Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh

* Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - 1858: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, sự xâm lược của thực dân Pháp đã gây ra nhiều hậu quả cho xã hội Việt Nam Triều đình nhà Nguyễn đã từng bước khuất phục đầu hàng Pháp. - 1884: Hòa ước Pa-to-not , triều đình nhà Nguyễn đã chính thức công nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam Các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta nổ ra, dâng cao, lan rộng trong cả nước và lần lượt bị thất bại.

doc42 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2077 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh Vấn đề 1: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Bối cảnh Việt Nam Bối cảnh lịch sử Cơ sở khách quan Bối cảnh thế giới Giá trị truyền thống của dân tộc Tiền đề tư tưởng lý luận Tinh hoa văn hóa của nhân loại Chủ nghĩa Mac Lenin Phương Tây Phương đông Nhân tố chủ quan: 5 yếu tố Cơ sở khách quan: Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh: * Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - 1858: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, sự xâm lược của thực dân Pháp đã gây ra nhiều hậu quả cho xã hội Việt Nam Triều đình nhà Nguyễn đã từng bước khuất phục đầu hàng Pháp. - 1884: Hòa ước Pa-to-not , triều đình nhà Nguyễn đã chính thức công nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam Các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta nổ ra, dâng cao, lan rộng trong cả nước và lần lượt bị thất bại. - Đầu thế kỉ XX: + Công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp từ 1895 đã làm cho xã hội Việt Nam có sự biến chuyển và phân hóa ( xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thực dân nửa phong kiến, xuất hiện nhiều giai cấp tầng lớp xã hội mới: công nhân, tư sản, tiểu tư sản. Công cuộc khai thác thuộc địa là sự bóc lột về kinh tế, áp bức về chính trị và nô dịch về văn hóa) + Ảnh hưởng của các “tân văn”, “tân thư” và ảnh hưởng của các trào lưu cải cách ở Nhật Bản, Trung Quốc tràn vào Việt Nam. => Làm cho các phong trào yêu nước ở nước ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản. - Tất cả các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều không tránh khỏi hạn chế, đều không tránh khỏi sự đàn áp dã man và thất bại, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước. Bối cảnh đó đặt ra một yêu cầu bức thiết về việc phải tìm ra con đường cứu nước. * Bối cảnh thời đại: - CNTB chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và xác lập sự thống trị của chúng trên phạm vi thế giới, trở thành kẻ thù chung của nhân dân các dân tộc thuộc địa, khiến cho các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra ngày càng mạnh mẽ. - Ở các nước tư bản là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Ở các nước thuộc địa, ngoài mâu thuẫn vốn có là giai cấp nông dân và đại chủ còn xuất hiện mâu thuẫn mới: giữa nhân dân các thuộc địa và chủ nghĩa đế quốc. Xã hội phân hóa: xuất hiện giai cấp, tầng lớp xã hội mới: công nhân, tư sản. - Các trào lưu cải cách ở Nhật Bản và Trung Quốc đang diễn ra mạnh mẽ. - Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra và thắng lợi có tác dụng thức tỉnh các dân tộc châu Á. - Quốc tế cộng sản 3 ra đời ( tháng 3 – 1919) đề cập tới vấn đề thuộc địa, bênh vực các dân tộc thuộc địa, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giúp đỡ đào tạo cách mạng, vạch ra con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa. Bối cảnh trong nước đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm ra con đường cứu nước mới, bối cảnh thời đại đã tạo ra con đường mà Việt Nam đang cần, tất nhiên nó không phải hoàn toàn có sẵn. b. Tiền đề tư tưởng, lý luận: * Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam: - Các giá trị truyền thống tiêu biểu: + Truyền thống yêu nước tiêu biểu + Truyền thống yêu nước kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm + Truyền thống đoàn kết tương thân tương ái. + Tinh thần nhân nghĩa + Ý chí vượt qua khó khăn thử thách, ham học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. => Những truyền thống này đã hội tụ và thúc giục Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. * Tinh hoa văn hóa nhân loại: - Văn hóa phương Đông: Nho giáo