Chính sách BHXH được Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm ban
hành, thực hiện ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công và thường xuyên bổ
sung, điều chỉnh cho phù hợp yêu cầu thực tiễn đất nước; đảm bảo cuộc sống cho cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động, tạo thành sức mạnh toàn dân, góp phần làm nên
thắng lợi vĩ đại trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên
mới: hoà bình, thống nhất, độc lập và vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Để thực hiện chính sách BHXH phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước, hoà
nhập với xu thế phát triển của thời đại, thực hiện Hiến pháp năm 1992 và Bộ Luật lao
động, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 kèm theo Điều lệ BHXH
đối với cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động và Nghị định số 45/CP ngày
15/7/1995 kèm theo Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ
quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân. Theo đó, ngày 16/02/1995, Chính
phủ ban hành Nghị định số 19/ CP thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các
tổ chức BHXH ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống LĐTB&XH và LĐLĐ Việt
Nam. Thực hiện chủ trương cải cách tổ chức bộ máy của Chính phủ trong tình hình mới,
từ ngày 01/01/2003, BHXH Việt Nam có thêm nhiệm vụ quản lý quỹ và tổ chức thực
hiện chính sách BHYT theo Nghị định số 100/2002/NĐ-CP, ngày 06/12/2002 của Chính
phủ. Đặc biệt, ngày 26/9/2006, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua Luật BHXH,
có hiệu lực từ ngày 01/ 01/2007, đây là cơ sở pháp lý vững chắc thực hiện quyền và
nghĩa vụ của các bên tham gia BHXH, nội dung của Luật thể hiện quan điểm, chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực BHXH.
Cùng với sự hình thành của hệ thống BHXH, BHXH tỉnh Thanh Hóa được thành
lập theo Quyết định số 137/QĐ-TCCB ngày 15/6/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt
Nam. Qua gần 13 năm tổ chức hoạt động, với những kết quả đạt được, BHXH Thanh
Hóa đã góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc
phòng, an ninh trên địa bàn. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách BHXH ở tỉnh Thanh
Hóa trong thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót, đặc biệt trong công tác quản lý
thu BHXH, đã và đang đặt ra những vấn đề cần quan tâm giải quyết, đó là:
- Việc phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, nhất là khu vực dân doanh.
Đây là khu vực có nhiều lao động, nhưng tỷ lệ tham gia BHXH còn quá thấp, chưa tương
xứng với tiềm năng của tỉnh.
- Vấn đề quản lý lao động trong độ tuổi có việc làm trong các thành phần kinh tế.
Đây là cơ sở để phát triển đối tượng tham gia BHXH, nhưng cũng là khâu còn yếu, hoặc
có thể đánh giá là chưa quản lý được.
- Công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật BHXH đối với
chủ doanh nghiệp cố tình không đóng, đóng không đúng, không kịp thời, đóng không đầy
đủ BHXH cho người lao động; vấn đề giải quyết nợ tồn đọng BHXH đang là một trong
những bức xúc hiện nay.
- Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phong cách phục vụ của đội
ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác thu BHXH và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản
lý thu BHXH bắt buộc.
Những vấn đề trên, nếu không được quan tâm khắc phục sẽ tác động xấu đến toàn
bộ hoạt động BHXH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đây là sự tác động khách quan do quá
trình hội nhập mang lại và do chính vị trí và vai trò của quản lý thu BHXH. Như chúng ta
đều thấy rõ, sự hội nhập WTO của nước ta cũng đồng nghĩa với việc nước ta tham gia
vào quá trình phân công lao động quốc tế. Tuy nhiên sự phân công lao động lần này
không phải là sự phân công lao động thuần tuý theo nghĩa của sự hợp tác kinh tế quốc tế
giữa các quốc gia nhằm đảm bảo một cách cân đối và có kế hoạch mà là sự phân công
thực hiện trên cơ sở của sự cạnh tranh gay gắt; nó kéo theo sự di chuyển nguồn lao động
từ trong nước ra nước ngoài cũng như dòng lao động từ nước ngoài vào nước ta. Tương
ứng như vậy, việc đóng BHXH cũng như quyền lợi về BHXH của người lao động Việt
Nam tại nước ngoài cũng như người lao động nước ngoài tại Việt Nam cần phải được
đảm bảo theo hướng phù hợp với chính sách BHXH của nước sở tại. Những thách thức đối
với hoạt động BHXH rất lớn, đó là sự biến động của đối tượng lao động tham gia BHXH
trong khu vực doanh nghiệp khi phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt
hơn. Tất cả điều đó đang đặt ra những vấn đề bức xúc cần có những giải pháp mang tính khả
thi cao, vì v ậy thực hiện tốt việc quản lý thu BHXH có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Là người trực tiếp làm công tác quản lý thu BHXH ở địa phương, tác giả chọn vấn đề:
" Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xó hội trờn địa bàn tỉnh Thanh Hóa " làm đề tài luận
văn thạc sĩ để nghiên cứu .
