Dư luận xã hội là một thuật ngữ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến. Tuy nhiên, trong lịch sử cũng như hiện tại thì khái niệm về dư luận xã hội vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, và nhìn chung, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra một khái niệm thống nhất về dư luận xã hội.
11 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 8256 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bàn luận về dư luận xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dư luận xã hội là một thuật ngữ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến. Tuy nhiên, trong lịch sử cũng như hiện tại thì khái niệm về dư luận xã hội vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, và nhìn chung, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra một khái niệm thống nhất về dư luận xã hội. Có nhiều ý kiến cho rằng, thuật ngữ “dư luận xã hội” đã được Jonsonbenri (thế kỷ XII) – một nhà hoạt động xã hội người Anh sử dụng đầu tiên (public opinon). Các nhà nghiên cứu về dư luận xã hội luôn bắt đầu công việc nghiên cứu của mình bằng những câu hỏi: dư luận xã hội thực chất là gì? Công chúng có số lượng bao nhiêu thì được coi là một dư luận xã hội? Bản chất của dư luận xã hội? Tính chất cơ bản của dư luận xã hội?... Trong khuôn khổ bài tập lớn học kỳ bộ môn Xã hội học đại cương, tôi xin phân tích các tính chất cơ bản của dư luận xã hội đồng thời đưa ra ví dụ cụ thể để minh hoạ cho từng tính chất của dư luận xã hội. Và tác dụng của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, quan điểm có tính chất phán xét đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.
Dư luận xã hội là một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội. Dư luận xã hội đã tồn tại từ lâu đời cùng với xã hội loài người, được xem là có trước cả pháp luật, có tác dụng là phương tiện giáo dục, định hướng và điều chỉnh hành vi. Khi nói tới dư luận xã hội, người ta thường liên tưởng tới những đánh giá của cộng đồng đối với những sự kiện xã hội nhất định. Dư luận xã hội được xem như là sự phản ánh của tồn tại xã hội, và như thế nó là một dạng biểu hiện của ý thức xã hội, khi sự phản ánh này thể hiện ở một mức độ nào đó, tích cực hay tiêu cực, cũng đồng thời thể hiện rằng, tồn tại xã hội đang có những vấn đề cụ thể. Sự hình thành của dư luận xã hội theo nhiều cách, bằng nhiều con đuồng đã khiến dư luận xã hội trở thành một thực thể trung gian mang thông tin có ý nghĩa đối với sự tồn tại của cộng đồng và ảnh hưởng rất lớn đối với các cá nhân và các nhóm trong xã hội.
Cần chú ý phân biệt để tránh sự nhầm lẫn giữa dư luận xã hội với tin đồn. Cũng giống dư luận xã hội, tin đồn là một hiện tượng tâm lý xã hội, nhưng nó không phải là sản phẩm của tư duy phán xét của cá nhân mang nó. Tin đồn vốn chỉ là tin tức về một sự việc, sự kiện hay hiện tượng có thật hoặc không có thật trên thực tế, nó chưa được kiếm chứng về tính đúng đắn. Ngược lại, dư luận xã hội là một hiện tượng tâm lý, là sản phẩm của tư duy phán xét của cá nhân mang nó. Dư luận xã hội thể hiện quan điểm thái độ của cá nhân mang nó trước các sự kiện, hiện tượng vấn đề mà cá nhân đó quan tâm.
II. CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI
Trên phương diện là đối tượng nghiên cứu của Xã hội học, các nhà nghiên cứu chỉ ra dư luận xã hội có những tính chất cơ bản sau đây: tính khuynh hướng, tính lợi ích, tính lan truyền, tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi, tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế của dư luận xã hội.
