Câu 1. Triết học là gì? Nguồn gốc và vai trò của TH trong hệ thống tri thức của loài
người? ý nghĩa đối với bản thân?
Trả lời
1. Triết học là gì?
Phương Đông:
- TQ: TH là sự truy tìm bản chất của đối tượng, TH chính là trí tuệ là sự hiểu biết sâu
sắc của con người
- Ấn Độ: TH Nihau là sự chiêm ngưỡng nhưng mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là
con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.
Phương Tây:
- Hy Lạp: Philosophia- yêu mến sự thông thái
KL: Dù phương Đông hay phương Tây thì TH đều là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng
nhận thức, đánh giá của con người nó tồn tại với tư cách là 1 hình thái ý thức xã hội
Khái niệm triết học:
o Là hạt nhân lý luận của con người vè thế giới quan
o Là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới về vị trí, vai trò của
con người trong thế giới ấy
2.
70 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập Triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Đề cương ôn tập
Triết học
Câu 1. Triết học là gì? Nguồn gốc và vai trò của TH trong hệ thống tri thức của loài
người? ý nghĩa đối với bản thân?
Trả lời
1. Triết học là gì?
Phương Đông:
- TQ: TH là sự truy tìm bản chất của đối tượng, TH chính là trí tuệ là sự hiểu biết sâu
sắc của con người
- Ấn Độ: TH Nihau là sự chiêm ngưỡng nhưng mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là
con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.
Phương Tây:
- Hy Lạp: Philosophia- yêu mến sự thông thái
KL: Dù phương Đông hay phương Tây thì TH đều là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng
nhận thức, đánh giá của con người nó tồn tại với tư cách là 1 hình thái ý thức xã hội
Khái niệm triết học:
o Là hạt nhân lý luận của con người vè thế giới quan
o Là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới về vị trí, vai trò của
con người trong thế giới ấy
2. Nguồn gốc của TH:
- TH ra đời khoảng TK VII- VI trước CN
- Triết học ra đời từ thực tiễn và do nhu cầu của thực tiễn
Nguồn gốc nhận thức:
Khi con người đã có nhận thức phong phú về thế giới.
Lúc con người đạt đến trình độ trừu tượng hoá, khái quát hoá, hệ thống hoá
những tri thức riêng lẻ để xây dựng nên các học thuyết, lý luận.
Nguồn gốc xã hội:
Lao động phát triển tới mức có sự phân chia lao động chân tay và lao động trí óc.
Những người chuyên lao động trí cóc có điều kiện chuyên tâm trong lĩnh vực
nhận thức thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của nhận thức.
Lúc này xã hội có sự phân chia giai cấp, các giai cấp đều phải có quan niệm của
mình về thế giới và để giải thích thế giới cũng như bảo vệ lợi ích của giai cấp
mình
3. Vai trò:
- Triết học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người và trong xã hội.Vai trò
đó đc thể hiện qua các chức năng của nó.
- Triết học có hai chức năng cơ bản: Thế giới quan và phương pháp luận
Thế giới quan:
- Triết học là cơ sở thế giới quan của các giai cấp trong quá trình nhận thức thế giới
- Với tính cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan. Triết học cung cấp cho con người
toàn bộ những quan niệm chung nhất về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống
và vị trí của con người trong thế giới đó. Nhằm để con người đi sâu khám phá thế giới
và khám phá con người.
- Chia 3 loại hình :
2
+ TGQ huyền thoại: người nguyên thuỷ
+ TGQ tôn giáo:
+ TGQ triết học: Diễn tả quan niệm của con người dưới dạng hệ thống các phạm trù,
qui luật. Triết học là hạt nhân lý luận của TGQ làm cho TGQ phát triển như một quá
trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức khoa học
- TH là cơ sở phương pháp luận trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới
Phương pháp luận:
- Trên cơ sở thế giới quan, triết học cung cấp cho con người hệ thống các quan điểm,
các nguyên tắc xuất phát, cách thức để chỉ đạo nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Như vậy:
- Triết học là nền tảng thế giới quan của các hệ tư tưởng trong cuộc đấu tranh giữa các
giai cấp và các lực lượng đối lập nhau.
