Nghệ thuật Chèo đã hiện hữu trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam
không phải một, hai thế hệ mà là lớp lớp thế hệ; không phải một hai thế kỷ mà nhiều thế
kỷ; không phải một hai nơi mà khắp cả vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nó là kết
tinh những vẻ đẹp tâm hồn của người lao động, là thành quả của trí tuệ dân gian, là công
trình sáng tạo nghệ thuật thẩm mỹ, là khát vọng về tự do, công bằng và lý tưởng nhân văn
hướng tới chân - thiện - mỹ.
Từ thập kỷ văn hóa những năm 80 của thế kỷ XX, người ta thường nhắc đến
văn hóa như là một động lực để phát triển xã hội và đòi hỏi ở tất cả các lĩnh vực của đời
sống của hoạt động con người một chất lượng, một trình độ văn hóa hay nói đúng hơn là
trên mọi lĩnh vực đều cần có một sự đòi hỏi được văn hóa hóa.
Vấn đề bản lĩnh, bản sắc của mỗi dân tộc trong quá trình phát triển và hội nhập
của mỗi quốc gia vào những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI này, không phải là
vấn đề gì khác, xa lạ với việc nhận thức được đầy đủ các giá trị văn hóa dân tộc độc đáo
của mỗi nước.
Nghệ thuật Chèo - một thực thể văn hóa dân tộc không chỉ là đối tượng nghiên
cứu của văn học, mà còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn: âm nhạc học, vũ
đạo học, dân tộc học, đạo đức học, nghệ thuật học…
117 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2856 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhân vật Chèo truyền thống dưới góc nhìn văn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Nhân vật Chèo truyền thống dưới
góc nhìn văn hóa
mở đầu
1. Tính cấp thiết của luận văn
Nghệ thuật Chèo đã hiện hữu trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam
không phải một, hai thế hệ mà là lớp lớp thế hệ; không phải một hai thế kỷ mà nhiều thế
kỷ; không phải một hai nơi mà khắp cả vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nó là kết
tinh những vẻ đẹp tâm hồn của người lao động, là thành quả của trí tuệ dân gian, là công
trình sáng tạo nghệ thuật thẩm mỹ, là khát vọng về tự do, công bằng và lý tưởng nhân văn
hướng tới chân - thiện - mỹ.
Từ thập kỷ văn hóa những năm 80 của thế kỷ XX, người ta thường nhắc đến
văn hóa như là một động lực để phát triển xã hội và đòi hỏi ở tất cả các lĩnh vực của đời
sống của hoạt động con người một chất lượng, một trình độ văn hóa hay nói đúng hơn là
trên mọi lĩnh vực đều cần có một sự đòi hỏi được văn hóa hóa.
Vấn đề bản lĩnh, bản sắc của mỗi dân tộc trong quá trình phát triển và hội nhập
của mỗi quốc gia vào những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI này, không phải là
vấn đề gì khác, xa lạ với việc nhận thức được đầy đủ các giá trị văn hóa dân tộc độc đáo
của mỗi nước.
Nghệ thuật Chèo - một thực thể văn hóa dân tộc không chỉ là đối tượng nghiên
cứu của văn học, mà còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn: âm nhạc học, vũ
đạo học, dân tộc học, đạo đức học, nghệ thuật học…
Vẻ đẹp của hình tượng, hình ảnh của tư duy sáng tạo đậm chất dân gian, những
vấn đề xã hội - đạo đức tình cảm thường được gửi gắm trong mỗi vở Chèo. Tìm hiểu
nhân vật Chèo, ta có thể khám phá cả lời ăn tiếng nói của nhân dân, những tri thức về
phong tục tập quán, về những ứng xử đạo đức tinh thần… đến cả những dấu ấn của tính
thời đại, cấu trúc thôn xã, những quan hệ chính trị - kinh tế - văn hóa.