1. Tính khuynh hướng
Thái độ của dư luận xã hội với mỗi sự kiện nhất định có thể khái quát theo các khuynh hướng nhất định: tán thành, phản đối, lưỡng lự. Cũng có thể phân chia dư luận xã hội theo các khuynh hướng, như tích cực, tiêu cực; tiến bộ, lạc hậu…
Tính khuynh hướng cũng biểu thị ở sự thống nhất và xung đột của dư luận xã hội. Xét theo các mức độ tán thành hoặc phản đối được nêu ở trên, nếu đồ thị phân bố dư luận xã hội theo hình chữ U thì biểu thị sự xung đột; còn nếu theo hình chữ J thì biểu thị sự thống nhất.
Rất phản đối Lưỡng Tán thành Rất
Phản đối lự tán thành
Biểu đồ phân bố hình chữ U
Biểu đồ dư luận xã hội có dạng phân bố hình chữ U khi trong xã hội hai loại quan điểm mâu thuẫn, đối lập nhau về 1 sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội nào đó đều có tỷ lệ số người ủng hộ cao.
Ví dụ, về việc quyết định sát nhập Hà Tây vào Hà Nội (cũ) vào năm 2008 đã gây xôn xao dư luận trong một thời gian dài. Rất nhiều người tán thành với đề xuất này của Bộ xây dựng bởi họ cho rằng Hà Nội (cũ) có diện tích quá hẹp, việc mở rộng Hà Nội sẽ tạo được không gian phía tây thủ đô có môi trường cảnh quan đẹp, rộng rãi, điều kiện địa hình, địa chất phù hợp cho việc phát triển các dự án tầm cỡ quốc gia, quốc tế như: Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Khu Đại học Quốc gia, Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, các khu đô thị mới... Đặc biệt, tại đây có thể lựa chọn để phát triển Trung tâm Chính trị - Hành chính quốc gia mới. Tuy nhiên dư luận cũng xuất hiện những ý kiến trái chiều với tỷ lệ cao tương đương với ý kiến tán thành, họ là những người dân Hà Tây không muốn mất đi cái tên của nơi chôn rau cắt rốn, không muốn mất đi một Hà Tây quê lụa vốn để lại bao nhiêu xúc cảm cho người dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế; và họ là những người không tin tưởng vào việc mở rộng địa giới Hà Nội sẽ làm Hà Tây có một bước phát triển vượt bậc để trở thành hạt nhân kinh tế, trở thành thành phố vệ tinh của Hà Nội trung tâm.
Rất Phản Lưỡng Tán Rất
Phản đối đối lự thành tán thành
Biểu đồ phân bố hình chữ J
Biểu đồ có dạng phân bố hình chữ J, chỉ một loại quan điểm có tỷ lệ số người ủng hộ cao mà thôi.
Ví dụ cho biểu đồ phân bố hình chữ J đó là dư luận về tệ nạn tham nhũng. Tham nhũng quả là một vấn nạn của xã hội, dư luận xã hội kịch liệt phê phán và phản đối. Tham nhũng gây ảnh hưởng xấu tới đời sống xã hội cũng như sẽ làm suy đồi đạo đức của con người (trường hợp quan điểm rất phản đối chiếm tỷ lệ cao). Một ví dụ nữa cho biểu đồ phân bố hình chữ J, thời gian gần đây việc những trung tâm, cơ sở nuôi giữ động vật quý hiếm (gấu, hổ,…) để lấy cao, mật, … đã bị phanh phui. Không có nhiều luồn dư luận trái chiều về vấn đề này. Dư luận kịch liệt phản đối việc nuôi giữ động vật quý hiếm như vậy. Bởi điều đó chính là nguyên nhân làm cho động vật quý hiếm trong tự nhiên ngày càng giảm đi và có nguy cơ dẫn tới tuyệt chủng. Việc đưa động vật quý hiếm trở về với tự nhiên hay được nuôi trong những khu nuôi giữ thú đặc biệt, đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển của những động vật này được dư luận rất tán thành.
2. Tính lợi ích
Để trở thành đối tượng của dư luận xã hội, các sự kiện hiện tượng xã hội đang diễn ra phải được xem xét từ góc độ mối quan hệ mật thiết đến lợi ích của các nhóm khác nhau trong xã hội.
