Đề tài Nghiên cứu về chỉ số GDP ở Việt Nam

Điều kiện của toàn bộ nền kinh tế có ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả chúng ta. Do đó, phải có ai đấy sẽ theo dõi toàn bộ hoạt động trong thị trường sản phẩm và thị trường các yếu tố sản xuất nếu chúng ta muốn biết tất cả những gì đang xảy ra trong nền kinh tế . Chúng ta cần biết một số thực về kinh tế vĩ mô, đặc biệt là:  Sản lượng sản xuất trong một năm là bao nhiêu  Thu nhập từ sản xuất hàng hóa và dịch vụ là bao nhiêu  Sản lượng và thu nhập sẽ chuyển đi đâu? Để giải thích các vấn đề trên , các nhà kinh tế và nhà hoạch định đã sử dụng các số liệu để theo dõi sự vận hành của toàn nền kinh tế . Một trong những con số đó chính là chỉ số GDP – tổng sản phẩm quốc nội ¬ - là giá trị bằng tiền của tất cả hang hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước trong một thời kỳ nhất định.  Mặc dù GDP được sử dụng rộng rãi trong kinh tế, giá trị của nó như là một chỉ số vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi , bao hàm các điểm sau:  Kết quả tính GDP theo các phương thức khác nhau làm người ta bối rối, nhất là khi so sánh xuyên quốc gia.  GDP, như một chỉ số về kích cỡ của nền kinh tế, nhưng lại không chuẩn xác trong đánh giá mức sống.  GDP không tính toàn diện vì thế số liệu của GDP sẽ kém chính xác.  GDP không tính đến tính hài hòa của sự phát triển.  GDP tính cả những công việc không đem lại lợi ích ròng và không tính đến những hiệu ứng tiêu cực. .  GDP cũng không cho ta sự phản ánh trung thực của sự phân chia lợi ích trong phạm vi đất nước. Từ đó, có nhận định cho rằng “GDP là một chỉ số không hoàn hảo” bên cạnh những nhận định về vai trò quan trọng của nó. Vậy GDP là một chỉ số như thế nào và cùng với tầm quan trọng của nó mà đây thật sự là một đề tài hết sức thú vị cho nhóm chúng tôi tham gia nghiên cứu.

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 8160 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu về chỉ số GDP ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần MỞ ĐẦU 1.1. Lời mở đầu:            Điều kiện của toàn bộ nền kinh tế có ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả chúng ta. Do đó, phải có ai đấy sẽ theo dõi toàn bộ hoạt động trong thị trường sản phẩm và thị trường các yếu tố sản xuất nếu chúng ta muốn biết tất cả những gì đang xảy ra trong nền kinh tế . Chúng ta cần biết một số thực về kinh tế vĩ mô, đặc biệt là: Sản lượng sản xuất trong một năm là bao nhiêu Thu nhập từ sản xuất hàng hóa và dịch vụ là bao nhiêu Sản lượng và thu nhập sẽ chuyển đi đâu? Để giải thích các vấn đề trên , các nhà kinh tế và nhà hoạch định đã sử dụng các số liệu để theo dõi sự vận hành của toàn nền kinh tế . Một trong những con số đó chính là chỉ số GDP – tổng sản phẩm quốc nội  - là giá trị bằng tiền của tất cả hang hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước trong một thời kỳ nhất định. Mặc dù GDP được sử dụng rộng rãi trong kinh tế, giá trị của nó như là một chỉ số vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi , bao hàm các điểm sau: Kết quả tính GDP theo các phương thức khác nhau làm người ta bối rối, nhất là khi so sánh xuyên quốc gia. GDP, như một chỉ số về kích cỡ của nền kinh tế, nhưng lại không chuẩn xác trong đánh giá mức sống. GDP không tính  toàn diện vì thế số liệu của GDP sẽ kém chính xác. GDP không tính đến tính hài hòa của sự phát triển.   