1. Trình bày quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất, ý thức. Và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức ?
TL :
a. Định nghĩa vật chất: "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".
- Lênin đòi hỏi phân biệt vật chất với tính cách là một phạm trù triết học, nó chỉ tất cả những gì tác động vào ý thức của chúng ta, giúp hiểu về sự vật hiện tượng.
- Vật chất được thực tại khách quan, tồn tại bên ngoài không lệ thuộc vào cảm giác, ý thức con người.
b. Định nghĩa ý thức: Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
c. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Theo quan điểm duy vật biện chứng: vật chất và ý thức tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau thông qua hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ đó vật chất giữ vai trò quyết định đối với ý thức.
* Vai trò của vật chất đối với ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chật có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức vì:
Ý thức là sản phẩm của 1 dạng vật chất có tổ chức cao, là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Do đó, vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.
Các yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức, hoặc là chính bản thân thế giới khách quan hoặc là những dạng tồn tại của vật chất đã khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức.
* Vai trò của ý thức đối với vật chất
Trong mối quan hệ với vật chất; ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
23 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1858 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Để cương ôn tập Mác - Lênin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỂ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN
1. Trình bày quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất, ý thức. Và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức ?
TL :
a. Định nghĩa vật chất: "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".
- Lênin đòi hỏi phân biệt vật chất với tính cách là một phạm trù triết học, nó chỉ tất cả những gì tác động vào ý thức của chúng ta, giúp hiểu về sự vật hiện tượng.
- Vật chất được thực tại khách quan, tồn tại bên ngoài không lệ thuộc vào cảm giác, ý thức con người.
b. Định nghĩa ý thức: Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
c. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Theo quan điểm duy vật biện chứng: vật chất và ý thức tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau thông qua hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ đó vật chất giữ vai trò quyết định đối với ý thức.
* Vai trò của vật chất đối với ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chật có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức vì:
Ý thức là sản phẩm của 1 dạng vật chất có tổ chức cao, là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Do đó, vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.
Các yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức, hoặc là chính bản thân thế giới khách quan hoặc là những dạng tồn tại của vật chất đã khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức.
* Vai trò của ý thức đối với vật chất
Trong mối quan hệ với vật chất; ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thức khách quan.
Mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chon phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện để thực hiện mục tiêu của mình.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo 2 hướng: hướng tích cực và hướng tiêu cực.
- Nếu con người nhận thức đúng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các quy luật khách quan – đó là sự tác động tích cực của ý thức.
- Ngược lai, nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan thì ngay từ đầu con người đã đi ngược các quy luật khách quan; hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn.
Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thể quyết định hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại
d. Ý nghĩa phương pháp luận
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan. Theo nguyên tắc này, mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người chỉ có thể đúng đắn và có hiệu quả tối ưu khi và chỉ khi thực hiện đồng thời giữa việc xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan với phát huy tính năng động chủ quan.
Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan là xuất phát từ tính khách quan của vật chất mà căn bản là tôn trọng quy luật, nhận thức và hành động theo quy luật; tôn trọng vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức.
Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động sáng tạo ấy. Từ đó, đòi hỏi con người phải tôn trọng tri thức khoa học; làm chủ tri thức khoa học và truyền bá sâu rộng, hướng dẫn quần chúng hành động.
Thực hiện nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan đòi hỏi phải phòng, chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí và chủ nghĩa kinh nghiệm.
Ví dụ: Vì giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Ý thức chỉ có thể tác động đối với vật chất khi nó được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn. Nên nếu thực tiễn trì trệ thì ý thức cũng trì trệ theo. Nhờ có hoạt động thực tiễn, ý thức của Đảng được nâng cao và đã đề ra đường lối đổi mới và cải cách. Trước sự sự trì trệ và chậm chạp ấy, cuộc đổi mới và cải cách năm 1986 là cần thiết. Công cuộc đổi mới và cải cách ấy đã chấp nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần để tạo ra sự cạnh tranh, thúc đẩy quá trình vận động của vật chất, tạo nên sự cạnh tranh trong sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhằm nâng cao ý thức của con người.
