Với tư cách là một hình thức cộng đồng tổ chức đời sống xã hội, gia đình được hình thành từ rất sớm. Xuất phát từ nhu cầu bảo tồn và duy trì nòi giống, từ sự cần thiết phải nương tựa vào nhau để sinh tồn, các hình thức quần tụ giữa nam giới và nữ giới, những hình thức cộng đồng tổ chức đời sống đã xuất hiện. Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều hình thức gia đình: Gia đình quần hôn, Gia đình đối ngẫu, Gia đình một vợ, một chồng.
16 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 3272 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập - Chủ nghĩa xã hội - Chương 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG XI:
VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
I. GIA ĐÌNH, MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI.
1. Khái niệm gia đình.
a. Định nghĩa gia đình.
Với tư cách là một hình thức cộng đồng tổ chức đời sống xã hội, gia đình được hình thành từ rất sớm. Xuất phát từ nhu cầu bảo tồn và duy trì nòi giống, từ sự cần thiết phải nương tựa vào nhau để sinh tồn, các hình thức quần tụ giữa nam giới và nữ giới, những hình thức cộng đồng tổ chức đời sống đã xuất hiện. Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều hình thức gia đình: Gia đình quần hôn, Gia đình đối ngẫu, Gia đình một vợ, một chồng.
- Gia đình quần hôn: Dựa trên quan hệ tính giao bừa bãi giữa những người đàn ông và những người đàn bà. Đặc trưng cơ bản của hình thức gia đình này là kinh tế cộng đồng nguyên thủy chế độ mẫu hệ không có sự áp bức bất bình đẳng giữa các thành viên, có nhiều thế hệ và đông đúc.
+ Hình thức gia đình đầu tiên trong chế độ quan hôn đó là gia đình huyết tộc( huyết thống): Cho phép anh chị em ruột là vợ chống của nhau, nhưng không thừa nhận quan hệ và trách nhiệm giữa ông bà, bố mẹ, con cái.
+ Hình thức gia đình Pu – na – lu – an: Cấm quan hệ giữa anh chị em ruột là vợ chồng của nhau, cho phép kết hôn giữa một đám thanh niên thị tộc này với một đám thanh niên thị tộc khác, vợ chồng không gọi nhau là anh em mà gọi nhau là Pu - na – lu – an. Trong gia đình này thì người phụ nữ có vai trò trong gia đình, vì do điều kiện kinh tế người phụ nữ là người phải đi hái lượm một số rau quả nuôi sống qua ngày, thứ hai là người phụ nữ có thể quan hệ với nhiều người đàn ông khác, con mang họ mẹ - vai trò của người phụ nữ được nâng cao.
- Gia đình cặp đôi hay gia đình đối ngẫu: Dựa trên sự chung sống của một người đàn ông với một người đàn bà tuy nhiên mối quan hệ này rất lỏng lẻo họ dễ dàng bỏ nhau. Hình thức gia đình này xuất hiện cuối thời cộng sản nguyên thủy. Nếu như trong chế độ chiếm hữu thì chỉ có chồng mới có phép bỏ vợ, thì ở gia đình đối ngẫu này cả vợ chồng đều có quyền bỏ, gia đình vẫn dựa trên kinh tế chung cộng đồng.
- Gia đình một vợ một chồng: Đây là một hình thức gia đình cao nhất cho đến nay, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự hình thành gia đình một vợ một chồng là xuất hiện chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
Như vậy gia đình được coi là một thiết chế xã hội đặc thù, nhỏ nhất, cơ bản nhất và được rất nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu.
Một số định nghĩa về gia đình:
- C.Mác – Ph.Ăngghen cho rằng: “ Hằng ngày tái tạo ra đời sống bản thân mình, con người còn tái tạo ra những người sinh sôi, nảy nở đó là quan hệ vợ - chồng, cha – mẹ, con cái đó là gia đình”. (C.Mác – Ph.Ăngghen toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 1995, tập 3, tr.41)
- Theo UNESCO định nghĩa: Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng cùng sống chung và cùng có ngân sách chung.