GDP tính cả những công việc không đem lại lợi ích ròng và không tính đến những hiệu ứng tiêu cực.  . GDP cũng không cho ta sự phản ánh trung thực của sự phân chia lợi ích trong phạm vi đất nước.   Từ đó, có nhận định cho rằng “GDP là một chỉ số không hoàn hảo” bên cạnh những nhận định về vai trò quan trọng của nó. Vậy GDP là một chỉ số như thế nào và cùng với tầm quan trọng của nó mà đây thật sự là một đề tài hết sức thú vị cho nhóm chúng tôi tham gia nghiên cứu. 1.2. Mục đích nghiên cứu:         Giúp nhận thức được tầm quan trọng của việc tính toán các chỉ tiêu này, hiểu biết ít nhiều về phương thức  vận hành của nền kinh tế và đây là chỉ số quan trọng của phúc lợi công cộng và cá nhân , chúng cho biết về cuộc sống sung túc của mọi người như thế nào . 1.3. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu dựa vào các tài liệu trên giáo trình, sách, báo, tạp chí và các cổng thông tin điện tử,…. 1.4. Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp luận , logic … Phần NỘI DUNG CHƯƠNG I: GDP LÀ CHỈ SỐ KHÔNG HOÀN HẢO 1.1. Tổng quan về GDP: 1.1.1. Khái niệm GDP (Gross Domestic Product) là giá trị bằng tiền của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước, trong một thời kì nhất định. GNP (Gross National Product) là giá trị bằng tiền của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước sản xuất ra, trong một thời kì nhất định. Như vậy, GDP khác GNP ở vấn đề “lãnh thổ một nước” và “công dân một nước”. tuy nhiên GDP và GNP vẫn có mối liên hệ bởi công thức: GNP = GDP + NIA Trong đó: NIA (Net Income from Abroad) là thu nhập ròng từ nước ngoài và được tính bằng cách lấy thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu trừ đi thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu. GDP bình quân đầu người là khái niệm liên quan đến tổng giá trị sản phẩm hàng năm trên tổng số dân cư. GDP bình quân đầu người được sử dụng phổ biến như một thước đo mức sống của một đất nước, vì nó chỉ ra khối lượng sản phẩm hàng năm mà bình quân một người có thể có. Song GDp bình quân đầu người chỉ là một hiện tượng thống kê và không nên coi là một thước đo sản lượng mà mỗi công dân có thể đạt được. Các thước đo GDP bình quân đầu người không cho thấy bất cứ điều gì về phương thức phân phối hoặc sử dụng GDP. 1.1.2. GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều chỉnh GDP GDP phản ánh chỉ tiêu cho hàng hoá và dịch vụ thực hiện trên thị trường của một quốc gia. Ở đây cần phân biệt hai chi tiêu GDP danh nghĩa (Nominal GDP – GDPn) và GDP thực tế (RealGDP – GDPr) 1.1.2.1. GDP danh nghĩa: Là giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó Nếu số liệu thống kê cho thấy GDP danh nghĩa năm sau cao hơn năm trước, điều này cho thấy có thể nền kinh tế đã sản xuất ra số lượng sản phẩm lớn hơn năm trước hoặc giá bán năm sau cao hơn năm trước hoặc cả số lượng sản phẩm lớn hơn và giá bán của năm sau cao hơn năm trước. GDP danh nghĩa không cho chúng ta biết chi tiết sự gia tăng của nó chủ yếu là do đóng góp của sự tăng về giá