Chuyển đổi từ cơ chế quản lý nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải đổi mới
toàn diện nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực tài chính nói chung và thuế nói riêng. Từ
năm 1990 đến nay, Nhà nước đã từng bước thực hiện cải cách hệ thống chính sách thuế và
bộ máy ngành thuế được tổ chức lại thống nhất theo ngành dọc từ Trung ương đến quận
huyện. Quản lý thu thuế đã được dổi mới căn bản, từng bước hiện đại hóa và phát huy
được vai trò tích cực trong việc thực hiện các luật thuế mới và tăng thu cho ngân sách nhà
nước.
Trong quản lý thuế các khu vực kinh tế, thì khu vực doanh nghiệp luôn được quan
tâm hàng đầu vì đây là khu vực đóng góp lớn nhất vào thu ngân sách nhà nước, mặc dù số
doanh nghiệp chỉ chiếm 10% trong tổng số đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập
doanh nghiệp và bằng 1% tổng số đối tượng nộp thuế, nhưng đóng góp gần 2/3 tổng thu
nội địa. Số thu của một đối tượng ở khu vực này thường gấp nhiều lần số thu của đối
tượng là hộ cá thể hoặc cá nhân. Mặt khác, đây là khu vực đòi hỏi trình độ quản lý cao của
cán bộ thuế và là khu vực có nhiều phức tạp nhất trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản
lý.
Quá trình thực hiện đổi mới quản lý thuế khu vực doanh nghiêp cũng bộc lộ nhiều
bất cập cả về qui trình quản lý, ứng dụng công nghệ tin học, bố trí nguồn nhân lực, trình độ
cán bộ quản lý của cơ quan thuế, chưa tận dụng được kinh nghiệm quản lý thu thuế của các
nước tiên tiến. Số lượng đối tượng nộp thuế nói chung và số doanh nghiệp nói riêng tăng
lên nhanh chóng; tính tuân thủ, tự nguyện của đối tượng nộp thuế chưa cao, tình trạng trốn
thuế, nợ đọng thuế vẫn còn và diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước.
Trước vấn đề đặt ra như trên đòi hỏi phải có những nghiên cứu cơ bản từ lý luận
đến thực tiễn để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong đó hoàn thiện quản lý
thu thuế được coi là nội dung trọng tâm của cải cách hệ thống thuế. Là người tham gia
quản lý lĩnh vực này của Tổng cục Thuế, tôi lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện quản lý thu
thuế đối với doanh nghiệp ở nước ta hiện nay" làm luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản
lý - chuyên ngành: Quản lý kinh tế.
2 - Tình hình nghiên cứu
97 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1955 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp của nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với
doanh nghiệp ở nước ta hiện nay
MỞ ĐẦU
1 - Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển đổi từ cơ chế quản lý nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải đổi mới
toàn diện nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực tài chính nói chung và thuế nói riêng. Từ
năm 1990 đến nay, Nhà nước đã từng bước thực hiện cải cách hệ thống chính sách thuế và
bộ máy ngành thuế được tổ chức lại thống nhất theo ngành dọc từ Trung ương đến quận
huyện. Quản lý thu thuế đã được dổi mới căn bản, từng bước hiện đại hóa và phát huy
được vai trò tích cực trong việc thực hiện các luật thuế mới và tăng thu cho ngân sách nhà
nước.
Trong quản lý thuế các khu vực kinh tế, thì khu vực doanh nghiệp luôn được quan
tâm hàng đầu vì đây là khu vực đóng góp lớn nhất vào thu ngân sách nhà nước, mặc dù số
doanh nghiệp chỉ chiếm 10% trong tổng số đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập
doanh nghiệp và bằng 1% tổng số đối tượng nộp thuế, nhưng đóng góp gần 2/3 tổng thu
nội địa. Số thu của một đối tượng ở khu vực này thường gấp nhiều lần số thu của đối
tượng là hộ cá thể hoặc cá nhân. Mặt khác, đây là khu vực đòi hỏi trình độ quản lý cao của
cán bộ thuế và là khu vực có nhiều phức tạp nhất trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản
lý.