- Có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển của các khoa học khác, định hướng cho
các khoa học phát triển.
4. Ý nghĩa đối với bản thân:
- Tích cực học tập triết học, đặc biệt là triết học Mác Lê Nin để vận dụng và hoạt động
nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nắm thực chất nội dung, nắm cái bản chất và cách
mạng của triết học Mác- Lênin.
- Học tập triết học Mác Lê Nin phải gắn với thực tiễn và phục vụ thực tiễn. Với chúng
ta triết học là vũ khú lý luận khoa học là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận trong
quá trình nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan.
- Đấu tranh chống các luận điểm phủ nhận triết học mác – lê nin. Cần chống các quan
niệm cho rằng triết học bao trùm các khoa học cụ thể và ngược lại biến triết học thành
các khoa học cụ thể.
Câu 2. Phân tích sự đối lập của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong việc giả
quyết vấn đề cơ bản của triết học? TH Mác giải quyết vấn đề đó như thế nào?ý nghĩa
phương pháp luận?
Trả lời
1. Nội dung cơ bản của triết học:
- Khái niệm: Triết học phải giải quyết nhiều vấn đề có liên quan nhau, trong đó có vấn
đề quan trọng là nền tảng và là điểm xuất phát để giải quyết những vấn đề còn lại gọi
là vấn đề cơ bản của triết học.
- Nội dung: Theo Anghen: “ Vấn đề lớn nhất của mọi triết học đặc biệt là triết học hiện
đại là vấn đề mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại”
Như vậy vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Vì sao?
- Mọi sự vật hiện tượng của thế giới chỉ tồn tại dưới 2 dạng là vật chất hoặc ý thức tinh
thần
- Mọi trường phái triết học từ trước tới nay đều phải xoay quanh giải quyết mối quan hệ
này
- Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức có liên quan đến hết thảy mọi vấn đề khác của
triết học, đến việc lựa chọn biện pháp, thủ đoạn tác động vào thế giới xung quanh phục
vụ cho đời con người
- Là cơ sở để phân biệt thế giới quan của các trường phái triết học và các triết gia.
2. Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt, mỗi mặt trả lời cho một câu hỏi lớn:
3
- Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước? cái nào có sau? cái nào quyết
định cái nào?
- Mặt thứ hai: Con người có thể nhận thức được thế giới hay không? (ý thức có phản
ánh được vật chất hay không?)
3. Phân tích mặt đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trọng việc giải
quyết vấn đề cơ bản của triết học:
Khi giải quyết mặt thứ nhất:
- Chủ nghĩa duy vật cho rằng: Vật chất tồn tại khách quan, có trước và sinh ra ý thức.Ý
thức là cái có sau, là sản phẩm của vật chất. Do đó vật chất mang tính thứ nhất, còn ý
thức mang tính thứ hai.
- Chủ nghĩa duy tâm cho rằng: Ý thức và tinh thần là cái có trước, vật chất là cái có sau,
ý thức sinh ra vật chất. Do đó ý thức mang tính thứ nhất còn vật chất mang tính thứ
hai.
Khi giải quyết mặt thứ hai:
- Các nhà duy vật và duy tâm đều khẳng định rằng con người có khả năng nhận thức
được thế giới. Song vẫn có sự khác nhau đó là:
- Các nhà triết học duy vật cho rằng: Nhận thức của con người là sự phản ánh thế giới
khách quan và trong bộ não người.
- Các nhà triết học duy tân cho rằng: Phủ nhận rằng con người là sự phản ánh thế giới
khách quan và trong bộ não người. Mà cho rằng nhận thức của con người là do ý thức
tụ nhận thức được.