Lợi ích vật chất được nhận thức rõ nét khi các hiện tượng diễn ra trong xã hội có liên quan chặt chẽ đến các hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của đông đảo người dân. Chẳng hạn như về vấn đề tăng giá xăng. Trong 5 tháng từ tháng 10/2009 tới tháng 2/2010, giá xăng tăng 4 lần và giảm 1 lần
Bảng diễn biến giá xăng dầu từ 24/10/2009 – 21/2/2010
Việc giá xăng trong nước tăng nhanh hơn giá xăng thế giới cũng là một vấn đề gây một luồng dư luận phản đối.
Lợi ích tinh thần được đề cập đến khi các vấn đề đang diễn ra đụng chạm đến hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội, các phong tục tập quán, khuôn mẫu hành vi ứng xử văn hoá của cộng đồng xã hội hoặc của cả một dân tộc. Lấy ví dụ như cuộc chiến tranh Iraq của Mỹ cùng quân đội đồng minh vào năm 2003 đã gây dư luận phản đối mạnh mẽ không chỉ ở Iraq mà còn trên phạm vi toàn thế giới. Người dân Iraq nói riêng cũng như người dân trên toàn thế giới nói chung đến thời điểm hiện tại đều có thể khẳng định rằng Iraq không hề sản xuất vũ khí hạn nhân như lời Mỹ tuyên bố gần 7 năm về trước. Và những người dân thường Iraq đã chết trong cuộc chiến này lên tới gần 100.000 người cùng với những lính Mỹ và đồng minh. Cộng đồng đều nhận ra sự phi nghĩa của cuộc chiến tranh, chính nó làm ảnh hưởng tới nền hoà bình của thế giới.
Trong bản thân mình thì lợi ích mới chỉ là điều kiện để thúc đẩy việc tạo ra dư luận xã hội. Điều kiện đủ ở đây chính là sự nhận thức của các nhóm xã hội về lợi ích của chính mình và mối quan hệ giữa chúng với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội đang diễn ra.
3. Tính lan truyền
Dư luận xã hội được coi như một biểu hiện của hành vi tập thể, một hiện tượng được cá nhà xã hội học rất quan tâm. Cơ sở của bất kỳ một hành vi tập thể nào cũng là hiệu ứng phản xạ quay vòng, trong đó khởi điểm từ một cá nhân hay nhóm nhỏ sẽ gây nên chuỗi các kích thích của các cá nhân khác, nhóm khác. Để duy trì được chuỗi kích thích này luôn cần có các nhân tố ttác động lên cơ chế hoạt động tâm lý của cá nhân và nhóm. Đối với dư luận xã hội, các nhân tố tác động đó có thể được coi là các thông tin bằng các hình ảnh, âm thanh sôgns động trực tiếp cso tính thời sự. Dưới tác động của các luồng thông tin này, các nhóm công chúng khác nhau sẽ cùng được lôi cuốn vào quá trình bày tỏ sự quan tâm của mình thông qua các hoạt động trao đổi, bàn bạc, tìm kiếm thông tin, cùng chia sẻ trạng thái tâm lý của mình với người xung quanh. Chúng ta có thể theo dõi và ghi nhận được ảnh hưởng của các luồng thông tin đến các hành động quan tâm của công chúng. Khi đó, sự hình thành mạnh mẽ và lan truyền nhanh chóng của dư luận xã hội được thể hiện rất rõ nét.
4. Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi
Dư luận xã hội vừa có tính bền vững tương đối lại vừa có tính dễ biến đổi. Có những dư luận xã hội chỉ qua một đêm là thay đổi, nhưng cũng có những dư luận xã hội qua hàng thập niên vẫn không thay đổi. Tính bền vững của dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với những sự kiện, hiện tượng hay các quá trình quen thuộc, dư luận xã hội thường rất bền vững.
