Sự chuyển biến của nền kinh tế đất nước, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
là một bước ngoặt lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta. Với
đường lối đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
của Đảng và Nhà nước đã tạo tiền đề cho sự khôi phục và phát triển của các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh. Kinh tế ngoài quốc doanh từng bước được đổi mới và ngày
càng khẳng định vị trí quan trọng của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Trong bối cảnh đổi mới chung của đất nước, thị trường trong nước được khơi
thông, thị trường quốc tế được mở rộng, sản xuất kinh doanh đa dạng phong phú đã kích
thích, thu hút mọi tiềm năng về kỹ thuật, công nghệ, trí tuệ, vốn, tài sản của các tầng lớp
dân cư đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Song cùng với sự phát triển của sản xuất kinh
doanh thì nhu cầu về vốn cũng ngày càng lớn. Để đáp ứng được nhu cầu đó đã hình thành
các tổ chức tín dụng với những ưu thế mới như ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên
doanh, ngân hàng cổ phần, ngân hàng ngoài quốc doanh.
Với sự chuyển biến đó, các ngân hàng thương mại với tư cách là một trung gian tài
chính quan trọng của xã hội cũng phải chuyển hướng chiến lược. Đó là từng bước thay
đổi cơ cấu tín dụng hợp lý cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh theo sự chuyển biến
của nền kinh tế. Việc thay đổi cơ cấu tín dụng này của các ngân hàng là hoàn toàn hợp lý
vì kinh tế ngoài quốc doanh chứa đựng những nội tại rất lớn nên khi được quan tâm nó sẽ
phát triển một cách nhanh chóng và chính đó sẽ trở thành thị trường tín dụng vững chắc
và rộng lớn của các ngân hàng. Tuy nhiên thị trường kinh tế ngoài quốc doanh lại biến
động rất phức tạp, do đó trong giai đoạn đầu của sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, quan
hệ tín dụng giữa ngân hàng và khu vực này còn nhiều vướng mắc cần phải được giải
quyết tốt.Trong thời gian ngắn đi thực tế tại sở giao dịch I ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam, em thấy việc nghiên cứu một cách có hệ thống nội dung
và biện pháp nhằm tháo gỡ các vướng mắc, tiến tới hoàn thiện công tác tín dụng ngân
hàng đối với kinh tế ngoài quốc doanh cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường
là một vấn đề hết sức hấp dẫn và cần thiết.
Với suy nghĩ đó, cùng với những kiến thức được trang bị qua 3 năm học tại trường
Đại học kinh tế quốc dân, , em mạnh dạn chọn nghiên cứu chuyên đề: "Một số giải pháp
nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại
sở giao dịch I ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”.
Chuyên đề này gồm 3 chương:
Chương I - Tín dụng và tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của khu vực kinh
tế ngoài quốc doanh.
Chương II - Thực trạng cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Sở
giao dịch I ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”.
Chương III - Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
66 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1827 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng
ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh tại sở giao dịch I ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam
lời mở đầu
Sự chuyển biến của nền kinh tế đất nước, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
là một bước ngoặt lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta. Với
đường lối đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
của Đảng và Nhà nước đã tạo tiền đề cho sự khôi phục và phát triển của các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh. Kinh tế ngoài quốc doanh từng bước được đổi mới và ngày
càng khẳng định vị trí quan trọng của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Trong bối cảnh đổi mới chung của đất nước, thị trường trong nước được khơi
thông, thị trường quốc tế được mở rộng, sản xuất kinh doanh đa dạng phong phú đã kích
thích, thu hút mọi tiềm năng về kỹ thuật, công nghệ, trí tuệ, vốn, tài sản của các tầng lớp
dân cư đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Song cùng với sự phát triển của sản xuất kinh
doanh thì nhu cầu về vốn cũng ngày càng lớn. Để đáp ứng được nhu cầu đó đã hình thành
các tổ chức tín dụng với những ưu thế mới như ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên
doanh, ngân hàng cổ phần, ngân hàng ngoài quốc doanh.
