Đề tài Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội mà hầu hết các nước trên thế giới phải đương đầu. Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp là một hiện tượng khách quan và nó được biểu hiện như một đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường. Tác động của thất nghiệp đến sự phát triển, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia là rất lớn, nó đẩy người lao động bị thất nghiệp vào tình cảnh túng quẫn, lãng phí nguồn lực xã hội, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình trệ. Thất nghiệp gia tăng làm cho tình hình chính trị xã hội bất ổn, các tệ nạn xã hội và tội phạm gia tăng làm băng hoại các giá trị đạo đức, văn hóa của gia đình và xã hội. Thất nghiệp dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng về thu nhập kinh tế quốc dân, sự lãng phí nguồn nhân lực do tỷ lệ thất nghiệp cao đi liền với sự giảm sút thu nhập do không sản xuất. Đồng thời, thất nghiệp còn làm tăng chi tiêu của Chính phủ, của doanh nghiệp và xã hội cho các trợ cấp thất nghiệp và các chi phí có liên quan như chi phí đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, dịch vụ việc làm. Vì vậy, hạn chế thất nghiệp và đảm bảo ổn định đời sống người lao động trong trường hợp bị thất nghiệp là mục tiêu chung của các quốc gia và các tổ chức quốc tế và khu vực. Nước ta, tuy mới bước vào nền kinh tế thị trường nhưng thất nghiệp đã, đang và sẽ là vấn đề cấp thiết mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội phải tập trung giải quyết. Nhận thức được điều này, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, ngay từ rất sớm, Đảng ta đã khẳng định "Từng bước hình thành quỹ bảo trợ thất nghiệp ở thành thị, đảm bảo công ăn việc làm cho dân là mục tiêu hàng đầu, không để thất nghiệp trở thành căn bệnh kinh niên…" (Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, năm 1996). Tiếp đó, vấn đề thất nghiệp và bảo trợ thất nghiệp đã được khảng định lại trong nhiều văn kiện của Đảng và được cụ thể hoá bằng nhiều chính sách đối với vấn đề này. Đặc biệt, Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) ra đời là những văn bản pháp lý quan trọng của chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ở Việt Nam. Từ 01/01/2009, Việt Nam chính thức thực hiện BHTN. Qua gần hai năm thực hiện, chính sách BHTN đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, chính sách đó đang còn những bất cập và gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. điều đó cho thấy việc nghiên cứu, hoàn thiện chính sách BHTN ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Chính vì vậy đề tài "Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay" được nghiên cứu với mong muốn góp phần giải quyết yêu cầu thực tế về hoàn thiện chính sách BHTN ở nước ta hiện nay.

pdf119 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 3011 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay Mở đầu 1. Tính cần thiết của đề tài Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội mà hầu hết các nước trên thế giới phải đương đầu. Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp là một hiện tượng khách quan và nó được biểu hiện như một đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường. Tác động của thất nghiệp đến sự phát triển, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia là rất lớn, nó đẩy người lao động bị thất nghiệp vào tình cảnh túng quẫn, lãng phí nguồn lực xã hội, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình trệ. Thất nghiệp gia tăng làm cho tình hình chính trị xã hội bất ổn, các tệ nạn xã hội và tội phạm gia tăng làm băng hoại các giá trị đạo đức, văn hóa của gia đình và xã hội. Thất nghiệp dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng về thu nhập kinh tế quốc dân, sự lãng phí nguồn nhân lực do tỷ lệ thất nghiệp cao đi liền với sự giảm sút thu nhập do không sản xuất. Đồng thời, thất nghiệp còn làm tăng chi tiêu của Chính phủ, của doanh nghiệp và xã hội cho các trợ cấp thất nghiệp và các chi phí có liên quan như chi phí đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, dịch vụ việc làm. Vì vậy, hạn chế thất nghiệp và đảm bảo ổn định đời sống người lao động trong trường hợp bị thất nghiệp là mục tiêu chung của các quốc gia và các tổ chức quốc tế và khu vực. Nước ta, tuy mới bước vào nền kinh tế thị trường nhưng thất nghiệp đã, đang và sẽ là vấn đề cấp thiết mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội phải tập trung giải quyết. Nhận thức được điều này, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, ngay từ rất sớm, Đảng ta đã khẳng định "Từng bước hình thành quỹ bảo trợ thất nghiệp ở thành thị, đảm bảo công ăn việc làm cho dân là mục tiêu hàng đầu, không để thất nghiệp trở thành căn bệnh kinh niên…" (Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, năm 1996). Tiếp đó, vấn đề thất nghiệp và bảo trợ thất nghiệp đã được khảng định lại trong nhiều văn kiện của Đảng và được cụ thể hoá bằng nhiều chính sách đối với vấn đề này. Đặc biệt, Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) ra đời là những văn bản pháp lý quan trọng của chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ở Việt Nam. Từ 01/01/2009, Việt Nam chính thức thực hiện BHTN. Qua gần hai năm thực hiện, chính sách BHTN đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, chính sách đó đang còn những bất cập và gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. điều đó cho thấy việc nghiên cứu, hoàn thiện chính sách BHTN ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Chính vì vậy đề tài "Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay" được nghiên cứu với mong muốn góp phần giải quyết yêu cầu thực tế về hoàn thiện chính sách BHTN ở nước ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn - Tình hình nghiên cứu ngoài nước Thất nghiệp và lạm phát là hai vấn đề có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời cũng là hai vấn đề nan giải và khó giải quyết đối với chính phủ các nước. Bởi vậy, ngay sau khi ra đời ILO đã phê chuẩn công ước thất nghiệp và những vấn đề có liên quan đến thất nghiệp như phần trên đã trình bày. Có hai loại chính sách mà nhiều nước đã hoạch định và tổ chức thực hiện đó là: chính sách BHTN và chính sách BHXH (trong đó có chế độ trợ cấp thất nghiệp). Để hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách này là hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của từng nước. Tuy nhiên có một số nhà khoa học đã công bố những công trình nghiên cứu của mình liên quan đến BHTN và trợ cấp thất nghiệp, điển hình như: ở Cộng hòa Liên bang Đức có Schmid; ở Mỹ có Wernev và Wayne Nafziger; ở Anh có David và Pearce; ở Nga có V.Paplốp;... Nhìn chung những công trình nghiên cứu của các tác giả mới chỉ tập trung chủ yếu vào phản ánh thực trạng thất nghiệp, nguyên nhân và hậu quả thất nghiệp trong một giai đoạn nào đó, ở những nước và những khu vực nào đó trên thế giới. Có một số nghiên cứu đã tiếp cận với BHTN và trợ cấp thất nghiệp, song mới chỉ đưa ra những định hướng về đối tượng tham gia, mức trợ cấp và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do đây là một vấn đề kinh tế - xã hội đặc thù của từng nước, cho nên những nghiên cứu của các tác giả kể trên có chăng chỉ để tham khảo trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách BHTN ở Việt Nam. - Tình hình nghiên cứu trong nước ở Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp vấn đề thất nghiệp được coi như không tồn tại và quan niệm thất nghiệp không gắn với chủ nghĩa xã hội mà chỉ chủ nghĩa tư bản mới có thất nghiệp. Sở dĩ chúng ta quan niệm như vậy là vì xuất phát từ luận điểm: Mọi công dân đều có quyền có việc làm, có nghĩa vụ phải làm việc và Nhà nước sẽ bảo đảm đầy đủ chỗ làm việc cho người lao động. Do đó, trong thực tế cũng như trong khoa học và lý luận không đặt ra để nghiên cứu. Chỉ từ khi chúng ta chuyển đối cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1998 thì vấn đề nghiên cứu thất nghiệp và BHTN mới thực sự được đặt ra. BHTN là vấn đề mới cho nên các công trình nghiên cứu chưa nhiều mà chủ yếu là những bài viết khoa học về thất nghiệp, xây dựng chế độ BHTN, hoặc liên quan đến vấn đề này dưới góc độ lý luận và kinh nghiệm của các nước trên thế giới như: "Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường", của TS Nguyễn Văn Định và các cộng sự của bộ môn Kinh tế Bảo hiểm - Trường đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện, 2000; Cuốn sách "Bảo hiểm xã hội - những điều cần biết", do Nhà xuất bản Thống kê phát hành năm 2001; PGS.TS Nguyễn Văn Kỷ đã có một bài viết "Luật Bảo hiểm xã hội và vấn đề bảo hiểm thất nghiệp"; "Những vấn đề lý luận và thực tiễn để xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp" (thực hiện năm 1999) và "Cơ chế tạo nguồn và tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp" (thực hiện năm 2003), của Vụ Chính sách Lao động và Việc làm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; "Nghiên cứu xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo Luật Lao động sửa đổi, bổ sung", của Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (thực hiện năm 2002); "Nghiên cứu những nội dung cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp hiện đại - vấn đề lựa chọn hình thức trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam" (thực hiện năm 2004), do TS. Nguyễn Huy Ban và các cộng sự tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam; "Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam", của PGS.TS. Nguyễn Văn Định, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2008... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, bài viết nhìn chung mới chỉ đề cập tới từng khía cạnh riêng lẻ, bức xúc trong lĩnh vực việc làm, thất nghiệp và BHTN trong điều kiện nước ta chưa thực hiện chính sách BHTN. Vì thế chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu toàn diện và đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách BHTN ở Việt Nam, do đó có thể nói đề tài "Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay" là luận văn thạc sĩ đầu tiên nghiên cứu về chính sách BHTN đã được triển khai thực hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên chính sách BHTN là vấn đề khó, mới được triển khai thực hiện ở Việt Nam và là đối tượng nghiên cứu của cả khoa học pháp lý và khoa học kinh tế, cho nên trong luận văn cũng có sử dụng những tư liệu, những bài viết, những công trình nghiên cứu của các tác giả, các nhà khoa học đi trước. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích Đề tài có mục đích phân tích và làm rõ thêm một số cơ sở lý luận, thực tiễn về thất nghiệp và chính sách BHTN ở Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách BHTN ở Việt Nam trong thời gian tới. - Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên đề tài có nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa và phân tích làm rõ thêm cơ sở lý luận về thất nghiệp và chính sách BHTN. - Phân tích thực trạng thất nghiệp và chính sách BHTN ở Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách BHTN của Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách BHTN. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Chính sách BHTN ở đây bao gồm hỗ trợ về tài chính khi mất việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề và cung cấp thông tin tìm kiếm việc làm mới. Chính sách này áp dụng đối với những người lao động làm công ăn lương, có tham gia vào quan hệ lao động, có giao kết hợp đồng lao động và người thất nghiệp ở đây là người Việt Nam. Về không gian: trên phạm vi toàn quốc. Về thời gian: đề tài nghiên cứu chính sách BHTN ở Việt Nam (chính sách hỗ trợ người thất nghiệp trước năm 2009) từ sau khi Luật Lao động được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực từ năm 2002 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết đề tài, phép biện chứng duy vật của triết học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được sử dụng với tư cách là phương pháp luận cho việc nghiên cứu. Ngoài ra, những phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, xã hội phù hợp với từng vấn đề của đề tài cũng được vận dụng như: tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, đối chiếu, diễn giải, quy nạp... 6. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa lý luận về thất nghiệp, BHTN và chính sách BHTN. - Làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, xây dựng chính sách BHTN và nghiên cứu về BHTN. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1 Những Vấn Đề Lý Luận CHUNG Về Chính Sách bảo hiểm thất nghiệp 1.1. Khái Quát Về Thất Nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp 1.1.1. Khái niệm, phân loại, nguyên nhân và ảnh hưởng của thất nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm thất nghiệp Lao động được hình thành và phát triển cùng với xã hội loài người. Lao động luôn được coi là nhu cầu cơ bản nhất, chính đáng nhất của con người đồng thời cũng là nghĩa vụ cao cả của mọi công dân. Như vậy, mỗi người chúng ta muốn sống, tồn tại thì đều phải lao động hay nói cách khác là phải có việc làm. Tuy nhiên, ở mọi xã hội, không phải lúc nào nhu cầu làm việc của các cá nhân đều được đáp ứng được đầy đủ. Trong xã hội luôn có một bộ phận người không có việc làm, bị mất việc làm, thiếu việc làm. Tuy nhiên, tất cả những người đó có được coi là thất nghiệp hay không? Có rất nhiều quan niệm về thất nghiệp: Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người trong độ tuổi lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm với mức lương phổ biến trong thị trường lao động. Còn người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng không có việc làm, không làm kể cả một giờ trong tuần lễ điều tra, đang đi tìm việc làm, có điều kiện là họ làm ngay. Tại