Trong xu thế hội nhập hiện nay, franchise là hình thức kinh doanh hiện đại được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Theo số liệu thống kê năm 2004, Mỹ dẫn đầu với 3000 hệ thống franchise phân phối trên 760 nghìn cửa hàng, đem lại 1,53 nghìn tỷ doanh thu và tạo ra 3000 việc làm/ năm. Ở Trung Quốc, nước đứng thứ 2 trên thế giới về hoạt động kinh doanh nhượng quyền, 2000 hệ thống với 120 nghìn cửa hàng đã đem 1,8 triệu việc làm cho người lao động. Đứng thứ 3 là Nhật với 1100 hệ thống franchise, thu về 150 tỷ/ năm.
129 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3652 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động nhượng quyền thương mại phở 24: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG – CS II
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
LỚP K48CLC
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI PHỞ 24:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN TÁC GIẢ
HỌ VÀ TÊN
MSSV
Huỳnh Hồ Bảo Ngọc
0952015042
Phan Phương Anh
0952015004
Nguyễn Vĩnh Ngọc Thi
0952015069
Nguyễn Hữu Mai Thy
0952015078
Bùi Phạm Phương Dung
0952015012
PGS. TS Phạm Đình Nghiệm
TP HCM, tháng 10/2009
MỤC LỤC
MỤC LỤC Trang
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ FRANCHISE
Lời mở đầu 5
Chương I 10
A – KHÁI QUÁT VỀ FRANCHISE 10
Franchise là gì? 10
Các chủ thể trong franchise 12
Bên nhượng quyền (franchiser)
Bên nhận nhượng quyền (franchisee)
Các hình thức nhượng quyền thương mại 13
Tiêu chí lãnh thổ
Tiêu chí hoạt động kinh doanh
Tiêu chí phát triển hoạt động
Các ngành nghề có thể nhượng quyền 17
B – PHÁP LUẬT TRONG FRANCHISE 17
1. Hình thức và nguyên tắc chuyển nhượng 17
1.1 Ở thế giới
1.2. Ở Việt Nam
2. Những lưu ý về mặt pháp lý đối với
các bên trong quan hệ nhượng quyền
thương mại ở Việt Nam 24
C- ĐẶC TÍNH CỦA FRANCHISE 25
Thương hiệu 25
Tính đồng bộ, hệ thống và tính địa phương 27
D – Ý NGHĨA CỦA MÔ HÌNH KINH DOANH 28
NHƯỢNG QUYỀN Ở VIỆT NAM
1. Đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2. Đối với nền kinh tế nói chung
Kết luận chương I 30
III- Chương 2 TỔNG QUAN VỀ FRANCHISE 31
A – TỔNG QUAN FRACHISE THẾ GIỚI 31
1. Thực trạng 31
a. Thành tựu
b. Hạn chế
2. Nhận xét 32
B- TỔNG QUAN FRACHISE Ở VIỆT NAM 32
1. Thực trạng ở Việt Nam 32
- Thành tựu
- Hạn chế
2. Một số thương hiệu tiêu biểu 34
- Thương hiệu nước ngoài chuyển nhượng vào Việt Nam
- Thương hiệu chuyển nhượng trong nước
Kết luận chương 2 34
IV – CHƯƠNG 3 35
TỔNG QUAN FRANCHISE TRONG NGÀNH THỰC PHẨM
A – ĐẶC ĐIỂM TRONG KINH DOANH NHƯỢNG 35
QUYỀN NGÀNH THỰC PHẨM
1. Thực phẩm là một ngành đầy tiềm năng trong franchise 35
2. Các đặc trưng riêng của franchise ngành thực phẩm 36
B- THỰC TRẠNG FRANCHISE NGÀNH 36
THỰC PHẨM TRÊN THẾ GIỚI
1. Thực trạng franchise ngành thực phẩm 36