cả hay số lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được tạo ra trong nền kinh tế. Nghiên cứu biến động kinh tế theo thời gian các nhà kinh tế muốn tách riêng hai hiệu ứng biến động về giá cả và biến động về sản lượng. Cụ thể là muốn có một chỉ tiêu về tổng lượng hàng hoá và dịch vụ được nền kinh tế tạo ra mà không bị tác động bởi sự thay đổi của giá cả của các hàng hoá và dịch vụ này. Để làm được điều đó các nhà kinh tế sử dụng chỉ tiêu DGP thực tế. 1.1.2.2. GDP Thực tế: Là giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ hiện hành của nền kinh tế được tính theo mức giá cố định của năm cơ sở (năm gốc). Nếu thống kê GDP thực tế cho thấy GDPr năm sau cao hơn năm trước, thì đây chỉ thuần tuý là sự biến động về sản lượng năm sau lớn hơn năm trước, còn giá cả được giữ cố định ở năm cơ sở (năm gốc). Mục tiêu tính toán GDP là nhằm để nắm bắt được hiệu quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. GDP thực tế phản ánh lượng hàng hoá và dịch vụ được tạo ra trong nền kinh tế nên nó cũng cho biết năng lực thoả mãn các nhu cầu và mong muốn của dân cư trong nền kinh tế. Do đó GDP thực tế phản ánh kết quả của nền kinh tế tốt hơn là GDP danh nghĩa. Sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của biến động giá cả, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDPgrowth rate – g) đó là tỷ lệ % thay đổi của GDP thực tế của thời kỳ này so với thời kỳ trước. 1.1.2.3. Chỉ số điều chỉnh GDP Từ hai khái niệm trên ta có thể thấy GDP danh nghĩa phản ánh cả và sản lượng hàng hóa dịch vụ mà nền kinh tế đang sản xuất. trái lại, GDP thực chỉ phản ánh lượng hàng hóa được sản xuất ra. Từ hai chỉ tiêu này ta có thể tính được chỉ số thứ ba: Chỉ số điều chỉnh GDP = 100 Như vậy Chỉ số điều chỉnh GDP là chỉ tiêu được các nhà kinh tế sử dụng để theo dõi mức giá bình quân của nền kinh tế, đây cũng chíh là chỉ số dùng để điều chỉnh GDP danh nghĩa thành GDP thực. 1.1.3. Phương pháp xác định GDP 1.1.3.1. Phương pháp xác định GDP theo luồng sản phẩm cuối cùng Sơ đồ dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô cho ta thấy có thể xác định GDP theo giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong nền kinh tế gọi tắt là phương pháp luồng sản phẩm. Tuy nhiên ở sơ đồ dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô quá đơn giản. Ở đây chúng ta mở rộng sơ đồ đó tính tới cả khu vực Chính phủ và xuất nhập khẩu. Theo phương pháp luồng sản phẩm, GDP bao gồm toàn bộ giá trị thị trường của các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng mà các hộ gia đình, các hãng kinh doanh, Chính phủ mua và khoản xuất khẩu ròng được thực hiện trong một đơn vị thời gian (thường là một năm). Tiêu dùng của hộ gia đình (C) Tiêu dùng của hộ gia đình bao gồm tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của hộ gia đình mua trên thị trường để chi dùng phục vụ đời sống hàng ngày. Như vậy GDP chỉ bao gồm những sản phẩm được giao dịch trên thị trường, còn các sản phẩm mà các hộ gia đình tự sản xuất để sử dụng thì bị bỏ sót không thể tập hợp được. Chú ý: GDP chỉ bao gồm hàng hoá mới được sản xuất và bán ra. Hàng hoá mới là hàng hoá lần đầu tiên được giao dịch , mua bán trên thị trường. Chi tiêu của