Với sự chuyển biến đó, các ngân hàng thương mại với tư cách là một trung gian tài
chính quan trọng của xã hội cũng phải chuyển hướng chiến lược. Đó là từng bước thay
đổi cơ cấu tín dụng hợp lý cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh theo sự chuyển biến
của nền kinh tế. Việc thay đổi cơ cấu tín dụng này của các ngân hàng là hoàn toàn hợp lý
vì kinh tế ngoài quốc doanh chứa đựng những nội tại rất lớn nên khi được quan tâm nó sẽ
phát triển một cách nhanh chóng và chính đó sẽ trở thành thị trường tín dụng vững chắc
và rộng lớn của các ngân hàng. Tuy nhiên thị trường kinh tế ngoài quốc doanh lại biến
động rất phức tạp, do đó trong giai đoạn đầu của sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, quan
hệ tín dụng giữa ngân hàng và khu vực này còn nhiều vướng mắc cần phải được giải
quyết tốt.Trong thời gian ngắn đi thực tế tại sở giao dịch I ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam, em thấy việc nghiên cứu một cách có hệ thống nội dung
và biện pháp nhằm tháo gỡ các vướng mắc, tiến tới hoàn thiện công tác tín dụng ngân
hàng đối với kinh tế ngoài quốc doanh cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường
là một vấn đề hết sức hấp dẫn và cần thiết.
Với suy nghĩ đó, cùng với những kiến thức được trang bị qua 3 năm học tại trường
Đại học kinh tế quốc dân, , em mạnh dạn chọn nghiên cứu chuyên đề: "Một số giải pháp
nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại
sở giao dịch I ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”.
Chuyên đề này gồm 3 chương:
Chương I - Tín dụng và tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của khu vực kinh
tế ngoài quốc doanh.
Chương II - Thực trạng cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Sở
giao dịch I ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”.
Chương III - Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
chương I
tín dụng và tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh
I- Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh
1. Vai trò của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đối với nền kinh tế.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với chủ trương của Đảng và nhà nước chuyển
đổi nền kinh tế từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều
tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã gạt bỏ mọi quan niệm bảo thủ,
cứng nhắc và khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển. Với chính sách kinh tế
nhiều thành phần đã khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của nhân dân, tạo nên sức bật
cho nền kinh tế đã có tác dụng to lớn đến việc giải phóng sức lao động, sáng tạo, tự chủ
cho mọi người lao động, làm cho mọi hoạt động của nền kinh tế ngày càng đa dạng và
phong phú, đáp ứng đầy đủ và kịp thời những biến động về hàng hoá và dịch vụ của toàn
xã hội.
Chính sách và chủ trương mới của Đảng và Nhà nước trong việc chuyển đổi nền
kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thi trường đã tạo tiền đề khách quan
cho sự khôi phục và phát triển nhanh chóng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Kinh tế
ngoài quốc doanh là thành phần kinh tế được phân định dựa vào tính chất sở hữu về tư
liệu sản xuất không có sở hữu Nhà nước và chỉ có trong nền kinh tế thị trường mới tạo
được môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tự
khẳng định mình. Trong nền kinh tế thị trường, mọi chủ thể tham gia vào thị trường cho
dù kinh tế quốc doanh hay kinh tế ngoài quốc doanh đều chịu sự chi phối và điều tiết bởi
hàng loạt các qui luật của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Cơ chế thị trường đánh giá và
chấp nhận các thành viên tham gia thị trường không phải căn cứ vào tính chất sở hữu về
tư liệu sản xuất mà căn cứ vào kết quả kinh doanh của các thành viên, các thành viên đều
bình đẳng trong sự sàng lọc cuả cơ chế thị trường. Trong môi trường kinh doanh đó, kinh
tế ngoài quốc doanh với tính tự chủ, năng động và sáng tạo sẽ nhanh chóng thích nghi với
những biến đổi thường xuyên của thị trường, ngày càng tự khẳng định mình trong sự
chuyển biến của nền kinh tế, đóng góp phần lớn vào công cuộc chuyển mình của đất
nước. Trong lĩnh vực công nghiệp khối lượng sản phẩm do các công ty tư nhân, cổ phần,
trách nhiệm hữu hạn, liên doanh, 100% vốn nước ngoài, hộ cá thể sản xuất nhỏ, hợp tác
xã... sản xuất ra đạt tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng của toàn nghành công nghiệp. Sự
phát triển của lực lượng vận tải ngoài quốc doanh nhanh chóng trong những năm gần đây
đã góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng một cách thuận lợi và nhanh chóng.