a. Những thành tựu
b. Những hạn chế
2. Một số franchise ngành thực phẩm của các nước 37
và các tập đoàn trên thế giới
a. Phân tích 2 thương hiệu nổi tiếng trên thế giới nhượng quyền thành công trong ngành thực phẩm
b. Kinh nghiệm thành công của họ
3. Rút ra nhận xét 38
C. THỰC TRẠNG FRANCHISE NGÀNH THỰC 38
PHẨM Ở VIỆT NAM
1. Thực trạng 38
2. Rút ra nhận xét 39
D. THỰC TRẠNG FRANCHISE NGÀNH THỰC 40
PHẨM Ở TPHCM
1. Tổng quan về thực trạng franchise ở TP HCM 40
- Những thành tựu
- Những hạn chế
- Cơ hội và thách thức
2. Một số thương hiệu thành công 41
a. Các thương hiệu nước ngoài chuyển nhượng vào TP HCM
b. Các thương hiệu Việt Nam nhượng quyền
3. Rút ra nhận xét 42
Kết luận chương 3 42
IV – CHƯƠNG 4 43
BỨC TRANH FRANCHISE THƯƠNG HIỆU PHỞ 24
SƠ LƯỢC DOANH NGHIỆP PHỞ 24 43
Tập đoàn An Nam
Các cột mốc ra đời
Triết lí kinh doanh
Chiến lược, tầm nhìn, nhiệm vụ
B – HOẠT ĐỘNG FRANCHISE PHỞ 24 48
1. Trong nước
2. Quốc tế
3. Hỗ trợ từ phở 24
C- THỰC TRẠNG FRANCHISE PHỞ 24 51
1. Quá trình phát triển frachise phở 24 ở TP HCM 52
2. Những thành tựu trong hoạt động 53
nhượng quyền thương mại phở 24
3. Những hạn chế trong hoạt động nhượng 53
quyền thương mại phở 24
3.1 Không đảm bảo tính đồng bộ 53
3.2 Thương hiệu: 76
3.3 USP (Unique selling point) : 83
Điểm nhấn trong kinh doanh
4. Thách thức dài hạn của thương hiệu Phở 24 88
4.1 Cạnh tranh với các thương hiệu 90
cùng sản phẩm trong nước và quốc tế
4.2 Mục tiêu của Lí Quí Trung muốn biến 93
phở 24 thành một fastfood nhưng trên
thực tế người tiêu dùng không muốn
phở 24 thành một fastfood
4.3 Pháp Lý 96
Kết luận chơng 4 101
V- CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN MÔ HÌNH FRANCHISE PHỞ 24 101
1. GIẢI PHÁP NGẮN HẠN 101
1.1 Tính đồng bộ
1.2 Thương hiệu
1.3 USP
1.4 Hệ thống kiểm định
2. GIẢI PHÁP DÀI HẠN 109
Kết luận chương 5 113
KẾT LUẬN 114
TÀI LIÊU THAM KHẢO 115
PHỤ LỤC 117
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 124
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Franchisee: bên nhận nhượng quyền
Franchisor: bên nhượng quyền
Tp HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
FC : Franchise
USP: Unique selling proposition: Điểm nhấn kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu thế hội nhập hiện nay, franchise là hình thức kinh doanh hiện đại được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Theo số liệu thống kê năm 2004, Mỹ dẫn đầu với 3000 hệ thống franchise phân phối trên 760 nghìn cửa hàng, đem lại 1,53 nghìn tỷ doanh thu và tạo ra 3000 việc làm/ năm. Ở Trung Quốc, nước đứng thứ 2 trên thế giới về hoạt động kinh doanh nhượng quyền, 2000 hệ thống với 120 nghìn cửa hàng đã đem 1,8 triệu việc làm cho người lao động. Đứng thứ 3 là Nhật với 1100 hệ thống franchise, thu về 150 tỷ/ năm.