doanh nghiệp hay đầu tư (I) Chi tiêu của doanh nghiệp bao gồm giá trị các hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp mua để tái sản xuất mở rộng. Đó là các trang thiết bị, các tài sản cố định, nhà ở, văn phòng mới và chênh lệch hàng tồn kho của các hàng kinh doanh. Hàng tồn kho hay dự trữ là những hàng được giữ lại để sản xuất hay tiêu dùng sau. Thực chất hàng tồn kho là một loại tài sản lưu động. Đó là những nguyên nhiên vật liệu hay các đầu vào được sử dụng hết trong kỳ sản xuất hoặc là các bán thành phẩm, các sản phẩm dự trữ bán trong thời gian tới. Trong thành phần của (I) có thành phần dùng để mua sắm máy móc, trang thiết bị, tài sản cố định mới trừ đi phần khấu hao được gọi là đầu tư ròng. Đầu tư là một khái niệm chỉ rõ phần tổng tài sản quốc nội hay một phần khả năng sản xuất của xã hội. Phần chi tiêu này để tạo khả năng tiều dùng trong tương lai. Đầu tư là phần giảm tiêu dùng hiện tại để tăng tiêu dùng trong tương lai. Và nếu nền kinh tế là nền kinh tế giản đơn thì : GDP = C + I Chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ của Chính phủ (G) Chính phủ là một tác nhân kinh tế và là người tiêu dùng lớn nhất. Hàng năm Chính phủ các nước phải chi tiêu những khoản tiền rất lớn vào việc xây dựng đường xá, trường học, bệnh viện, Quốc phòng an ninh, y tế, giáo dục, trả lương cho bộ máy quản lý của Nhà nước. Các chi tiêu này cũng chỉ được tính cho các giao dịch lần đầu tiên trong nền kinh tế. Không phải mọi khoản chi tiêu của ngân sách Nhà nước đều được tính vào GDP. Những khoản thanh toán, chuyển nhượng ký hiệu là TR bao gồm: Bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiêp,bảo hiểm y tế,... đây là các khoản phân phối lại không ứng với một hàng hoá và dịch vụ mới được sản xuất ra của nền kinh tế, do đó không được tính vào GDP. Nếu nền kinh tế là nền kinh tế khép kín có sự tham gia của Chính phủ thì GDP = C + I + G Xuất khẩu (X) và nhập khẩu (IM) Xuất khẩu là hàng hoá và dịch được sản xuất ra ở trong nước nhưng được bán ra cho người tiêu dùng ở nước ngoài. Nhập khẩu là những hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài nhưng được mua để tiêu dùng trong nước. Do đó, xuất khẩu sẽ làm tăng GDP, còn nhập khẩu không nằm trong GDP Mà khi chi tiêu thì hộ gia đình, doanh nghiệp hay Chính phủ chi tiêu cả hàng hoá trong nước và hàng hoá nước ngoài. Vì vậy giá trị hàng nhập khẩu đã được tập hợp trong các thành phần chi tiêu của hộ gia đình, doanh nghiệp hay Chính phủ rồi. Nên khi xác định GDP cần phài trừ đi nhập khẩu. Vậy GDP theo phương pháp luồng sản phẩm cuối cùng trong điều kiện nền kinh tế mở là GDP = C + I + G + X – IM Xuất khẩu ròng là NX: NX = X – IM GDP = C + I + G + NX Nếu X > IM gọi là xuất siêu; IM > X gọi là nhập siêu; X = IM cán câna thương mại cân bằng. 1.1.3.2. Phương pháp xác định GDP theo luồng thu nhập hoặc chi phí Phương pháp nay tính GDP theo chi phí các yếu tố đầu vào của sản xuất mà các hàng kinh doanh phải thanh toán, tiền trả lãi vốn vay, tiền thuê nhà xưởng, tài sản, tiền thanh toán tiền công, tiền lương, lợi nhuận thu được khi tham gia kinh doanh, thu để bù đáp giá trị máy móc thiết bị, tài sản cố định đã hao mòn trong quá trình sản xuất. Gọi: Chi