Quá trình thực hiện đổi mới quản lý thuế khu vực doanh nghiêp cũng bộc lộ nhiều
bất cập cả về qui trình quản lý, ứng dụng công nghệ tin học, bố trí nguồn nhân lực, trình độ
cán bộ quản lý của cơ quan thuế, chưa tận dụng được kinh nghiệm quản lý thu thuế của các
nước tiên tiến. Số lượng đối tượng nộp thuế nói chung và số doanh nghiệp nói riêng tăng
lên nhanh chóng; tính tuân thủ, tự nguyện của đối tượng nộp thuế chưa cao, tình trạng trốn
thuế, nợ đọng thuế vẫn còn và diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước.
Trước vấn đề đặt ra như trên đòi hỏi phải có những nghiên cứu cơ bản từ lý luận
đến thực tiễn để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong đó hoàn thiện quản lý
thu thuế được coi là nội dung trọng tâm của cải cách hệ thống thuế. Là người tham gia
quản lý lĩnh vực này của Tổng cục Thuế, tôi lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện quản lý thu
thuế đối với doanh nghiệp ở nước ta hiện nay" làm luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản
lý - chuyên ngành: Quản lý kinh tế.
2 - Tình hình nghiên cứu
Từ năm 1990 đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu quản lý thu thuế, tập trung
vào các nhóm sau:
- Quản lý thu thuế trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, như:
"Công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội", Luận văn thạc sĩ Quản
lý kinh tế của Vũ Thị Toản, Hà Nội, 1996; "Các giải pháp nhằm tăng cường công tác
thanh tra thuế trên địa bàn Hà Nội", Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế của Phi Văn Tuấn,
Hà Nội, 1997; "Những giải pháp chủ yếu chống thất thu thuế trên địa bàn Nghệ An trong
giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế của Đoàn Hồng Vũ, Hà Nội, 1999.
- Ngoài ra, nghiên cứu quản lý thu thuế nói chung có đề tài: "Nâng cao hiệu quả
quản lý thu thuế ở Việt Nam trong quá trình đổi mới", Luận văn thạc sĩ Kinh tế của Trịnh
Hoàng Cơ, Hà Nội, 2004.
Các đề tài, bài viết có đề cập ở mức độ nhất định về quản lý thu thuế đối với doanh
nghiệp, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu độc lập, có hệ thống về lĩnh vực này.
Để thực hiện đề tài, chúng tôi có tham khảo ý tưởng trong các công trình khoa học,
bài viết đã công bố, giúp cho việc hệ thống hoá lĩnh vực nghiên cứu từ khi đổi mới đến
nay, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới.
3 - Mục đích của luận văn
Mục đích chủ yếu của luận văn là nghiên cứu là rõ cơ sở lý luận và thực trạng quản
lý thu thuế đối với doanh nghiệp, chỉ ra kết quả, hạn chế và nguyên nhân, đề xuất giải pháp
hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.
4 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề có liên quan đến quản lý thu thuế đối với
doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp thành lập theo luật doanh nghiệp, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước theo Luật
Doanh nghiệp nhà nước.
- Phạm vi nghiên cứu của Luận văn giới hạn trong lĩnh vực quản lý thu thuế đối với
doanh nghiệp của cơ quan thuế nội địa và trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến nay.
5 - Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử để
nghiên cứu và trình bày các nội dung lý luận và thực tiễn. Luận văn sử dụng một số
phương pháp khác nhau như kết hợp lịch sử với lôgíc, tổng hợp và phân tích để qua đó rút
ra kết luận.
- Nghiên cứu lý luận chung có liên quan đến thuế và quản lý thu thuế đối với đoanh
nghiệp; tổng kết quá trình cải cách quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp của Việt Nam.
Đồng thời, có kết hợp nêu kinh nghiệm các nước tiên tiến.
6 - Những đóng góp chủ yếu của luận văn
- Hệ thống hoá và có đóng góp bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thu
thuế đối với doanh nghiệp.
- Tìm hiểu và rút ra bài học kinh nghiệm về quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở
một số nước có thể tham khảo vận dụng đối với Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở nước ta.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở nước ta hiện
nay.
