Đề cương ôn thi học kỳ theo bài học kỳ I năm học 2008-2009

P5. Chọn phương án Đúng. Một bánh xe quay nhanh dần đều quanh trục. Lúc t = 0 bánh xe có tốc độ góc 5rad/s. Sau 5s tốc độ góc của nó tăng lên 7rad/s. Gia tốc góc của bánh xe là: A. 0,2rad/s2. B. 0,4rad/s2. C. 2,4rad/s2. D. 0,8rad/s2. P6. Chọn phương án Đúng. Trong chuyển động quay biến đổi đểu một điểm trên vật rắn, vectơ gia tốc toàn phần (tổng vectơ gia tốc tiếp tuyến và vectơ gia tốc hướng tâm) của điểm ấy: A. có độ lớn không đổi. B. Có hướng không đổi. C. có hướng và độ lớn không đổi. D. Luôn luôn thay đổi.

doc31 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn thi học kỳ theo bài học kỳ I năm học 2008-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ THEO BÀI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2008-2009 Chương I - động lực học vật rắn Bài 1 . Chuyển động của vật rắn quay quanh một trục cố định P1. Chọn câu Đúng. Một cánh quạt của một động cơ điện có tốc độ góc không đổi là w = 94rad/s, đường kính 40cm. Tốc độ dài của một điểm ở đầu cánh bằng: A. 37,6m/s; B. 23,5m/s; C. 18,8m/s; D. 47m/s. P2. Hai học sinh A và B đứng trên một đu quay tròn, A ở ngoài rìa, B ở cách tâm một nửa bán kính. Gọi wA, wB, gA, gB lần lượt là tốc độ góc và gia tốc góc của A và B. Phát biểu nào sau đây là Đúng? A. wA = wB, gA = gB. B. wA > wB, gA > gB. C. wA gB. P3. Chọn phương án Đúng. Một điểm ở trên vật rắn cách trục quay một khoảng R. Khi vật rắn quay đều quanh trục, điểm đó có tốc độ dài là v. Tốc độ góc của vật rắn là: A. . B. . C. . D. . P4. Chọn phương án Đúng. Bánh đà của một động cơ từ lúc khởi động đến lúc đạt tốc độ góc 140rad/s phải mất 2 phút. Biết động cơ quay nhanh dần đều. Góc quay của bánh đà trong thời gian đó là: A. 140rad. B. 70rad. C. 35rad. D. 36prad. P5. Chọn phương án Đúng. Một bánh xe quay nhanh dần đều quanh trục. Lúc t = 0 bánh xe có tốc độ góc 5rad/s. Sau 5s tốc độ góc của nó tăng lên 7rad/s. Gia tốc góc của bánh xe là: A. 0,2rad/s2. B. 0,4rad/s2. C. 2,4rad/s2. D. 0,8rad/s2. P6. Chọn phương án Đúng. Trong chuyển động quay biến đổi đểu một điểm trên vật rắn, vectơ gia tốc toàn phần (tổng vectơ gia tốc tiếp tuyến và vectơ gia tốc hướng tâm) của điểm ấy: A. có độ lớn không đổi. B. Có hướng không đổi. C. có hướng và độ lớn không đổi. D. Luôn luôn thay đổi. P7. Chọn câu đúng: Trong chuyển động quay có tốc độ góc w và gia tốc góc w chuyển động quay nào sau đây là nhanh dần? A. w = 3 rad/s và w = 0; B. w = 3 rad/s và w = - 0,5 rad/s2 C. w = - 3 rad/s và w = 0,5 rad/s2; D. w = - 3 rad/s và w = - 0,5 rad/s2 P8. Một vật rắn quay đều xung quanh một trục, một điểm M trên vật rắn cách trục quay một khoảng R thì có A. tốc độ góc w tỉ lệ thuận với R; B. tốc độ góc w tỉ lệ nghịch với R C. tốc độ dài v tỉ lệ thuận với R; D. tốc độ dài v tỉ lệ nghịch với R P9. Kim giờ của một chiếc đồng hồ có chiều dài bằng 3/4 chiều dài kim phút. Coi như các kim quay đều. Tỉ số tốc độ góc của đầu kim phút và đầu kim giờ là A. 12; B. 1/12; C. 