- Theo giáo sư Lê Thi: Khái niệm gia đình dùng để chỉ một nhóm xã hội, hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân đó và cùng chung sống, đồng thời trong gia đình đồng thời cũng có thể bao gồm một số người được gia đình nuôi dưỡng tuy không có quan hệ huyết thống, các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, giữa họ có những ràng buộc có tính pháp lí được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ, đồng thời gia đình cũng có những quy định rõ ràng về quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên.
Qua định nghĩa của GS Lê Thi, nổi bật một số thuộc tính của khái niệm gia đình:
+ Quan hệ vợ chồng.
+ Quan hệ cha, mẹ, con cái
+ Quan hệ cha mẹ với con nuôi
+ Pháp luật thừa nhận về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm điều chỉnh hành vi mỗi người
- Theo GS – TS Hồ Ngọc Đạo: Gia đình là một khái niệm mới được hình thành từ 3 thành phần gồm những “đại lượng khác tên” : bố, mẹ và con cái.
Nội hàm của định nghĩa này đề cập tới 2 mối quan hệ cơ bản:
+ Quan hệ hôn nhân: vợ - chồng
+ Quan hệ huyết thống: cha mẹ - con cái, anh chị em ruột.
- Khái niệm gia đình được định nghĩa một cách đầy đủ nhất trong giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học của Bộ Giáo dục và đào tạo năm 2004:
Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống , quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục… giữa các thành viên.
Qua định nghĩa trên ta thấy gia đình có 3 mối quan hệ cơ bản:
+ Quan hệ hôn nhân: vợ - chồng
+ Quan hệ huyết thống: cha mẹ - con cái, anh chị em ruột
+ Quan hệ nuôi dưỡng: cha mẹ - con nuôi
Trong lịch sử xã hội loài người hình thức, tổ chức, kết cấu của gia đình biến đổi, nhưng nói chung nó vẫn tồn tại các mối quan hệ trên.
b. Đặc trưng và các mối quan hệ cơ bản của gia đình.
- Hôn nhân và quan hệ hôn nhân là một quan hệ cơ bản của sự hình thành, tồn tại phát triển gia đình.
* Hôn nhân là một hình thức quan hệ tính giao giữa nam và nữ nhằm thỏa mãn các nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm và đảm bảo tái sản xuất ra con người, nhằm duy trì phát triển nòi giống . Cùng với sự phát triển của lịch sử, hôn nhân cũng có những biến đổi sau sắc về hình thức, tính chất, sắc thái của nó:
+ XHCSNT: Hình thức hôn nhân là quần hôn
+ Trong các chế độ chiếm hữu: Hôn nhân được hình thành trên cơ sở đảm bảo lợi ích của những người chủ sở hữu
* Hôn nhân là hình thức quan hệ tính giao của con người , chỉ có ở con người , hôn nhân mang bản chất người nhân văn và nhân đạo. Sự phù hợp về tâm lí , sức khỏe nhất là trạng thái tình cảm, ngay từ đầu đã là cơ sở trực tiếp của hôn nhân.
VD: Trong xã hội ta ngày nay có nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng họ tìm tháy sự đồng cảm nên đã đi đến hôn nhân . Người mắc bệnh HIV, người tàn tật…
*Hôn nhân luôn chịu sự chi phối của các quan hệ kinh tế và bản chất xã hội . Vì vậy hôn nhân trong bất cứ thời đại cũng có thể và cần được xã hội thừa nhận. Tong các xã hội có sự phân chia giai cấp sự thừa nhận thể hiện về mặt pháp luật. Bên cạnh đó sự thừa nhận của cộng đồng, của các chuẩn mực văn hóa, lối sống.
Sự phù hợp về trạng thái tâm lý, tình cảm lối sống giữa nam nữ trước khi đi đến hôn nhân và là cơ sở trực tiếp cho hôn nhân gọi là tình yêu. Tình yêu ở mỗi thời đại, mỗi giai cấp, tầng lớp, dân tộc có giá trị và chuẩn mực riêng, cụ thể và sinh động.