Có thể nói, sân khấu dân tộc nói chung và nghệ thuật Chèo nói riêng đều được
sáng tạo theo quy trình sáng tạo văn hóa, và đến lượt nó, nó lại là cơ sở để chuyển tải
các giá trị văn hóa, là phương tiện lưu giữ văn hóa truyền từ đời này sang đời khác.
Tìm về đặc sắc của văn hóa dân tộc không phải chỉ để bồi dưỡng lòng tự hào,
không phải chỉ là để kế thừa theo lối lấy, bỏ, thêm, bớt, mà còn để phát huy tiềm năng
sáng tạo, giải phóng sức sáng tạo. Về mặt này, thì khi đi tìm hiểu nhân vật Chèo truyền
thống dưới góc nhỡn văn hóa, ta sẽ thấy rõ thiên hướng, mục tiêu, cung cách sáng tạo
đã bộc lộ trong quá khứ - có phần là mặt mạnh, có phần là điểm yếu - từ đó giúp chúng
ta những kinh nghiệm trên bước đường bảo tồn và phát huy Chèo hiện đại trong tương
lai.
Thực tế hơn một nửa thế kỷ qua, đã có một sân khấu Chèo hiện đại kế thừa và
phát huy truyền thống, tuy nhiên, chưa thực sự có nhiều đỉnh cao và vẫn chưa có được
những mô hình vở diễn mẫu mực. Và hơn nữa, sự thiếu vắng khán giả vẫn đang là căn
bệnh trầm kha của ngành sân khấu nói chung và ngành Chèo nói riêng… Bởi vậy nên
việc tìm hiểu giá trị văn hóa tự thân của nghệ thuật Chèo thực sự trở nên cần thiết. Nó
có thể đánh giá lại (hoặc phát triển thêm) những giá trị văn hóa truyền thống để làm
điểm tựa tinh thần cho sự phát triển.
Trong sự vận động và phát triển không ngừng của xã hội, Chèo cần phải đổi mới
sáng tạo, nhưng để sáng tạo cách tân đạt được hiệu quả mong muốn thì ngoài việc nhận
thức đúng, quan điểm đúng, cần phải có một bản lĩnh văn hóa vững vàng. Là người đã
từng theo dõi thực tế nghệ thuật Chèo nhiều năm, lại đã từng thực hiện một đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ về Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trên sân khấu
Chèo truyền thống, tôi nhận thấy rất rõ rằng, cần phải tiếp cận hiện tượng Chèo từ góc
nhìn văn hóa mới có khả năng đi sâu thấu hiểu, thâm nhập vào ý nghĩa bên trong và các
giá trị đích thực của đối tượng nghiên cứu (Chèo). Tìm hiểu các hiện tượng cấu thành
của Chèo như những chỉnh thể, đồng thời chỉ ra được mối quan hệ nhân quả và các chức
năng của hiện tượng văn hóa Chèo để từ cơ sở đó đi sâu vào những tác nhân kích thích
sự phát triển của nghệ thuật Chèo trong xã hội hiện đại. Bởi thế, việc nghiên cứu nghệ
thuật Chèo dưới góc nhìn văn hóa là một việc làm hết sức cần thiết đến cấp thiết.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu của luận văn
2.1. Đề cập đến vấn đề nhân vật Chèo, tuy chưa có công trình nào chuyên sâu
nghiên cứu vấn đề này một cách có hệ thống và toàn diện, nhưng trong hầu hết các công
trình nghiên cứu của các giáo sư, các nhà nghiên cứu đầu ngành của làng Chèo như: GS.
Trần Bảng, PGS. Hà Văn Cầu, nhạc sĩ Hoàng Kiều, TS. Trần Đình Ngôn, PGS. Trần Trí
Trắc... đều khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nhân vật Chèo.