24; D. 1/24 P10. Một vật rắn quay nhanh dần đều xung quanh một trục cố định. Sau thời gian t kể từ lúc vật bắt đầu quay thì góc mà vật quay được A. tỉ lệ thuận với t. B. tỉ lệ thuận với t2. C. tỉ lệ thuận với . D. tỉ lệ nghịch với. Bài 2 : phương trình động lực học của vật rắn quay quanh một trục cố định P1. Chọn câu Sai. Đại lượng vật lí nào có thể tính bằng kg.m2/s2? A. Momen lực. B. Công. C. Momen quán tính. D. Động năng. P2. Một chất điểm chuyển động tròn xung quanh một trục có mômen quán tính đối với trục là I. Kết luận nào sau đây là không đúng? A. Tăng khối lượng của chất điểm lên hai lần thì mômen quán tính tăng lên hai lần B. Tăng khoảng cách từ chất điểm đến trục quay lên hai lần thì mômen quán tính tăng 2 lần C. Tăng khoảng cách từ chất điểm đến trục quay lên hai lần thì mômen quán tính tăng 4 lần D. Tăng đồng thời khối lượng của chất điểm lên hai lần và khoảng cách từ chất điểm đến trục quay lên hai lần thì mômen quán tính tăng 8 lần P3. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Mômen quán tính của vật rắn đối với một trục quay lớn thì sức ì của vật trong chuyển động quay quanh trục đó lớn B. Mômen quán tính của vật rắn phụ thuộc vào vị trí trục quay và sự phân bố khối lượng đối với trục quay C. Mômen lực tác dụng vào vật rắn làm thay đổi tốc độ quay của vật D. Mômen lực dương tác dụng vào vật rắn làm cho vật quay nhanh dần P4. Tác dụng một mômen lực M = 0,32 Nm lên một chất điểm chuyển động trên một đường tròn làm chất điểm chuyển động với gia tốc góc không đổi g = 2,5rad/s2. Mômen quán tính của chất điểm đối với trục đi qua tâm và vuông góc với đường tròn đó là A. 0,128 kgm2; B. 0,214 kgm2; C. 0,315 kgm2; D. 0,412 kgm2 P5. Tác dụng một mômen lực M = 0,32 Nm lên một chất điểm chuyển động trên một đường tròn làm chất điểm chuyển động với gia tốc góc không đổi β = 2,5rad/s2. Bán kính đường tròn là 40cm thì khối lượng của chất điểm là: A. m = 1,5 kg; B. m = 1,2 kg; C. m = 0,8 kg; D. m = 0,6 kg P6. Một ròng rọc có bán kính 10cm, có mômen quán tính đối với trục là I =10-2 kgm2. Ban đầu ròng rọc đang đứng yên, tác dụng vào ròng rọc một lực không đổi F = 2N tiếp tuyến với vành ngoài của nó. Gia tốc góc của ròng rọc là A. 14 rad/s2; B. 20 rad/s2; C. 28 rad/s2; D. 35 rad/s2 P7. Một mômen lực không đổi tác dụng vào vật có trục quay cố định. Trong các đại lượng sau đại lượng nào không phải là hằng số? A. Gia tốc góc; B. Vận tốc góc; C. Mômen quán tính; D. Khối lượng P8. Một đĩa mỏng, phẳng, đồng chất có thể quay được xung quanh một trục đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng đĩa. Tác dụng vào đĩa một mômen lực 960Nm không đổi, đĩa chuyển động quay quanh trục với gia tốc góc 3rad/s2. Mômen quán tính của đĩa đối với trục quay đó là A. I = 160 kgm2; B. I = 180 kgm2; C. I = 240 kgm2; D. I = 320 kgm2 P9. Một đĩa mỏng, phẳng, đồng chất có bán kính 2m có thể quay được xung quanh một trục đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng đĩa. Tác dụng vào đĩa một mômen lực 