7 - Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục
làm 3 chương, 8 tiết.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
1.1.1. Thuế và các sắc thuế thu đối với doanh nghiệp
* Thuế đối với doanh nghiệp
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, thuế ra đời là một sự cần thiết khách
quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Sự xuất hiện thuế trong kỷ
nguyên của nhân loại gắn liền với nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Có nhiều định nghĩa về thuế. Ở nước ta hiện nay cũng chưa có một định nghĩa
thống nhất về thuế. Chúng tôi cho rằng định nghĩa trong giáo trình "lý thuyết về thuế" Học
viện Tài chính được coi là chính thống thì thuế được định nghĩa như sau: thuế là một
khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời
hạn được pháp luật qui định, nhằm sử dụng cho mục đích công cộng [16].
Thuế không những là một phạm trù kinh tế mà còn là phạm trù tài chính: nó biểu
hiện những thuộc tính chung vốn có của các quan hệ tài chính. Những đặc trưng để phân
biệt thuế với các công cụ tài chính khác đó là: thuế mang tính chất bắt buộc, tính không
hoàn trả trực tiếp và tính pháp lý cao. Thuế thực hiện hai chức năng cơ bản: chức năng huy
động nguồn lực tài chính và chức năng điều tiết kinh tế.
Thuế đối với doanh nghiệp (DN) là thuế đánh vào các pháp nhân kinh doanh bao
gồm: doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn
đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty hợp danh, hợp tác xã.
* Các sắc thuế thu vào doanh nghiệp
Thuế Giá trị gia tăng: là một loại thuế tiêu dùng, tính trên phần giá trị tăng thêm
của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu
dùng.
Giá trị gia tăng (GTGT) là phần giá trị mới được tạo ra trong sản xuất kinh doanh.
Nó được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thụ với tổng giá trị
hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng. Thuế GTGT phải nộp ở mỗi giai đoạn được tính
bằng cách lấy số thuế GTGT đầu ra (tính được bằng cách lấy thuế suất x giá hàng hoá dịch
vụ bán ra) trừ số thuế GTGT đầu vào (tính được bằng cách lấy thuế suất x giá hàng hoá
dịch vụ mua vào).
Thuế GTGT là công cụ có hiệu quả trong việc động viên nguồn thu cho ngân sách
nhà nước (NSNN). Số thuế GTGT từ sản xuất kinh doanh nội địa chiếm tỷ trọng cao nhất
(so với các loại thuế khác) trong tổng thu NSNN: khoảng 16,8%, (từ kinh doanh hàng hoá
xuất nhập khẩu chỉ khoảng 9%) và chiểm 36 % trong tổng thu từ doanh nghiệp. Thuế
GTGT được áp dụng ở nước ta từ 1/1/1999 thay cho thuế doanh thu trước đây (sắc thuế
này hiện đã có trên 120 quốc gia áp dụng).
Thuế tiêu thụ đặc biệt: là loại thuế tiêu dùng, đánh vào một số hàng hoá dịch vụ
đặc biệt nằm trong danh mục Nhà nước qui định, được tính căn cứ vào giá cả và thuế suất
(giá tính thuế là giá chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt). Đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế
tiêu thụ đặc biệt là giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là nguồn thu quan trọng của NSNN, là công cụ quan trọng
thực hiện mục đích hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ được coi là đặc
biệt, thực hiện tái phân phối thu nhập của các tầng lớp có thu nhập cao, đảm bảo công
bằng xã hội. Hiện nay, số thuế tiêu thụ đặc biệt từ sản xuất kinh doanh nội địa chiếm
khoảng 8-10% trong tổng thu NSNN (từ kinh doanh hàng hoá xuất, nhập khẩu là 1%), và
chiếm 20,8 % trong tổng thu từ doanh nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp: là một loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu
thuế của các DN.
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được tính bằng cách lấy thu nhập chịu thuế (bằng
doanh thu trừ chi phí+các thu nhập khác) x thuế suất.
Thuế TNDN được sử dụng để điều tiết thu nhập của các nhà đầu tư nhằm góp phần
đảm bảo công bằng xã hội, là một trong các nguồn thu quan trọng của NSNN, chiếm
khoảng 15% trong tổng thu NSNN và chiếm 35,3% trong tổng thu từ DN năm 2004, cao
thứ hai sau thuế giá trị gia tăng và là công cụ có hiệu quả để Nhà nước thực hiện các mục
tiêu quản lý kinh tế vĩ mô.