Trong lĩnh vực xây dựng kinh tế ngoài quốc doanh cũng chiếm 2 - 6%, còn trong lĩnh vực
thương mại, dịch vụ, khách sạn kinh tế ngoài quốc doanh chiếm đa số từ 50 - 70%. Qua
đó ta thấy khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là một khu vực rộng lớn và quan trọng trong
tổng thể thống nhất của nền kinh tế nước ta. Nó đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vực hoạt
động của nền kinh tế và bao gồm nhiều thành phần kinh tế với lực lượng sản xuất lớn
mạnh góp phần quan trọng trong việc tạo ra của cải của xã hội. Kinh tế ngoài quốc doanh
cũng đã đóng góp lớn cho tổng sản phẩm xã hội và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho đất
nước.
*Thực trạng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh hiện nay:
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 1996 theo tinh thần Nghị quyết đại hội
Đảng lần thứ VIII được triển khai trong môi trường tương đối thuận lợi, thế lực của đất
nước đã tăng lên đáng kể sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới. Theo ước tính ban
đầu, tổng sản phẩm trong nước tăng trên 9,34% so với năm 1995, sản xuất công nghiệp
duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, ước tính cả năm giá trị sản xuất của toàn ngành tăng
14,1% so với năm 1995. Trong đó khu vực ngoài quốc doanh tăng 12,4%, khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài tăng 21,4%. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh đặc
biệt, một số ngành có tỷ trọng lớn như lắp ráp đồ điện tử, sản xuất thiết bị điện, dệt và
may mặc. Trong khu vực này tính đến cuối năm 1996 đã có 552 dự án cho sản phẩm với
tổng số vốn kinh doanh là 6,9 tỷ USD thuộc 25 trong số 29 ngành công nghiệp cấp 2.
Trong năm qua các cơ sở này đã tạo ra 25,1% giá trị sản xuất của toàn ngành công
nghiệp. Trong một số ngành, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng khá cao:
100% trong ngành dầu khí, gần 40% trong ngành da, 18% trong ngành thực phẩm và đồ
uống, 16% trong ngành may mặc...
Công nghiệp kinh tế ngoài quốc doanh có vốn đầu tư trong nước tăng trưởng
không đều. Công nghiệp tư nhân tăng 49,7%, các doanh nghiệp hỗn hợp sở hữu tăng 37%
so với năm trước, hộ cá thể chỉ tăng 1% và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp giảm 0,9%
với nguyên nhân chủ yếu là do phương hướng sản xuất của các hợp tác xã và hộ cá thể
chưa rõ ràng, trình độ trang bị kỹ thuật còn thấp kém.
Trong năm 1998, với sự ảnh hưởng cuả cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực,
nền kinh tế nước ta cũng gặp phải những khó khăn, mức tăng tổng sản phẩm giảm xuống
còn 6%, giảm 3% so với năm 1997.
Sản xuất công nghiệp cả năm là 11,5% ,giảm 1,7% so với năm 1997 trong đó khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh có vốn đầu tư trong nước hầu như không tăng, khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài tăng rất ít. Khu vực công nghiệp có vốn đầu tư trong nước đã xuất
hiện xu hướng tăng chậm dần. Mặc dù trong những năm qua khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh đạt được mức độ tăng trưởng tương đối cao, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho
người lao động. Nhưng mức tăng trưởng đó có xu hướng tăng chậm lại do một số nguyên
nhân khác nhau. Ta có thể khái quát một số trở ngại cản trở sự phát triển của khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh.