960Nm không đổi, đĩa chuyển động quay quanh trục với gia tốc góc 3rad/s2. Khối lượng của đĩa là A. m = 960 kg; B. m = 240 kg; C. m = 160 kg; D. m = 80 kg P10. Một ròng rọc có bán kính 10cm, có mômen quán tính đối với trục là I =10-2 kgm2. Ban đầu ròng rọc đang đứng yên, tác dụng vào ròng rọc một lực không đổi F = 2N tiếp tuyến với vành ngoài của nó. Sau khi vật chịu tác dụng lực được 3s thì tốc độ góc của nó là A. 60 rad/s; B. 40 rad/s; C. 30 rad/s; D. 20rad/s Bài 3 : Mô men động lượng. định luật bảo toàn mô men động lượng P1. Chọn phương án đúng. Một vật có momen quán tính 0,72kg.m2 quay 10 vòng trong 1,8s. Momen động lượng của vật có độ lớn bằng: A. 4kgm2/s. B. 8kgm2/s. C. 13kg.m2/s. D. 25kg.m2/s. P2. Một thanh nhẹ dài 1m quay đều trong mặt phẳng ngang xung quanh trục thẳng đứng đi qua trung điểm của thanh. Hai đầu thanh có hai chất điểm có khối lượng 2kg và 3kg. Tốc độ của mỗi chất điểm là 5m/s. Mômen động lượng của thanh là A. L = 7,5 kgm2/s; B. L = 10,0 kgm2/s; C. L = 12,5 kgm2/s; D. L = 15,0 kgm2/s P3.. Một đĩa mài có mômen quán tính đối với trục quay của nó là 12kgm2. Đĩa chịu một mômen lực không đổi 16Nm, sau 33s kể từ lúc khởi động tốc độ góc của đĩa là A. 20rad/s; B. 36rad/s; C. 44rad/s; D. 52rad/s P4. Một đĩa mài có mômen quán tính đối với trục quay của nó là 12 kgm2. Đĩa chịu một mômen lực không đổi 16Nm, Mômen động lượng của đĩa tại thời điểm t = 33s là A. 30,6 kgm2/s; B. 52,8 kgm2/s; C. 66,2 kgm2/s; D. 70,4 kgm2/s P5. Coi trái đất là một quả cầu đồng tính có khối lượng M = 6.1024kg, bán kính R = 6400 km. Mômen động lượng của trái đất trong sự quay quanh trục của nó là A. 5,18.1030 kgm2/s; B. 5,83.1031 kgm2/s; C. 6,28.1032 kgm2/s; D. 7,15.1033 kgm2/s P6. Các ngôi sao được sinh ra từ những khối khí lớn quay chậm và co dần thể tích lại do tác dụng của lực hấp dẫn. Tốc độ góc quay của sao A. không đổi; B. tăng lên; C. giảm đi; D. bằng không P7. Một người đứng trên một chiếc ghế đang quay, hai cầm hai quả tạ. Khi người ấy dang tay theo phương ngang, ghế và người quay với tốc độ góc w. Ma sát ở trục quay nhỏ không đáng kể. Sau đó người ấy co tay lại kéo hai quả tạ gần người sát vai. Tốc độ góc mới của hệ “người + ghế” A. tăng lên. B. Giảm đi. C. Lúc đầu tăng, sau đó giảm dần bằng 0. D. Lúc đầu giảm sau đó bằng 0. P8. Hai đĩa mỏng nằm ngang có cùng trục quay thẳng đứng đi qua tâm của chúng. Đĩa 1 có mômen quán tính I1 đang quay với tốc độ w0, đĩa 2 có mômen quán tính I2 ban đầu đứng yên. Thả nhẹ đĩa 2 xuống đĩa 1 sau một khoảng thời gian ngắn hai đĩa cùng quay với tốc độ góc w A. ; B. ; C. ; D. . Bài 4 : Động năng của vật rắn quay quanh một trục cố định. P1. Chọn phương án Đúng. Một bánh đà có momen quán tính 2,5kg.m2 quay với tốc độ góc 8 900rad/s. Động năng của bánh đà bằng: A. 9,1.108J. B. 11 125J. C. 9,9.107J. D. 22 250J. P2. Một đĩa tròn có momen quán tính I đang quay quanh một trục cố định có tốc độ góc w0. Ma sát ở trục quay nhỏ không đáng kể. Nếu tốc độ góc của đĩa giảm đi hai lần thì động