Việt Nam, Bộ Luật lao động (sửa đổi năm 2002), ngoài việc quy định về việc làm, người có việc làm, người thiếu việc làm, đã quy định về thất nghiệp và người thất nghiệp. Người không có việc làm là người hoàn toàn không làm công việc gì để hưởng lương, tiền công hay lợi nhuận vì nhiều lý do khác nhau như không tìm được việc làm, không muốn làm việc, không có nhu cầu làm việc mặc dù trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. Người lao động có việc làm là người trong độ tuổi lao động, đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, với thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho người lao động có việc làm trong tuần lễ điều tra. Tùy theo tình hình kinh tế-xã hội và đặc điểm của từng nhóm ngành nghề, Nhà nước quy định mức thời gian làm việc chuẩn để được coi là có việc làm. Người lao động thiếu việc làm là người trong khoảng thời gian điều tra, có thời gian làm việc dưới mức quy định chuẩn cho người có đủ việc làm và có nhu cầu làm việc thêm. Mức thời gian chuẩn tùy thuộc vào ngành nghề và tính chất công việc do Nhà nước quy định cụ thể cho từng thời kỳ. Hiện tượng thất nghiệp tạm thời thường xảy ra đối với lao động làm việc trong các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp. Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi có một số người trong lực lượng lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền lương tối thiểu. Người thất nghiệp là những người từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam, đến 55 tuổi đối với nữ, làm việc theo hợp đồng lao động, có nhu cầu làm việc, vì những lý do khác nhau không có việc làm và đang đi tìm việc làm trong tuần lễ điều tra. Theo định nghĩa này, ở Việt Nam người được coi là thất nghiệp bao gồm: - Người lao động đang làm việc bị mất việc vì các lý do sau: Doanh nghiệp phá sản; Doanh nghiệp sắp xếp lại sản xuất hoặc áp dụng công nghệ mới; Doanh nghiệp giải thể theo quy định của pháp luật; Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, bị sa thải, hợp đồng lao động hết thời hạn mà doanh nghiệp thôi không tiếp tục ký hợp đồng. - Người lao động mới đến tuổi lao động, học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp hoặc thôi học nhưng chưa tìm được việc làm. - Bộ đội xuất ngũ, thanh niên xung phong hết nghĩa vụ quân sự, người lao động đi xuất khẩu lao động về nước chưa có việc làm. - Những đối tượng sau thời gian quản giáo hoặc chữa trị bệnh đang có nhu cầu về việc làm. - Những người nghỉ việc tạm thời, không có thu nhập do tính thời vụ sản xuất. Những người không bị coi là người thất nghiệp bao gồm: - Những người có việc làm nhưng hiện tại không làm việc vì một lý do nào đó như nghỉ phép, nghỉ ốm, tai nạn... - Những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng đang đi học hoặc đang thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, làm nội trợ hoặc không có nhu cầu về việc làm. Như vậy, không phải tất cả những người không có việc làm đều là người thất nghiệp. Chỉ những người không có việc làm, trong độ tuổi lao động, có nhu cầu tìm việc làm, mới được coi là người thất nghiệp. Người thất nghiệp được quy định trong Bộ luật Lao động của Việt Nam bao gồm cả những người lao động đã từng đi làm và cả những người chưa từng đi làm, có nhu cầu tìm việc nhưng hiện không có việc làm. Người lao động thiếu việc làm theo quy định của Bộ luật Lao động (năm 2002) không được coi là người thất nghiệp. Luật BHXH (năm 2006) của Việt Nam cũng quy định người thất nghiệp là: "Người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm". Đối tượng của BHTN chỉ bao gồm những người thất nghiệp, đã từng làm việc có hợp đồng lao động (theo Bộ luật Lao động) và những người thất nghiệp được quy định trong Luật BHXH. Như vậy, người thất nghiệp chịu sự điều chỉnh của Luật BHXH là công dân Việt Nam, làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động có sử dụng từ 10 lao động trở lên, có đóng BHTN theo quy định và vì các lý do khác nhau mà bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, nhưng vẫn có nhu cầu làm việc và chưa tìm được việc làm. 1.1.1.2. Phân loại thất nghiệp Có nhiều tiêu chí để phân loại thất nghiệp. a. Căn cứ vào loại hình thất nghiệp, có thể phân chia thất nghiệp thành những loại sau - Thất nghiệp theo giới tính. - Thất nghiệp theo lứa tuổi. - Thất nghiệp theo vùng lãnh thổ. - Thất nghiệp theo ngành nghề. - Thất nghiệp theo dân tộc, chủng tộc. b. Căn cứ vào lý do thất nghiệp, có các loại thất nghiệp sau - Thất nghiệp do bỏ việc, họ là những người tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như tiền