Đề cương ôn tập môn Khoa học quản lý

Câu 1: Anh/ chị hãy nêu nội dung cơ bản của thuyết Đức Trị và Pháp Trị. Hai thuyết này giống và khác nhau ở điểm nào ? Các ưu điểm và hạn chế của hai thuyết này là gì ? Theo anh/chị, hai thuyết này có ý nghĩa trong công tác quản lý trong thời đại hiện nay không ? Trả lời : 1. Nội dung (tư tưởng chính) Nội dung thuyết đức trị của Khổng Tử chủ yếu bàn về quan niệm con người là thiện, có lòng nhân, đức là công cụ quản lý cùng với phương pháp quản lý cơ bản là nêu gương và giáo hoá. Tư tưởng chính của ông bao gồm hai nguyên tắc: Nguyên tắc thứ nhất là “cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác” Nguyên tắc thứ hai là “mình muốn đứng vững thì làm cho người ta đứng vững, mình muốn công việc của mình được thành đạt thì cũng làm cho công việc của người khác thành đạt” Ông phân chia các giá trị xã hội thành ngũ thường: Nhân - Lễ - Nghĩa - Dũng - Tín ; chia ra các mối quan hệ xã hội thành tam cương: bao gồm quan hệ vua - tôi, cha - con, thày - trò. Theo đó: - Nhân: là “yêu thương con người” như yêu thương chính bản thân mình và những người thân thích của mình, giúp đỡ người khác thành công: “muốn mình thành công thì cũng giúp người khác thành công”; “người quân tử học đạo thì yêu người, tiểu nhân học đạo thì dễ sai khiến”. Nhân không có nghĩa là nhu nhược, dung túng tội lỗi của dân mà phải kiên quyết trừng trị những người vi phạm trật tự an ninh chung. - Lễ là hình thức của nhân, “khắc kỷ phục Lễ vi Nhân tức là ép mình theo là Lễ và Nhân. Người “Nhân” ra cửa phải như tiếp khách quý, trị dân phải như làm lễ lớn, điều gì mình không muốn ai làm cho mình thì không nên làm cho ai”. Thiếu Nhân thì Lễ chỉ là hình thức, giả dối, “người không có đức nhân thì lễ mà làm gì”. - Nghĩa: là thấy việc gì đáng làm thì ta phải làm, không mưu tính lợi của cá nhân mình. “Cách xử sự của người quân tử, không nhất định phải làm như vậy mới được, không nhất thiết như kia là được, cứ hợp nghĩa thì làm”. Nghĩa gắn liền với Nhân.

doc58 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3436 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập môn Khoa học quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập môn Khoa học quản lý Câu 1: Anh/ chị hãy nêu nội dung cơ bản của thuyết Đức Trị và Pháp Trị. Hai thuyết này giống và khác nhau ở điểm nào ? Các ưu điểm và hạn chế của hai thuyết này là gì ? Theo anh/chị, hai thuyết này có ý nghĩa trong công tác quản lý trong thời đại hiện nay không ? Trả lời : 1. Nội dung (tư tưởng chính) Nội dung thuyết đức trị của Khổng Tử chủ yếu bàn về quan niệm con người là thiện, có lòng nhân, đức là công cụ quản lý cùng với phương pháp quản lý cơ bản là nêu gương và giáo hoá. Tư tưởng chính của ông bao gồm hai nguyên tắc: Nguyên tắc thứ nhất là “cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác” Nguyên tắc thứ hai là “mình muốn đứng vững thì làm cho người ta đứng vững, mình muốn công việc của mình được thành đạt thì cũng làm cho công việc của người khác thành đạt” Ông phân chia các giá trị xã hội thành ngũ thường: Nhân - Lễ - Nghĩa - Dũng - Tín ; chia ra các mối quan hệ xã hội thành tam cương: bao gồm quan hệ vua - tôi, cha - con, thày - trò. Theo đó: - Nhân: là “yêu thương con người” như yêu thương chính bản thân mình và những người thân thích của mình, giúp đỡ người khác thành công: “muốn mình thành công thì cũng giúp người khác thành công”; “người quân tử học đạo thì yêu người, tiểu nhân học đạo thì dễ sai khiến”. Nhân không có nghĩa là nhu nhược, dung túng tội lỗi của dân mà phải kiên quyết trừng trị những người vi phạm trật tự an ninh chung. - Lễ là hình thức của nhân, “khắc kỷ phục Lễ vi Nhân tức là ép mình theo là Lễ và Nhân. Người “Nhân” ra cửa phải như tiếp khách quý, trị dân phải như làm lễ lớn, điều gì mình không muốn ai làm cho mình thì không nên làm cho ai”. Thiếu Nhân thì Lễ chỉ là hình thức, giả dối, “người không có đức nhân thì lễ mà làm gì”. - Nghĩa: là thấy việc gì đáng làm thì ta phải làm, không mưu tính lợi của cá nhân mình. “Cách xử sự của người quân tử, không nhất định phải làm như vậy mới được, không nhất thiết như kia là được, cứ hợp nghĩa thì làm”. Nghĩa gắn liền với Nhân. - Dũng: là quả cảm, kiên cường, dám hy sinh thân mình vì nghĩa lớn, dám vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích. Dũng là biểu hiện, là bổn phận của nhân. - Trí: là sự sáng suốt, hiểu biết người, “biết yêu những người đáng yêu và biết ghét những kẻ đáng ghét”. Biết bố trí con người theo công việc, đúng người đúng việc, biết giúp đỡ người khác nhưng không hại người, không hại ta, ‘trí giả lợi nhân’. Trí có lợi cho Nhân, Khổng Tử chú trọng tới khả năng hiểu người, dùng người của bậc quân tử. “Tiên phú, hậu giáo” là làm cho dân giàu rồi mới đến gioá dục họ. Hai phương pháp quản lý cơ bản của Khổng Tử là nêu gương và giáo hoá - Phương pháp nêu gương: là bản thân người quân tử không được cầu danh, cầu lợi cho riêng mình, nghiêm khắc với mình và rộng lượng với người. - Phương pháp giáo hoá: là muốn dẫn dắt dân chúng thì nhà cầm quyền phải biết dùng lễ tiết, đức hạnh mà giáo hoá thì họ sẽ biết tự hổ thẹn mà cảm hoá để trở nên tốt lành. Hoặc nhà cầm quyền nên cử dùng những người tổ lành, tài cán; còn những kẻ yếu sức nên giáo hoá họ. Như vậy, dân khuyên nhau làm điều lành, vui với điều lành. * Ưu, nhược điểm: + Ưu điểm: - Học thuyết Đức Trị đề cao sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, tính nhân văn, tinh thần nhân đạo, tiêu chuẩn cần phải có đói với nhà Quản lý; đã trở thành nền tảng tư tưởng triệt để trong Xã hội phong kiến Trung Quốc, nó được coi là quốc giáo trong suốt hơn 2000 năm qua, đồng thời nó còn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều quôc gia khác ở Phương Đông như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc. - Chỉ ra được cơ sở quản lý nhân sự tiến bộ, chọn người dựa trên cơ sở tài đức. - Đề cao chính sách đãi ngộ để thu hút, tập hợp người hiền tài. - Chỉ ra chính sách cai trị dân. + Nhược điểm: - Xu hướng tuyệt đối hoá ‘đức trị’, Quá đề cao đức trị, dễ làm giảm hiệu quả Quản lý - Chủ trương “nặng đức nhẹ hình” không thấy rõ vai trò cực kỳ quan trọng của pháp luật và có xu hướng phủ nhận tư tưởng pháp trị. - Quan điểm của Khổng Tử về “trọng nghĩa khinh lợi” cũng có những mặt hạn chế. - Có những điểm mang tính bảo thủ, ảo tưởng, thiếu dân chủ. 2. Nội dung cơ bản của thuyết Pháp trị (Hàn Phi Tử) Công cụ quản lý của Hàn Phi Tử là pháp luật trong đó Pháp là quan trọng nhất. Ông ví Pháp như cái khuôn cái thước, cái trật tự, cái tiêu chuẩn để đo lường hành vi con người. Không có nước nào luôn mạnh hay luôn yếu. Nước nào thi hành pháp luật cương cường thì nước đó mạnh, ngược lại thì nước sẽ yếu. Vua là người có quyền ban hành luật pháp. Nhưng việc ban hành luật pháp cần phải được quan tâm đến nguyên tắc và phải tuân theo nguyên tắc. Phương pháp quản lý chủ yếu là thưởng phạt và cưỡng chế. Pháp luật phải đảm bảo: - Pháp luật phải kịp thời thay đổi cho phù hợp với thời thế: “Thời đã thay mà pháp luật không đổi thì nước biến, Đời đã thay mà cấm lệnh không đổi thì đất nước bị chia cắt, cho nên thánh nhân trị dân thì pháp luật phải theo thời mà biến” - Pháp luật phải viết một cách dễ hiểu để dân dễ biết và dễ thi hành: “Cái gì chỉ những kẻ sĩ có đầu óc tinh tế mới hiểu được thì không nên ban hành vì không phải ai cũng đều có đầu óc tinh tế cả. Điều gì chỉ những bậc thánh hiền mới làm được thì không nên ban hành làm phép tắc”. - Pháp luật phải được áp dụng một cách phổ biến mang tính phổ cập, công bằng với mọi đối tượng, mọi người : định pháp luật, đặt ra hình phạt nghiêm khắc: “để cứu hoạ cho dân, trừ hoạ cho thiên hạ, để cho đám đông không hiếp đáp số ít, kẻ mạnh không lấn át người yếu, người già được hưởng hết tuổi trời, trẻ em mồ côi được nuôi lớn” Pháp luật là quan trọng, song không thể thiếu Thuật (phương pháp quản lý) và Thế (Quyền lực): Pháp - Thế - thuật. - Thế: Là sự tôn trọng quyền lực tối cao, quyền của người cai trị, là quyền uy do địa vị đem lại, người có quyền mà không có thế thì khó mà sai được người khác : ‘Không có nước nào luôn mạnh, không có nước nào luôn yếu. Người thi hành pháp luật mà cương cường thì nước mạnh, người thi hành pháp luật mà nhu nhược thì nước yếu’. Để có thế, Vua phải được mọi người tôn trọng và tuân theo triệt để. Vua cần phải nắm hết các quyền thưởng phạt. Việc thưởng phạt phải tuân theo nguyên tắc. Thưởng thì phải tín, phạt thì phải tất (cương quyết). Thưởng hậu phạt nặng. Trừng phạt không chừa quan lại, thưởng không bỏ sót dân thường. - Thuật: + Hàn Phi Tử nhận định rằng bản chất con người là ác “thày lang khéo mút vết thương, ngậm máu bệnh nhân đâu phải vì tình cốt nhục mà chỉ vì lợi. Thợ đóng xe mong nhiều người giầu sang, còn thợ đóng quan tài thì mong nhiều người chết yểu. Không phải vì thợ đóng xe có lòng nhân và thợ đóng quan tài tàn nhẫn mà chỉ vì người ta không giầu sang thì không mua xe, người ta không chết thì quan tài không bán được”. + Thuật dùng người: “Sức một người không địch nổi đám đông, trí một người không biết hết mọi việc, dùng một người không bằng dùng cả một nước. Bậc vua thấp kém dùng hết khả năng của mình, bậc vua trung bình dùng hết sức của người, bậc vua cao hơn dùng hết trí của người. Dùng hết tài trí của người thì vua như thần”. + Quan hệ vua - tôi: làm chính trị mà mong vừa lòng dân đều là mối loạn, không thể theo chính sách đó trị nước được. + Thuật được chia ra làm 2 loại: Kỹ thuật và Tâm thuật - Kỹ thuật: là cách thức, biện pháp tuyển dụng, kiểm tra và đánh giá quan lại. Trong Kỹ thuật lại chia ra Thuật dùng người và