năng quay và momen động lượng của đĩa đối với trục quay tăng hay giảm thế nào? Momen động lượng Động năng quay A. Tăng bốn lần Tăng hai lần B. Giảm hai lần Tăng bốn lần C. Tăng hai lần Giảm hai lần D. Giảm hai lần Giảm bốn lần P3. Hai đĩa tròn có cùng momen quán tính đối với cùng một trục quay đi qua tâm của các đĩa. Lúc đầu đĩa 2 (ở bên trên) đứng yên, đĩa 1 quay với tốc độ góc không. Ma sát ở trục quay nhỏ không đáng kể. Sau đó cho hai đĩa dính vào nhau, hệ quay với tốc độ góc w. Động năng của hệ hai đĩa lúc sau tăng hay giảm so với lúc đầu? A. Tăng 3 lần. B. Giảm 4 lần. C. Tăng 9 lần. D. Giảm 2 lần. P4. Hai bánh xe A và B cú cùng động năng quay, tốc độ góc wA = wB. tỉ số momen quan tính đối với trục quay đi qua tâm A và B nhận giá trị nào sau đây? A. 3. B. 9. C. 6. D. 1. P6. Xét một vật rắn đang quay quanh một trục cố định với vận tốc góc w. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Tốc độ góc tăng 2 lần thì động năng tăng 4 lần B. Mômen quán tính tăng hai lần thì động năng tăng 2 lần C. Tốc độ góc giảm hai lần thì động năng giảm 4 lần D. Cả ba đáp án trên đều sai vì đều thiếu dữ kiện P7. Một bánh xe có mômen quán tính đối với trục quay cố định là 12kgm2 quay đều với tốc độ 30vòng/phút. Động năng của bánh xe là A. Eđ = 360,0J; B. Eđ = 236,8J; C. Eđ = 180,0J; D. Eđ = 59,20J P8. Một mômen lực có độ lớn 30Nm tác dụng vào một bánh xe có mômen quán tính đối với trục bánh xe là 2kgm2. Nếu bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ thì gia tốc góc của bánh xe là A. w = 15 rad/s2; B. w = 18 rad/s2; C. w = 20 rad/s2; D. w = 23 rad/s2 P9. Một mômen lực có độ lớn 30Nm tác dụng vào một bánh xe có mômen quán tính đối với trục bánh xe là 2kgm2. Nếu bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ thì tốc độ góc mà bánh xe đạt được sau 10s là A. w = 120 rad/s; B. w = 150 rad/s; C. w = 175 rad/s; D. w = 180 rad/s P10. Một mômen lực có độ lớn 30Nm tác dụng vào một bánh xe có mômen quán tính đối với trục bánh xe là 2kgm2. Nếu bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ thì động năng của bánh xe ở thời điểm t = 10s là: A. Eđ = 18,3 kJ; B. Eđ = 20,2 kJ; C. Eđ = 22,5 kJ; D. Eđ = 24,6 kJ Bài 5 : bài tập về động lực học vật rắn P1. Một bánh xe đạp chịu tác dụng của momen lực M1 không đổi là 20N.m. Trong 10s đầu, tốc độ của bánh xe tăng từ 0 rad/s đến 15rad/s. Sau đó momen M1 ngừng tác dụng, bánh xe quay chậm dần và dừng hẳn sau 30s. Cho biết momen lực ma sát có giá trị không đổi trong suốt thời gian bánh xe quay và bằng 0,25M1. a) Gia tốc góc của bánh xe trong các gia đoạn quay nhanh dần và chậm dần. b) Tính momen quán tính của bánh xe với trục. c) Tính động năng quay của bánh xe ở giai đoạn quay chậm dần. P2. Một đĩa tròn đồng chất khối lượng m = 1kg, bán kính R = 20cm đang quay đều quanh trục vuông góc với mặt đĩa và qua tâm của đĩa với tốc độ góc w = 10rad/s. Tác dụng lên đĩa một momen hãm. Đĩa quay chậm dần và sau khoảng thời gian Dt = 2s thì dừng lại. Tính momen hãm đó. P3. Hai