4. Triết học Mác- Lê Nin giải quyết vấn đề cơ bản của triết học:
Triết học mác – lê nin đã giải quyết triệt để, duy vật, biện chứng vấn đề cơ bản của triết
học.
Giải quyết mặt thứ nhất:
o Triết học mác – lê nin khẳng định vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức. Ý
thức con người là sự phản ánh vật chất. Nên vật chất quyết định ý thức, vật chất là
nguồn gốc của ý thức, nội dung phản ánh của ý thức là do vật chất quy định. Đồng
thời ý thức của con người mang tính năng động sáng tạo.
Giải quyết mặt thứ hai:
o Triết học mác – lê nin khẳng định con người hoàn toàn có khả năng nhận thức được
thế giới. Do đó trong thế giới không có cái mà con người không nhận thức được, chỉ
có những cái mà con người chưa nhận thức được nhưng sẽ nhận thức được.
o Con người không những nhận thức được mà còn cải tạo được thế giới để phục vụ cho
lợi ích của con người.
5. Ý nghĩa phương pháp luận:
Để xác định lập trường triết học của các trường phái triết học phải dựa trên cơ sở các
trường phái triết học đó giải quyết vấn đề cơ bản của triết học như thế nào.
Trong nghiên cứu học tập triết học mác – lê nin phải luôn xuất phát từ quan điểm triết
học mác – lê nin về giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.
Là trí thức tương lai phải tiếp thu thế giới quan khoa học đó là chủ nghĩa duy vật biện
chứng của Mác. Trên cơ sở đó thúc đẩy khoa học phát triển, trực tiếp là thúc đẩy y học
nói chung và quân y nói riêng
4
Câu 3. Trình bày những điều kiện lịch sử của sự ra đời TH Mác- Lênin? ý nghĩa thực
tiễn trong việc bảo vệ và phát triển CN Mác trong giai đoạn hiện nay?
Trả lời
Triết học Mác - Lênin ra đời là một tất yếu lịch sử, do lịch sử đặt ra yêu cầu và lịch sử tạo
điều kiện cho nó ra đời. Là sự phát triển hợp quy luật tư tưởng triết học nhân loại. Ra đời dựa
trên những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan.
Điều kiện khách quan:
1. Tiền đề kinh tế – xã hội:
Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện
cách mạng công nghiệp
Triết học mác – lê nin ra đời những năm 40 thế kỷ XIX, lực lượng sản xuất phát
triển mạnh mẽ do sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp(CM công nghiệp
Anh, Pháp, Đức) làm cho phương thức sản xuất TBNC ngày càng được củng cố và
phát triển, thể hiện tính hơn hẳn của nó so với phương thức sản xuất cũ.
Sự phát triển của CNTB càng làm cho mẫu thuẫn xã hội giữa giai cấp tư sản và giai
cấp vô sản ngày càng gay gắt
Cùng với sự phát triển của phương thức sản xuất TBCN giai cấp vô sản từng bước xuất
hiện trên vũ đài lịch sử với tính cách là một lực lượng chính trị – xã hội độc lập
Sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản đối với được vô sản làm cho mâu thuẫn giữa hai
giai cấp này phát triển đỉnh điểm, điển hình như các cuộc khởi nghĩa của công nhân
dệt Lyon (1834), phong trào hiến chương ở Anh...
Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời TH Mác
Lê Nin:
o Thực tiễn XH nói chung và nhất là thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản đòi hỏi
phải được soi sáng bằng lý luận nói chung và triết học nói riêng.
o Sự xuất hiện giai cấp vô sản cách mạng đã tạo cơ sở xã hội cho sự hình thành lý luận
tiến bộ và cách mạng mới. Đó là lý luận thể hiện thế giới quan cách mạng của giai
cấp công nhân, kết hợp một cách hữu cơ tính cách mạng và tính khoa học giải đáp
bằng lý luận các vấn đề của thời đại. Lý luận đó là triết học Mác- Lênin
2. Nguồn gốc lý luận:
Mác và Anghen đã kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Kế thừa thẳng
trực tiếp từ những đại biểu xuất xắc trọng triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị Anh, chủ
nghĩa không tưởng Pháp.