2. Trình bày nội dung các nguyên lý cơ bản của phép BC duy vật & nêu phương pháp luận được rút ra từ các nguyên lý đó?
TL:
I. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng
1. Khái niệm mối liên hệ phổ biến là khái niệm dùng để chỉ sự tác động và ràng buộc lẫn nhau, quy định và chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận trong một sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
2. Nội dung và tính chất của mối liên hệ
- Tính khách quan và phổ biến của mối liên hệ: Nhờ có mối liên hệ mà có sự vận động, mà vận động lại là phương thức tồn tại của vật chất, là một tất yếu khách quan, do đó mối liên hệ cũng là
một tất yếu khách quan.
Mối liên hệ tồn tại trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng ở tất cả lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
Mối liên hệ phổ biến là hiện thực, là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, nó thể hiện tính thống nhất vật chất của thế giới.
- Do mối liên hệ là phổ biến, nên nó có tính đa dạng: Các sự vật; hiện tượng trong thế giới vật chất là đa dạng nên mối liên hệ giữa chúng cũng đa dạng, vì thế, khi nghiên cứu các sự vật, hiện tượng cần phải phân loại mối liên hệ một cách cụ thể.
Căn cứ vào tính chất, phạm vi, trình độ, có thể có những loại mối liên hệ sau: chung và riêng, cơ bản và không cơ bản, bên trong và bên ngoài, chủ yếu và thứ yếu, không gian và thời gian, v.v.. Sự
phân loại này là tương đối, vì mối liên hệ chỉ là một bộ phận, một mặt trong toàn bộ mối liên hệ phổ biến nói chung.
- Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những mối liên hệ chung nhất và phổ biến nhất của thế giới khách quan. Còn những hình thức cụ thể của mối liên hệ là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học cụ thể.
II. Nguyên lý về sự phát triển
1. Khái niệm phát triển
- Phát triển là sự vận động tiến lên (từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn).
- Từ khái niệm trên cho thấy:
+ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát
triển có mối quan hệ biện chứng với nhau, vì nhờ có mối liên hệ thì
sự vật mới có sự vận động và phát triển.
+ Cần phân biệt khái niệm vận động với khái niệm phát
triển. Vận động là mọi biến đổi nói chung, còn phát triển là sự vận
động có khuynh hướng và gắn liền với sự ra đời của cái mới hợp
quy luật.
2. Nội dung và tính chất của sự phát triển
- Phát triển là thuộc tính vốn có của mọi sự vật, hiện tượng,
là khuynh hướng chung của thế giới.
- Sự phát triển có tính chất tiến lên, kế thừa, liên tục.
- Sự phát triển thường diễn ra quanh co, phức tạp, phải trải
qua những khâu trung gian, thậm chí có lúc có sự thụt lùi tạm
thời.
- Phát triển là sự thay đổi về chất của sự vật. Nguồn gốc của
sự phát triển là do sự đấu tranh của các mặt đối lập trong bản
thân sự vật.
3. Phân biệt quan điểm biện chứng và siêu hình về sự phát triển
- Quan điểm biện chứng xem sự phát triển là một quá trình vận động tiến lên thông qua những bước nhảy vọt về chất. Nguồn gốc của sự phát triển là cuộc đấu tranh của các mặt đối lập ở trong sự vật.
- Quan điểm siêu hình nói chung là phủ định sự phát triển, vì họ thường tuyệt đối hoá mặt ổn định của sự vật, hiện tượng. Sau này, khi khoa học đã chứng minh cho quan điểm về sự phát triển của sự vật, buộc họ phải nói đến sự phát triển, song với họ phát triển chỉ là sự tăng hay giảm đơn thuần về lượng không có sự thay đổi về chất và nguồn gốc của nó ở bên ngoài sự vật, hiện tượng.
III. Ý nghĩa phương pháp luận của việc nắm vững hai nguyên lý này
Nguyên lý về liên hệ phổ biến đòi hỏi trong nhận thức sự vật cần phải có quan điểm toàn diện. Với quan điểm này, khi nghiên cứu sự vật phải xem xét tất cả các mối liên hệ của bản thân sự vật
và với các sự vật và hiện tượng khác.