Thuật trừ gian. - Tâm thuật: (mưu mô của nhà Quản lý): Là những cái mưu mô để che mắt người khác, không cho cấp dưới biết được suy nghĩ và tâm ý thật, tình cảm thật của mình. Như vậy mới dùng được người, trừ được gian. + Làm chính trị mà mong vừa lòng dân là mối loạn, không thể theo chính sách đó trị nước được. * Ưu, nhược điểm: + Ưu điểm: - Là tư tưởng Quản lý tiến bộ tích cực, nhiều nội dung vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay và có tính biện chứng rất cao. - Lý luận phải hợp thời. - Chỉ ra con đường cho các nhà Quản lý tạo dựng quyền lực Quản lýý cho mình. - Chỉ ra 2 phương diện của hoạt động Quản lý: Phương diện Khoa học: chỉ ra hàng loạt vấn đề: phưong pháp cách thức lựa chọn, tuyển dụng, đánh giá quan lại. Đánh giá dựa trên 2 tiêu chuẩn là tài và đức. Phương diện nghệ thuật: Là phương pháp, con đường giải quyết hiệu quả nhất mối quan hệ giữa con người với con người trong hoạt động Quản lý. Ông đặc biệt đề cao vai trò của nhà Quản lý trong tổ chức. - Ông chỉ ra rằng, pháp luật là công cụ hết sức cơ bản, quan trọng trong hoạt động cai trị. - Chỉ ra hàng loạt tiêu chí xây dựng Pháp luật và hệ thống pháp luật. - Đưa ra phương thức quản lý hữu hiệu là thưởng - phạt. + Nhược điểm: - Tôn sùng chế độ chuyên quyền độc đoán, hạn chế đáng kể quyền tự do của nhân dân, không coi trọng nhân dân, chỉ coi họ là công cụ của Vua và phục tùng tuyệt đối kẻ thống trị (Vua không được gần dân). - Thực hiện pháp luật phải công minh, song lại thừa nhận bẩn chất con người là hành động vì tư lợi (mâu thuẫn). - Chính sách chuyên chế, lấy pháp luật mà trị dân chúng, chứ không cần đến nhân nghĩa và tài trí, “bỏ đạo đường, chuộng kẻ hiền thì loạn; bỏ phép, dùng kẻ trị thì nguy. Cho nên nói: chuộng phép mà không chuộng”. - Ông quan niệm hơi thái quá về con người: sinh ra đã là ác. Ông chỉ nhìn thấy mặt sinh học của con người là bản chất và mọi hành vi đều vì lợi mà không thấy hết những mặt khác trong thuộc tính con người. Học thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử lộ rõ niềm say mê quyền lực đến mức cô độc, lạnh lùng và tàn nhẫn. Nhưng nhìn lại cuốc đời của ông, ta thấy đó là con người có trí tuệ rất uyên thâm, là con người dám hy sinh vì sự nghiệp. Thuyết pháp trị của ông đã trở thành định ý cai trị chủ yếu cho các triều đại phong kiến tập quyền Trung Quốc và ở phương Đông nói chung. 3. So sánh sự giống và khác nhau giữa thuyết Đức Trị và Pháp trị 3.1. Giống nhau Đó là hai trường phái triết học này khi giải thích các vấn đề thuộc bản thể luận đều thống nhất và sử dụng phạm trù "Đạo". Phạm trù này mang tích khách quan, là nguồn gốc và bao trùm vạn vật. Nhìn nhận thế giới trong tính chỉnh thể thống nhất của nó. 3.2. Sự khác nhau: - Khi giải thích các vấn đề thuộc về bản thể luận thì ngoài phạm trù "Đạo", tư tưởng Pháp trị còn sử dụng thêm phạm trù "lý" để làm sáng tỏ sự phát triển, biến đổi của sự vật hiện tượng. - Tư tưởng cốt lõi của Đức trị là học thuyết về "Đạo" với những tư tưởng biện chứng, cùng với học thuyết "Vô vi" về lĩnh vực chính trị - xã hội. 4. Theo anh/chị, hai thuyết này có ý nghĩa trong công tác quản lý trong thời đại hiện nay không? Câu 2: Phân tích nội dung và các nguyên