Thuế tài nguyên: là loại thuế đánh vào tài nguyên thiên nhiên khai thác được. Thuế
này được tính bằng cách lấy số lượng tài nguyên thực tế khai thác x Giá tính thuế đơn vị
tài nguyên x Thuế suất.
Thuế tài nguyên là công cụ để quản lý, kiểm soát, hướng dẫn, điều tiết các hoạt
động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước, bảo vệ môi trường sinh thái
và động viên một phần thu nhập cho NSNN. Số thuế tài nguyên chiếm khoảng 0,7% trong
tổng thu NSNN và chiếm 2 % trong tổng thu từ DN năm 2004.
Thuế môn bài: là thuế đăng ký kinh doanh được tính theo năm. Mức thuế được áp
dụng theo số tuyệt đối và được phân biệt theo 2 nhóm: tổ chức kinh tế và hộ kinh doanh cá
thể. Đối với DN (tổ chức) thì mức môn bài được qui định từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ
tuỳ theo vốn đăng ký.
Số thuế môn bài chiếm khoảng 0,4% trong tổng thu NSNN và chiếm 0,6% trong
tổng thu từ DN năm 2004.
Ngoài ra còn một số khoản thu khác đối với doanh nghiệp như thuế nhà đất, tiền
thuê đất. Những khoản thu này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu từ doanh nghiệp.
Mỗi sắc thuế nêu trên có phương pháp quản lý cụ thể khác nhau, tuy nhiên trong
phạm vi luận văn không đi sâu vào quản lý của từng sắc thuế cụ thể mà chỉ đề cập những
vấn đề quản lý mang tính chất chung nhất của tất cả các sắc thuế thu vào DN.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp
* Khái niệm quản lý thuế và thu thuế đối với doanh nghiệp
- Quản lý thuế là vấn đề đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và có nhiều quan
niệm khác nhau. Mỗi quan niệm đều nhìn nhận quản lý thuế ở một góc độ, phạm vi khác
nhau và với mục đích, ý nghĩa thực tiễn khác nhau. Theo chúng tôi, các quan niệm về quản
lý thuế đều có các điểm chung là:
+ Đều đề cập đến các nội dung của khâu hành pháp về thuế;
+ Đều đề cập đến sự tác động của chủ thể quản lý đối với đối tượng bị quản lý bằng
các phương thức, phương tiện nào đó nhằm đạt mục đích nhất định. Chủ thể quản lý là
Nhà nước (mà trực tiếp là cơ quan thuế các cấp). Đối tượng bị quản lý là các tổ chức và cá
nhân có nghĩa vụ về thuế. Mục đích quản lý là để đối tượng nộp thuế và các đối tượng có
liên quan thực hiện tốt nghĩa vụ luật định về thuế của mình. Phương tiện quản lý là sử
dụng các qui định về đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, thanh tra thuế...với
bộ máy, đội ngũ cán bộ, cơ sở chất cần thiết để quản lý.
Quản lý nhà nước về thuế là thuật ngữ dùng để chỉ tổng thể các khâu lập pháp, hành
pháp và tư pháp về thuế, còn quản lý thuế gồm những hoạt động có tổ chức trong bộ máy
nhà nước, thuộc lĩnh vực hành pháp và tư pháp về thuế của cơ quan thuế các cấp, với các
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do luật định nhằm thực hiện chính sách thuế đã được cơ
quan có thẩm quyền thông qua. Theo nghĩa rộng, quản lý thuế là hoạt động nhằm đảm bảo
sự thực thi nghiêm chỉnh pháp luật về thuế thông qua sự tự giác của chính đối tượng nộp
thuế và sự hỗ trợ của cơ quan thuế và các cơ quan nhà nước có liên quan.
- Quản lý thu thuế đối với DN là hoạt động quản lý của Nhà nước mà cơ quan thuế
là đại diện để tổ chức hướng dẫn, điều hành, giám sát việc thực thi pháp luật về thuế đối
với các doanh nghiệp nhằm động viên nguồn thu vào ngân sách nhà nước.