và Phật giáo Tích cực: Triết lý hành động, tư tưởng nhập thế hành đạo giúp đời, ước vọng về một xã hội an bình, triết lý nhân sinh coi trọng tu dưỡng đạo đức, đề cao giáo dục + Nho giáo: Hạn chế: Tư tưởng phân biệt đẳng cấp, tư tưởng trọng nam khinh nữ, coi khinh lao động chân tay. => Hồ Chí Minh đã tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo. Tích cực: Tư tưởng vị tha, từ bi, cứu khổ cứu nạn, nếp sống trong sạch, giản dị, chăm lo làm việc thiện, tinh thần bình đẳng dân chủ chống phân biệt đẳng cấp. + Phật giáo: Hạn chế: Tư tưởng xuất thế của Phật giáo ( lánh dữ) => Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc, kế thừa có phê phán cả Nho giáo và Phật giáo. - Ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây: + Hồ Chí Minh đã tiếp thu về tự do, bình đẳng, bác ái của tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của đại cách mạng tư sản Pháp. + Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng dân chủ thông qua tác phẩm của các nhà khai sáng Pháp như: Vonte, Rutxo, Mongtetxkio.. + Hồ Chí Minh tiếp cận tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ về quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. + Khi ở các nước phương Tây, Hồ Chí Minh không chỉ tiếp thu tư tưởng dân chủ mà còn hình thành phong cách dân chủ thông qua việc trực tiếp tham gia các tổ chức chính trị xã hội, viết báo, tranh luận, họp hội, lập hội. => Với nền tảng văn hóa phương Đông khi tiếp thu những giá trị văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh đã bổ khuyết những giá trị tư tưởng mà ở phương Đông nói chung khi ở trong nước chưa có hoặc chưa đầy đủ. - Chủ nghĩa Mac Lenin: + Là nguồn gốc tư tưởng quan trọng nhất, là cơ sở của thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. + Tháng 7/1920: khi đọc sơ khảo lần thứ nhất “ Những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lenin, HCM đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc. + HCM đến với chủ nghĩa M-L từ đặc thù: từ chủ nghĩa yêu nước, từ nhà yêu nước, từ nhu cầu thực tiễn ( tìm con đường cứu nước chứ không phải là nhu cầu lý luận) + HCM đã tiếp thu chủ nghĩa M-L ở thế giới quan và phương pháp luận: tinh thần cách mạng và khoa học. Nhân tố chủ quan: - Năng lực thiên bẩm của HCM: HCM có khả năng tư duy trí tuệ, phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn hơn người. - Khả năng tư duy trí tuệ, quan sát tinh tế, tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, khả năng phê phán tinh tường, sáng suốt. - Nhân cách, phẩm chất đạo đức: tình cảm yêu nước thương dân, yêu thương con người. - Nghị lực phi thường của Hồ Chí Minh. - Có hoạt động thực tiễn phong phú để khái quát tư tưởng thành lý luận. => Kết luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại và một nhân cách đặc biệt được tôi luyện trong thực tiễn sôi động của dân tộc và thời đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng Việt Nam hiện đại. Vấn đề 2: Những nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về tư tưởng dân tộc? Sơ lược quan điểm của chủ nghĩa M-L về vấn đề dân tộc Vấn đề dân tộc Vấn đề dân tộc thuộc địa Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa Độc lập dân tộc Chủ nghĩa dân tộc Mối quan hệ giữa vấn đề : 4 ý dân tộc và vấn đề giai cấp 1. Sơ lược quan điểm của chủ nghĩa M-L về vấn đề dân tộc: * Khái niệm dân tộc được hiểu theo 2 nghĩa: - Rộng: quốc gia dân tộc: toàn bộ nhân dân quốc gia đó. - Hẹp: tộc người, một bộ phận của quốc gia - Vấn đề dân tộc gồm những mối quan hệ về kinh tế, chính trị, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng văn hóa giữa các tộc người hoặc giữa các quốc gia dân tộc. - Mac- Anghen không đi sâu vào giải quyết vấn đề dân tộc vì: + Thời của các ông, ở Tây Âu, vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong cách mạng tư sản. + Ở thời của các ông, ở Tây Âu vấn đề giai cấp cụ thể là mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản là nổi cộm và bức thiết. + Các ông chưa có điều kiện nghiên cứu sâu về vấn đề dân tộc, thuộc địa. - Lenin: Trên cơ sở thực tiễn của thời đại mình đã phát triển vấn đề dân tộc và thuộc địa thành một hệ thống lý luận. + Lenin đã chỉ ra đặc trưng của dân tộc: Cộng đồng về lãnh thổ, kinh tế, văn hóa truyền thống và ngôn ngữ. + Khi chủ nghĩa đế quốc xuất hiện thì vấn đề dân tộc được đặt ra gay gắt, xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa. + Nêu ra 2 xu hướng phát triển của dân tộc trong thời đại CNTB chuyển sang giai đoạn CNĐQ: Tách ra để xác lập các cộng đồng dân tộc độc lập và sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc. + Đưa ra cương lĩnh dân tộc: các dân tộc hoàn toàn bình đẳng các dân tộc được quyền tự quyết liên hiệp công nhân của tất cả các dân tộc. 2. Vấn đề dân tộc thuộc địa: a. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa: - Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc. + Xuất phát từ đặc điểm thời đại + Xuất phát từ nhu cầu khách quan của Việt Nam từ sau 1858 + HCM đã bàn cụ thể và trực tiếp đến vấn đề dân tộc thuộc địa mà thực chất là đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, xóa bỏ ách thống trị, áp bức bóc lột của nước ngoài, giải phóng dân tộc, dành độc lập dân tộc, thực hiện quyền tự quyết dân tộc và thành lập nhà nước dân tộc độc lập. + Vạch trần những tội ác của chủ nghĩa thực dân dưới những mỹ từ như: khai hóa văn minh, bình đẳng bác ái. + Ở Đông Dương, HCM đã lên án sự cai trị hà khắc, sự bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục. => Từ đây HCM đã chỉ rõ mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa là mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc. - Lựa chọn con đường để phát triển + Đối với Việt Nam, HCM lựa chọn con đường phát triển là CNXH, đó là sự lựa chọn phù hợp với quá trình vận động của lịch sử nhân loại. Sự lựa chọn đó phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của đất nước ta. CỤ THỂ: Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng CSVN, HCM đã viết: Làm tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới XH cộng sản. Kết hợp với nội dung dân tộc và CNXH. Để thực hiện được con đường này phải do Đảng cộng sản lãnh đạo, đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, tiến hành cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến. Đó là nét độc đáo của HCM so với lý luận của chủ nghĩa M-L và con đường phát triển của các dân tộc đã trải qua giai đoạn TBCN. b. Độc lập dân tộc – nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa - Cách tiếp cận từ quyền con người: + Các quyền con người: quyền được sống, quyền bình đẳng, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc -> Hồ Chí Minh nâng lên thành quyền của các dân tộc( quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do) + Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. + Theo HCM: Đối với các dân tộc thuộc địa thì độc lập tự do là khát vọng lớn nhất + Đối với người Việt Nam thì tinh thần yêu nước đứng đầu trong bảng giá trị tinh thần. => Khi chưa giành được độc lập thì phải quyết tâm đấu tranh cho độc lập dân tộc. + Khi đã giành được tự do độc lập thì quyết tâm giữ vững nền độc lập tự do ấy. - Nội dung của độc lập tự do: + Đối với dân tộc Việt Nam thì độc lập tự do là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh tạo nên những chiến thắng của dân tộc Việt Nam. + Đối với các dân tộc bị áp bức: Độc lập tự do là nguồn cổ vũ cho họ đấu tranh. c. Chủ nghĩa dân tộc: Một động lực lớn của đất nước - Chủ nghĩa dân tộc theo quan niệm của HCM là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính của các dân tộc thuộc địa. - Đối với các dân tộc thuộc địa nói chung thì sự thống trị, sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc càng nặng nề thì sự phản kháng của các dân tộc thuộc địa càng mạnh mẽ, quyết liệt. - Đối với dân tộc Việt Nam: Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước vì lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh điều này. - HCM khẳng định người ta sẽ không làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên chủ nghĩa dân tộc. - Chủ nghĩa dân tộc chân chính trong quan niệm của HCM khác với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi hay tinh thần vị quốc của các nước TBCN. 3. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp: a. Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có mối quan hệ với nhau: - Theo quan niệm của chủ nghĩa M-L thì vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có mối quan hệ với nhau. - Nhìn chung Mac-Anghen có đề cập đến mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. - Lenin: đưa ra quan điểm về vấn đề dân tộc thuộc địa và phát triển nó trở thành 1 hệ thống lý luận, 1 học thuyết về cách mạng thuộc địa. => Mac- Angghen- Lenin đã nêu ra những quan điểm cơ bản về mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, tạo cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc xác định chiến lược, sách lược của Đảng cộng sản về vấn đề dân tộc, thuộc địa. - Trong tư tưởng HCM, mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp được thể hiện: HCM coi trọng vấn đề dân tộc nhưng luôn đứng trên quan điểm giai cấp để giải quyết vấn đề dân tộc ( HCM đã nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường giai cấp vô sản). Thể hiện: + HCM khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam và quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản trong cách mạng Việt Nam. + Chủ trương đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng của liên minh công nhân- nông dân- trí thức. + Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù. + Thiết lập chính quyền nhà nước của dân, do dân vì dân. + Gắn kết mục tiêu độc lập dân tộc với CNXH. b. Giải phóng là vấn đề trên hết, trước hết, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH: - Đối với các dân tộc thuộc địa thì đấu tranh giải phóng dân tộc giành độc lập tự do cho dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết. - Độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH + Đây là sự lựa chọn khác với cha ông ( đầu thế kỷ 19: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa phong kiến. Đầu thế kỷ 20: độc lập dân tộc gắn với CNTB). + HCM khẳng định: chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. c. Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp: - Giải phóng dân tộc thì mới có thể giải phóng giai cấp ( giải phóng dân tộc là điều kiện để giải phóng giai cấp) vì thế lợi ích giai cấp phải phục tùng lợi ích dân tộc. d. Đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình, đồng thời tôn trọng độc lập của dân tộc khác: - HCM không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức, ủng hộ phong trào đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. HCM đã nêu ra những quan điểm: + Chúng ta phải đấu tranh cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như đấu tranh cho dân tộc ta vậy. + HCM đề ra khẩu hiệu: Giúp bạn là tự giúp mình. Vấn đề 3: Một số nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc: Con đường cách mạng vô sản, lực lượng cách mạng, tính chủ động sáng tạo của cách mạng giải phóng dân tộc. * Con đường cách mạng vô sản: a. Rút ra bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó: Để giải phóng dân tộc ra khỏi ách đô hộ, ông cha ta đã sử dụng nhiều con đường gắn với nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các phong trào cứu nước đó đều không giành được thắng lợi. Nó là tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỷ 20 => Nó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm ra con đường giải phóng mới và HCM là Người đi tìm con đường đó. b. Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng không triệt để: HCM đã khảo sát các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới ( CMTS Pháp 1789, Mỹ 1776) và nhận thấy đó là những cuộc cách mạng không triệt để, cách mạng An Nam không đi theo con đường ấy. c. Con đường giải phóng dân tộc: Hồ Chí Minh đã khảo sát cuộc cách mạng tháng 10 Nga và thấy đó là cuộc cách mạng “đến nơi”. Cách mạng tháng 10 Nga là một cuộc cách mạng vô sản vì lực lượng lãnh đạo là giai cấp vô sản, giai cấp công nhân. Mục tiêu của cuộc cách mạng là đuổi được vua, địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày, giao hầm mỏ, nhà máy cho công nhân và ra sức tổ chức kinh tế mới. Đây là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vì nó đã giải phóng cho các dân tộc bị Nga hoàng áp bức, ra sức giúp công nhân các nước và các dân tộc bị áp bức làm cách mạng để lật đổ tất cả chủ nghĩa đế quốc trên thế giới. Chính vậy Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản. * Lực lượng cách mạng: a. Cách mạng là sự nghiệp của dân chúng bị áp bức: - Chủ nghĩa M-L cho rằng quần chúng nhân dân là người quyết định lịch sử. - Quan điểm của HCM: Cách mạng là sự nghiệp của dân chúng bị áp bức. + Cách mạng giải phóng dân tộc phải là một cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn dân. + HCM phê phán việc ám sát cá nhân, bạo động non, xúi dân bạo động mà không bày cách tổ chức hoặc làm cho dân quen ỷ lại mà quên tính tự cường. + HCM đã đề cao sức mạnh của quần chúng nhân dân. b. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc: Xuất phát từ xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến, toàn dân tộc đều chung kiếp nô lệ cho nên lực lượng của cách mạng là toàn dân tộc. + Tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ: Trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân thì họ là giai cấp bóc lột, trong mối quan hệ với thực dân Pháp họ cũng là thân phận của những người bị mất nước nên họ cũng có khả năng tham gia cách mạng. Quan điểm này của Hồ Chí Minh được thể hiện rất rõ trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Hồ Chí Minh đã chỉ ra Đảng phải tập hợp được đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo lãnh đạo nhân dân làm cách mạng ruộng đất . + Lôi kéo tiểu tư sản, tri thức, trung nông, …đi vào phe vô sản giai cấp. + Đối với phú nông, trung- tiểu địa chủ ,tư bản An Nam mà chưa rõ phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. + Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ.Trong lực lượng cuả cách mạng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh cũng chỉ ra vai trò, vị trí của từng thành phần. + Đối với công- nông: Hồ Chí Minh coi công nhân, nông dân là động lực của cách mạng, là lực lượng đông đảo nhất, có sức mạnh nhất. Công nhân, nông dân là những người bị áp bức bóc lột nặng nề nhất nên họ sẽ làm các mạng kiên cường và triệt để nhất. Hồ Chí Minh cho rằng công - nông là cái gốc của cách mạng. Nhấn mạnh vai trò của công nhân và nông dân nhưng Hồ Chí Minh không phủ nhận khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp tầng lớp khác. Tiểu tư sản, tư sản dân tộc và một bộ phận giai cấp địa chủ là bạn đồng minh của cách mạng. Học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn của cách mạng. * Tính chủ động, sáng tạo của cách mạng giải phóng dân tộc: Xuất phát từ vai trò của thuộc địa đối với chủ nghĩa tư bản. Do nhu cầu phát triển, CNTB đã tiến hành chiến tranh xâm lược hình thành thuộc địa. Hệ thống thuộc địa trở thành nguồn sống và là nguồn sống chủ yếu của CNTB. Đó là nơi CNTB lấy nguyên nhiên liệu cho các nhà máy của nó, nơi nó đầu tư, tiêu thụ hàng, mộ nhân công rẻ mạt cho đạo quân lao động của nó, và nhất là tuyển binh lính bản xứ cho các đạo quân phản cách mạng của nó. Hồ Chí Minh nói nọc độc và sức sống của con rắn độc TBCN đang tập trung ở các thuộc địa. Hồ Chí Minh đã thẳng thắn phê bình các Đảng cộng sản phương Tây không thấy được vấn đề quan trọng đó. Xuất phát từ vai trò của cách mạng thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. Hồ Chí Minh đã nhìn thấy khả năng cách mạng to lớn của nhân dân các dân tộc thuộc địa.Và Hồ Chí Minh cũng đã phê phán các Đảng cộng sản ở các nước có thuộc địa chưa thi hành một chính sách thực sự tích cực nào trong vấn đề thuộc địa. Trên cơ sở đó, một mặt Hồ Chí Minh đã yêu cầu quốc tế cộng sản và các Đảng cộng sản quan tâm đến cách mạng thuộc địa, mặt khác các dân tộc thuộc địa phải nỗ lực để tự giải phóng mình. Vì Hồ Chí Minh cho rằng công cuộc giải phóng thuộc địa phải do chính các dân tộc thuộc địa thực hiện, không trông chờ ỷ lại vào sự giúp đỡ bên ngoài. Luận điểm này của Hồ Chí Minh đã được quán triệt trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam. Vấn đề 4: Quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất, đặc trưng, mục tiêu và động lực của CNXH ở Việt Nam về con đường quá độ lên CNXH. -Về bản chất: Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội như 1 chế độ xã hội hoàn chỉnh tất cả nhằm phát triển con người toàn diện. Về một mặt cụ thể nào đó như: +Về sở hữu: Hồ Chí Minh cho đó là chế độ dựa trên sở hữu công cộng +Về mặt phân phối: Phân phối theo lao động +Về chế độ chính trị: Đây là chế độ dân chủ +Về mục tiêu: Hồ Chí Minh nói rằng trước hết phải làm cho nhân dân lao động thoát khỏi nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm được ấm no và sống1 đời hạnh phúc +Về động lực: Đó là công trình tập thể của quần chúng lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Về đặc trưng : + Là một chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ: N