tắc của thuyết quản lý theo khoa học của F.W. Taylor. Ưu điểm và hạn chế của thuyết này là gì? Theo anh/chị, thuyết này còn có giá trị ứng dụng trong quản lý thời đại hiện nay không? Lấy ví dụ trong tổ chức của anh/chị? Trả lời: Nội dung (nguyên tắc của các thuyết: 4 nguyên tắc) 1. Ông đặt ra yêu cầu phải cải tạo các mối quan hệ quản lý giữa người chủ và người thợ: - Quan hệ giữa giới chủ và người làm thuê: mâu thuẫn, xung đột giữa giới chủ và người làm thuê ngày càng trở nên trầm trọng: + Người chủ thì vốn quen với nếp quản lý theo kiểu gia đình trị, là người quyết định tất cả mọi vấn đề của sản xuất như: Tiền lương, tiền thưởng, định mức lao động nên dùng nhiều bạo lực để thúc ép người lao động, luôn luôn tìm cách bóc lột sức lao động của của người thợ, thậm chí còn cắt xén bớt những khoản thu nhập chính đáng khác của họ. + Người làm thuê thì xuất thân từ nông dân: tâm lý tuỳ tiện khá nặng nề, ý thức kỷ luật lao động thấp. Hơn nữa, do đời sống thấp kém nên thường trốn việc, tìm cách phá hoại máy móc thiết bị để hạn chế đầu ra một cách hệ thống vì họ làm nhiều hay ít cũng không thay đổi mức tiền công. - Thực tế đó đã dẫn đến mâu thuẫn chủ - thợ ngày càng gia tăng. Từ đó, F.W Taylor đã theo đuổi đường lối, một mục tiêu cơ bản nhất của quản lý là giải quyết mối mâu thuẫn gay gắt giữa chủ và thợ, không chỉ bằng một hệ thống các giải pháp kỹ thuật mà còn bằng phương thức quản lý khiến chủ và thợ có thể gắn bó hợp tác với nhau trong một tổ chức công nghiệp để cùng đi tới mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Taylor đã đưa ra 4 nguyên tắc về hệ thống quản lý theo khoa học: + Bố trí lao động một cách khoa học để thay thế những thao tác lạc hậu, kém hiệu suất. + Lựa chọn công nhân một cách khoa học, đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng họ. + Gắn công nhân với công nghệ sản xuất. + Phân công đều công việc giữa người quản lý và công nhân. Cái gắn bó giữa họ là lợi nhuận của doanh nghiệp và chính năng suất là yếu tố tạo ra nhiều lợi nhuận. 2. Tiêu chuẩn hoá công việc. Qua quan sát, phân tích các động tác của công nhân, Taylor nhận thấy có những động tác thừa, trùng nhau và mất nhiều sức khiến năng suất lao động bị hạn chế, từ đó rút ra kết luận là: Cần hợp lý hoá lao động trên cơ sở định mức cụ thể với những tiêu chuẩn định lượng như một cách thức tối ưu để phân chia công việc thành những công đoạn, những khâu hợp lý; định ra chuẩn mục để đánh giá kết quả lao động. Việc xây dựng các định mức lao động chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp thực nghiệm: Chọn công nhân khoẻ, hướng dẫn họ những thao tác chuẩn xác, bấm giờ thực hiện động tác ấy; lấy đó làm mức khoán chung. Đó là mức cao đòi hỏi làm việc cật lực song được bù đắp bừng thu nhập từ tăng năng suất. 3. Chuyên môn hoá lao động: - Lao động theo nghĩa khoa học đòi hỏi sự chuyên môn hoá trong phân công nhằm đạt yêu cầu tốt nhất (do thành thực trong thao tác) và rẻ nhất (do không có động tác thừa và do chi phí đào tạo thấp). Taylor nhấn mạnh là phải tìm những người thợ giỏi nhất theo hướng chuyên sâu, dựa vào năng suất lao động cá biệt đó để xây dựng định mức lao động. - Việc chuyên môn hoá lao động kéo