Triết học cổ điển Đức: Heghen và Phoiobac là nguồn gốc lý luận trực tiếp:
- Chủ nghĩa duy tâm của Heghen: kế thừa và cải tạo lột bỏ cái vỏ thần bí để xây dựng
lên phép biện chứng duy vật
- Chủ nghĩa duy vật của Phoiobac: Mác đã cải tạo và khắc phục tính siêu hình
- Từ đó Mác xây dựng lên chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất hữu cơ với
nhau, cả chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng đều có sự biến đổi về chất so với
nguồn gốc của con người.
Kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị, như của A.Xmit và Ricacđo làm nguồn gốc
xây dựng học thuyết kinh tế, là nhân tố không thể thiếu hình thành và phát triển
triết học Mác- Lênin (giúp hoàn thành chủ nghĩa duy vật lịch sử)
CN xã hội không tưởng Pháp (Xanh Ximông) là nguồn gốc trực tiếp của học
thuyết Mác về CNXH khoa học
3. Tiền đề tự nhiên:
5
Cùng với nguồn gốc lý luận trên, những thành tựu khoa học tự nhiên là những tiền đề cho sự
ra đời triết học Mác- Lênin:Sự phát triển tư duy triết học phải dựa trên cơ sở tri thức do các
khoa học cụ thể đem lại
- Đầu thế kỷ XIX khoa học có nhiều phát triển mạnh mẽ làm bộc lộ nhiều hạn chế và sự
bất lực của phép biện chứng siêu hình trong nhận thức thế giới. Đồng thời khoa học
cung cấp tri thức để hình thành và phát triển tư duy mới: Tư duy biện chứng, đã vượt
khỏi tính tự phát của phép biện chứng cổ đại và thoát khỏi vỏ thần bí của phép biện
chứng duy tâm.
- Phát minh lớn:
o Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng: Khẳng định sự thống nhất biện chứng
của vận động.
o Thuyết tế bào: Khẳng định sự thống nhất về nguồn gốc và sự hình thành của thế giới
thực động vật.
o Thuyết tiến hoá của Đácuyn: Tiếp tục khẳng định sự thống nhất biện chứng của sự vật
Các phát minh đó vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa các dạng tồn tại khác nhau, các hình
thức vận động khác nhau của thế giới vật chất
Nhân tố chủ quan:
- Mác và Anghen là những thiên tài trên nhiều lĩnh vực KHTN, KHXH...
- Hai ông đã sống và hoạt động với phẩm chất và ý chí cách mạng tuyệt đối, tình cảm
gắn bó sâu sắc với giai cấp công nhân
- Tình bạn vĩ đại giữa M- A là tình bạn hiếm có trong lịch sử đã hỗ trợ cho 2 ông hoàn
thành sứ mệnh lịch sử của mình
Ý nghĩa thực tiễn trong việc bảo vệ và phát triển CN Mác trong giai đoạn hiện nay:
- TH Mác- Lênin và những nguyên lý cơ bản của nó đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn
là thế giới quan và phương pháp luận của giai cấp công nhân.
- Trước tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, nhanh chóng và khôn lường. Đặc
biệt từ khi Liên Xô sụp đổ, CNTB luôn tìm mọi cách phủ nhận triết học Mác- Lênin
vì vậy chúng ta phải đấu tranh chống những quan điểm thù địch xuyên tạc.
- Đồng thời tích cực tổng kết thành tựu khoa học và thực tiễn để bổ sung phát triển triết
học Mác- Lênin.
- Không ngừng học tập chủ nghĩa Mác- Lênin để vận dụng trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn.
Câu 4. Phân tích thực chất, ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Angghen
thục hiện? ý nghĩa thực tiễn trong việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin
trong giai đoạn hiện nay??????