Tính biến đổi của dư luận xã hội thường được xem xét trên hai phương diện:
- Biến đổi theo không gian và môi trường văn hoá: sự phán xét đánh giá của dư luận xã hội về bất kỳ sự kiện, hiện tượng, hay quá trình xã hội nào cũng phụ thuộc vào hệ thống giá trị, chuẩn mực đang tồn tại trong nền văn hoá của cộng đồng người. Cùng một sự việc, sự kiện xảy ra, dư luận xã hội của các cộng đồng người khác nhau lại thể hiện sự phán xét khác nhau. Lấy ví dụ như vấn đề mại dâm, ở Việt nam cũng như nhiều nước trên thế giới thì đây được coi là một tệ nạn đáng lên án. Nhưng ở một số nước, cả ở phương Đông (Nhật Bản) và phương Tây (Hà Lan, Đức,…) thì không hề bị dư luận xã hội lên án hay phán xét. Ở những nước này, hành vi mại dâm không phải là một hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, làm suy đồi chuẩn mực đạo đức mà đây còn được coi là một nghề kiếm tiền bằng lao động chân chính được khám sức khoẻ định kì và được hưởng một số phúc lợi xã hội.
- Biến đổi theo thời gian: cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều giá trị, chuẩn mực văn hoá, phong tục tập quán biến đổi ngay trong cùng một nền văn hoá – xã hội, dẫn tới sự thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá của dư luận xã hội. Ví dụ như vấn đề về giới tính thứ ba. Trước đây, ở Việt Nam những người mang giới tính thứ ba thì không được công nhận. Người ta không công nhận giới tính nào khác ngoài nam và nữ. Những người này bị dư luận xã hội lên án và kỳ thị. Tuy nhiên, theo thời gian thì dư luận Việt Nam cũng dần dần công nhận giới tính thứ ba và tôn trọng những người mang giới tính thứ ba. Bởi họ cũng là những con người, những con người bình thường như bao con người bình thường khác, và họ chỉ có một điểm khác biệt duy nhất đó là họ không mang giới tính nam hay nữ.
Phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể, dư luận xã hội còn biến đổi theo đối tượng của các phán xét, đánh giá khi công chúng phát hiện thêm các mối liên quan giữa đối tượng an đầu với các sự kiện, hiện tượng, quá trình diễn ra kèm theo nó. Mặt khác, xuất phát từ các phán xét đánh giá bằng lời, tính tự phát hoặc có tổ chức để thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối của mình.
Dư luận xã hội về những vấn đề của đời sống xã hội có thể ở trạng thái tiềm ẩn, không bộc lộ bằng lời (dư luận của đa số im lặng). Trong những xã hội thiếu dân chủ, dư luận xã hội đích thực thường tồn tại dưới dạng tiềm ẩn. Trong xã hội cũng thường có dư luận xã hội tiềm ẩn về những sự việc, sự kiện sắp tới, chưa xảy ra hiện thời chưa cấp bách.
5. Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế của dư luận xã hội
Sự phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội có thể đúng, có thể sai. Dù có đúng đến mấy thì dư luận xã hội vẫn có những hạn chế, không nên tuyệt đối hoá khả năng nhận thức của dư luận xã hội. Dù có sai đến mấy, trong dư luận xã hội cũng có những hạt nhân hợp lý, không thể coi thường được. Chân lý của dư luận xã hội không phụ thuộc vào tính chất phổ biến của nó. Không phải lúc nào dư luận của đa số cũng đúng hơn dư luận của thiếu số. Cái mới, lúc đầu thường chỉ có một số người nhận thấy do đó dễ bị đa số pảhn đối. Đối với những vấn đề trừu tuộng, phức tạp, dư luận của giới trí thức, của những người có trình độ học vấn cao thường chín chắn hơn so với những người có trnfh độ học vấn thấp.