phí tiền công, tiền lương là : W Chi phí thuê vốn : i Chi phí thuê tài sản nhà xưởng, đất đai: r Lợi nhuận: Π Khấu hao tài sản cố định: D Thuế mà Chính phủ đánh vào tiêu dùng: Te GDP = W + i + r + Π + D + Te Nếu phương pháp luồng sản phẩm cuối cùng không bị tính trùng và phương pháp xác định GDP theo chi phí và thu nhập tính hết được các khoản chi phí thì kết quả phải như nhau. Trên thực tế do GDP là một con số thống kê nên có sự sai số đáng kể, hơn thế nữa khó tránh khỏi tính trùng trong phương pháp luồng sản phẩm và tính hết chi phí trong phương pháp chi phí hoặc thu nhập. Để khắc phục được các nhược điểm này người ta áp dụng phương pháp giá trị gia tăng. 1.1.3.3. Xác định GDP theo phương pháp giá trị gia tăng GDP là tổng của giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra, nhưng để hàng hoá cuối cùng đến tay người tiêu dùng phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất và mỗi hãng kinh doanh chỉ đóng góp một phần giá trị để tạo ra giá trị sản phẩm hoàn chỉnh. Theo phương pháp giá trị gia tăng, thì GDP được tập hợp tất cả các giá trị tăng thêm của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất thường là một năm. Giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá trị sản lượng đầu ra của một doanh nghiệp với khoản mua vào về nguyên nhiên vật liệu mua của các doanh nghiệp khác mà được sử dụng hết trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đó. Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ký hiệu là (VA), giá trị tăng thêm của một ngành (GO),giá trị tăng thêm của nền kinh tế là GDP. 1.2. GDP là chỉ số không hoàn hảo 1.2.1. Vì sao GDP là chỉ số không hoàn hảo GDP là những chỉ tiêu phản ánh bao quát sản lượng (thu nhập bằng tiền) của một quốc gia hàng năm, nó có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống (phúc lợi) của dân chúng trong quốc gia nhưng nó là thước đo không hoàn hảo về phúc lợi xã hội, vì nó không phản ánh được những vấn đề sau: Khi sản xuất nhiều GDP hơn, chúng ta phải hy sinh một phần nghỉ ngơi, vui chơi giải trí. Vì nghỉ ngơi là một phần của phúc lợi kinh tế, nên khi coi toàn bộ mức tăng GDP là sự tăng phúc lợi kinh tế, chúng ta đã tính cả phần tổn thất về phúc lợi kinh tế do được nghỉ ngơi ít hơn. Rõ ràng, cách làm này làm cho GDP phản ánh không chính sách phúc lợi kinh tế. Chất lượng và sự phong phú về chủng loại mặt hàng của sản phẩm dịch vụ trong GDP (GNP)và sự phân phối GDP (GNP) giữa các nhóm thành viên xã hội (mức độ chênh lệch thu nhập của các tầng lớp dân cư) cũng không được đề cập đến. Số lượng trái phẩm (sản phẩm dịch vụ có hại) tạo ra cho xã hội trong quá trình sản xuất GDP. Việc gia tăng GDP hơn có thể làm giảm chất lượng môi trường, cả môi trường tự nhiên và xã hội. Nghĩa là mọi người phải chịu bầu khí ô nhiễm hơn, nguồn nước bẩn hơn và cảnh quan bị xâm hại. Sự gia tăng GDP cũng có thể làm tăng tệ nạn xã hội. Thực tế ở nước ta và nhiều nước khác trên thế giới cho thấy tình trạng trộm cắp, mất an ninh xã hội thường đi kèm với sự gia tăng của GDP Hoạt động phạm pháp: như buôn lậu, sản xuất, kinh doanh những mặt hàng quốc cấm và các hoạt động phạm pháp khác. Đây là những hoạt động mang lại doanh thu rất lớn cho các tổ chức