Thứ nhất là: do thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư trong nước
do không có quá trình tích tụ và tập trung vốn nên hầu hết các doanh nhiệp này đều khởi
sự với số vốn ít ỏi, chủ yếu bằng nguồn vốn tự có của mình và vay mượn bạn bè, người
thân. Tín dụng ngân hàng có vai trò thấp trong việc thúc đẩy sự ra đời của các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh. Điều đó có thể do một số nguyên nhân sau:
- Thời hạn cho vay quá ngắn so với chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Cơ chế lãi suất chưa hợp lý, có thể vẫn còn cao hơn mức doanh lợi của các doanh
nghiệp.
- Mối quan hệ giữa khu vực kinh tế ngoài quốc doanh với ngân hàng còn lỏng lẻo.
Thứ hai là: trình độ công nghệ sản xuất thấp, lạc hậu.
Trình độ công nghệ quyết định đến năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh
của sản phẩm trên thị trường. Hiện tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có công nghệ
tiên tiến, hiện đại không nhiều, chỉ có một số công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư
nước ngoài mới được trang bị máy móc dây chuyền mới, còn hầu hết các doanh nghiệp có
vốn đầu tư trong nước còn sử dụng công cụ thủ công, dây chuyền thiết bị chắp vá thiếu
đồng bộ. Việc nâng cao trình độ công nghệ của các doanh nghiệp này gặp các trở ngại
sau:
- Khả năng mở rộng vốn của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh còn rất hạn chế như
đã được đề cập ở trên.
- Thiếu thông tin về công nghệ, các dịch vụ tư vấn về công nghệ kém phát triển,
năng lực tiếp thu và sử dụng công nghệ tiên tiến còn hạn chế.
- Thiếu một chiến lược qui hoạch tổng thể phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh để hỗ trợ đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ cho các doanh nghiệp.
- Môi trường sản xuất trong thời gian qua đã tạo sự e ngại, thiếu tự tin và quyết
tâm trong các quyết định đổi mới công nghệ.
Thứ ba là: thị trường tiêu thụ sản phẩm nhỏ bé bấp bênh.
Khi sản xuất ra được sản phẩm, các chủ doanh nghiệp lại có một mối lo lớn là
không tiêu thụ được sản phẩm do có không ít sản phẩm nhập ngoại chất lượng khá hơn
nhưng giá lại rẻ hơn. Trong những năm qua do không cạnh tranh nổi với hàng nhập lậu
mà nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động.
Thứ tư là: do trình độ và kỹ năng của người lao động còn thấp, gắn liền với trình
độ công nghệ thấp trong các doanh nghiệp thuộc khu kinh tế ngoài quốc doanh là lực
lượng lao động với trình độ tay nghề không cao. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp có thể
thu hút được lực lượng lao động với tay nghề cao còn nhìn chung trình độ tay nghề của
lao động trong các doanh nghiệp này còn rất thấp.
2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động kinh tế ngoài quốc doanh.
2.1. Khái niệm và sự ra đời của tín dụng ngân hàng.
Tín dụng ra đời từ rất lâu, từ khi chế độ nguyên thuỷ tan rã, có sự phân công lao
động và trao đổi hàng hoá thì tín dụng đã được hình thành và bước đầu phát triển. Tín
dụng, đó là quan hệ xã hội tạo nên sự nợ nần lẫn nhau giữa người đi vay và cho vay.
Trong đó: người cho vay tạm thời chuyển quyền sử dụng một số tiền nào đó cho người đi
vay trong một thời gian nhất định nhưng vẫn giữ quyền sở hữu đối với số tiền đó. Người
đi vay sau đó phải trả cho người cho vay số tiền gốc và một số tiền nhất định gọi là lãi.
Điều này cho thấy tín dụng là quan hệ vay mượn có hoàn trả.