vật A và B có cùng khối lượng m = 1kg, được liên kết với nhau bằng dây nối nhẹ, không dãn, vắt qua ròng rọc không ma sát, có bán kính R = 10cm và momen quán tính I = 0,05kg.m2 (hình vẽ). Biết dây không trượt trên ròng rọc nhưng không biết giữa vật và bàn có ma sát hay không. Khi hệ vật được thả tự do, người ta thấy sau 10s, ròng rọc quay quanh trục của nó được 2 vòng và gia tốc của các khối A và B không đổi. Cho g = 10m/s2. a) Tính gia tốc góc của ròng rọc. b) Tính gia tốc của hai vật. c) Tính lực căng của dây ở hai bên ròng rọc. P4. Một bánh xe có đường kính 4m quay với gia tốc góc không đổi 4 rad/s2, t0 = 0 là lúc bánh xe bắt đầu quay. Tại thời điểm t = 2s vận tốc góc của bánh xe là A. 4 rad/s. B. 8 rad/s; C. 9,6 rad/s; D. 16 rad/s P5. Một bánh xe có đường kính 4m quay với gia tốc góc không đổi 4 rad/s2, t0 = 0 là lúc bánh xe bắt đầu quay. Gia tốc hướng tâm của một điểm P trên vành bánh xe ở thời điểm t = 2s là A. 16 m/s2; B. 32 m/s2; C. 64 m/s2; D. 128 m/s2 P6. Một bánh xe có đường kính 4m quay với gia tốc góc không đổi 4 rad/s2, t0 = 0 là lúc bánh xe bắt đầu quay. Vận tốc dài của một điểm P trên vành bánh xe ở thời điểm t = 2s là A. 16 m/s; B. 18 m/s; C. 20 m/s; D. 24 m/s P7. Một đĩa mỏng, phẳng, đồng chất có thể quay được xung quanh một trục đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng đĩa. Tác dụng vào đĩa một mômen lực 960Nm không đổi, đĩa chuyển động quay quanh trục với gia tốc góc 3rad/s2. Mômen quán tính của đĩa đối với trục quay đó là A. I = 160 kgm2; B. I = 180 kgm2; C. I = 240 kgm2; D. I = 320 kgm2 P8. Một đĩa mỏng, phẳng, đồng chất có bán kính 2m có thể quay được xung quanh một trục đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng đĩa. Tác dụng vào đĩa một mômen lực 960Nm không đổi, đĩa chuyển động quay quanh trục với gia tốc góc 3rad/s2. Khối lượng của đĩa là A. m = 960 kg; B. m = 240 kg; C. m = 160 kg; D. m = 80 kg P9. Một ròng rọc có bán kính 10cm, có mômen quán tính đối với trục là I =10-2 kgm2. Ban đầu ròng rọc đang đứng yên, tác dụng vào ròng rọc một lực không đổi F = 2N tiếp tuyến với vành ngoài của nó. Gia tốc góc của ròng rọc là A. 14 rad/s2; B. 20 rad/s2; C. 28 rad/s2; D. 35 rad/s2 P10. Một đĩa đặc có bán kính 0,25m, đĩa có thể quay xung quanh trục đối xứng đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng đĩa. Đĩa chịu tác dụng của một mômen lực không đổi M = 3Nm. Sau 2s kể từ lúc đĩa bắt đầu quay tốc độ góc của đĩa là 24 rad/s. Mômen quán tính của đĩa là A. I = 3,60 kgm2; B. I = 0,25 kgm2; C. I = 7,50 kgm2; D. I = 1,85 kgm2 P11. Một đĩa đặc có bán kính 0,25m, đĩa có thể quay xung quanh trục đối xứng đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng đĩa. Đĩa chịu tác dụng của một mômen lực không đổi M= 3Nm. Mômen động lượng của đĩa tại thời điểm t = 2s kể từ khi đĩa bắt đầu quay là A. 2 kgm2/s; B. 4 kgm2/s; C. 6 kgm2/s; D. 7 kgm2/s P12. Một mômen lực có độ lớn 30Nm tác dụng vào một bánh xe có mômen quán tính đối với trục bánh xe là 2kgm2. Nếu bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ thì tốc độ góc mà bánh xe đạt được sau 10s là A. w = 120 rad/s; B. w = 150 rad/s; C. w = 175 rad/s; D. w = 180 rad/s. P13. Trên mặt phẳng nghiêng góc a so với phương ngang, thả vật 1 hình trụ khối lượng m bán kính R lăn không trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng xuống chân mặt phẳng nghiêng. Vật 2 khối lượng bằng khối lượng vật 1, được được thả trượt không ma sát xuống chân mặt phẳng nghiêng. Biết rằng tốc độ ban đầu của hai vật đều bằng không. Tốc độ khối tâm của chúng ở chân mặt phẳng nghiêng có A. v1 > v2; B. v1 = v2 ; C. v1 < v2; D. Chưa đủ điều kiện kết luận. Chương II - dao động Cơ Bài 6 - dao động điều hoà P1. Vật tốc của chất điểm dao động điều hoà có độ lớn cực đai khi nào? A) Khi li độ có độ lớn cực đại. B) Khi li độ bằng không. C) Khi pha cực đại; D) Khi gia tốc có độ lớn cực đại. P2. Gia tốc của chất điểm dao động điều hoà bằng không khi nào? A) Khi li độ lớn cực đại. B) Khi vận tốc cực đại. C) Khi li độ cực tiểu; D) Khi vận tốc bằng không. P3. Trong dao động điều hoà, vận tốc biến đổi như thế nào? A) Cùng pha với li độ. B) Ngược pha với li độ; C) Sớm pha so với li độ; D) Trễ pha so với li độ P4. Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi như thế nào? A) Cùng pha với li độ. B) Ngược pha với li độ; C) Sớm pha so với li độ; D) Trễ pha so với li độ P5. Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi: A) Cùng pha với vận tốc . B) Ngược pha với vận tốc ; C) Sớm pha p/2 so với vận tốc ; D) Trễ pha p/2 so với vận tốc. P6. Chọn câu Đúng: dao động cơ học điều hoà đổi chiều khi: A. lực tác dụng đổi chiều. B. Lực tác dụng bằng không. C. lực tác dụng có độ lớn cực đại. D. Lực tác dụng có độ lớn cực tiểu. Bài 7 - con lắc đơn. Con lắc vật lí P1. Chọn câu Đúng. Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc A. khối lượng của con lắc. B. Trọng lượng của con lắc. C. tỉ số của trọng lượng và khối lượng của con lắc. D. Khối lượng riêng của con lắc. P2. Chu kỳ của con lắc vật lí được xác định bằng công thức nào dưới đây? A. . B. . C. . D. P3. Con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng m treo vào sợi dây l tại nơi có gia tốc trọng trường g, dao động điều hoà với chu kỳ T phụ thuộc vào A. l và g. B. m và l. C. m và g. D. m, l và g. P4. Con lắc đơn chiều dài l dao động điều hoà với chu kỳ A. ; B. ; C. ; D. P5. Con lắc đơn dao động điều hoà, khi tăng chiều dài của con lắc lên 4 lần thì tần số dao động của con lắc: A. tăng lên 2 lần. B. giảm đi 2 lần. C. tăng lên 4 lần. D. giảm đi 4 lần. P6. Trong dao động điều hoà của con lắc đơn, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Lực kéo về phụ thuộc vào chiều dài của con lắc. B. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng. C. Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật. D. Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật. P7. Con lắc đơn dao động điều hoà với chu kỳ 1s tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8m/s2, chiều dài của con lắc là A. l = 24,8m. B. l = 24,8cm. C. l= 1,56m. D. l= 2,45m. P8. Con lắc đơn dao động điều hoà tại nơi có gia tốc trọng trường 9,81m/s2, với chu kỳ T = 2s. Chiều dài của con lắc là A. l = 3,120m. B. l = 96,60cm. C. l= 0,993m. D. l= 0,040m. Bài 8 - năng lượng trong dao động điều hoà P1. Chọn câu Đúng. Động năng của dao động điều hoà biến đổi theo thời gian: A. theo một hàm dạng sin. B. Tuấn hoàn với chu kỳ T. C. Tuần hoàn với chu kỳ T/2. D. Không đổi. P2. Một vật có khối lượng 750g dao động điều hoà với biên độ 4cm và chu kỳ T = 2s. Năng lượng của vật là bao nhiêu? A. 0.6J. B. 0.06J. C. 0.006J. D. 6J. P3. Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hoà là không đúng? A. Động năng và thế năng biến đổi điều hoà cùng chu kỳ. B. Động năng biến đổi điều hoà cùng chu kỳ với vận tốc. C. Thế năng biến đổi điều hoà với tần số gấp 2 lần tần số của li độ. D. Tổng động năng và thế năng không phụ thuộc vào thời gian. P4. Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hoà là không đúng? A. Động năng đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua VTCB. B. Động năng đạt giá trị cực tiểu khi vật ở một trong hai vị trí biên. C. Thế năng đạt giá trị cực đại khi vận tốc của vật đạt giá trị cực tiểu. D. Thế năng đạt giá trị cực tiểu khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu. P5. Phát nào biểu sau đây là không đúng? A. Công thứccho thấy cơ năng bằng thế năng khi vật có li độ cực đại. B. Công thứccho thấy cơ năng bằng động năng khi vật qua VTCB. C. Công thứccho thấy cơ năng không thay đổi theo thời gian. D. Công thứccho thấy thế năng không thay đổi theo thời gian. P6. Động năng của dao động điều hoà A. biến đổi theo thời gian dưới dạng hàm số sin. B. biến đổi tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ T/2. C. biến đổi tuần hoàn với chu kỳ T. D. không biến đổi theo thời gian. P7. Một vật khối lượng 750g dao động điều hoà với biên độ 4cm, chu kỳ 2s, (lấy p2 = 10). Năng lượng dao động của vật là A. E = 60kJ. B. E = 60J. C. E = 6mJ. D. E = 6J. P8. Phát biểu nào sau đây với con lắc đơn dao động điều hoà là không đúng? A. Động năng tỉ lệ với bình phương tốc độ góc của vật. B. Thế năng tỉ lệ với bình phương tốc độ góc của vật. C. Thế năng tỉ lệ với bình phương li độ góc của vật. D. Cơ năng không đổi theo thời gian và tỉ lệ với bình phương biên độ góc. P9. Phát biểu nào sau đây về sự so sánh li độ, vận tốc và gia tốc là đúng? Trong dao động điều hoà, li độ, vận tốc và gia tốc là ba đại lượng biến đổi điều hoà theo thời gian và có A. cùng biên độ. B. cùng pha. C. cùng tần số góc. D. cùng pha ban đầu. P10. Phát biểu nào sau đây về mối quan hệ giữa li độ, vận tốc, gia tốc là đúng? A. Trong dao động điều hoà vận tốc và li độ luôn cùng chiều. B. Trong dao động điều hoà vận tốc và gia tốc luôn ngược chiều. C. Trong dao động điều hoà gia tốc và li độ luôn ngược chiều. D. Trong dao động điều hoà gia tốc và li độ luôn cùng chiều. Bài 9 - bài tập về dao động điều