+ Phải phân loại các mối liên hệ để hiểu rõ vị trí, vai trò của từng mối liên hệ đối với sự vận động và phát triển của sự vật. Nếu khuynh hướng của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan là vận động đi lên thì trong nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm phát triển. Quan điểm phát triển đòi hỏi: phải phân tích sự vật trong sự phát triển, cần phát hiện được cái mới, ủng hộ cái mới, cần phải tìm nguồn gốc của sự phát triển trong bản thân sự vật.
Tóm lại: Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển. Với cách xem xét, nghiên cứu theo quan điểm toàn diện và phát triển sẽ giúp ta hiểu được bản chất sự vật, làm cho nhận thức phản ánh đúng đắn về sự vật và hoạt động thực tiễn có hiệu quả cao.
3. Trình bày nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất & ngược lai? Nêu ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ mối quan hệ BC giữa chất & lượng?
TL:
* Đây là một quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó vạch ra cách thức của sự vận động, phát triển.
* Nội dung quy luật:
- Mỗi sự vật, hiện tượng đều là một thể thống nhất của 2 mặt chất và lượng và chúng có quan hệ hữu cơ với nhau. Phép biện chứng duy vật đã đưa ra và sử dụng các khái niệm: chất, lượng, thuộc tính, độ, điểm nút, bước nhảy để diễn đạt mối quan hệ giữa chất và lượng trong sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng – cách thức vận động, phát triển.
- Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng.
+ Từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất. Sự thống nhất giữa chất và lượng tồn tại trong một độ nhất định khi sự vật còn là nó chưa trở thành cái khác. Trong mối quan hệ giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổn đinh, còn lượng là mặt biến đổi hơn. Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Song không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi về chất ngay tức khắc, mặc dù bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại của sự vật. Chỉ khi nào lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định (điểm nút) thì mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Sự thay đổi căn bản về chất được gọi là bước nhảy. Như vậy, khi lựợng biến đổi đến điểm nút thì diễn ra bước nhảy, chất mới ra đời thay thế cho chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ, nhưng rồi những lượng mới này lại tiếp tục biến đổi đến điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy mới. Cứ như vậy, quá trình vận động, phát triển của sự vật diễn ra theo cách thức từ những thay đổi về lựợng dẫn đến những thay đổi về chất một cách vô tận. Đó là quá trình thống nhất giữa tính tuần tự, tiệm tiến, liên tục với tính gián đoạn, nhảy vọt trong sự vận động, phát triển.
+ Sự tác động trở lại của chất đối với lượng. Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ, chất mới sẽ tạo ra một lượng mới cho phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất là lượng. Sự quy định này có thể được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng.
* Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý tích lũy dẫn những thay đổi về lượng, đồng thời phải biết thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi.
- Chống lại quan điểm tả khuynh: chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy.
- Chống lại quan điểm hữu khuynh: bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đến điểm nút nhưng không thực hiện bước nhảy.
- Phải thấy được tính đa dạng của các bước nhảy, nhận thức được từng hình thức bước nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy, tạo mọi điều kiện cho bước nhảy được thực hiện một cách kịp thời.
- Phải có thái độ khách quan và quyết tâm thực hiện bước nhảy khi hội đủ các điều kiện chin muồi.
4. Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. nêu ý nghĩa phương pháp luận của qui luật ?
TL:
* Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật cơ bản và quan trọng nhất – hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển.
* Nội dung quy luật
- Tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau, tức những mặt đối lập trong sự tồn tại của nó. Các mặt đối lập của sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật. Phép biện chứng duy vật đã đưa ra và sử dụng các khái niệm: mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng, sự thống nhất của các mặt đối lập, đấu tranh của các mặt đối lập để diễn đạt mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong bản thân sự vật – tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật.
- Mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
+ Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển.
+ Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn. Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế.