VD: Sự khác nhau về hình thức tỏ tình ở các dân tộc
- Huyết thống, quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản đặc trưng của gia đình.
Cùng với quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống được coi là một quan hệ cơ bản nhất, quan niệm về quan hệ này cũng có những thay đổi theo tiến trình lịch sử chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội. Mặt khác quan hệ huyết thống cũng đan xen gia nhập vào các quan hệ kinh tế - xã hội
Trong XHCSNT gia đình được xây dựng trên cơ sở huyết thống mẫu hệ, Sự xuất hiện chế độ tư hữu thì gia đình phụ hệ được coi như một sự phủ định đối với gia đình mẫu hệ
Gia đình trong XHPK là gia đình gia trưởng, quyền lực tập trung trong tay người đàn ông, người phụ nữ bị tước mọi quyền hành trong gia đình. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình mang tính phục tùng, bất bình đẳng, chế độ đa thê tồn tại ( Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng). Hình thức gia đình này gắn liền với sản xuất nông nghiệp và sinh nhiều con nên nó kìm hãm sự phát triển của đời sống xã hội
Gia đình tư sản, một tiến bộ trong lịch sử hôn nhân gia đình, lần đầu tiên trong lịch sử hình thức hôn nhân 1 vợ 1 chồng được sự thừa nhận của pháp luật. Tuy nhiên gia đình của những người lao động, của giai cấp công nhân về thực chất là 1 cộng đồng hôn nhân huyết thống của những người lao động làm thuê cho giai cấp tư sản.
Chỉ có cuộc CMXHCN thắng lợi, nó từng bước mang đến sự thay đổi về mặt kinh tế - chính trị, văn hóa trong xã hội, nó tạo điều kiện cho các quan hệ gia đình có sự chuyển biến theo hướng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Các thành viên trong gia đình phát triển nhân cách cá nhân
- Quan hệ quần tụ trong một không gian sinh tồn:
Xuất phát từ nhu cầu sinh tồn của gia đình do vậy luôn có nơi để gia đình cư trú quần tụ, thời kỳ nguyên thủy có thể chỉ là ở một hang đá, gốc cây… sự phát triển về kinh tế đã làm cho con người có những thay đổi họ đã biết làm những mái nhà để ở. Không gian sinh tồn ngày càng mở rộng và chịu ảnh hưởng của những điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu về quần tụ vẫn luôn được đặt ra. Không gian sinh tồn của gia đình ngày nay nó được thay thế dần bằng trang thiết bị ngày càng hiện đại. Gia đình còn là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi người
- Quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên và thế hệ thành viên trong gia đình:
Nuôi dưỡng là một nghĩa vụ, trách nhiệm đồng thời còn là một quyền lợi thiêng liêng của gia đình, của các thành viên gia đình với nhau. Nuôi dưỡng không đơn thuần chỉ là các bậc cha mẹ, ông bà nuôi dưỡng con cháu, mà còn là hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, giữa các thành viên. Mặc dù xã hội ngày nay cũng có những chính sách bảo hiểm, y tế… nhưng sự nuôi dưỡng của gia đình thì không thể thay thế được và đó là liều thuốc quý giá nhất giúp cho các thành viên trong gia đình thực hiện được nghĩa vụ thiêng liêng, có cơ hội để phát triển tốt hơn.
2. Vai trò, vị trí và quan hệ giữa gia đình và xã hội
a. Sự phát triển của xã hội quy định hình thái, quy mô và kết cấu của gia đình
- Gia đình là tế bào của xã hội
Điều này có nghĩa là giữa gia đình và xã hội có quan hệ mật thiết với nhau. Quan hệ đó giống như sự tương tác hữu cơ của quá trình trao đổi chất, duy trì sự sống giữa tế bào và một cơ thể sinh vật . Xã hội (cơ thể) lành mạnh tạo điều kiện cho các gia đình tiến bộ. Gia đình ( tế bào) hạnh phúc góp phần vào sự phát triển hài hòa của xã hội.