103 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 3316 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã
hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách BHXH được Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm ban
hành, thực hiện ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công và thường xuyên bổ
sung, điều chỉnh cho phù hợp yêu cầu thực tiễn đất nước; đảm bảo cuộc sống cho cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động, tạo thành sức mạnh toàn dân, góp phần làm nên
thắng lợi vĩ đại trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên
mới: hoà bình, thống nhất, độc lập và vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Để thực hiện chính sách BHXH phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước, hoà
nhập với xu thế phát triển của thời đại, thực hiện Hiến pháp năm 1992 và Bộ Luật lao
động, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 kèm theo Điều lệ BHXH
đối với cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động và Nghị định số 45/CP ngày
15/7/1995 kèm theo Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ
quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân. Theo đó, ngày 16/02/1995, Chính
phủ ban hành Nghị định số 19/ CP thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các
tổ chức BHXH ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống LĐTB&XH và LĐLĐ Việt
Nam. Thực hiện chủ trương cải cách tổ chức bộ máy của Chính phủ trong tình hình mới,
từ ngày 01/01/2003, BHXH Việt Nam có thêm nhiệm vụ quản lý quỹ và tổ chức thực
hiện chính sách BHYT theo Nghị định số 100/2002/NĐ-CP, ngày 06/12/2002 của Chính
phủ. Đặc biệt, ngày 26/9/2006, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua Luật BHXH,
có hiệu lực từ ngày 01/ 01/2007, đây là cơ sở pháp lý vững chắc thực hiện quyền và
nghĩa vụ của các bên tham gia BHXH, nội dung của Luật thể hiện quan điểm, chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực BHXH.
Cùng với sự hình thành của hệ thống BHXH, BHXH tỉnh Thanh Hóa được thành
lập theo Quyết định số 137/QĐ-TCCB ngày 15/6/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt
Nam. Qua gần 13 năm tổ chức hoạt động, với những kết quả đạt được, BHXH Thanh
Hóa đã góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc
phòng, an ninh trên địa bàn. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách BHXH ở tỉnh Thanh
Hóa trong thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót, đặc biệt trong công tác quản lý
thu BHXH, đã và đang đặt ra những vấn đề cần quan tâm giải quyết, đó là:
- Việc phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, nhất là khu vực dân doanh.
Đây là khu vực có nhiều lao động, nhưng tỷ lệ tham gia BHXH còn quá thấp, chưa tương
xứng với tiềm năng của tỉnh.
- Vấn đề quản lý lao động trong độ tuổi có việc làm trong các thành phần kinh tế.
Đây là cơ sở để phát triển đối tượng tham gia BHXH, nhưng cũng là khâu còn yếu, hoặc
có thể đánh giá là chưa quản lý được.
- Công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật BHXH đối với
chủ doanh nghiệp cố tình không đóng, đóng không đúng, không kịp thời, đóng không đầy
đủ BHXH cho người lao động; vấn đề giải quyết nợ tồn đọng BHXH đang là một trong
những bức xúc hiện nay.
- Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phong cách phục vụ của đội
ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác thu BHXH và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản
lý thu BHXH bắt buộc.