Việt Nam từ những năm 90, đã bắt đầu xuất hiện mô hình kinh doanh nhượng quyền. Theo thống kê, năm 2006, nước ta đã có 70 hệ thống kinh doanh với 530 nhãn hiệu được nhượng quyền. Các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam và đã đạt được những kết quả khả quan: Lotteria với 56 cửa hàng và đang dự định mở rộng hệ thống lên 80, KFC cũng đang có kế hoạch nâng số cửa hàng lên khoảng 80. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cũng bắt đầu nhập cuộc như cà phê Trung Nguyên, giày T&T, Kinh Đô, Foci…
Là thương hiệu đi đầu trong hoạt động kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, phở 24 với nỗ lực mang hương vị Việt ra thế giới, đã xây dựng một hệ thống 50 cửa hàng trên toàn quốc và sau đó mở rộng ra các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn, Úc, Singapore, Campuchia…Phở 24 cũng đã đạt được các giải thưởng cao quy “Sự tin cậy nhiều nhất Việt Nam”, được chọn là một trong 20 thương hiệu thành công nhất miền Nam, lọt vào vòng chung kết các thương hiệu có giá trị nhất thế giới…Phở 24 đã chọn cho mình một thị trường tiềm năng. Tuy nhiên là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực này, phở 24 cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót như chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường, chưa đánh giá toàn diện được những rủi ro tiềm ẩn, chưa có biện pháp cứng rắn để bảo vệ hình ảnh thương hiệu khi nhượng quyền. Đặc biệt khi phở lại là một món ăn truyền thống của dân tộc. Việc mất hình ảnh thương hiệu phở 24 sẽ vô tình làm mất đi đặc trưng hình ảnh, hương vị phở Việt trong mắt bạn bè quốc tế và chính người dân Việt. Điều này cũng ly giải vì sao phở 24 đã vấp phải một số thất bại trong mở rộng kinh doanh tại thị trường Indonesia.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kinh doanh nhượng quyển phở 24 rất thiết yếu và có y nghĩa quan trọng cả về mặt ly luận và thực tiễn.
II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trên cơ sở nghiên cứu ly luận và thực tiễn, đề tài hướng tới hoàn thiện mô hình kinh doanh nhượng quyền phở 24.
III – NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Khảo sát thực trạng kinh doanh nhượng quyền phở 24 bao gồm những vấn đề về chất lượng thương hiệu và đảm bảo pháp ly.
- So sánh thực trạng và ly thuyết để phát hiện và phân tích vấn đề còn tồn đọng.
- Đề ra giải pháp để giải quyết.
IV- ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
- Đối tượng:
+ Thực trạng kinh doanh nhượng quyền phở 24.
+ Giải pháp hoàn thiện mô hình kinh doanh và bảo vệ thương hiệu phở 24.
V – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ nhiệm vụ và mục đích của đề tài nghiên cứu, nhóm chúng tôi đã lựa chọn các phương pháp nghiên cứu khoa học cần thiết: kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn:
· Về phần nghiên cứu lý thuyết, từ các nguồn thông tin như internet, báo chí, các bài luận văn về cùng đề tài nghiên cứu khao học của nhóm…., chúng tôi chọn phương pháp giả thuyết: sau khi nghiên cứu và tổng hợp các thông tin có được, chúng tôi đưa ra các giả thuyết về thực trạng phở 24 ở địa bàn thành phố HCM( cả ưu điểm và nhược điểm), từ đó dự đoán nguyên nhân, đồng thời đưa ra giải pháp hoàn thiện.
· Về phần nghiên cứu thực tiễn, sau khi đưa ra các giả thuyết, chúng tôi đã đi khảo sát tình hình thực tế, sử dụng các phương pháp như quan sát( đến một số cửa hàng của phở 24 tại địa bàn Tp HCM), điều tra (vừa thông qua phỏng vấn sâu, vừa sử dụng bảng hỏi), phân tích và tổng kết kinh nghiệm từ các kết quả thu được . Do điều kiện khách quan, chúng tôi đã chọn 2 cửa hàng ở trung tâm thành phố để tiến hành điều tra( do 2 địa điểm này ở vị trí thuận lợi, cũng như có nhiều đối tượng khách hàng –đặc biệt là khách nước ngoài):
Cửa hàng phở 24 ở đường Phan Chu Trinh, quận
Cửa hàng phở 24 ở đường lí Tự Trọng, quận 1
Chúng tôi đã phát 150 bảng hỏi và làm 2 bảng kiểm ở 2 cửa hàng trên( khảo sát trên 10 khách hàng), kết quả thu về được 100 bảng hợp lệ. Ngoài ra, chúng tôi đã kết hợp phỏng vấn sâu đối tượng khách hàng: Ông John Dross- giảng viên Trung Tâm Anh Ngữ CleverLearn- ngừơi có nhiều năm sinh sống và làm việc tại HCM, đã từng thử qua mùi vị của cả phở truyền thống và phở 24.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tóan học. Từ những kết quả thực tế khảo sát thu đựơc, nhóm chúng tôi đã tiến hành phương pháp thống kê toán học: xử lý số liệu thu được từ phương pháp thực tiễn, tiến hành vẽ biểu đồ và rút ra kết quả, sau đó so sánh với giả thuyết đã đưa ra từ phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Kết quả cho thấy giả thuyết nhóm chúng tôi đã đưa ra gần như chính xác với thực trạng hiện nay của phở 24 tại tp HCM, đúng với mục đích nghiên cứu ban đầu.