Hình thức tín dụng đầu tiên ra đời là tín dụng nặng lãi mà đặc trưng của nó là cho
vay với lãi suất rất cao và chủ yếu là tín dụng cho tiêu dùng. Trải qua các thời kỳ phát
triển, khi có sự phân biệt giữa sản xuất, tiêu thụ và do tính thời vụ trong sản xuất, mua
bán sản phẩm thì quan hệ tín dụng thương mại xuất hiện. Đó là quan hệ tín dụng bằng
hàng hoá giữa những doanh nghiệp hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực sản xuất lưu thông
hàng hoá, được hình thành trên cơ sở mua bán chịu hàng hoá. Tín dụng thương mại một
mặt đáp ứng được nhu cầu vốn của những doanh nghiệp tạm thời thiếu đồng thời giúp
cho các doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá của mình. Mặt khác hình thức tín
dụng này giúp cho các doanh nghiệp chủ động khai thác được vốn nhằm đáp ứng kịp thời
nhu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hoá phát triển.
Tuy nhiên, tín dụng thương mại bị hạn chế về phạm vi qui mô, về thời hạn và chiều
hướng của quan hệ tín dụng. Nghĩa là, tín dụng thương mại chỉ có thể thực hiện giữa
những người có quan hệ giao dịch thường xuyên trong phạm vi quan hệ mua bán chịu
hàng hoá đã thực hiện; vốn cho vay là một bộ phận nằm trong chu kỳ của người cho vay
nên không thể kéo dài thời hạn.
Từ đó, tín dụng ngân hàng ra đời khắc phục được các hạn chế của tín dụng thương
mại nhưng cũng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tín dụng thương
mại.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ của một bên là ngân hàng,
một tổ chức chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với một bên là tất cả các tổ chức, cá
nhân trong xã hội trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay, vừa là người cho
vay.
Khắc phục được những hạn chế của tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng ngày
càng phát triển mạnh, phạm vi hoạt động ngày càng rộng và trở thành hình thức tín dụng
chủ yếu trong nền kinh tế. Và nó luôn phát huy được vai trò đáp ứng nhu cầuvề vốn để
duy trì và mở rộng quá trình tái sản xuất đồng thời được sử dụng như một công cụ tài trợ
cho những ngành kinh tế khác phát triển theo yêu cầu phát triển kinh tế của nhà nước.
2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh:
Vốn là một phạm trù của kinh tế hàng hoá, là một trong những yếu tố quyết định
sản xuất và lưu thông hàng hoá. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp đều phải tính
toán sao cho sử dụng vốn có hiệu quả nhất, tăng nhanh vòng quay của vốn. Trong nền
kinh tế thị trường việc xây dựng và phát triển vốn của các doanh nghiệp là không đơn
giản, bởi vì nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố như cơ chế quản lý của Nhà nước, trí tuệ, tài
năng của chủ doanh nghiệp và sự xuất hiện các cơ hội “vàng” của nền kinh tế thị trường.
Vì vậy có nhiều doanh nghiệp ăn nên làm ra, trong khi đó có không ít doanh nghiệp bị
mất vốn dẫn đến phá sản. Tuy nhiên vốn vẫn là điều kiện tiên quyết cho mọi loại hình sản
xuất kinh doanh và câu hỏi luôn đặt ra đối với các nhà sản xuất kinh doanh là tìm nguồn
vốn ở đâu với chi phí thấp nhất. Đây thực sự là một vấn đề khó khăn đối với các doanh
nghiệp nói chung và càng phức tạp hơn với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Kể từ khi nền kinh tế nước ta được cải cách, môi trường kinh tế, chính trị xã hội ổn
định đã tạo được niềm tin và làm chỗ dựa vững chắc cho sự phát triển của khu vực kinh
tế ngoài quốc doanh. Thành phần kinh tế này ở nước ta chủ yếu hình thành từ các doanh
nghiệp Nhà nước chuyển đổi sở hữu, từ sự phá sản của các tổ chức kinh tế tập thể, tổ hợp
tác được xắp xếp lại, từ một số cá nhân bỏ vốn ra kinh doanh. Mặt khác lại ra đời trong
nền kinh tế hậu chiến, phát triển qua nhiều giai đoạn thăng trầm, không có quá trình tích
