sv. - Trong pv: Giúp kiểm soát dc mình, ks đc đối phương để có những điều chỉnh phù hợp. - Thể hiện năng lực thu nhận nhanh chóng, chính xác, năng lực phản ánh đúng bản chất, hiện tượng. - QS ko chỉ tiến hành = mắt mà kết hợp nhiều thao tác #. *) Các cách QS: + căn cứ về mặt thời gian: - qs liên tục: qs d/biến của sv tại 1 thời điểm nhất định: tiến trình, q/trình… - QS nhất thời: qs 1 phần của sk, sv. Nhưng đó phải là thời điểm điển hình, tức thời điểm đó sk bộc lộ rõ nhất bản chất của nó. + căn cứ về không gian: - qs tổng thể: qs trên phạm vi diện rộng, liên quan dến toàn bộ vấn đề NB định viết, cho thông tin bao quát , tổng quát về sự kiện. - qs đơn lẻ: Tập trung qs 1 số địa điểm tiêu biểu để phát hiện vđ. Thông tin sẽ cụ thể, chi tiết. Cách qs này giúp đi sâu, đi sát vào sk để đg kquan tính chất của sk thậm chí cả sự vận động của sự kiện, sv. + QS những bh bề ngoài: vd như trạng thái, hành vi, tâm lí… để đưa ra nhận định, lựa chọn thông tin. *) Căn cứ xác định cách qs phù hợp: - thể loại đưa tin: vd : nếu là điều tra về một sk, sv à qs liên tục, tổng thể. Còn đối với thể loại tin thì việc lựa chọn cách qs tổng thể lại không cần thiết mà chỉ cần sd cách qs đơn lẻ ta cũng có dc những thông tin cơ bản để đưa tin. - tính chất, mức độ của sk, sv, đối tượng qs.( phức tạp or đơn giản, thời điểm sk bộc lộ rõ nhất bản chất, bản chất của sk dc bộc lộ trong suốt quá trình vận động hay trong thời điểm nhất định?) - ĐT qs phù hợp với trình độ của nhà báo và điều kiện của nhà báo. - ĐK khách quan của sk: sk có khả năng QS hay không. *) Để qs có hiệu quả phóng viên cần: - XĐ rõ sk, sv mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng QS. - XĐ thời gian, địa điểm tiến hành QS. - Căn cứ vào ND, ĐT QS lựa chọn loại phương pháp QS phù hợp. - Tiến hành qs, thu thập thông tin, ghi chép các dữ liệu để có thông tin phục vụ cho bài viết. - Sau khi tiến hành QS, thu thập đc thông tin NB phải tiến hành phân tích dữ liệu, viết báo cáo để có thông tin hoàn chỉnh nhất về sk, sv. *) Hạn chế và thế mạnh của phương pháp QS: - Thế mạnh: Việc sử dụng phương pháp QS trông quá trình khai thác, thu thập thông tin giúp cho nhà báo thu thập dc những thông tin có đặc tính mô tả, khách quan và chân thực. Thông tin thu đc 1 cách trực tiếp, ghi lại những biến đổi khác nhau của đối tượng từ các thời điểm khác nhau. Hạn chế: Tuy nhiên phương pháp này lại tốn nhiều thời gian và công sức. Kết quả, chất lượng của QS phụ thuộc vào :Thời điểm QS, địa điểm QS và năng lực, trình độ chuyên môn của NB. Phương phá
Tài liệu liên quan