- Tính chất quyết định của trình độ phát triển kinh tế - xã hội đối với quy mô, kết cấu, hình thức tổ chức và tính chất của gia đình.
Thực tế lịch sử cho thấy, gia đình lần lượt biến đổi tương ứng với những giai đoạn phát triển xã hội khác nhau. Từ gia đình tập thể quần hôn với các hình thức huyết thống, đối ngẫu, cặp đôi bước sang hình thức gia đình cá thể, 1 vợ 1 chồng bất bình đẳng , sang gia đình ngày càng bình đẳng giữa nam và nữ giữa các thành viên trong gia đình. Tất cả những bước tiến đó của gia đình phụ thuộc chủ yếu và trước hết vào những bước tiến trong sản xuất, trong trình độ phát triển kinh tế của mỗi thời đại lịch sử.
- Gia đình là một thiết chế cơ sở, đặc thù của xã hội, là cầu nối giữa các thành viên trong gia đình với xã hội.
Trong hệ thống cơ cấu xã hội có nhiều bộ phận khác nhau (dân tộc, giai cấp, giới…) nhiều thiết chế lớn nhỏ ( nhà nước, ngành, đoàn thể…) … gia đình là cơ cấu, thiết chế xã hội nhỏ nhất. Cơ cấu thiết chế nhỏ nhất này lại đa dạng và phong phú, trong quá trình vận động, vừa tuân thủ những quy luật và cơ chế chung, vừa theo những quy định và tổ chức riêng của mình.
Gia đình là cầu nối giữa các thành viên trong gia đình và xã hội. Nhiều thông tin về xã hội tác động đến con người thông qua gia đình. Nhiều chủ trương chính sách của xã hội không chỉ thông qua các thiết chế xã hội mà thông qua gia đình để tác động đến con người. nghĩa vụ và quyền lợi xã hội của mỗi người được thực hiện với sự hợp tác chung của các thành viên gia đình. Qua đó ý thức cá nhân được nâng cao và sự gắn bó giữa gia đình và xã hội có nội dung xác thực.
- Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội.
Trong gia đình cá nhân được đùm bọc về mặt vật chất và giáo dục về tâm hồn, trẻ thơ có điều kiện an toàn và khôn lớn, người già có nơi nương tựa, người lao động được phục hồi sức khỏe và thoải mái tinh thần. Chỉ khi nào được yên ấm trong gia đình và hữu ái trong xã hội, cá nhân mới thực sự yên tâm lao động và làm việc sáng tạo. Rõ ràng muốn xây dựng xã hội phải chú ý xây dựng gia đình. Xây dựng gia đình là trách nhiệm, là bổn phận cấu thành trong chỉnh thể các mục tiêu phấn đấu của xã hội, vì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Xây dựng gia đình mới là một trong những vấn đề quan trọng của sự nghiệp CMXHCN. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng CNXH mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”.
b. Các chức năng xã hội cơ bản của gia đình.
- Chức năng tái sản xuất ra con người.
Tái sản xuất ra con người là một chức năng cơ bản và riêng có của gia đình. Chức năng này bao gồm các nội dung cơ bản: Tái sản xuất, duy trì nòi giống, nuôi dưỡng, nâng cao thể lực, trí lực bảo đảm tái sản xuất nguồn lao động và sức lao động cho xã hội.
Sinh con đẻ cái đáp ứng nhu cầu rất tự nhiên, chính đáng của con người, nhưng tốc độ gia tăng dân số, mật độ dân cư… những vấn đề khác có ảnh hưởng đến chiến lược trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy sinh con đẻ cái không chỉ là việc riêng của gia đình mà còn là nội dung quan trọng của mỗi quốc gia và toàn nhân loại.
- Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình.
Hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống vật chất là một chức năng cơ bản của gia đình . Hoạt động kinh tế, hiểu theo nghĩa đầy đủ gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tiêu dùng để thỏa mãn các nhu cầu ăn mặc, ở, đi lại của mỗi thành viên và của gia đình.
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH nhiều gia đình có điều kiện đều có thể trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất kinh doanh . Để có thể phát huy mọi tiềm năng sáng tạo trong kinh tế, Đảng và nhà nước đề ra chính sách sao cho mọi gia đình, mọi cá nhân có thể làm giàu chính đáng bằng sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.
Các gia đình và hộ gia đình công nhân viên chức, cán bộ hành chính sự nghiệp, giáo viên, nhà khoa học, trí thức văn nghệ sỹ…cũng được khuyến khích trong lao động sáng tạo của mình . Các loại gia đình này tuy không trực tiếp sản xuất kinh doanh, nhưng cũng thực hiện một nội dung quan trọng của hoạt động kinh tế: bảo đảm hoạt động tiêu dùng đáp ứng các nhu cầu vật chất cơ bản của con người, qua đó kích thích sự phát triển hoạt động kinh tế của xã hội.
Thực hiện tốt chức năng này sẽ tạo tiền đề và cơ sở vật chất vững chắc cho tổ chức đời sống của gia đình. Tuy nhiên cần phải có nhiều yếu tố khác mới có thể đảm bảo cho gia đình văn minh, hạnh phúc.
- Chức năng giáo dục của gia đình.
Nội dung của giáo dục gia đình tương đối toàn diện, cả giáo dục tri thức kinh nghiệm, giáo dục đạo đức và lối sống, giáo dục nhân cách, thẩm mỹ, ý thức cộng đồng.
Phương pháp giáo dục của gia đình đa dạng: p2 nêu gương, p2 khuyên bảo thuyết phục, p2 rèn luyện thói quen, p2 khen thưởng, p2 kỷ luật, trừng phạt. Tuy nhiên p2 nêu gương, thuyết phục có vai trò quan trọng. Sự nêu gương của cha mẹ biểu hiện trong lời ăn tiếng nói, cử chỉ hoạt động, ứng xủ với những người xung quanh theo một chuẩn mực đạo đức nhất định đó là lòng nhân ái, sự công bằng làm tròn nghĩa vụ người công dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: dạy các cháu nói với các cháu chỉ một phần mà cái chính để các cháu nhìn thấy cho nên những tấm gương thực tế rất quan trọng. “ Muốn dạy cho các em thành người tốt thì trước hết các cô, các chú cũng phải là người tốt”
Giáo dục gia đình là bộ phận và có quan hệ hỗ trợ, bổ sung hoàn thiện thêm cho giáo dục gia đình và xã hội. Gia đình có vai trò quan trọng không được ỷ lại vào nhà trường và xã hội mà gia đình đóng vai trò quyết định.
- Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm
Nếu như trình độ sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống gia đình là điều kiện tiền đề vật chất của xây dựng gia đình, thì thỏa mãn những nhu cầu tâm sinh lý được coi là một chức năng có tính văn hóa – xã hội của gia đình . Nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến giới tính, tâm lý lứa tuổi, những căng thẳng mệt mỏi về thể xác và tâm hồn trong lao động và công tác … nhiều khi có thể được giải quyết trong môi trường gia đình hòa thuận
Sự hiểu biết cảm thông chia sẻ và đáp ứng các nhu cầu tâm sinh lý giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái … làm cho mỗi thành viên có điều kiện sống lạc quan, khỏa mạnh về thể chất và tinh thần là những tiền đề cần thiết cho thái độ tích cực.