* Ý nghĩa phương pháp luận
- Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật và là khách quan trong bản thân sự vật nên cần phải phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật bằng cách phân tích sự vật tìm ra những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau và mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa chúng.
- Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể, biết phân loại mâu thuẫn và tìm cách giải quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn.
- Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn – phù hợp với từng loại mâu thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn. Không được điều hòa mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khi điều kiện đã chín muồi.
5. Trình bày qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? quy luật này thể hiện như thế nào trong công cuộc đổi nới nước ta hiện nay?
TL:
Lực lượng sản xuất:
Là sự thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất.
Quan hệ sản xuất:
Là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, bao gồm những mối quan hệ kinh tế cơ bản sau: Quan hệ sở hữu đối với TLSX; Quan hệ trong tổ chức, quản lý sản xuất; Quan hệ trong phân phối sản phẩm trong sản xuất ra.
Mối quan hệ biện chứng về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
- Tính chất của lực lượng sản xuất tức là nói về tính cá nhân hay tính chất xã hội.
- Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở trình độ phát triển của công cụ lao động, của trình độ khoa học công nghệ, khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào sản xuất, trình độ tổ chức và phân công lao động. Lịch sử đã có những trình độ lực lượng sản xuất thủ công, nửa cơ khí và cơ khí, cơ khí hoá và tự động hoá; tự động hoá và công nghệ thông tin.
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
+ Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất.
Trình độ của lực lượng sản xuất thế nào về tính chất và trình độ thì quan hệ sản xuất phải như thế ấy để phù hợp. chẳng hạn trình độ của lực lượng sản xuất là thể hiện ở công cụ thô sơ, tính chất cá nhân thì quan hệ sản xuất tư nhân là phù hợp. Nếu thiết lập quan hệ sản xuất tập thể là không phù hợp.
Khi lực lượng sản xuất thay đổi về tính chất và trình độ thì quan hệ sản xuất biến đổi theo cho phù hợp.
Khi lực lượng sản xuất cũ mất đi, lực lượng sản xuất mới ra đời thì quan hệ sản xuất cũ cũng mất đi. quan hệ sản xuất được thay bằng một quan hệ sản xuất mới để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
Sự phù hợp thể hiện là quan hệ sản xuất tạo điều kiện để kết hợp tốt người lao động với tư liệu sản xuất làm cho sản xuất phát triển, năng suất lao động cao.
+ Quan hệ sản xuất tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Nguyên tắc của sự tác động trở lại là: Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại nếu quan hệ sản xuất không phù hợp thì nó kìm hãm, thậm chí phá vỡ lực lượng sản xuất.
Sự phù hợp thể hiện ở chỗ quan hệ sản xuất tạo những điều kiện, tiền đề cho các yếu tố của lực lượng sản xuất kết hợp với nhau để sản xuất tiến hành bình thường, có năng suất lao động cao. Sự phù hợp không phải thiết lập một lần là xong mà là một quá trình.
Việc giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phải thông qua nhận thức và hoạt động cải tạo xã hội của con người. Trong xã hội có giai cấp phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông qua cách mạng xã hội.
Quy luật này là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Sự thay thế các chế độ do tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất.
Sự vận dụng quy luật trong đường lối đổi mới của Đảng ta
Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp lại bị hậu quá nặng nề của cuộc chiến tranh.
"Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".
Nền kinh tế phải có nhiều thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài). Bình đẳng trước pháp luật và phải thực hiện trao đổi hàng hoá và chủ yếu vận hành theo quy luật giá trị, tức là theo cơ chế thị trường.
Phát triển lực lượng sản xuất là để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, nên phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Thực tiễn đã chứng minh rằng, đường lối đổi mới đó là đúng đắn và sáng tạo, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu.
6. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng? mối quan hệ này được thể hiện ở nước ta ntn ?
TL:
Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng.
1. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
- Cơ sở hạ tầng sinh ra kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng của một xã hội nhất định như thế nào, tính chất của nó ra sao, giai cấp đại diện cho nó thế nào thì hệ thống tư tưởng chính trị, pháp
quyền, đạo đức, triết học, v.