VI- PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Không gian: hệ thống các cửa hàng kinh doanh nhượng quyền phở 24 ở TP HCM.
- Thời gian: từ năm 2005, khi phở 24 bắt đầu kinh doanh nhượng quyền cho đến thời điểm hiện nay.
VI – KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Lời nói đầu
Chương 1: Những khái quát, lí luận cơ bản về franchise – Mô hình kinh doanh nhượng quyền, bao gồm khái niệm cụ thể về franchise, các chủ thể trong franchise (bên nhận quyền và bên nhượng quyền), các hình thức nhượng quyền thương mại (Tiêu chí lãnh thổ, hoạt động kinh doanh, phát triển hoạt động) cùng các ngành nghề có thể nhượng quyền. Bên cạnh đó là khía cạnh pháp luật trong franchise trên thế giới và Việt Nam, đặc tính và ý nghĩa của mô hình kinh doanh này.
Chương 2: Chương 2 đem lại một cái nhìn tổng quan về tình hình Franchise trong nước và trên thế giới. Nghiên cứu những thành tựu cũng như tìm ra hạn chế của mô hình này qua một vài thương hiệu tiêu biểu. Từ đó rút ra kết luận về vai trò của mô hình kinh doanh này.
Chương 3: Chương 3 đi sâu hơn vào nghiên cứu khía cạnh Franchise trong ngành thực phẩm, từ đó nhận ra đây là một ngành đầy tiềm năng và có những đặc trưng riêng. Đi sâu phân tích những thành tựu, hạn chế của tình hình franchise ngành thực phẩm trong nước (đặc biệt là thành phố HCM) và quốc tế. Phân tích những thương hiệu thành công từ đó rút ra kinh nghiệm của họ.
Chương 4: Bức tranh franchise thương hiệu Phở 24: Sơ lược doanh nghiệp, hoạt động franchise và thực trạng của mô hình kinh doanh này, những thành tựu cũng như hạn chế và thách thức trong quá trình kinh doanh nhượng quyền.
Chương 5: Đề ra giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho sự phát triển doanh nghiệp.
Chương 6: Kết luận
Phụ lục
CHƯƠNG 1
Lý thuyết về franchise
A – KHÁI QUÁT VỀ FRANCHISE
1/ Franchise là gì?
Franchise là một phương thức nhân rộng thương hiệu, nhân rộng mô hình kinh doanh và có khá nhiều định nghĩa. Nhưng có thể hiểu là một hình thức hợp tác, trong đó, bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền sử dụng mô hình, kỹ thuật kinh doanh, sản phẩm dịch vụ dưới thương hiệu của mình và nhận lại một khoản phí hay phần trăm doanh thu trong thời gian nhất định
Định nghĩa thế giới
Theo Hiệp hội Nhượng quyền kinh doanh quốc tế (IFA), khái niệm nhượng quyền kinh doanh thương hiệu xuất hiện từ thập niên 50 thế kỷ 19.Mỹ được coi là quốc gia khởi xướng nhượng quyền kinh doanh thương hiệu và giới kinh doanh Mỹ gọi là franchise. Người Mỹ định nghĩa franchise là ký kết hợp đồng giữa phía chuyển giao (nhà sản xuất hoặc tổ chức dịch vụ) với người nhận chuyển giao (người kinh doanh độc lập). Đến nay, franchise trở thành danh từ được giới kinh doanh, báo chí thế giới dùng phổ biến.
Cộng Đồng Châu Âu định nghĩa franchise là phương pháp phân phối hàng hóa và dịch vụ mà người có quyền cho phép người nhận quyền độc lập tiến hành kinh doanh bằng cách sử dụng các dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, phương pháp, bí quyết kinh doanh của mình dưới sự trợ giúp, kiểm soát của mình và được nhận thù lao.