Những vấn đề trên, nếu không được quan tâm khắc phục sẽ tác động xấu đến toàn
bộ hoạt động BHXH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đây là sự tác động khách quan do quá
trình hội nhập mang lại và do chính vị trí và vai trò của quản lý thu BHXH. Như chúng ta
đều thấy rõ, sự hội nhập WTO của nước ta cũng đồng nghĩa với việc nước ta tham gia
vào quá trình phân công lao động quốc tế. Tuy nhiên sự phân công lao động lần này
không phải là sự phân công lao động thuần tuý theo nghĩa của sự hợp tác kinh tế quốc tế
giữa các quốc gia nhằm đảm bảo một cách cân đối và có kế hoạch mà là sự phân công
thực hiện trên cơ sở của sự cạnh tranh gay gắt; nó kéo theo sự di chuyển nguồn lao động
từ trong nước ra nước ngoài cũng như dòng lao động từ nước ngoài vào nước ta. Tương
ứng như vậy, việc đóng BHXH cũng như quyền lợi về BHXH của người lao động Việt
Nam tại nước ngoài cũng như người lao động nước ngoài tại Việt Nam cần phải được
đảm bảo theo hướng phù hợp với chính sách BHXH của nước sở tại. Những thách thức đối
với hoạt động BHXH rất lớn, đó là sự biến động của đối tượng lao động tham gia BHXH
trong khu vực doanh nghiệp khi phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt
hơn. Tất cả điều đó đang đặt ra những vấn đề bức xúc cần có những giải pháp mang tính khả
thi cao, vì vậy thực hiện tốt việc quản lý thu BHXH có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Là người trực tiếp làm công tác quản lý thu BHXH ở địa phương, tác giả chọn vấn đề:
" Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xó hội trờn địa bàn tỉnh Thanh Hóa " làm đề tài luận
văn thạc sĩ để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ năm 1995, sau 13 năm thành lập và đi vào hoạt động của hệ thống BHXH Việt
Nam, đã có trên một trăm công trình nghiên cứu của cán bộ lãnh đạo, quản lý, các chuyên
gia trong ngành và ngoài ngành, từ đề tài cấp bộ, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đi sâu cứu
những vấn đề chung, cũng như từng lĩnh vực cụ thể về BHXH, nhưng về quản lý thu BHXH
còn rất hạn chế, mới có một số đề tài trong lĩnh vực này được nghiên cứu một cách có hệ
thống, đó là:
- "Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội hiện nay và các biện pháp nâng cao hiệu
quả công tác thu", đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, do Tiến sĩ Nguyễn Văn Châu,
nguyên Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ nhiệm đề tài, bảo vệ năm 1996.
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thu BHXH của một số nước trên thế
giới và tổng kết hoạt động thực tiễn của quản lý thu BHXH ở Việt Nam trước năm 1995
và đến năm 1996; tác giả làm rõ thực trạng hoạt động BHXH đặc biệt là công tác thu
BHXH trong thời gian qua, nhằm phân tích khả năng thu BHXH để bù đắp các chế độ
BHXH, thay thế dần các nguồn chi lấy từ Ngân sách nhà nước, đồng thời đề xuất một số
kiến nghị cụ thể nhằm cải tiến công tác thu BHXH ở Việt Nam.
- " Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội“, đề tài
nghiên cứu khoa học cấp bộ, do Tiến sĩ Dương Xuân Triệu, Giám đốc Trung tâm thông
tin khoa học BHXH Việt Nam, bảo vệ năm 1999.
Trên cơ sở nghiên cứu 5 mô hình quản lý thu BHXH của các nước trong khu vực
và thế giới, tác giả đã làm rõ một số khái niệm xung quang vấn đề thu BHXH, thực trạng
quản lý thu BHXH, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý
thu BHXH phù hợp với từng loại đối tượng ở Việt Nam.
- " Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh
ở Việt Nam", đề tài luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Quốc Tuý, Ban Tuyên truyền-
BHXH Việt Nam, bảo vệ năm 2000. Đề tài nghiên cứu quá trình tổ chức thực hiện thu
BHXH khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ năm 1995 đến năm 2000; làm rõ thêm
cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXH khu vực này; thực trạng và giải pháp
hoàn thiện quản lý thu BHXH khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam.
Đề tài "Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa" được
tác giả lựa chọn để nghiên cứu, hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có
hệ thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở vận dụng lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thu BHXH, luận
văn phân tích thực trạng công tác quản lý thu BHXH từ 2003 đến 2007 trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa; từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý thu BHXH,
đảm bảo phát triển sự nghiệp BHXH một cách bền vững.
* Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thu BHXH.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý thu BHXH, chỉ ra những kết quả đạt đ-
ược, những hạn chế, thiếu sót và những vấn đề đang đặt ra hiện nay trong quản lý thu
BHXH ở Thanh Hóa.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa.