III. TÁC ĐỘNG CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐẾN PHÁP LUẬT
Dư luận xã hội có sự tác động rất lớn tới mọi mặt của đời sống, trong đó có pháp luật. Trong lĩnh vực này, dư luận xã hội thể hiện tính hai mặt: một mặt, dư luận xã hội khuyến khích, cổ vũ những hành vi pháp luật phù hợp với lợi ích chung, biểu dương những tấm gương “người tốt, việc tốt” trong việc thực hiện pháp luật nhưng mặt khác, nó phê phán và lên án mạnh mẽ những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật.
Dư luận xã hội giúp định hướng con người ta phải làm những gì, điều gì có thể, điều gì bị ngăn cấm trong các hành vi xã hội của họ theo đúng các nguyên tắc, quy dịnh của pháp luật; là phương tiện hữu hiệp góp phần ngăn chặn và phòng ngừa các hành vi tiêu cực, phạm pháp, phạm tội. Trong nhiều trường hợp, dư luận xã hội là tai mắt của nhân dân, giúp chính quyền phát hiện các vụ việc tiêu cực trong xã hội (ví dụ). Tác động của dư luận xã hội đến pháp luật thể hiện trên các phương diện:
- Dư luận xã hội giữ vai trò là phương tiện kiểm tra xã hội. Dư luận xã hội ủng hộ và phổ biến những hành vi cư xử đúng đắn, tạo ra chuẩn mực xã hội, góp phần định hướng để hình thành những hành vi ứng xử hợp pháp, hợp đạo đức. Dưới áp lực của dư luận xã hội, mỗi con người phải luôn xem xét, suy nghĩa, kiểm định trước một hành vi nào đó. Luôn phải đặt ra những câu hỏi: Hành vi đó đúng hay sai? Nó có phù hợp với các huẩn mực pháp luật hiện hành hay không? Nếu thực hiện thì dư luận xã hội sẽ ủng hộ hay phản đối.
- Dư luận xã hội phê phán, lên án mạnh mẽ các hiện tượng tiêu cực, những suy đồi của hành vi vi phạm pháp luật và đòi hỏi cần phải trừng phạt nghiêm khắc những người có hành vi vi phạm pháp luật. bất cứ khi nào, dư luận xã hội đều có thể tố các những hiện tượng tiêu cực tồn tại trong xã hội. Sự phê phán, lên án của dư luận xã hội có tác dụng cảnh báo, thức tỉnh đối với những con người có hành vi vi phạm pháp luật.
- Dư luận xã hội cũng đưa ra những lời khuyến cáo, lời khuyên đối với mỗi con người trong mộtt rường hợp cụ thể nhất định. Đặc biệt là các cơ quan cầm quyền, trong quá trình tiếp nhận, thụ lý và giải quyết các vụ việc phức tạp, khó khăn, nếu biết lăng nghe dư luận xã hội một cách nghiêm túc và phân tích nó một cách khoa học thì họ có thể nhận được những lời khuyên sáng suốt từ dư luận của quần chúng nhân dân.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Dư luận xã hội là một hiện tượng đặc biệt thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội. Trong bất kỳ một xã hội nào, dư luận xã hội cũng đều có những ảnh hưởng nhất định. Đặc biệt là đối với lĩnh vực pháp luật. Tìm hiểu về dư luận xã hội, tính chất cơ bản của dư luận xã hội làm ta thấy rõ tầm quan trọng của dư luận xã hội đối với đời sống xã hội cũng như thấy được tầm ảnh hưởng của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tập bài giảng Xã hội học – Trường Đại học Luật Hà Nội
Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật – Ts. Ngọ Văn Nhân – Tạp chí Triết học
Phát huy vai trò của dư luận xã hội đối với công tác phòng, chống các hành vi tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở nước ta hiện nay – Ts. Ngọ Văn Nhân – Tạp chí luật học số 8/2007
Dư luận xã hội – Ts. Bùi Hoàng Sơn