công thấp, công việc không phù hợp, địa điểm làm việc xa,... - Thất nghiệp do mất việc, là người lao động không có việc làm do chủ sử dụng lao động cho thôi việc vi một lý do nào đó. - Thất nghiệp do mới vào, họ là những người lần đầu tiên tham gia vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm. - Thất nghiệp do quay lại, họ là những người lao động đã rời khỏi lực lượng lao động, nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. c. Căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp, có thể thấy những loại thất nghiệp dưới đây - Thất nghiệp dai dẳng, là mức thất nghiệp tối thiểu không thể giảm được trong một nền kinh tế năng động. Dạng thất nghiệp này gồm những người tạm thời không có việc làm trong thời gian chuyển công việc trong một nền kinh tế mà lực lượng lao động và các công việc tìm người luôn thay đổi. - Thất nghiệp do cơ cấu, là thất nghiệp do không có sự đồng bộ giữa tay nghề, trình độ được đào tạo với cơ hội có việc làm khi nhu cầu và sản xuất thay đổi. Nó xảy ra khi có sự thay đổi cơ cấu kinh tế làm mất cân đối giữa cung và cầu cục bộ trên thị trường lao động. - Thất nghiệp do thiếu cầu xảy ra khi cầu chung về lao động giảm xuống. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do nền kinh tế suy thoái, tổng cầu giảm, kéo theo cầu lao động giảm. - Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường xảy ra khi tiền công bị ấn định cao hơn mức tiền lương cân bằng, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bộ phận lao động yếu thế trên thị trường. Mức tiền lương này do Chính phủ ấn định hoặc do sức ép của công đoàn, nghiệp đoàn. - Thất nghiệp do công nghệ do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, máy móc thiết bị thay thế con người, chỉ cần một số ít người vận hành, một bộ phận người lao động trong các dây chuyền sản xuất bị dôi ra, trở thành thất nghiệp công nghệ. - Thất nghiệp chu kỳ. Xuất hiện do kinh tế phát triển mang tính chu kỳ. Trong giai đoạn suy thoái, mức cầu chung về lao động giảm và do vậy làm gia tăng thất nghiệp. Loại thất nghiệp này diễn ra theo chu kỳ và mang tính quy luật. d. Phân loại thất nghiệp theo quan điểm hiện đại - Thất nghiệp tự nguyện là thất nghiệp do không chấp nhận mức lương hiện hành của thị trường nên không đi làm, mặc dù họ vẫn có nhu cầu làm việc. - Thất nghiệp không tự nguyện là thất nghiệp do không tìm được việc làm, mặc dù có nhu cầu tìm việc và sẵn sàng làm việc với mức lương hiện hành của thị trường lao động. - Thất nghiệp tự nhiên. Là mức thất nghiệp xảy ra khi thị trường lao động ở trong trạng thái cân bằng. ở mức thất nghiệp tự nhiên, nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng lao động. Ngoài ra, còn có các loại thất nghiệp khác như thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp do thời vụ, thất nghiệp bán phần, thất nghiệp toàn phần,... 1.1.1.3. Nguyên nhân thất nghiệp - Chu kỳ sản xuất kinh doanh Hoạt động sản xuất kinh doanh bao giờ cũng mang tính chu kỳ. Tính chất này ảnh hưởng tới việc làm phát sinh tình trạng thất nghiệp bởi sự mở rộng hay thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ làm cung cầu trên thị trường lao động thay đổi. Nếu các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, mở rộng sản xuất kinh doanh thì cầu lao động tăng, các doanh nghiệp thu hút thêm lao động. Khi các doanh nghiệp bước vào giai đoạn làm ăn kém hiệu quả, phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, cầu lao động giảm xuống, theo đó xuất hiện tình trạng một số lao động bị dư thừa. Cung cầu trên thị trường lao động thay đổi không có sự phù hợp giữa cung và cầu lao động, làm phát sinh hiện tượng thất nghiệp. - Sự gia tăng dân số Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp trong dài hạn. Dân số gia tăng hàng năm sẽ bổ sung một lực lượng lao động rất lớn vào nguồn lực lao động của mỗi quốc gia. Dân số càng tăng và tốc độ gia tăng càng nhanh thì lực lượng lao động dư thừa sẽ càng lớn. Thêm vào đó, quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa cũng có tác động tiêu cực đến thị trường lao động làm một bộ phận người lao động bị thất nghiệp. Nguyên nhân này thường xuất hiện phổ biến ở các nước đang phát triển và chậm phát triển, những nước luôn có tỷ lệ gia tăng dân số cao. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam, cũng như ở nhiều nước đang phát triển khác. - Sự thay đổi cơ cấu ngành nghề ở từng thời kỳ, sự phát triển kinh tế có thể dẫn tới thay đổi cơ cấu kinh tế. Theo đó, cơ cấu của một số ngành nghề thay đổi. Những ngành nghề làm ăn có hiệu quả hoặc cần phải
Tài liệu liên quan