- Kiến nghị với Chính phủ, UBND tỉnh và BHXH Việt Nam bổ sung, sửa đổi chính
sách liên quan đến công tác thu BHXH.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
BHXH mang nội hàm rất rộng, với chức năng cơ bản là thực hiện các chế độ
BHXH cho người lao động (hình thức BHXH bắt buộc với 5 chế độ áp dụng cho đối t-
ượng tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện với 2 chế độ áp dụng cho đối tượng
tham gia BHXH tự nguyện) ở cơ quan HC,SN, các tổ chức Đảng, đoàn thể, các doanh
nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, hợp tác xã, các đơn vị ngoài công lập, bán công,
tư thục. Thực hiện chế độ BHYT cả hai loại hình bắt buộc và tự nguyện; quản lý các
nguồn quỹ. Để thực hiện các chức năng trên, ngành BHXH có 15 nhiệm vụ, có thể nhóm
lại gồm: Thu BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; chi lương hưu và trợ cấp
BHXH; thẩm định, giải quyết các chế độ BHXH, BHYT; ứng dụng công nghệ thông tin
vào quản lý; lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia và thụ hưởng chế độ BHXH, BHYT;
kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản, trang
thiết bị công nghệ thông tin; công tác tổ chức, bộ máy và cán bộ...
Trong giới hạn của luận văn, tác giả chỉ tập trung vào một nội dung trong nhiệm vụ
thu BHXH:
- Về đối tượng: nghiên cứu đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
- Về phạm vi nghiên cứu: chỉ nghiên cứu về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2003 đến 2007, không đề cập đến thu BHXH tự
nguyện, thu BHYT và đối tượng thuộc lực lượng vũ trang.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối đổi mới của Đảng được đề ra trong các kỳ Đại hội, đặc biệt là Đại
hội IX, Đại hội X về lĩnh vực kinh tế - xã hội; các số liệu tổng hợp, báo cáo, điều tra về
quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Tác giả sử dụng phương pháp hệ thống và khái quát hoá, có minh hoạ, đối chiếu, so
sánh, kế thừa một số công trình đã công bố có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để đánh
giá và làm sáng tỏ các vấn đề cần quan tâm.
6. Những đóng góp của luận văn
Đề tài của luận văn nghiên cứu về một trong những nhiệm vụ thường xuyên của
ngành, đã và đang có những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết, tháo gỡ để góp phần phát
triển bền vững sự nghiệp BHXH, đáp ứng được yêu cầu hiện tại cũng như thực hiện mục tiêu
"BHXH cho mọi người lao động". Những giải pháp được đề xuất và những kiến nghị với các
cấp có thẩm quyền có thể tham khảo, vận dụng vào thực tế công tác quản lý thu BHXH ở
tỉnh Thanh Hóa.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn gồm 3 ch-
ương, 8 tiết.
Chương 1
Một số vấn đề chung
về bảo hiểm xã hội và quản lý thu bảo hiểm xã hội
1.1. một số vấn đề cơ bản về bảo hiểm xã hội
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội
Cuộc sống con người luôn phấn đấu cho an sinh hạnh phúc, nhưng quy luật của tạo
hoá là sinh ra, lớn lên và già yếu, đi theo đó là những rủi ro, ốm đau, hoạn nạn có thể đến
bất cứ lúc nào. Với trí óc thiên phú, con người luôn có những phát kiến khoa học cả về tự
nhiên và xã hội để chế ngự thiên nhiên, khắc phục những diễn biến bất thường của quy
luật, làm cho xã hội không ngừng phát triển. BHXH như là một phát kiến văn minh của
nhân loại về khoa học xã hội kết hợp với khoa học tự nhiên để giữ gìn, bảo vệ cuộc sống,
sức khoẻ cho con người.
Thực tế cuộc sống có nhiều rủi ro xảy ra mà không thể phòng trước được, để khắc
phục hậu quả của nó thì mỗi cá nhân có thể dự phòng ở những mức độ khác nhau tuỳ
thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của từng người. Nhưng, dù cá nhân có chủ động và dự
phòng những rủi ro khi xảy ra thì cũng không thể nào đáp ứng được mọi rủi ro xảy ra
trong cuộc sống của mỗi người. Vì vậy, cần phải có biện pháp khắc phục tổng thể và lâu
dài mang tính cộng đồng xã hội, do đó ngoài dự phòng cá nhân, còn cần có dự phòng của
cộng đồng.
