Đề tài Lạm phát và thất nghiệp

LẠM PHÁT Có nhiều quan điểm nhìn nhận và định nghĩa lạm phát rất khác nhau: Có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng lên liên tục của giá cả. Theo quan điểm này thì không kể giá cả tăng lên do nguyên nhân nào đều là lạm phát. Quan điểm khác cho rằng lạm phát là việc phát hành tiền giấy vượt quá mức đảm bảo bằng vàng, bạc, ngọai tệ, . của Quốc gia, vì vậy người ta cho rằng để chống lạm phát cần phục hồi lại chế độ tiền giấy chuyển đổi ra vàng theo một mức giá qui định. Lại có quan điểm cho rằng lạm phát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiền và hàng trong nền kinh tế, sự mất cân đối với tiền lớn hơn hàng khiến cho giá cả tăng lên ở mọi lúc, mọi nơi

ppt39 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2510 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lạm phát và thất nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA SAU ĐẠI HỌC MÔN KINH TẾ VĨ MÔ Nhóm 3 ĐỀ TÀI “LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP” Thành viên : Nguyễn Văn Kiên Đặng Thị Thuỷ Lê Hùng Vĩ Đặng Thiện LẠM PHÁT Có nhiều quan điểm nhìn nhận và định nghĩa lạm phát rất khác nhau: Có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng lên liên tục của giá cả. Theo quan điểm này thì không kể giá cả tăng lên do nguyên nhân nào đều là lạm phát. Quan điểm khác cho rằng lạm phát là việc phát hành tiền giấy vượt quá mức đảm bảo bằng vàng, bạc, ngọai tệ, .. của Quốc gia, vì vậy người ta cho rằng để chống lạm phát cần phục hồi lại chế độ tiền giấy chuyển đổi ra vàng theo một mức giá qui định. Lại có quan điểm cho rằng lạm phát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiền và hàng trong nền kinh tế, sự mất cân đối với tiền lớn hơn hàng khiến cho giá cả tăng lên ở mọi lúc, mọi nơi. Từ những quan điểm trên Milton Friedman đưa ra một khái niệm về lạm phát được nhiều nhà kinh tế phái tiền tệ hay phái Keynes đều đồng ý: Khái niệm: lạm phát là hiện tượng cung tiền tệ tăng lên kéo dài làm cho mức giá cả chung tăng nhanh và kéo dài trong một thời gian dài Giảm lạm phát - Khái niệm: giảm lạm phát là quá trình hãm bớt mức tăng giá cả để đạt tới một mức lạm phát vừa phải hoặc thấp. Giảm phát - Khái niệm: giảm phát là một hiện tượng thể hiện qua việc giảm sút các phương tiện thanh toán không đi đôi với sự giảm sút của sản xuất về khối lượng và do đó không đi đôi với sự giảm sút giá cả. Là tình trạng trái ngược với tình trạng lạm phát. - Tác động: Giảm phát làm cho nhiều xí nghiệp bị phá sản, sản xuất bị đình đốn, thất nghiệp tăng nhanh. Cá nhân hoãn việc mua sắm và lo trả nợ. Doanh nghiệp cũng tìm mọi cách để giảm tồn kho và trả nợ. Nguồn thu thuế của chính phủ giảm. Chính phủ giảm chi tiêu và lo trả nợ Các lọai lạm phát: Căn cứ vào chỉ số giá cả chung của hàng hóa tăng để làm căn cứ, phân làm 3 mức độ lạm phát: Lạm phát vừa phải ở mức độ thấp còn gọi là lạm phát một con số: biểu hiện ở giá cả hàng hóa tăng chậm trong khỏang 10% trở lại. Lọai lạm phát này thường được các nước có nền kinh tế phát triển duy trì như một chất xúc tác cho nền kinh tế phát triển. Lạm phát phi mã: lọai này xãy ra khi giá cả bắt đầu tăng với tỷ lệ hai hoặc ba con số như 20%, 100%, 200% khi lạm phát phi mã phát sinh nó bắt đầu ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội. Siêu lạm phát: xẩy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa lạm phát phi mã. Đo lường lạm phát Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm: - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) (là chỉ số đo lường thông dụng nhất, cơ bản nhất): đo giá cả của một sự lựa chọn các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng thông thường". - Chỉ số giá sinh hoạt (viết tắt tiếng Anh: CLI) là sự tăng trên lý thuyết trong giá cả sinh hoạt của một cá nhân, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ - Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. - Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả của một sự lựa chọn các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế). Chỉ số này rất giống với PPI. - Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của một sự lựa chọn các hàng hóa. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc. - Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó dựa trên tỷ lệ của tổng giá trị tiền được tiêu vào GDP (GDP danh nghĩa) với phép đo GDP đã điều chỉnh lạm phát (giá cố định hay GDP thực) - Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân (PCEPI). Chỉ số giá cả hàng hoá tiêu dùng (Consumer Price Index – CPI) Trong đó: + CPIt: Chỉ số giá tiêu dùng của năm t + Pit và Pi0 là mức giá của sản phẩm i trong năm t và năm 0 + qi0 là sản lượng sản phẩm i trong năm 0 + Năm 0 là năm gốc Chỉ số điều chỉnh lạm phát Chỉ số điều chỉnh lạm phát theo GDP, GNP năm t = Nguyên nhân của lạm phát do cầu kéo + Lạm phát xảy ra khi tổng cầu tăng lên, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. + Tỷ lệ lạm phát phụ thuộc vào độ dốc của đường AS + Đường AS dịch chuyển khi lượng tiêu dùng tăng, đầu tư cá nhân tăng, chi tiêu của chính phủ tăng, xuất khẩu dòng tăng. + Nếu AD tăng mà AS không tăng hoặc tăng chậm hơn đều đưa mức giá lên cao. Nguyên nhân của lạm phát do cầu kéo Lạm phát do chi phí đẩy + Lạm phát xảy ra do đường AS dịch chuyển sang trái. + Độ dốc của AD càng lớn thì tỷ lệ lạm phát càng cao + Nguyên nhân đường tổng cung dịch chuyển - Do tổng chi phí sản xuất các mặt hàng tăng lên - Do năng suất lao động giảm hoặc do mất mùa. Khi đó lượng lao động giữ nguyên nhưng tổng sản lượng cung ứng giảm. Nguyên nhân của lạm phát do chi phí đẩy Tác động của lạm phát * Phân phối lại thu nhập và của cải Khi lạm phát xảy ra sẽ có những người được lợi và những người bị thiệt * Biến dạng cơ cấu sản xuất + Chấp nhận thu nhập tạm thời thấp (hy sinh GNP), hạn chế chi tiêu của chính phủ, tăng lãi suất tiền gửi… + Kiểm soát giá (Quy định giá cho một số mặt hàng then chốt). Biện pháp giảm lạm phát * Cắt giảm cầu + Giảm chi tiêu của chính phủ + Kiểm soát tiền lương, tăng thuế (chủ yếu là thuế thu nhập) nhằm hạn chế chi tiêu của xã hội. * Tăng cung + Gia tăng sản xuất bằng nhiều biện pháp như giảm thuế sản xuất, giảm lãi suất cho vay, tăng chi tiêu cho đầu tư. + Nhập khẩu việc làm (tăng đầu tư nước ngoài). Giá tiêu dùng (Thay đổi tính theo %/năm) 1970 75 Nguồn: Ước tính của cán bộ IMF. 85 80 Các nước tiên tiến Các nước đang phát triển (trung vị) 90 95 2000 05 10 Dự báo Lạm phát được công bố (Thay đổi % qui ra năm tính theo phương pháp bình quân trượt của 3 tháng trước đó) 2000 01 02 1/2005 Thế giới Các thị trường đang nổi Các nước công nghiệp Nguồn: Haver Analytics. 03 THẤT NGHIỆP Khái niệm Thất nghiệp là những người trong độ tuổi LĐ quy định, có khả năng LĐ, hiện đang chưa có việc làm và đang tích cực tìm kiếm việc làm. Phân loại theo nguyên nhân thất nghiệp 1. Thất nghiệp tạm thời Xảy ra trong các trường hợp sau + Thất nghiệp do người LĐ từ bỏ công việc cũ để đi tìm công việc mới + Thất nghiệp do người LĐ bị mất một phần khả năng LĐ + Thất nghiệp do tính chất thời vụ 2. Thất nghiệp chu kỳ Xảy ra trong các cuộc suy thoái ktế do tổng cầu HH giảm nên DN giảm sản lượng vì vậy sẽ không tuyển thêm LĐ và sa thải bớt công nhân. 3. Thất nghiệp cơ cấu * Xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt LĐ, do sự thay đổi cơ cầu nền ktế. Sự thay đổi này diễn ra theo vùng hoặc theo ngành. * Nguyên nhân + Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, các ngành dẫn tới nơi thừa LĐ nơi thiếu LĐ. + Người LĐ không dễ dàng di chuyển hoặc thiếu thông tin về nhu cầu việc làm. + Người LĐ thiếu kỹ năng và không tương xứng về địa điểm. Phân theo tính chất thất nghiệp 1. Thất nghiệp tự nguyện Phản ánh một bộ phận của lực lượng LĐ không có việc làm do mức lương tương ứng chưa đáp ứng được mong muốn của họ. 2. Thất nghiệp không tự nguyện Phản ảnh một bộ phận của lực lượng lao động không có việc làm mặc dù họ sẵn sàng chấp nhận những công việc hiện thời với mức lương tương ứng. Hậu quả của thất nghiệp a. Đối với bản thân và gia đình + Người thất nghiệp sẽ mất đi nguồn thu nhập + Kỹ năng chuyên môn và tay nghề bị xói mòn + Mất niềm tin vào cuộc sống. + Nguy cơ bệnh tật gia tăng. + Hạnh phúc gia đình và tương lai con cái bị de doạ b. Đối với xã hội + Tốn nhiều tiền hơn cho đội quân thất nghiệp + Đương đầu với các tai tệ nạn xã hội do người thất nghiệp gây ra + Chi nhiều tiền hơn để giải quyết hậu quả từ phía thất nghiệp như y tế, trật tự an ninh xã