2.2. Một số công trình nghiên cứu lý luận có giá trị về Chèo cũng đã có phần
nào đứng từ góc nhìn văn hóa. Đáng kể nhất là các công trình: "Chèo - một hiện tượng
sân khấu dân tộc" của GS. Trần Bảng. Dù là một tác phẩm nghiên cứu mang tính khái
luận về Chèo, về các vấn đề lý luận cơ bản của nghệ thuật Chèo, nhưng khi đề cập đến
vấn đề Chèo - tiếng nói tâm hồn dân tộc - ông cũng khẳng định:
Có thể nói rằng, thuộc về một loại sân khấu tổng thể (theatre total)
nghệ thuật Chèo đã hội tụ ở nơi mình tinh hoa của cả nền văn hóa gốc gác
lâu đời của lưu vực sông Hồng. Xuất phát từ một nghệ thuật dân gian, Chèo
đã nhanh chóng phát triển và phổ biến rộng rãi để trở thành một sân khấu dân
tộc mang màu sắc đa dạng của từng chiếng Chèo khác nhau: Chèo Đông,
Chèo Đoài, Chèo Kinh Bắc, Chèo Sơn Nam... [5, tr. 6].
Hoặc trong một loạt những chuyên luận nghiên cứu với chủ đề "Đi tìm bản
sắc dân tộc trong Chèo từ góc nhìn văn hóa", nghiên cứu về Thi pháp Chèo dưới sức
ép thẩm mỹ của ý đồ giáo huấn đạo đức, PGS Tất Thắng cũng có những đóng góp
đáng kể trong việc chỉ ra những bản sắc dân tộc trong việc xây dựng các nhân vật nữ,
trong ngôn ngữ Chèo, trong các yếu tố Trò, hoặc cụ thể hơn là trong một vai diễn Thị
Mầu, một vai diễn Súy Vân... Hiện tượng Chèo chú trọng xây dựng các hình tượng
nhân vật phụ nữ với quá trình: tại gia - xuất gia - xa phu... được PGS phân tích tìm
hiểu từ ngọn nguồn: ý đồ giáo huấn đạo đức cùng với sức ép thẩm mỹ của nó.
2.3. Hướng nghiên cứu nghệ thuật từ góc độ văn hóa ở nước ta thực sự chưa
được chú trọng nhiều, tuy nhiên đó là một hướng nghiên cứu thực sự cần thiết. Theo
PGS.TS Phan Thu Hiền thì trong quá trình phát triển, nghệ thuật học đã trải qua nhiều
chặng đường và hướng nghiên cứu nghệ thuật từ góc độ văn hóa "dần dà được manh
nha từ thế kỷ XIX, Jacob Burckhardt nghiên cứu nghệ thuật học từ hướng lịch sử văn
hóa, xem nghệ thuật có vị trí chủ đạo trong các bộ phận hợp thành của văn minh..." [18,
tr. 10]. Nghệ thuật không đơn giản chỉ là bộ phận của văn hóa mà hơn thế, theo M.
Kagan: "Nghệ thuật một mặt trở thành sự "tự ý thức" của văn hóa, mặt khác, trở thành
mã (code) văn hóa của nó" [21, tr. 95].
3. Giới hạn phạm vi đề tài
Từ góc nhìn văn hóa, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các nhân vật Chèo trong
các vở Chèo truyền thống - cụ thể hơn là các vở Chèo cổ.
4. Các nguồn tư liệu
- Từ các kịch bản Chèo cổ.
- Từ các nghệ nhân
- Từ các nghệ sĩ biểu diễn (các vở Chèo truyền thống của các đoàn Chèo trong
cả nước).
- Từ các thư tịch và chứng tích lịch sử liên quan đến sân khấu Chèo qua các thời
kỳ.