Trả lời
Sự ra đời của triết học Mác- Lênin tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong
lịch sử phát triển TH của nhân loại: Mác và Angghen đã kế thừa một cách có phê phấn
những thành tựu tư duy nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết học triệt để không
điều hoàd với CNDT và phép siêu hình
Thực chất của cuộc cách mạng:
TH Mác – Lênin đã khắc phuịc sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong
lịch sử phát triển TH
6
+ CNDV trước Mác đã thể hiện tính biện chứng song do sự hạn chế của điều kiện xã hội và
của trình độ phất triển khoa học nên tính siêu hình vẫn là một ngược điểm chung
VD: Phép biện chứng DV ngây thơ của Phoiobach
+ Trong khi đó phép biện chứng lại được chứa đựng trong vỏ duy tâm thần bỉtong TH cổ
điển Đức(Hêghen)
+ Mác và Anghen đã cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ và cả phép biện chứng duy tâm của
Heghen. Giải thoát CN duy vật khỏi tính siêu hình làm cho nó trở lên hoàn bị và mở rộng
học thuyết ấy từ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội
CN duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học
Đó là một cuộc cách mạng thật sự trong học thuyết về xã hội, một trong những yếu tố chủ
yếu của bước ngoặt cách mạng mà Mác và Angghen đã thực hiện trong TH
Mở rộng: Các hệ thống TH duy vật trước Mác thường duy vật về tự nhiên, duy tâm về xã
hội; còn tôn giáo duy tâm cả tự nhiên và xã hội nhưng đến TH Mác đã khắc phục vấn đề này.
Từ đó khẳng định Mác với 2 phát kiến vĩ đại là sáng tạo thuyết giá trị thặng dư và sáng tạo
CNDV lịch sử
Sự ra đời của TH Mác, vai trò xã hội của TH cũng như vị trí của TH trong hệ thống tri thức
khoa học cũng biến đổi, thể hiện:
Các nhà TH trước chỉ giải thích thế giới nhưng đến TH Mác không những giải thích thế giới
mà còn cải tạo thế giới. Từ đó cho thấy sự khác nhau về chất giữa TH Mác và các học thuyết
TH trước Mác
Ý nghĩa của cuộc cách mạng trong TH Mác:
Sự kết hợp lý luận của CN Mác với phong trào công nhân đã tạo nên bước chuyển biến về
chất của pt, từ trình độ tự phát lên tự giác
+ TH Mác là thế giới quan khoa học của giai cấp cn- một giai cấp cách mạng nhất, tiến bộ
nhất
+ TH Mác đã chấm dứt tham vọng của nhiều nhà THDT coi TH là khoa học của các khoa
học
Từ TH cổ đại đến TH cổ điển Đức tới hệ thống TH Heghen: TH là khoc học của các loại
khoa học, TH đẻ ra các khoa học
+ TH là TG quan khoa học và pp luận chung cần thiết cho sự phát triển của các khoa học
Vận dụng: khủng hoảng TH, các nhà duy vật dao động trượt sang CNDT, CNDT cho rằng
vật chất không tồn tại... đưa đến đn vật chất của Lênin
Ý nghĩa thực tiễn:
Đến nay các nguyên lý của TH Mác vẫn còn nguyên giá trị
Các lực lượng thù địch vẫn luôn tấn công TH Mác do đó chúng ta cần bảo vệ, phát triển TH
Mác trong điều kiện mới cho phù hợp
Câu 5. Quan điểm của TH Mác- Lênin về tính thống nhất vật chất của thế giới? ý nghĩa
PP luận?
Trả lời
Quan điểm trước duy tâm tôn giáo về tính thống nhất vật chất của thế giới:
- CNDT: Từ chỗ cho rằng ý thức là tính thứ nhất là cái có trước vật chất nên đó đi đến
giải thích sự thống nhất của thế giới từ sự thống nhất của ý thức. Họ cho rằng thế giới
thống nhất và nó chẳng qua là sự chuyển hóa của ý niệm hay ý niệm tuyệt đối
- Quan điểm tôn giáo: tôn giáo mặc dù có cải biến cho hợp lý song thực chất phủ nhận
sự thống nhất của thế giới, chia thế giới thành 3 bộ phận: thiên đường, địa ngục, trần
gian.