Tóm lại: Gia đình là một thiết chế đa chức năng, mọi thành viên trong gia đình tùy thuộc vào vị thế, lứa tuổi… đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện các chức năng nói trên. Trong đó người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi họ là người do đặc thù tự nhiên - sinh học, đảm nhận và thực hiện một số thiên chức không thể thay thế. Tuy nhiên, trong quá trình lịch sử, phụ nữ là những người vất vả cực nhọc và chiwuj nhiều thiệt thòi nhất cả trong quan hệ xã hội lẫn trong quan hệ gia đình. Do đó giải phóng phụ nữ được coi là một mục tiêu quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa, cần phải được bắt đầu từ gia đình.
Gia đình thông qua thực hiện các chức năng vốn có của mình, có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội, nhưng chỉ với tư cách là cái bộ phận với cái toàn thể. Mọi quan điểm tuyệt đối hóa, đề cao quá mức hay phủ nhận, hạ thấp vai trò của gia đình đều là sai lầm.
II. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Chế độ sở hữu XHCN đối với những TLSX chủ yếu được thiết lập, nguồn gốc của áp bức bóc lột dần bị xóa bỏ tạo cơ sở kinh tế cho việc xây dựng quan hệ bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
Trong các xh trước do dựa trên chế độ sở hữu tư nhân, vì vậy trong gia đình luôn có sự bất bình đẳng. Còn dưới chế độ XHCN chế độ công hữu về TLSX chủ yếu được thiết lập, do vậy nguồn gốc của chế độ người bóc lột người bị xóa bỏ dần dần, từ đó làm cho các thành viên trong gia đình có sự bình đẳng
Hơn nữa ở nước ta hiện nay phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, nó tạo cơ hội cho mỗi công dân, gia đình có cơ hội làm giàu chính đáng, giúp cho các gia đình có nguồn thu nhập, biết tổ chức đời sống gia đình hợp lý… tạo điều kiện để cho mọi thành viên của gia đình tham gia vào hoạt động xã hội và phục vụ xã hội
Phát triển theo định hướng XHCN còn là tiền đề để từng bước giải quyết đúng đắn giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội
2. Các điều kiện và tiền đề chính trị và văn hóa – xã hội.
- Chế độ hôn nhân một vợ một chồng được sự thừa nhận và bảo vệ của pháp luật – là cơ sở trực tiếp để xây dựng gia đình hạnh phúc trong CNXH.
Nhà nước XHCN chú ý đến việc xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện một hệ thống pháp luật, trong đó có luật hôn nhân và gia đình.
Cùng với hệ thống chính sách và pháp luật được ban hành thì luật hôn nhân và gia đình là cơ sở pháp lý cho quá trình thực hiện hôn nhân tự nguyện, tiến bộ một vợ một chồng, xây dựng gia đình bình đẳng, dân chủ, bảo đảm cuộc sống gia đình hạnh phúc và bền vững.
Chúng ta biết rằng chế độ hôn nhân một vợ một chồng được sự thừa nhận và bảo vệ của pháp luật – là cơ sở trực tiếp để xây dựng gia đình hạnh phúc trong CNXH. Điều đó đã tạo điều kiện các gia đình có thể kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống trong quan hệ tình yêu, hôn nhân của mỗi dân tộc, phát triển những nhân tố mới của gia đình hiện đại.
- Trong quá trình xây dựng CNXH, giáo dục và đào tạo, phát triển KH – CN luôn được coi là quốc sách hàng đầu, tạo điều kiện và cơ hội phát huy đầy đủ khả năng của mỗi công dân, mỗi gia đình.
KH –CN phát triển, cùng vois một hệ thống chiến lược, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo nâng cao dân trí cũng được nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện, dó đó các thành viên trong xã hội, mọi gia đình đều được hưởng những thành quả do chính sách phát triển giáo dục, nâng cao dân trí.
- Dân trí được coi là một tiền đề xã hội quan trọng để xây dựng gia đình bình đẳng tiến bộ và hạnh phúc.
- Cùng với KH – CN, GD – ĐT, nhà nước XHCN cũng chú trọng xây dựng và tổ chức thực hiện một hệ thống các chính sách xh.
Hệ thống chính sách xã hội này thể hiện ở các lĩnh vực: dân số, k