và các quốc gia có liên quan, nhưng không được tính vào GDP vì nó là hoạt động tội phạm, gây nguy hiểm cho cộng đồng. Hoạt động “kinh tế ngầm”: đây là những hoạt động hợp pháp nhưng không báo cáo với cơ quan thuế, như những hoạt động, hành vi thông đồng, móc ngoặc giữa người quản lí với người thừa hành để bớt xén tiền của, tài sản của nhà nước, lập quỹ đen, chia nhau, các hành vi hối lộ cá nhân hoặc tập thể … Hoạt động phi thương mại: GDP chỉ quan tâm đến những hoạt động nào có thể tính bằng tiền nên những như hoạt động từ thiện hay tình nguyện, những việc ta tự làm như giặt quần áo, sửa sang nhà cửa, những việc mà các bậc cha mẹ ở nhà vẫn làm cho con, những đóng góp tích cực vào chất lượng sinh môi do ngành trồng rừng mang lại cho xã hội mà không được trả tiền… đây là các hoạt động cần thiết cho XH, nhưng không phải vì lý do thương mại nên không có giá cả, không được thông báo hay hạch toán vào GDP. Các hoạt động của các tổ chức nhân đạo, bảo vệ môi trường,… chắc chắn có đóng góp vào sự phồn thịnh quốc gia nhưng do không được định giá và mua bán trên thị trường nên cũng không được tính vào GDP. Điều nguy hiểm là chính sách kinh tế - xã hội có thể bị méo mó nếu chỉ chú trọng hoạt động tính được bằng tiền để “góp phần tăng GDP”. Quan trọng hơn cả, các nhà kinh tế phản đối sử dụng GDP làm thước đo vì nó xem việc hủy hoại tài nguyên thiên nhiên là tăng trưởng. Giả sử một cánh rừng bị phá, gỗ đem bán, thế là GDP tăng. Những thiếu sót của việc tính toán GDP có đặt ra vấn đề gì không? Có 3 lí do của việc tính toán GDP: Để xác định nền kinh tế đang ở giai đoạn nào của chu kì kinh tế Để so sánh mức sống giữa các nước Để so sánh mức sống của dân cư trong nước giữa các thời kì khác nhau Đối với lí do thứ nhất, những thiếu sót trong việc tính toán GDP không đặt ra vấn đề gì nghiêm trọng. Chúng ta có thể giả thiết rằng những dao động trong kết quả của 3 loại hoạt động bị bỏ sót khi tính GDP theo cùng một hướng với những dao động của GDP. Tuy nhiên đối với lí do thứ hai, những thiếu sót khi tính GDP có đặt ra vấn đề phải xem xét khi sử dụng GDP để so sánh mức sống giữa các nước. Đối với các nước đang phát triển thì các hoạt động kinh tế ngầm”, các hoạt động phi thương mại cũng như những hoạt động không khai báo thường chiếm tỉ trọng lớn hơn so với các nước công nghiệp hóa. Do đó nếu so sánh mức sống dân cư của 2 nhóm nước này mà chỉ dựa vào sự so sánh của GDP giữa 2 nhóm nước sẽ không phản ánh đúng thực chất. Nếu mức sống tùy thuộc vào giá trị sản lượng (GDP) thì đồng thời nó cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như giáo dục, y tế, an ninh, điều kiện nhà ở, môi trường…Như vậy để đánh giá và so sánh mức sống thì phải sử dụng một tập hợp các chỉ tiêu gồm nhiều yếu tố hơn là chỉ căn cứ vào GDP. 1.2.2. Chỉ số thay thế GDP 1.2.2.1. GPI (Genuine Progress Indicator - chỉ số phát triển thực). GPI được tính dựa trên GDP làm mức ban đầu, sau đó điều chỉnh bằng cách cộng thêm những yếu tố ảnh hưởng tích cực (công việc tình nguyện, chăm sóc trẻ em, kinh tế gia đình…) trừ đi những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực (khắc phục ô nhiễm môi trường, chi phí thuốc men, chi phí an ninh và tòa án cho các