tụ vốn và tập trung vốn nên vốn của các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh rất nhỏ bé và
nghèo nàn. Điều đó gây khó khăn trong việc mở rộng kinh doanh, giảm sức cạnh tranh,
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các đơn vị trong khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh. Tình trạnh thiếu vốn xảy ra ở hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và
không phải chỉ ở thời điểm thành lập doanh nghiệp mà còn diễn ra trong quá trình sản
xuất. Do nguồn vốn của các doanh nghiệp này chủ yếu là vốn tự có, nguồn vốn bên ngoài
chiếm tỷ trọng rất ít và hầu như vốn của họ nằm dưới dạng máy móc, thiết bị, nhà xưởng
vì vậy khi tiến hành hoạt động sản xuất hay đầu tư mở rộng thì các doanh nghiệp này phải
cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhất là khu vực
ngoài quốc doanh có vốn đầu tư trong nước có cơ sở vật chất nhỏ bé, cho nên mức độ tin
cậy trong quan hệ kinh tế với thành phần kinh tế khác cũng như với ngân hàng còn thấp,
do đó gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn vốn có lãi suất hợp lý hoặc vay vốn
ngân hàng. Việc thiếu vốn để đầu tư cùng với trình độ trang bị kỹ thụât còn thấp kém,
công nghệ chắp vá, thiếu đồng bộ đã làm giảm ưu thế của các đơn vị doanh nghiệp ngoài
quốc doanh và cản trở sự phát triển của nó. Tuy nhiên, trong những năm gần đây với cơ
chế quản lý kinh tế mới của Đảng và Nhà nước thì những khó khăn trong công tác huy
động vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã từng bước được giải quyết và sự
phát triển của thành phần kinh tế này không thể thiếu được sự hợp tác của các ngân hàng
thương mại.
Trong nền kinh tế thị trường, các ngân hàng thương mại với tư cách là một trung
gian tài chính, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nói
chung và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng. Các ngân hàng thương mại hoạt
động với mục tiêu xuyên suốt của mình là tập trung tích tụ nguồn vốn để đáp ứng cho nền
kinh tế. Với nguồn vốn huy động được từ các thành phần kinh tế, thông quan hoạt động
tín dụng ngân hàng, các ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu về vốn của các thành
phần kinh tế với qui mô lớn và trong thời gian dài, đảm bảo cho quá trính sản xuất được
diễn ra liên tục. Tính hoàn trả và có lợi tức là đặc trưng cơ bản của tín dụng ngân hàng,
nó vừa kích thích việc sử dụng vốn có hiệu quả, buộc người sản xuất kinh doanh phải
nâng cao trách nhiệm khi sử dụng vốn của ngân hàng. Người vay phải luôn quan tâm đến
việc tính toán tiết kiệm chi phí, tăng nhanh vòng quay của vốn để nâng cao lợi nhuận,
đảm bảo hoàn trả cả vốn và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Thông qua tín dụng ngân hàng
có thể tham gia vào các hoạt động của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tăng
cường sử dụng vốn đúng mục đích, hạn chế kinh doanh bất hợp pháp của các doanh
nghiệp. Hiện nay chỉ có khoảng 30% vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư
vào sản xuất còn lại phần lớn tập trung vào lĩnh vực thương nghiệp và dịch vụ. Thông qua
định hướng các doanh nghiệp vay vốn đầu tư vào các ngành sản xuất là lĩnh vực sản xuất
nhà nước mong muốn. Quá trình đầu tư vốn tín dụng của ngân hàng không phải trải đều
cho các chủ thể có nhu cầu mà nhủ yếu tập trung cho những khách hàng hoạt động có
hiệu quả. Điều đó thúc đẩy quá trình tập trung vốn, giảm bớt tình trạng kinh doanh phân
tán, lẻ tẻ trong nền kinh tế và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh
tăng sức cạnh tranh của mình trên thị trường.
* Hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh:
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với sự ổn định
về chính trị đã tạo điều kiện khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển. Vì vậy mà
tốc