- Đối với cán bộ thuế, quản lý thu thuế nói chung và quản lý thu thuế DN nói riêng
bao gồm ba hoạt động riêng biệt, liên tiếp nhau: xác định đối tượng nộp thuế, xác định số
thuế phải nộp và thu thuế. Chức năng chủ yếu của quản lý ở đây là kiểm soát sự tuân thủ
và áp dụng các khoản phạt theo luật thuế để răn đe những đối tượng nộp thuế vi phạm.
Đồng thời, quản lý thu thuế cũng đảm bảo bên thứ ba có giao dịch mua bán hay cung cấp
dịch vụ với đối tượng nộp thuế phải báo cáo đầy đủ, trung thực các giao dịch kinh tế có
phát sinh thuế nộp ngân sách nhà nước theo qui định của luật [25, tr. 39].
- Đối với một cơ quan thuế, quản lý thu thuế hay quản lý thu thuế đối với DN là
một quá trình giống như quá trình sản xuất. Trong đó, đầu vào gồm nhân công (cán bộ
thuế), tài liệu và các thông tin, còn đầu ra là số thu cho Nhà nước và sự công bằng cho
người nộp thuế.
- Trên phạm vi cả nước, quản lý thu thuế đối với DN bao gồm các hoạt động: hoạch
định mục tiêu, phân cấp quản lý, xây dựng và ban hành qui trình thủ tục, đề ra giải pháp tổ
chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra, sắp xếp tổ chức bộ máy và nhân sự để thực hiện các
khâu công việc [25, tr. 20-22].
* Đặc điểm quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp
- Quản lý thu thuế đối với đối với DN là quản lý thu thuế đối với những pháp nhân
và là những đối tượng nộp thuế (ĐTNT) lớn. Số thu từ DN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
thu nội địa (như đã nêu trên) do vậy quản lý thu thuế đối với DN được đặc biệt quan tâm
và đặt ưu tiên hàng đầu. Hầu hết cơ quan thuế các nước cũng tập trung không ngừng và
đáng kể các nguồn lực vào việc quản lý nhóm đối tượng nộp thuế này.
- Quản lý thu thuế trên cơ sở ĐTNT thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ.
Theo chế độ hiện hành, các DN đều phải mở sổ sách kế toán, và hạch toán kế toán theo chế
độ qui định và thực hiện nghĩa vụ thuế theo phương pháp kê khai thuế.
- Doanh nghiệp có phạm vi kinh doanh rộng hơn và mức độ phức tạp cao hơn so
với đối tượng là hộ cá thể. Ngày nay, nhiều DN có phạm vi kinh doanh toàn cầu. Vì vậy,
việc kiểm soát chi phí và thu nhập khi tính thuế là hết sức phức tạp. Nhiều DN lớn không
trốn thuế một cách "ngây ngô" như các DN nhỏ hoặc cá nhân kinh doanh bằng cách gian
lận hoá đơn hay bán hàng không xuất hoá đơn. Các DN này luôn xuất trình đủ hoá đơn,
chứng từ và hạch toán rất bài bản, nhưng đằng sau những số liệu "sạch sẽ" đó, là cả một kế
hoạch tránh thuế hết sức tinh vi. Do đó, quản lý thu thuế đối với DN đòi hỏi đội ngũ cán
bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Có như vậy, mới phát hiện được các thủ thuật
trốn thuế, tránh thuế hết sức tinh vi của các đối tượng này, từ đó đề xuất hoàn thiện chính
sách hoặc xử lý đối tượng vi phạm.
* Yêu cầu hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp
Xuất phát từ vị trí của thu từ doanh nghiệp trong thu nội địa
Tỷ trọng thu từ khu vực DN ngày càng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong
tổng thu nội địa, từ 70% giai đoạn 1996-2000 lên 76,8% giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng
thu khu vực DN bình quân 5 năm là 19% (trong khi tốc độ tăng tổng thu NSNN bình quân
chỉ đạt 13,9%/năm). Các khoản thu khác như phí, lệ phí, các khoản thu từ nhà, đất và thu
khác giảm dần, từ 30% giai đoạn 1996-2000 xuống còn 23,2% giai đoạn 2001-2005.