theo yêu cầu cải tiến công cụ lao động cũng theo hướng chuyên môn hoá để dễ sử dụng nhất, tốn ít sức nhất và đạt năng suất lao động cao nhất. Môi trường lao động cũng là một yếu tố quan trọng, đó là việc bố trí nơi làm việc phải thuận lợi, duy trì bầu không khí hợp tác gắn bó thoải mái giữa người điều hành và người thợ. 4. Xây dựng và thực hiện chế độ trả lương theo số lượng sản phẩm Người làm ra nhiều sản phẩm sẽ được hưởng lương nhiều và người làm ra ít sản phẩm sẽ được hưởng lương ít. * Ưu, nhược điểm: + Ưu điểm: - Là người đầu tiên đưa ra định nghĩa về Quản lý phản ánh đầy đủ, chính xác hoạt động Quản lý. - Xác định rõ vai trò người chủ của nhà Quản lý trong tổ chức với nhiều trách nhiệm khác nhau. - Mang lại nhiều thành tựu khoa học quan trọng đối với hoạt động Quản lý - Thúc đẩy sự phát triển như vũ bão của nền đại công nghiệp các nước tư bản chủ nghĩa. - Làm dấy lên phong trào Quản lý theo khoa học, phong trào Taylor. - Đưa hoạt động Quản lý từ trạng thái hỗn độn theo kinh nghiệm trở thành khoa học. + Nhược điểm: - Quan niệm phiến diện về con người, chỉ nhìn thấy mặt sinh học chứ chưa nhìn thấy mặt Xã hội trong con người. - Chưa thấy được động lực thúc đẩy hoạt động của con người là được hình thành từ một hệ thống các nhu cầu lợi ích chứ không đơn thuần chỉ là lợi ích kinh tế. - Quá đề cao sự chuyên môn hoá (quá mức) - Người lao động không được tham gia vào toàn bộ tiến trình công việc. Không được hoán vị công việc, biến họ thành những “rôbôt”, họ làm việc như những cái máy, tạo ra tâm lý đơn điệu, nhàm chán làm giảm hiệu quả lao động. - Làm nảy sinh bệnh nghề nghiệp do chuyên môn hoá quá mức. - Xem thường mối liên hệ chủ – thợ nên không phát huy được tính sáng tạo của người lao động. Theo anh/chị, thuyết này còn có giá trị ứng dụng trong quản lý thời đại hiện nay không? Lấy ví dụ trong tổ chức của anh/chị? Câu 3: Phân tích nội dung và các nguyên tắc của quản lý hành chính của Henrry Fayol. Ưu điểm và hạn chế của thuyết này là gì? Theo anh/chị, thuyết này còn có giá trị ứng dụng trong quản lý thời đại hiện nay không? Lấy ví dụn trong tổ chức của các anh/chị? Trả lời: Nội dung Đưa ra được định nghĩa về Quản lý: Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu lập kế hoạch, tổ chức phối hợp hướng dẫn điều khiển và kiểm soát các nỗ lực của các thành viên trong xã hội, đồng thời sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt mục tiêu đã đề ra. * Ông phân chia hoạt động của một hãng kinh doanh thành 6 nhóm lớn: - Nhóm hoạt động Kỹ thuật - Nhóm thương mại - Nhóm tài chính - Nhóm hạch toán thống kê - Nhóm an ninh - Nhóm quản lý Hành chính: nhóm này là tập hợp của các nhóm còn lại, nhóm này tạo ra sức mạnh cho tổ chức. Cấp Quản lý hành chính càng cao thì kiến thức về Quản lý hành chính càng nhiều, cấp Quản lý hành chính càng thấp thì kiến thức chuyên môn là quan trọng nhất. Cấp cao nhất mà không có kiến thức về Quản lý thì hoạt động của tổ chức sẽ giảm dần và sẽ đi tới 0. * Ông chỉ ra 5 chức năng cho hoạt động Quản lý. - Chức năng dự đoán - Lập kế hoạch: Là chức năng cơ bản đầu tiên của Quản lý, chức năng này giúp nhà quản lý lường trước được rủi ro, khó khăn, tránh do dự khi đã được lập