tội phạm, trớ trêu thay, những chi phí có thể làm tăng GDP nhưng rõ ràng không phải là chỉ thị của sự phát triển tốt) đến hạnh phúc con người và phúc lợi xã hội. Và phạm vi, phương pháp tính GPI cũng còn cần được hoàn thiện hơn nữa, để có thể được nhiều nước chấp nhận và tính toán như một chỉ tiêu thống kê quốc gia. Chính vì thế OECD cũng như tổ chức thống kê Liên Hợp Quốc vẫn tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh cách tính chỉ tiêu này. 1.2.2.2. ISEW (Index of Sustainable Economic Welfare - chỉ số phúc lợi kinh tế bền vững). Sau khi được đề xướng năm 1989, chỉ số này được bổ sung, hoàn thiện, từng bước ứng dụng ở Mỹ và một số nước công nghiệp châu Âu. Đây thực chất là một cách chỉnh lý lại số liệu thống kê GDP thông thường lâu nay. Căn cứ để chỉnh lý là dựa trên tính chất của các hoạt động kinh tế: chỉ những lợi ích kinh tế thực sự mới được cộng vào, kể cả lợi ích từ các hoạt động không phát sinh tiền như công việc nội trợ. Trong khi đó, những chi phí phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế, kể cả chi phí về mặt xã hội và môi trường, mà không đóng góp gì vào chất lượng cuộc sống sẽ được trừ ra. Đồng thời, trong khi tính toán chỉ số ISEW, người ta không dựa trên giá trị làm ra mà căn cứ vào chi tiêu do người dân trong nước bỏ ra để thụ hưởng hàng hóa và dịch vụ. Điều đó đòi hỏi chỉ số ISEW phải được điều chỉnh giảm tương ứng với mức mất cân đối trong phân phối thu nhập. 1.2.2.3. SNBI (Sustainable Net Benefit Index - chỉ số lợi tức ròng và bền vững) Chỉ số bền vững = Tỷ lệ lợi ích tổng hợp / Tỷ lệ chất thải vào môi trường (Sustainability Index = Emergy Yield Ratio / Environmental Loading Ratio). Nhận dạng phát triển bền vững có một số nguyên tắc như: Đảm bảo đúng sự đánh giá, sự yêu thích và hiểu biết và khả năng phục hồi lại thiên nhiên. Đảm bảo sự đa dạng sinh học và sự bảo toàn sinh thái. Tạo cơ hội bình đẳng và sự tham gia của mọi thành viên trong cộng đồng. Đảm bảo được sự công bằng giữa các thế hệ trong việc tiếp cận với các nguồn tài nguyên và tiện ích cơ bản. Nhận thức được tính toàn cầu và cam kết thực hiện những sự lựa chọn tốt nhất. Quá trình liên tục cải thiện các quá trình và có một Chính phủ minh bạch, có khả năng giải trình. 1.2.2.4. NEW (Net Economic Welfare): Phúc lợi kinh tế ròng. NEW = GDP + Những giá trị cái lợi chưa tính - Những giá trị cái hại chưa trừ. Lợi chưa tính là những khoản làm tăng chất lượng cuộc sống, có lợi cho mọi người nhưng chưa được tính trong GDP như hoạt động phi thương mại hoặc giá trị của sự nhàn rỗi. Hại chưa trừ là những khoản gây thiệt hại cho đời sống nhưng không được trừ ra khi tính GDP, đó là những thiệt hại do sự ô nhiễm môi trường, vấn đề XH phát sinh trong những vùng đô thị hóa. Tuy chưa tìm được “tiếng nói chung” và chưa được sử dụng rộng rãi, nhưng các chỉ số mới này đều chung mục đích là phản ánh tính chất “thực” và “bền vững” của sự phát triển kinh tế. 1.2.3. Nguyên tắc tính các chỉ số mới 1.2.3.1. Căn cứ trên mức chi tiêu dùng cá nhân Tổng sản phẩm quốc nội là GDP tăng lên không đồng nghĩa với đời sống của người dân được tăng theo. Do đó, nhằm phản ánh sự phát triển kinh tế một cách trung thực hơn, các chỉ số GPI, ISEW, S