hội… c. Đối với nền kinh tế Do còn đội ngũ thất nghiệp tức là nền ktế chưa sử dụng hết nguồn lực vì vậy SL thực tế nhỏ hơn SL tiềm năng. Biện pháp để giảm thất nghiệp + Đẩy mạnh sản xuất, mở rộng đầu tư, giảm lạm phát, tăng chi tiêu cho chính phủ, giảm thuế, giảm lãi suất. + Khuyến khích xuất khẩu hạn chế nhập khẩu + Kích cầu + Đầu tư cho những ngành thu hút nhiều lao động + Xuất khẩu lao động sang nước ngoài + Giảm thuế thu nhập, giảm trợ cấp thất nghiệp + Đào tạo lại nghề… Năm 1958. Phillips khám phá rằng ở Anh, khi thất nghiệp thấp thì lạm phát cao, và ngược lại. Trên biểu đồ mà hai trục là thất nghiệp và lạm phát thì liên hệ ấy có dạng một đường cong lõm. Đó là “đường cong Phillips” A. W. Phillips cho rằng có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp, tức là muốn tạo nhiều việc làm hay là nhằm đạt tốc độ phát triển kinh tế cao thì cái giá phải trả là lạm phát cao. Ngược lại, muốn giữ lạm phát thấp, thất nghiệp sẽ cao.  QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Đường cong Philips Cuối những năm 1960 của thế kỷ 20 Friedman, (Nobel năm 1976) và Phelps (Nobel năm 2006) gây chấn động trong giới kinh tế với những nghi vấn căn bản về sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát qua đường cong Phillips. Edmund Phelps đã thách thức những quan điểm trước đó về mối liên hệ giữa lạm phát và thất nghiệp. Ông nhận ra, lạm phát không chỉ phụ thuộc vào thất nghiệp mà còn phụ thuộc vào kì vọng của các  công ty và người lao động về biến động giá và tăng lương. Ông đưa ra mô hình ban đầu được gọi là "Biểu đồ Phillips điều chỉnh theo kì vọng". Theo đó với một tỷ lệ thất nghiệp nhất định, tỉ lệ lạm phát kỳ vọng (expected inflation) cứ tăng lên 1 điểm phần trăm sẽ khiến lạm phát thực sự tăng lên 1 điểm phần trăm Phelps kết luận rằng không có sự đánh đổi trong dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp vì lạm phát kì vọng đang trở thành lạm phát thật sự. Về lâu dài, nền kinh tế sẽ tiếp cận tới tỷ lệ thất nghiệp cân bằng (equilibrium unemployment rate), tại đó mức lạm phát thật sự trùng khớp với lạm phát kì vọng. Tỷ lệ thất nghiệp cân bằng sẽ hoàn toàn do hoạt động của thị trường lao động quyết định. Nỗ lực làm giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức cân bằng sẽ chỉ gây lạm phát liên tiếp Friedman cho rằng khi lạm phát cao và kéo dài, người dân không ngu lâu, sẽ kỳ vọng là lạm phát tiếp tục cao, đòi hỏi lương cao, do đó về dài lâu không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp, mà sẽ tạo ra vừa lạm phát cao vừa suy thoái (stagflation) (đình lạm).  Điều này đã xảy ra vào đầu thập niên 1970 và kéo dài mãi tận đầu những năm 1990 ở Mỹ và những nước theo chính sách kinh tế kiểu Keynes. Friedman đã đưa ra khái niệm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, theo đó khi thị trường lao động ở trạng thái cân bằng vẫn có thất nghiệp. Đây là dạng thất nghiệp tự nguyện. Vì thế, ở trạng thái cân bằng, tỷ lệ thất nghiệp vẫn là một số dương. Và khi nền kinh tế cân bằng, thì lạm phát không xảy ra. Đường cong Phillips ngắn hạn dốc xuống phía phải và cắt trục hoành ở giá trị của tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Hễ chính phủ áp dụng các biện pháp nhằm đưa tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức này, thì giá cả sẽ tăng lên (lạm phát), và có sự dịch chuyển lên phía trái dọc theo đường cong Phillips ngắn hạn. Khi tiền công danh nghĩa không đổi, lạm phát tăng nghĩa là tiền công thực tế trả cho người lao động giảm đi. Họ sẽ giảm cung lao động, thậm chí tự nguyện thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp lại tăng lên đến mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, trong khi tỷ lệ lạm phát vẫn giữ ở mức cao. Trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức tự nhiên mà tỷ lệ lạm phát lại bị nâng lên liên tục. Chính sách của nhà nước như vậy là chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, còn về dài hạn là thất bại. Đường cong Philips có bổ sung kỳ vọng Nhìn chung người ta chấp nhận rằng tỷ lệ thất nghiệp không thể nào giảm tới "zero", nhưng chưa có ai chỉ ra được tỷ lệ thất nghiệp nào thì cân bằng với thị trường lao động. Thất nghiệp và lạm phát (giai đoạn 1996– 2005)
Tài liệu liên quan