- Từ phim ảnh tư liệu (Nhà hát Chèo)
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chọn lựa việc hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu... làm phương pháp
nghiên cứu chủ yếu. Nhưng trên cơ sở thực tiễn của nghệ thuật Chèo truyền thống, một
nghệ thuật từ xa xưa, vốn là hình thức sân khấu được sáng tạo theo chu trình mở: thế hệ
này nối tiếp thế hệ kia và bổ sung, hoàn chỉnh để rồi lại làm cơ sở cho thế hệ tiếp theo
sáng tạo... nên trong quá trình triển khai thực hiện, luận văn sẽ phải kết hợp cả phương
pháp nghiên cứu tiếp cận liên ngành (triết học, mỹ học, lịch sử, dân tộc học, xã hội
học...).
6. Mục đích và đóng góp của luận văn
Từ góc nhìn văn hóa, luận văn đi tìm hiểu một số phương diện cần thiết của
nhân vật Chèo, qua đó để thấy được bản sắc văn hóa tiềm ẩn trong nhân vật Chèo. Đây
thực sự là một vấn đề nghiên cứu vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Là
một vấn đề nghiên cứu rất hay nhưng khó, người viết không hy vọng trong phạm vi một
luận văn thạc sĩ có thể giải quyết được vấn đề ấy. Toàn bộ nội dung cơ bản của luận văn
mới chỉ bước đầu tiếp cận vẻ đẹp, sự độc đáo. dấu ấn văn hóa trong các nhân vật Chèo
truyền thống. Khám phá và cắt nghĩa thế giới văn hóa tinh thần kết tinh trong các hình
tượng nhân vật Chèo, khẳng định vị thế văn hóa của nghệ thuật Chèo trong đời sống xã
hội hiện đại, đưa ra nhận định rằng, Chèo chỉ có thể đạt đến những đỉnh cao nghệ thuật,
những thành tựu nghệ thuật rực rỡ trên cơ sở đạt đến một mặt bằng văn hóa cao, đó là
những nội dung mà tác giả luận văn cố gắng lý giải, chứng minh. Hơn nữa, mỗi người
sáng tạo đồng thời phải là một nhà văn hóa hoặc ít ra là phải đạt được một vài tiêu chí
văn hóa tối thiểu nào đó. ở đây chúng tôi cũng đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần
gìn giữ bản sắc nghệ thuật Chèo - niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Nghệ thuật Chèo từ cội nguồn văn hóa.
Chương 2: Nhân vật Chèo từ góc nhìn văn hóa.
Chương 3: Bản sắc văn hóa tiềm ẩn qua nhân vật Chèo.
Chương 1
nghệ thuật Chèo từ cội nguồn văn hóa
1.1. Từ định nghĩa về Văn hóa
Nhận thức luôn là một quá trình biến đổi không ngừng và ngày càng tiếp cận
chân lý. Trong khoa học xã hội hiện đại, khái niệm văn hóa gắn liền với số lượng những
khái niệm cơ bản và khó có thể tìm thấy một khái niệm nào có nhiều sắc thái ngữ nghĩa
đến thế. Cho đến nay, đã có đến hơn 500 định nghĩa về văn hóa.
Từ mục đích của luận văn, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến một định nghĩa về
văn hóa trong Từ điển Bách khoa Việt Nam:
Văn hóa là toàn bộ những hoạt động sáng tạo và những giá trị của
nhân dân một nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong
sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Khái niệm văn hóa hiểu theo nghĩa nhân
văn rất rộng. Nguyên tổng giám đốc UNESCO, ông Mayo (F.Mayor), đưa ra
một khái niệm văn hóa vừa mang tính khái quát vừa có tính đặc thù: "Văn
hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ
những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập
quán, lối sống và lao động". Khái niệm này được cộng đồng quốc tế chấp
nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa tại Vơnidơ 1970
[47, tr. 789].