kế hoạch, tạo ra cơ sở để thực hiện công việc. Kế hoạch luôn phải mang tính tương đối, linh hoạt và có thể thay đổi cho phù hợp với những thay đổi trong tương lai. Henrry Fayol yêu cầu phân loại kế hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch chung, kế hoạch riêng Để thực hiện chức năng này, nhà Quản lý cần phải có phẩm chất đặc biệt, phải là người có kiến thức, có kinh nghiệm, dám làm và dám chịu trách nhiệm, biết dùng người, biết phân công lao động. - Chức năng Tổ chức: Tổ chức là quá trình cung cấp nhân lực, vật lực để hoàn thành kế hoạch. Chức năng này gồm 2 khía cạnh: tổ chức vật chất và tổ chức con người. + Tổ chức vật chất là cung cấp những thứ cần thiết cho sản xuất như: nguyên vật liệu, vốn, lao động + Tổ chức con người là việc phân công lao động, phân cấp Quản lý. Ông phân Quản lý ra làm 3 cấp: Cấp cao (Giám đốc: chỉ đạo mọi hoạt động), cấp Trung gian: lập kế hoạch, tuyển nhân viên, chỉ đạo các bộ phận, tổ chức thực hiện mục tiêu và Nhà quản lý cấp Cơ sở. - Chức năng điều khiển: + Điều khiển là việc khởi động tổ chức đưa tổ chức đạt đến cái đích đã đặt ra, đạt mục tiêu dự kiến trong kế hoạch. + Nhà quản lý phải gương mẫu và phải tạo ra môi trường để thúc đẩy sự sáng tạo, thúc đẩy sự thống nhất, thúc đẩy lòng trung thành của nhân viên. - Chức năng phối hợp: Là sự kết hợp nhịp nhàng các hoạt động tạo ra sự cân bằng hợp lý các khía cạnh vật chất, xã hội và chức năng; xác định các mối tương quan giữa các chức năng; duy trì cán cân tài chính; áp dụng mọi biện pháp thích đáng để mọt hoạt động hướng vào mục đích chung thông qua họp hàng tuần của lãnh đạo, các bộ phận. - Chức năng Kiểm soát (kiểm tra): Đây là chức năng cuối cùng của Quản lý, là việc giám sát việc thực hiện kế hoạch, cung cấp các thông tin một cách chính xác, thường xuyên, kịp thời để điều chỉnh và rút kinh nghiệm. Tuy nhiên cũng cần tránh việc kiểm tra quá mức sẽ làm ảnh hưởng đến tính chủ động và sáng tạo của cá nhân. * Chỉ ra nguyên tắc của Quản lý (14 nguyên tắc) Nguyên tắc chung nhất có thể được áp dụng cho mọi tổ chức nhưng không được áp dụng một cách máy móc mà phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Ông đưa ra 14 nguyên tắc: 1. Nguyên tắc phân công lao động và chuyên môn hoá: Nhằm tạo ra năng suất lao động. Phân công phải phù hợp, rõ ràng và tạo sự liên kết. 2. Nguyên tắc quyền hạn đi đôi với trách nhiệm: Nhà quản lý cần có quyền hạn để giải quyết vấn đề nhưng quyền hạn ấy cần được gắn liền với trách nhiệm về kết quả công việc được giao. 3. Nguyên tắc tính kỷ luật cao: Đề cao kỷ luật trong quản lý và coi đó là một phương tiện, công cụ duy trì tính ổn định và thống nhất của tổ chức. Người lao động phải tự nguyện tuân thủ nội quy của tổ chức. Kỷ luật tốt là nhờ tổ chức quản lý, điều hành có hiệu lực, nhờ thực hiện công bằng hợp lý trong đãi ngộ, nhờ thưởng phạt công minh. 4. Nguyên tắc thống nhất trong lãnh đạo: mỗi cấp dưới chỉ nhận mệnh lệnh từ một cấp trên. 5. Nguyên tắc thống nhất trong điều khiển: tổ chức và cá nhân phải có chung kế hoạch hoạt động hay hệ mục tiêu. Nguyên tắc này sẽ tạo ra guồng máy thống nhất, nhất quán trong hoạt động của tổ chức. 6. Nguyên tắc cá nhân phải trợ giúp cho lợi ích