Còn Hiệp hội Nhượng quyền kinh doanh quốc tế (IFA) định nghĩa theo trách nhiệm của bên nhượng quyền. Theo đó, franchise là quan hệ theo hợp đồng giữa bên giao và bên nhận quyền. Bên giao phải quan tâm liên tục tới hoạt động của bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh; đào tạo nhân viên; cách thức tổ chức kinh doanh... Bên nhận đầu tư vốn và hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức kinh doanh do bên giao sở hữu.
Tổ chức Sở hữu trí tuệ quốc tế lại đưa ra khái niệm được đánh giá chính xác hơn: Franchise là khi bên nhượng muốn phát triển hệ thống kinh doanh một mặt hàng/dịch vụ cụ thể của mình bằng cách cho phép một chủ thể khác (bên nhận) được sử dụng hệ thống kinh doanh của bên nhượng đúng quy định, chuẩn mực theo thỏa thuận, chịu giám sát cùng với sự hỗ trợ của bên nhượng. Mối quan hệ này diễn tiến liên tục suốt hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền.
Định nghĩa của Việt Nam
Đến nay, Việt Nam chưa có thuật ngữ tiếng Việt thống nhất về franchise. Nhưng thông thường ngày nay người ta vẫn thường gọi franchise là nhượng quyền thương mại. Theo Nghị định 11/2005/NĐ-CP ngày 2-2-2005 (thay thế Nghị định 45/1998/NĐ-CP ngày 1-7-1998) quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ có nêu: “Cấp phép đặc quyền kinh doanh, theo đó bên nhận sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa và bí quyết của bên giao để tiến hành các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại”.
Đây là nội dung chuyển giao công nghệ được các chuyên gia kinh tế đánh giá trùng với nội dung khái niệm franchise. Còn Điều 284 Luật Thương mại (sửa đổi) năm 2005 thì định nghĩa franchise là nhượng quyền thương mại: là hoạt động thương mại, theo đó, bên nhượng quyền chấp thuận trao quyền và cung cấp các hỗ trợ cho bên nhận quyền để bên nhận bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa, hệ thống, phương thức do bên nhượng quyền xác định trong một khoảng thời gian và phạm vi địa lý nhất định.
2. Các chủ thể trong franchise
2.1 Bên nhượng quyền (franchiser):
Bên nhượng quyền (franchiser) là chuyển giao cho mượn thương hiệu và hệ thống kinh doanh bao gồm cả cách thức quản lý và có quyền kiểm soát và trợ giúp bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Bên nhượng quyền sẽ được nhân rộng hệ thống kinh doanh, phát triển thị trường. Thông qua đó, danh tiếng và uy tín của bên chuyển nhượng tăng mạnh, tăng khả năng cạnh tranh của. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư phát triển kinh doanh thấp, thu được lợi nhuận về từ bên nhận nhượng quyền.
2.2 Bên nhận nhượng quyền (franchisee)
Bên nhận quyền là bên nhận quyền thương và có quyền yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định ,Với bên nhận chuyển nhượng, lợi ích thu được là có ngay một nhãn hiệu, một hệ thống kinh doanh đã có uy tín nên khả năng thâm nhập thị trường nhanh, rủi ro thấp mà không phải mất chi phí và thời gian đầu tư ban đầu. Thêm vào đó, bên nhận chuyển nhượng còn có được sự hỗ trợ tối đa về nghiệp vụ, kỹ thuật, quản lý... đã được kiểm chứng thực. Nhưng người nhận chuyển giao phải trả tiền bản quyền thuê thương hiệu và phí định kỳ để được kinh doanh với tên và hệ thống của nhà chuyển giao.
3. Hình thức của Franchise:
Tuỳ theo tiêu chí phân loại mà chúng ta có thể phân chia hoạt động franchise theo nhiều hình thức khác nhau.
3.1 Tiêu chí lãnh thổ
o Nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam: Là hình thức mà chủ thương hiệu là các thương hiệu nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức franchise Trong nửa đầu năm nay, Bộ Công Thương cấp giấy phép cho các thỏa thuận nhượng quyền thương mại của 15 công ty nước ngoài, chủ yếu là từ Mỹ, Bỉ và Canada, trong thực phẩm và nước giải khát, thời trang và ngành công nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam . The figure reflected a noticeable growing interest from foreign groups in franchise operations in Vietnam , where the consumer market is getting more powerful and the population has now reached 85 million people.Những con số phản ánh một mối quan tâm ngày càng tăng đáng chú ý từ các tập đoàn nước ngoài trong hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, nơi mà các thị trường tiêu dùng là nhận được mạnh hơn và dân số đã đạt đến 85 triệu người.