Như thế, văn hóa chính là cốt lõi sáng tạo của trí tuệ và tâm hồn của mỗi dân
tộc, là tính năng động đầy sáng tạo được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó thâu
tóm, xác định bản thể và sự tiến triển của một dân tộc đã được xác định. Văn hóa của mỗi
một dân tộc đều có một bản sắc riêng, bản sắc văn hóa là căn cước của mỗi dân tộc giữa
cộng đồng quốc tế, cái "căn cước" được xác nhận bởi cách suy nghĩ, cách cảm nhận của
mỗi dân tộc, bởi sự tiến triển của tâm hồn mỗi dân tộc trước thiên nhiên, trước nhân loại và
cuối cùng bởi cảm quan của mỗi dân tộc về thế giới, cảm quan đó quyết định mọi ứng xử
của mỗi dân tộc. Tất cả các nền văn hóa, Việt Nam cũng như Trung Quốc hay Pháp, Mỹ,
Cuba… đều cho thấy một tổng thể các giá trị duy nhất và không thể thay thế được, bởi vì
chính là nhờ vào văn hóa mà mà mỗi dân tộc có thể biểu lộ một cách trọn vẹn nhất sự
hiện diện của mình trên thế giới. Từ đây có thể phát hiện ra tính cách dân tộc, khám phá
những đặc điểm về tâm lý, tình cảm, tâm thức dân tộc. Vấn đề bản lĩnh, bản sắc mà
chúng ta thường nhắc trong quá trình phát triển và hội nhập của mỗi quốc gia không
phải là vấn đề gì khác, xa lạ với vấn đề nhận thức đầy đủ các giá trị văn hóa của mỗi
dân tộc.
1.2. những đặc điểm của nền văn hóa việt nam
Giá trị văn hóa Việt Nam được hình thành bởi nhiều nhân tố xã hội, địa lý, lịch
sử, vừa đa dạng, vừa lâu dài trên mảnh đất mang hình chữ S.
1.2.1. Khát vọng hòa mình với thiên nhiên và ý thức độc lập dân tộc trong
quá trình tiếp biến văn hóa
Trước hết, bao trùm và thấm đượm trong toàn bộ nền văn hóa dân tộc Việt là
khát vọng chung sống hòa mình với thiên nhiên, khát vọng độc lập, đấu tranh chống
cường quyền đòi tự do, bình đẳng, dân chủ.
Nhìn từ góc địa lý, Việt Nam ở góc bán đảo Đông Nam á trông ra biển Đông và
Thái Bình Dương với trên 3.200 km bờ biển nằm trên các tuyến giao thông đường biển.
Địa thế Việt Nam nối tiếp giữa ba vùng núi - đồng bằng - bờ biển theo các triền sông
chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đồng thời ở thế "diện hải bối sơn" (mặt trông ra
biển, lưng dựa vào núi), tạo nên một hành lang Bắc - Nam tương đối hẹp. Phương tiện
đi lại phổ biến từ ngàn xưa là đường thủy. Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng, người
Việt cổ "lặn giỏi, bơi tài, thạo thủy chiến, giỏi dùng thuyền".
Khí hậu nhiệt đới gió mùa - nóng ẩm, mưa nhiều, đã từng tồn tại một thảm thực
vật tiền sử lớn Đông Nam á, tạo điều kiện cho một nền nông nghiệp nguyên thủy từ rất
sớm, dẫn đến nền nông nghiệp lúa nước. Tuy nhiên, đất đai canh tác hạn hẹp, quanh
năm chống chọi với thiên tai, bão tố, lụt lội và hạn hán.
Sống trong điều kiện của một tự nhiên khắc nghiệt, người Việt biết khắc phục,
biết hòa mình vào tự nhiên, xem tự nhiên như nguồn sống, điều kiện sống của mình.
Không bất bình, trái lại người Việt luôn ca ngợi thiên nhiên, biến cảnh vật tự nhiên
thành một phần cơ sở tạo nên văn hóa dân tộc. Từ cấy cày, làm lụng, lối sinh hoạt cho
đến lời ăn tiếng nói, văn chương, nghệ thuật con người đều sử dụng, mô phỏng, hòa hợp
với cái đại thế giới bên ngoài con người một cách tự tin với một tinh thần lạc quan qua
những huyền thoại Mẹ Âu Cơ; Ông Đổng ông Đùng; Sơn Tinh Thủy Tinh...