7
Chủ nghĩa duy vật biện chứng:
Bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Thể hiện ở 3 khía cạnh:
Chỉ có 1 thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất, thế giới vật chất tồn tại
khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người, được con người phản ánh
Mọi bộ phận của thế giới có mối quan hệ vật chất thống nhất với nhau ở chỗ chúng
đều là những dạng cụ thể của vật chất hoặc là sản phẩm của vật chất
Thế giới vật chất không do ai sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó tồn tại vĩnh
viễn vô hạn và vô tận. Trong thế giới các sự vật hiện tượng luôn vận động biến đổi
không ngừng và chuyển hoá lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau
Tính vật chất của thế giới đó được khoa học chứng minh:
Thiên văn học, quang phổ học, vũ trụ học chứng minh: Không có thế giới siêu nhiên
nào cả.
Thế giới vô sinh: Có hai dạng vật chất là chất và trường
Thế giới hữu sinh: Thuyết tế bào, ADN, ARN.. ,vật chất sống bắt nguồn từ vật chất
không sống
Xã hội loài người: Suy cho cùng cũng là cấp độ đặc biệt của tổ chức vật chất . Xã hội
là một bộ phận của thế giới vật chất có nền tảng tự nhiên có kết cấu và quy luật vận
động khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người. Vật chất dưới dạng xã
hội là kết quả hoạt động của con người.
Ý nghĩa phương pháp luận:
Củng cố thế giới quan duy vật, là cơ sở lý luận khoa học để đấu tranh chống lại chủ
nghĩa duy tâm, tôn giáo.
Quán triệt nguyên tắc khách quan, khoa học trong xem xét và hoạt động cải tạo hiện
thực trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Câu 6. Quan điểm của TH Mác- Lênin về nguồn gốc của ý thức? ý nghĩa PP luận? Vận
dụng vào hoạt động y học?
Trả lời
Một sỗ quan điểm trước Mác:
Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Ý thức là do một lực lượng siêu nhiên tạo ra.
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Ý thức là một hiện tượng thuần tuý chủ quan hay là do
phức hợp cảm giác của con người tạo ra.
Chủ nghĩa duy vật tầm thường: Ý thức được sinh ra như gan tiết ra mật.
( nên nói ưu nhược điểm của các quan điểm này)
Quan điểm của triết học mác- lê nin:
Khái niệm:
Là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao đó là bộ óc của con người. Là hoạt
động tinh thần của con người diễn ra trong bộ óc của nó. Là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan.
8
Triết học mác- lê nin cho rằng nguồn gốc ra đời của ý thức gồm có nguồn gốc tự nhiên và
nguồn gốc xã hội:
* Nguồn gốc tự nhiên:
Ý thức là 1 thuộc tính của vật chất, nhưng không phải là của mọi dạng vật chất mà chỉ
là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người.
Bộ não người là cơ quan vật chất của ý thức, bộ óc người là sản phẩm của quá trình
tiến hóa lâu dài về mặt sinh vật học, về mặt xã hội với cấu tạo vô cùng phức tạp: 14-
15 tỷ tế bào thần kinh, các tế bào có liên hệ với nhau, chia thành nhiều vùng đảm
nhiệm những chức năng khác nhau: Vùng vận động, cảm giác, vùng tiếng nói và chữ
viết(vùng Broca)
Bộ não sinh ra ý thức trên cơ sở là thuộc tính phản ánh:
- Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống
vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng.
- Có nhiều hình thức, trình độ phản ánh: Cơ- lý- hoá- sinh học- phản ánh tâm lý-
phản ánh ý thức. Phản ánh ý thức là một hình thức phản ánh mới đặc trưng của
một dạng vật chất cao là bộ não người, ngoài ra không có ở bất cứ loài động