Trong tất cả các biện pháp phòng chống và khắc phục rủi ro, bảo hiểm là biện pháp
mang lại hiệu quả cao nhất. Bảo hiểm là chế độ bồi thường kinh tế, chia nhỏ rủi ro, tổn
thất của một người hay một số ít người cho nhiều người có cùng khả năng xảy ra rủi ro,
tổn thất nào đó, theo những nguyên tắc, chuẩn mực được thống nhất và quy định trong
khuôn khổ pháp luật của mỗi quốc gia. Bảo hiểm không những đảm bảo cho người tham
gia về kinh tế mà còn góp phần ổn định xã hội.
Trên thế giới, BHXH ra đời cách đây hàng trăm năm và trở thành giải pháp hữu hiệu
giúp con người vượt qua những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống và trong quá trình lao động.
BHXH trở thành nền tảng cơ bản của hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia, được thực
hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và ngày càng phát triển. Để đảm bảo quyền lợi cơ bản
cho người lao động trên toàn thế giới và an toàn xã hội, ILO ban hành Công ước số 102 ngày
04/6/1952 về quy phạm tối thiểu an toàn xã hội, có quy định 09 chế độ trợ cấp gồm: chế độ
chăm sóc y tế; chế độ trợ cấp TNLĐ-BNN; chế độ trợ cấp ốm đau; chế độ trợ cấp thai sản;
chế độ trợ cấp thất nghiệp; chế độ trợ cấp tàn tật; chế độ trợ cấp tuổi già; chế độ trợ cấp tiền
tuất và chế độ trợ cấp gia đình [25, tr.123-142].
ở nước ta, BHXH được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm ngay từ khi bôn ba tìm đường
cứu nước đến trước lúc đi xa, Người đã nhiều lần đề cập đến cụm từ "Bảo hiểm xã hội" và
khẳng định bảo hiểm xã hội là một chính sách cơ bản đối với người lao động. Trong bài báo
cáo về những Nghị quyết của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương về phong trào nông
dân viết cuối năm 1930, Người chỉ rõ trong đấu tranh của nông dân, đặc biệt "đòi bảo hiểm
xã hội, ngày nghỉ được trả công" [22, tr.2]. Năm 1941, khi về nước, trong 10 chính sách của
Việt Nam, thì chính sách BHXH được Người đề cập khá toàn diện, với việc ký hàng loạt
Sắc lệnh: số 54 (03/11/1945) quy định điều kiện về hưu cho công chức các ngạch; số 58
(10/11/1945) về việc nghỉ gia hạn không lương cho công chức tất cả các ngạch; số 74
(17/12/1945) quy định chế độ hưu cho các nhân viên, công chức mắc bệnh lao, bệnh phong
phải nghỉ việc dài ngày. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về BHXH đã được thể hiện trong
Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959. Điều 32 Hiến pháp 1959 quy định: "người lao động được
giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động. Nhà nước mở rộng dần các
tổ chức bảo hiểm xã hội, cứu tế và y tế để đảm bảo cho mọi người được hưởng quyền đó".
Từ năm 1995, cơ chế quản lý BHXH được đổi mới toàn diện bằng việc Chính phủ
ban hành Điều lệ BHXH, đặc biệt Luật BHXH được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ
ngày 01/01/2007. Khi chưa có Luật BHXH, khái niệm về BHXH được tiếp cận dưới
những góc độ khác nhau:
- Dưới góc độ chính sách: BHXH là một chính sách xã hội, nhằm giải quyết các
chế độ xã hội liên quan đến một tầng lớp đông đảo người lao động và bảo vệ sự phát triển
kinh tế - xã hội, sự ổn định chính trị quốc gia.
- Dưới góc độ quản lý: BHXH là công cụ quản lý của Nhà nước để điều chỉnh mối
quan hệ kinh tế giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước; thực hiện quá
trình phân phối và phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong xã hội.
