Đề tài Chất lượng tín dụng tại ngân hàng cổ phần Đông Á

Suy thoái kinh tế thế giới năm 2009 đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta, ngành tài chính ngân hàng cũng không nằm ngoài tác động đó. Trong xu hướng tự do hóa, toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng, tuy khủng hoảng kinh tế đã qua nhưng những hậu quả mà nó để lại đã tạo ra những thách thức lớn cho các ngân hàng trong nước. Vì vậy, hoạt động kinh doanh trở nên phức tạp hơn và áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng lớn hơn và cùng với nó, mức độ rủi ro cũng tăng lên. Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu, đồng thời cũng là nghiệp vụ có nguy cơ rủi ro cao nhất của ngân hàng

doc34 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chất lượng tín dụng tại ngân hàng cổ phần Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..........................................................................................4 Sự cần thiết của đề tài……………………………………………………………...4 Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………………….5 Mục tiêu chung……………………………………………………………………5 Mục tiêu cụ thể……………………………………………………………………5 Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………..5 Phạm vi không gian………………………………………………………………5 Phạm vi thời gian…………………………………………………………………5 Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………5 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………..5 Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………..5 Phương pháp phân tích số liệu…………………………………………………6 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN……………………………………………...7 2.1 Khái niệm tín dụng và một số khái niệm về hoạt động tín dụng…………………..7 2.1.1 Khái niệm tín dụng……………………………………………………………….7 2.1.2 Các khái niệm về hoạt động tín dụng………………………………………….7 2.2 Chất lượng tín dụng………………………………………………………………..7 2.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng………………………………………………….8 2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng…………………………………….8 CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NHTM CỔ PHẦN ĐÔNG Á……………………10 3.1 Quá trình hình thành và phát triển………………………………………………..10 3.2 Tầm nhìn và sứ mệnh……………………………………………………………..11 3.2.1 Tầm nhìn………………………………………………………………………….12 3.2.2 Sứ mệnh…………………………………………………………………………..12 3.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng……………………………………………………12 3.4 Mạng lưới hoạt động và các công ty thành viên………………………………….13 3.4.1 Mạng lưới hoạt động……………………………………………………………13 3.4.2 Công ty thành viên………………………………………………………………13 3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á qua 3 năm từ 2007 – 2009………………………………………………………………13 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á TỪ 2007 – 2009……………………………17 4.1 Tình hình hoạt động của ngân hàng qua 3 năm 2007 – 2009…………………….17 4.1.1 Khái quát hoạt động tín dụng của ngân hàng trong 3 năm qua…………..17 4.1.2 Phân tích hoạt động tín dụng………………………………………………….19 4.2 Đánh giá chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu………………………….….25 4.2.1 Tỷ lệ Nợ xấu/ Tổng dư nợ………………………………………………………26 4.2.2 Hiệu suất sử dụng vốn………………………………………………………….27 4.2.3 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng………………………………………………...27 4.2.4 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng……………………………………………...28 4.2.5 Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng…………………………………….28 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á………………………………….…..30 5.1 Những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng…………….30 5.1.1 Hạn chế…………………………………………………………………………..30 5.1.2 Nguyên nhân……………………………………………………………………..30 5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng tín dụng của ngân hàng Đông Á……….31 5.2.1 Giải pháp tăng trưởng tín dụng……………………………………………….31 5.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng………………….32 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN…………………………………………………………...33 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………......34 PHỤ LỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đông Á qua 3 năm từ 2007 – 2009…………………………………………………………………………………...14 Bảng 2: Tình hình tín dụng tại ngân hàng Đông Á…………………………………...17 Bảng 3: Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay của ngân hàng Đông Á từ năm 2007 – 2009…………………………………………………………………………………...19 Bảng 4: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của ngân hàng Đông Á trong giai đoạn từ 2007 – 2009…………………………………………………………………..21 Bảng 5: Tình hình dư nợ theo nhóm nợ của ngân hàng Đông Á từ 2007 – 2009……23 Bảng 6: Tình hình dư nợ theo cơ cấu ngành kinh tế của ngân hàng trong 3 năm 2007 – 2009…………………………………………………………………………………...24 Bảng 7: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng…………………………………...25 Hình 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đông Á qua 3 năm từ 2007 – 2009…………………………………………………………………………………...15 Hình 2: Tình hình tín dụng tại ngân hàng Đông Á……………………………………18 Hình 3: Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay từ 2007 – 2009……………………...20 Hình 4: Hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng Đông Á trong giai đoạn 2007 – 2009..27 Sơ đồ tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á…………………………..12 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Suy thoái kinh tế thế giới năm 2009 đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta, ngành tài chính ngân hàng cũng không nằm ngoài tác động đó. Trong xu hướng tự do hóa, toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng, tuy khủng hoảng kinh tế đã qua nhưng những hậu quả mà nó để lại đã tạo ra những thách thức lớn cho các ngân hàng trong nước. Vì vậy, hoạt động kinh doanh trở nên phức tạp hơn và áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng lớn hơn và cùng với nó, mức độ rủi ro cũng tăng lên. Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu, đồng thời cũng là nghiệp vụ có nguy cơ rủi ro cao nhất của ngân hàng. Do vậy mối lo lắng lớn nhất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng chính là rủi ro tín dụng. Để hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất và nâng cao chất lượng tín dụng các tổ chức tín dụng phải quản trị rủi ro tín dụng. Quản trị tín dụng là hoạt động trung tâm trong các tổ chức tài chính ngân hàng bởi kiểm soát và quản lý rủi ro chặt chẽ đồng nghĩa với việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn huy động và chất lượng tín dụng càng tăng cao. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường nếu không chấp nhận rủi ro thì không thể tạo ra các cơ hội đầu tư và kinh doanh mới. Do đó quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng là một yêu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á được thành lập năm 1992 là một trong những Ngân hàng tốt nhất ở Việt Nam hiện nay với mục tiêu “trở thành Ngân hàng bán lẻ tốt nhất và hướng đến mô hình một tập đoàn tài chính đa năng, hiệu quả hàng đầu Việt Nam”, tuy nhiên rủi ro trong hoạt động tín dụng vẫn còn tồn tại và ở một mức tỷ lệ chấp nhận được. Qua phân tích sơ lược ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng tăng đều qua các năm cụ thể năm 2007 là 454 tỷ đồng thì năm 2008 đạt trên 703 tỷ đồng và đến năm 2009 mức lợi nhuận này 788 tỷ đồng, điều đó nói lên Ngân hàng đang hoạt động có hiệu quả. Năm 2007 Ngân hàng Đông Á là một trong những Ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất Việt Nam với tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Ngân hàng chỉ 0,44% đến năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể 2,54%, với nỗ lực vượt trội con số này đến năm 2009 chỉ còn 1,33% nhưng so với năm 2007 vẫn còn quá lớn. Vì vậy đề tài “Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp” được thực hiện nhằm giúp ngân hàng nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng trong tương lai. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích hiện trạng hoạt động tín dụng, đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng. Mục tiêu cụ thể Phân tích doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ của ngân hàng từ đó đưa ra nhận xét khái quát về ngân hàng. Đánh giá chất lượng tín dụng hiện nay của Ngân hàng. Đưa ra một số giải pháp nâng cao tín dụng. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi không gian Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Phạm vi thời gian Đề tài được thực hiện trong thời gian 3 tháng: từ 01/2011 đến 04/2011. Các số liệu thống kê dùng phân tích được trích từ năm 2007 đến năm 2009. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động tín dụng và chất lượng của hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á qua 3 năm 2007, 2008, 2009 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập số liệu Số liệu phục vụ cho chuyên đề được thu thập từ các tài liệu như các bảng cân đối kế toán, các báo cáo thường niên của ngân hàng qua các năm, tạp chí ngân hàng, tạp chí kinh tế, các thông tin thị trường và các tài liệu liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng Đông Á. Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp thống kê mô tả (Descriptive statistics) Là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Phương pháp so sánh So sánh số tuyệt đối Là kết quả của phép trừ giữa trị số của năm phân tích so với năm gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng và quy mô của các hiện tượng kinh tế. Số tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng vì thông qua các số tuyệt đối ta sẽ có một nhận thức cụ thể về quy mô, khối lượng thực tế của hiện tượng nghiên cứu. Số tuyệt đối chính xác là sự thật khách quan, có sức thuyết phục không ai có thể phủ nhận. Tăng (+) Giảm (-) tuyệt đối = Chỉ tiêu thực tế - Chỉ tiêu kế hoạch So sánh số tương đối Số tương đối động thái Số tương đối động thái = Mức độ kỳ nghiên cứu Mức độ kỳ gốc x 100% Số tương đối động thái thường được sử dụng rộng rãi để thể hiện biến động về mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua một thời gian nào đó. Số tương đối này được tính bằng cách so sánh hai mức độ cùng loại của hiện tượng ở hai thời kì (hay thời điểm) khác nhau và được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm. Mức độ đem ra nghiên cứu được gọi là mức độ kỳ nghiên cứu, còn mức độ được dùng làm cơ sở so sánh được gọi là mức độ kỳ gốc. Số tương đối kết cấu Số tương đối kết cấu = Mức độ của bộ phận Mức độ của tổng thể x 100% Số tương đối kết cấu phản ảnh tỷ trọng mỗi bộ phận chiếm trong tổng thể. Số tương đối này thường thể hiện bằng số phần trăm và được tính bằng cách so sánh mức độ tuyệt đối của từng bộ phận với mức độ của toàn bộ tổng thể. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHÁI NIỆM TÍN DỤNG VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Khái niệm tín dụng Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Ngày nay có 3 định nghĩa về tín dụng như sau: Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa. Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hang hóa, dịch vụ, chứng khoán…dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái - người đi vay). Mặc dù “tín dụng” có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng nội dung thống nhất của những định nghĩa này là: phản ánh một bên là người cho vay, còn bên kia là người đi vay; quan hệ giữa hai bên được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện tại. Các khái niệm về hoạt động tín dụng Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định đuợc dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Nợ xấu: là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN. Dự phòng rủi ro: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG Khái niệm chất lượng tín dụng Chất lượng tín dụng là một phạm trù phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vay của một tổ chức tín dụng. Để phản ánh về chất lượng tín dụng, có rất nhiều chỉ tiêu, nhưng nói chung người ta thường quan tâm: tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ và cơ cấu tài sản đảm bảo. Ngoài ra, để đánh giá định tính về chất lượng tín dụng, người ta còn quan tâm đến: Cơ cấu dư nợ các khoản vay ngắn - dài hạn trong tương quan cơ cấu nguồn vốn của tổ chức tín dụng, dư nợ cho vay các lĩnh vực rủi ro cao tại thời điểm đó như: bất động sản, cổ phiếu ... Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếu kém, không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viên thấp. Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng càng cao vì đằng sau những khoản tín dụng đó còn những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu. Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ. phân tích kết cấu dư nợ sẽ giúp ngân hàng biết được ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình nào để cân đối với thực lực ngân hàng. Kết cấu dư nợ khi so với kết cấu nguồn huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình nào là nhiều nhất. Tình hình nợ xấu = Nợ xấu Tổng dư nợ Tình hình nợ xấu Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này cao. Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng = Lãi từ hoạt động tín dụng Tổng thu nhập Không thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó không đem lại một khoản thu nhập cho ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi, đảm bảo được độ an toàn của nguồn vốn cho vay. Ta thấy rằng, nếu ngân hàng thương mại chỉ chú trọng vào việc giảm và duy trì 1 tỷ lệ nợ xấu thấp mà không tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng thì tỷ lệ nợ xấu thấp cũng không có ý nghĩa. Chất lượng tín dụng được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Hiệu suất sử dụng vốn Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ Tổng vốn huy động Phân tích cơ cấu cho vay trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xét đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngân hàng cũng như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chưa. Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại có thể biết được khả năng mở rộng tín dụng của mình. Từ đó, có thể quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa đảm bảo an toàn vốn cho vay, vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất có thể. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập Tổng dư nợ = Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Phản ánh tỷ lệ khoản tiền được trích lập dự phòng cho những khoản tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng = Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập Nợ xấu Khả năng bù đắp rủi ro Chỉ số này phản ánh khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng. CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Năm 1992: ngày 01/07/1992 đánh dấu sự ra đời của DongA Bank với 56 cán bộ, nhân viên làm việc tại trụ sở đầu tiên, số 60-62 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận Phú Nhuận, TP.HCM (nay là đường Nguyễn Văn Trỗi). Với vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Năm 1993: DongA Bank thành lập 3 chi nhánh: Quận 1, Hậu Giang (TP.HCM) và Hà Nội, chính thức triển khai dịch vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền nhanh và chi lương hộ. Năm 1994: vốn điều lệ DongA Bank tăng 30 tỷ đồng sau 2 năm hoạt động. Ngân hàng thành lập Chi bộ Đảng, Công đoàn, Chi Đoàn thanh niên. Năm 1995: vốn điều lệ DongA Bank tiếp tục tăng lên thành 49,6 tỷ đồng. DongA Bank trở thành đối tác duy nhất nhận vốn ủy thác từ Tổ chức Hợp tác quốc tế của Thụy Điển (SIDA), tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Năm 1998: DongA Bank là một trong hai Ngân hàng cổ phần tại Việt Nam nhận vốn tài trợ từ Quỹ Phát triển nông thôn (RDF) của Ngân hàng thế giới. Năm 2000: vốn điều lệ DongA Bank tăng lên 97,4 tỷ đồng. Tháng 9/2000, DongA Bank trở thành thành viên chính thức của Mạng thanh toán toàn cầu (SWIFT). Năm 2001: công ty thành viên của DongA Bank - Công ty Kiều hối Đông Á được thành lập. DongA Bank tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào hoạt động. Năm 2002: sau 10 năm hoạt động, vốn điều lệ của DongA Bank tăng lên gấp 10 lần - với tổng vốn là 200 tỷ đồng. DongA Bank là một trong hai ngân hàng cổ phần nhận vốn ủy thác từ Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) để tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm này, DongA Bank thành lập Trung tâm thẻ Ngân hàng Đông Á, phát hành thẻ Đông Á. Năm 2004: vốn điều lệ DongA Bank là 350 tỷ đồng. DongA Bank chính thức triển khai hệ thống ATM và dịch vụ thanh toán tiền điện tự động qua ATM. Tổng số cán bộ, nhân viên làm việc cho ngân hàng là  824 người. Năm 2005: DongA Bank thành lập hệ thống Vietnam Bankcard (VNBC) kết nối hệ thống thẻ giữa các ngân hàng, hợp tác thành công với Tập đoàn China Union Pay (Trung Quốc) và ký kết hợp đồng nguyên tắc liên kết kinh doanh tại Việt Nam và Đài Loan giữa DongA Bank – Công ty cổ phần Mai Linh – Tập đoàn Jampoo (Đài Loan). Năm 2006: cùng với mạng lưới 69 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, DongA Bank khánh thành toà nhà hội sở tại 130 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận, TP.HCM. DongA Bank trở thành ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu về tốc độ phát triển dịch vụ thẻ ATM tại Việt Nam. Ngân hàng triển khai thêm hai kênh giao dịch - Ngân hàng Đông Á Tự Động và Ngân hàng Đông Á Điện Tử và chuyển đổi thành công sang core - banking, giao dịch online toàn hệ thống. Năm 2007: kỷ niệm 15 năm thành lập, DongA Bank chính thức thay đổi logo cùng hệ thống nhận diện thương hiệu. Ngân hàng khánh thành và đưa vào sử dụng nhiều trụ sở hiện đại theo mô hình chuẩn của tòa nhà hội sở, mở rộng mạng lưới hoạt động với 107 chi nhánh, phòng giao dịch trên 40 tỉnh, thành. Thẻ ATM thế kỷ 21 của DongA Bank được chứng nhận “Kỷ lục Việt Nam” với chức năng nhận - gửi tiền trực tiếp và thu đổi ngoại tệ. Năm 2008: DongA Bank có mặt tại 50 tỉnh, thành trên cả nước với 148 điểm giao dịch và hơn 800 máy ATM. Ngày 8/8/2008, DongA Bank chính thức phát hành thẻ tín dụng, đánh dấu việc kết nối hệ thống thẻ Đông Á với hệ thống thẻ thế giới thông qua Visa. Số lượng khách hàng đạt 2,5 triệu. DongA Bank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam sở hữu máy ATM nhận tiền mặt trực tiếp hiện đại nhất với tính năng nhận 100 tờ với nhiều mệnh giá khác nhau trong một lần gửi. Vốn điều lệ tăng lên là 2880 tỷ đồng. Năm 2009: DongA Bank đã tăng vốn điều lệ lên 16.900% đạt 3.400 tỷ đồng; từ 3 phòng ban nghiệp vụ lên 37 phòng ban thuộc hội sở và các trung tâm cùng với 4 công ty thành viên và 205 chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm giao dịch 24h trên toàn quốc. Về nhân sự, từ con số khiêm tốn 56 người vào những ngày đầu thành lập đến một đội ngũ gồm hơn 4.000 người hiện nay. TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH Tầm nhìn Trở thành Ngân hàng bán lẻ tốt nhất và hướng đến mô hình một tập đoàn tài chính đa năng, hiệu quả hàng đầu Việt Nam. Sứ mệnh Chinh phục niềm tin khách hàng, đối tác và cổ đông bằng việc tiên phong cung cấp các giải pháp và dịch vụ tài chính – ngân hàng hiện đại thân thiện đáng tin cậy cho mọi người dân Việt Nam. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á MẠNG LƯỚI HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN Mạng lưới hoạt động Bên cạnh mạng lưới bao phủ rộng khắp gồm Hội sở, 1 Sở giao dịch, hơn 200 chi nhánh và PGD, DongA Bank còn mở rộng các kênh giao dịch ngân hàng tự động với hệ thống hơn 1.300 máy ATM, 800 máy POS, cùng nhiều tiện ích của ngân hàng Điện tử với các dịch vụ Internet banking, Mobile banking, phone banking, SMS banking đem đến sự thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả cho Khách hàng. Với phương thức giao dịch đa dạng, DongA Bank đem dịch vụ ngân hàng tới gần Khách hàng hơn, sẵn sàng phục vụ nhu cầu giao dịch mọi lúc, mọi nơi. Công ty thành viên Công ty Kiều hối Đông Á (DonggA Money Tranfer) Công ty Chứng khoán Đông Á (DongA Securities) Công ty Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á (DongA Capital) Công ty Thẻ thông minh Vi Na (V.N.B.C.) KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á QUA 3 NĂM TỪ 2007 - 2009 Lợi n