Currently, the US 's Grainger Group is looking for Vietnamese manufacturers of industrial equipment and other devices to supply to the group, which already sells 850,000 different products.The Japan External Trade Organisation (JETRO) has predicted that franchise activities in Vietnam will heat up in the near future, particularly in the catering and tourism industries, as a large number of Japanese businesses have shown their eagerness to start up businesses in the country. Các doanh nghiệp Việt Nham chấp nhận nhượng quyền thương mại như 1 cách thích hợp để bảo vệ đầu tư của họ khi họ cố gắng thiết lập 1 ngách trong thị trường nội địa và gián tiếp thâm nhập thị trường nước ngoài nhanh hơn và dễ dàng hơn, đặc biệt là khi họ không đủ mạnh về tài chính để có 1 chiến dịch tiếp thị ở cả trong nước lẫn nước ngoài .
Có thể kể đến các thương hiệu nước ngoài nhượng quyền ở Việt Nam như: KFC, MsDonald’s, Jollibee…
o Nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài: là hình thức mà các thương hiệu Việt Nam đầu tư ra nước ngoài bằng cách nhượng quyền. Công ty Việt Nam sau quá trình phát triển vững mạnh cũng bắt đầu nhượng quyền thương mại khu vực kinh tế, với kế hoạch ngày càng được mở rộng. Cà phê Trung Nguyên, là probably the largest chain in Vietnam, with some 1,000 outlets, including severalcó lẽ là chuỗi lớn nhất tại Việt Nam, với khoảng 1.000 cửa hàng, trong đó có ở nước ngoài, hay Phở 24 ;một ví dụ thành công của kinh doanh nhượng quyền ra nước ngoài; có mặt tại nhiều nước như Singapore, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Australia và đang tiến ra Châu Âu.
franchise sector, with many having ambitious expansion plans. o Nhượng quyền trong nước: Với môi trường pháp lý được cải thiện, kinh doanh nhượng quyền trong nước đang nóng lên. Các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại hình thức kinh doanh này để phát triển tại các khu vực như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội ... và dần lan rộng ra khắp cả nước như Kinh Đô, một thương hiệu bánh kẹo nổi tiếng với chuỗi các cửa hàng bánh kẹo nhượng quyền, Phở 24, Cà phê Trung nguyên, Foci, Ninomax…
3.2 Tiêu chí hoạt động kinh doanh
o Nhượng quyền phân phối sản phẩm (product distribution franchise): Nhượng quyền phân phối sản phẩm là bên nhượng quyền gửi cho sản phẩm cho bên nhận nhượng quyền để bán hoặc phân phối sản phẩm của mình trong 1 khu vực, 1 thời gian nhất định với việc sử dụng thương hiệu (brand), biểu tượng, tên nhãn hiệu (trade mark), logo, slogan (khẩu hiệu)…, bên nhận nhượng quyền không có bất kỳ một phần hoặc quan tâm đến thực sự hoạt động của nhượng quyền thương mại . Một số thương hiệu sản phẩm nổi tiếng được phân phối Coca-Cola, the Ford Motor. Sản phẩm chủ yếu là nhượng quyền phân phối là sản phẩm lớn như ô tô và phụ tùng sửa chữa ô tô, máy bán hàng tự động, máy vi tính và hàng tồn kho cho một số cửa hàng tiện lợi.
o Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh (business format franchise): còn gọi là nhượng quyền kinh doanh hay nhượng quyền thương mại được đề cập trong Luật Việt Nam và là hình thức phổ biến, chặt chẽ nhất. Các chuẩn mực của mô hình kinh doanh phải tuyệt đối giữ nguyên; bên nhượng quyền sẽ chuyển nhượng cho bên nhận quyền tất cả các yếu tố để tạo nên một hệ thống đồng bộ chẳng hạn như: địa điểm kinh doanh, chuẩn bị sản phẩm, mua nguyên vật liệu, tiếp thị… Giữa người mua và người bán quyền kinh doanh phải có mối quan hệ chặt chẽ và liên tục. bên nhượng quyền không chỉ cho phép bên nhận nhượng quyền được phân phối sản phẩm dưới thương hiệu của người nhượng q