- Dưới góc độ tài chính: BHXH là một quỹ tài chính tập trung, được hình thành từ
sự đóng góp của các bên tham gia và có sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Dưới góc độ thu nhập: BHXH là sự bảo đảm thay thế một phần thu nhập khi người
lao động có tham gia BHXH bị mất hoặc giảm thu nhập.
- Theo Bộ luật Lao động:
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập
cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do
bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm do những rủi ro xã hội
thông qua việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên
tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao
động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội [26, tr.7].
Khái niệm về BHXH được khái quát một cách cao nhất, đầy đủ nhất khi có Luật
BHXH, đó là: "Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập
của nguời lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào
quỹ bảo biểm xã hội" [49, tr.5]. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội
mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
1.1.2. Bản chất của chính sách bảo hiểm xã hội
Một là, BHXH mang tính xã hội, tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc.
Tính xã hội, tính nhân đạo và nhân văn trong các chế độ BHXH quy định bản chất
của BHXH, đó là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một
loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị
ngừng hoặc bị giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp,
thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc và trợ cấp cho các gia đình
đông con. Đối với các rủi ro như trên, nhiều khi từng cá nhân không đủ khả năng tài
chính để khắc phục, do vậy Nhà nước ban hành các quy định để huy động mọi người
trong xã hội đóng góp một khoản nhất định cùng với Nhà nước hình thành quỹ BHXH để
chi trả cho một số người gặp rủi ro cần khắc phục hay do điều kiện sinh học như tuổi tác,
môi trường sống, điều kiện làm việc mà người lao động phải nghỉ làm việc, khi đó cần có
một khoản kinh phí để đảm bảo cuộc sống cho chính bản thân và gia đình họ.
BHXH là chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Đây là một loại hoạt động dịch
vụ công, mang tính xã hội, lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêu hoạt động. Quỹ để thực hiện
chế độ BHXH là do người lao động, người sử dụng lao động đóng góp và Nhà nước hỗ
trợ, đấy chính là tính chất xã hội trong kết cấu nguồn lập quỹ (riêng đối với nước ta Ngân
sách nhà nước hỗ trợ ít nhất là 50 % cho quỹ BHXH đối với đối tượng mới tham gia
BHXH bắt buộc, nên bản chất của chế độ BHXH nước ta là do Ngân sách nhà nước bao
cấp). Tính xã hội còn được thể hiện thông qua các chế độ BHXH được hưởng. Thời điểm
bắt đầu tham gia đóng BHXH đồng thời là thời điểm được hưởng chế độ BHXH, đó là
chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, trợ cấp TNLĐ-BNN. Tính chất xã hội trong chế độ hưu
trí được thể hiện trong tiền lương hưu thời gian đóng góp của người tham gia đóng và
mức đóng với mức hưởng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung hoặc tỷ lệ từ 45%
đến 75% tiền lương bình quân đóng BHXH và được hưởng chế độ BHYT. Trường hợp
không đủ điều kiện nghỉ hưu được trợ cấp mỗi năm đóng BHXH bằng 1,5 tháng lương
bình quân, đấy chính là phần xã hội mà người sử dụng lao động đã đóng góp vào và
Ngân sách nhà nước hỗ trợ mà có. Tính chất xã hội còn thể hiện ở chế độ tử tuất, ngoài
trợ cấp mai táng phí, người đóng BHXH chết có thân nhân phải nuôi dưỡng được hưởng
trợ cấp tuất theo quy định. BHXH là sự san sẻ rủi ro, chia nhỏ rủi ro cho nhiều cá nhân
trong cộng đồng cùng gánh chịu, hay nói cách khác "lấy số đông bù số ít", tức là dùng số
tiền đóng góp của số đông người tham gia BHXH để bù đắp, chia sẻ cho một số ít người
khi gặp phải những biến cố rủi ro gây tổn thất.
Như vậy, mục tiêu của BHXH là tạo ra màng lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều
lớp bảo vệ cho tất cả các thành viên của cộng đồng trong những trường hợp bị giảm hoặc
bị mất thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất trong chi tiêu của gia đình do những biến
cố và những "rủi ro xã hội", vì vậy để tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp,
BHXH phải dựa trên nguyên tắc san sẻ trách nhiệm và thực hiện công bằng xã hội, được
thực hiện bằng nhiều hình thức, phương thức và các biện pháp khác nhau. Có thể thấy rõ
bản chất của BHXH là nhằm che chắn, bảo