Thu từ khu vực DN là khoản thu quan trọng, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu
nội địa, vì vậy việc nghiên cứu để hoàn thiện quản lý thuế từ doanh nghiệp có ý nghĩa quan
trọng trong công tác quản lý thuế nói riêng và quản lý tài chính nói chung.
Tác động của việc hoàn thiện chính sách thuế đối với doanh nghiệp
Đối tượng quản lý là một hệ thống phức tạp, luôn vận động và phát triển. Qui luật
về sự phù hợp giữa cơ chế quản lý với đối tượng quản lý là một qui luật cơ bản của quản lý
mang tính lịch sử cụ thể rõ nét [15, tr.66].
Chức năng quản lý xác định khối lượng các công việc cơ bản và trình tự các công
việc của quá trình quản lý. Chức năng quản lý xác định vị trí, mối quan hệ giữa các bộ
phận, các khâu, các cấp trong hệ thống quản lý [15, tr.52]
Việc hoàn thiện chính sách thuế chính là làm thay đổi khối lượng công việc và
trình tự các công việc trong quá trình quản lý thuế, và làm thay đổi mạnh mẽ đối tượng
quản lý. Ví dụ khi ban hành Luật Thuế GTGT, khối lượng công việc quản lý thuế thay đổi
như phát sinh thêm các công việc về hoàn thuế, về đối chiếu hóa đơn; đối tượng quản lý
thay đổi như một số đối tượng trước đây chịu thuế doanh thu nay không thuộc đối tượng
chịu thuế GTGT...
Từ năm 1986, đất nước ta bắt đầu chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật thuế mới bắt đầu
được xây dựng và không ngừng được bổ sung sửa đổi. Việc hoàn thiện chính sách thuế nói
chung và thuế đối với DN nói riêng đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện về phương pháp, qui
trình và tổ chức quản lý thuế.
Tác động của hội nhập kinh tế và hội nhập về thuế đối với doanh nghiệp
Xu thế hội nhập, liên kết kinh tế trong khu vực tiến tới toàn cầu hoá kinh tế là tất
yếu khách quan, một mặt tạo cơ hội thuận lợi cho các nước phát huy lợi thế của mình để
phát triển kinh tế. Các nước đang phát triển lợi dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới đồng thời thu hút được nguồn
vốn từ nước ngoài để tạo bước phát triển nhảy vọt về kinh tế, làm cho nền kinh tế có khả
năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, có cơ hội thu hẹp khoảng cách so với các nước
phát triển. Ngược lại, xu hướng hội nhập, liên kết kinh tế trong khu vực, tiến tới toàn cầu
hoá kinh tế sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh giữa các nền kinh tế. Mỗi nước phải tranh thủ
được cơ hội, khắc phục yếu kém vươn lên mới chiến thắng trong cạnh tranh và hội nhập.
Quá trình hội nhập không chỉ đòi hỏi hệ thống thuế nhập khẩu phải được sửa đổi mà
hệ thống thuế nội địa cũng phải được sửa đổi phù hợp với thông lệ quốc tế. Quản lý thuế
nội địa nói chung và quản lý thuế đối với DN nói riêng cũng phải được cải cách theo các
chuẩn mực quốc tế, tiến tới trao đổi thông tin về quản lý thuế đối với các công ty đa quốc
gia.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ THU THUẾ, CÁC CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ PHƯƠNG
THỨC KÊ KHAI NỘP THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
1.2.1. Nội dung quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp
* Thứ nhất là hoạch định mục tiêu
Mục tiêu là trạng thái tương lai, là đích phải đạt tới mà hệ thống quản lý mong
muốn đạt tới. Nó có vai trò chi phối và định hướng hoạt động của toàn bộ hệ thống.
Mục tiêu quản lý phải được xác định trước, nó luôn chi phối, dẫn dắt cả chủ thể và đối t-
ượng quản lý trong toàn bộ quá trình hoạt động. Xác định mục tiêu đúng có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với hoạt động quản lý.
Mục tiêu của quản lý thuế nói chung thường được xác định bằng các chỉ tiêu cụ thể
như: số thuế thu trong một thời gian nhất định; tỷ lệ huy động nguồn thu từ thuế vào ngân
sách nhà