Như thế, thiên nhiên Việt là điểm xuất phát của văn hóa Việt. Văn hóa còn là sự
thích nghi và biến đổi thiên nhiên. Thiên nhiên đặt trước con người những thử thách,
những thách đố. Văn hóa là sản phẩm của con người, là phản ứng, là sự trả lời của con
người trước những thách đố của tự nhiên. Văn hóa Việt cổ truyền vừa là sự hòa điệu,
vừa là sự đấu tranh với thiên nhiên.
Bên cạnh đó, người Việt luôn có ý thức đối kháng bất khuất và thường trực
trước nguy cơ xâm lược từ phía phong kiến Trung Quốc. Các cuộc khởi nghĩa ngoan
cường liên tiếp xảy ra: Hai Bà Trưng, Triệu Thị Trinh, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Mai
Thúc Loan, Phùng Hưng... và đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa thắng lợi của Ngô Quyền
(năm 938).
Từ những thành tựu rực rỡ của nền văn hóa Đông Sơn, rồi đến nền văn hóa
Đại Việt (thế kỷ VI, VII trước công nguyên đến một vài thế kỷ sau công nguyên), đến
nền văn hóa Lý - Trần (thế kỷ XV)... đã thể hiện một trình độ văn minh khá cao, một
bản sắc dân tộc độc đáo từ thời người Việt cổ... Có thể nói, chính những nền văn hóa
này đã hun đúc cho người Việt một ý chí, một bản lĩnh vững vàng để sẵn sàng đương
đầu và chiến thắng với bất kỳ một kẻ thù xâm lược nào. Trải qua một ngàn năm phong
kiến Bắc thuộc, 80 năm thực dân Pháp đô hộ, rồi đến 30 năm chiến tranh xâm lược
của đế quốc Pháp, Mỹ, người Việt đã chiến đấu hết mình với một khát vọng độc lập
dân chủ, kiên cường:
"Như nước Đại việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu"
Tư tưởng độc lập dân chủ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc Việt 4.000
năm đã thấm sâu vào mọi hoạt động của người dân Việt.
Thế giới văn hóa người Việt là thế giới của những gì xuất phát từ cuộc sống
thực để vươn lên cái cao cả, cái chí thượng; song cũng chỉ là để trở về với đời sống thực
tế vốn cần được cao đẹp hơn, nhân văn hơn. Khát vọng độc lập dân tộc còn chi phối
trong cả quan điểm tư tưởng của người Việt.
Phương thức tồn tại là lấy thực tiễn dân tộc làm cốt lõi, nền tảng
Từ góc độ tư tưởng, phương thức tồn tại và các biểu hiện văn hóa (kể cả văn
hiến, văn minh) Việt Nam là lấy thực tiễn dân tộc - cộng đồng làm cốt lõi, nền tảng.
ở vị trí ngã tư của các nền văn minh, người Việt Nam tiếp nhận nhiều giá trị văn
hóa nhân loại: tiếp thu văn hóa ấn Độ theo cách của mình, ta có nền văn hóa Chăm độc
đáo và một nền Phật giáo Việt Nam; tiếp thu văn hóa Trung Hoa ta có Nho giáo và Đạo
giáo mang sắc thái Việt Nam; tiếp thu văn hóa phương Tây, ta cũng có Kitô giáo nhưng
cùng với nó là những giá trị vật chất và tinh thần mới mẻ. Đặc trưng nổi bật trong quá
trình giao lưu văn hóa nhiều thế kỷ là tính tổng hợp - chung hợp - tích hợp.
Giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc đã mở đầu cho quá trình giao lưu tiếp nhận
văn hóa Trung Hoa, ấn Độ, cũng chính là mở đầu cho quá trình văn hóa Việt Nam hội
nhập vào văn hóa khu vực.
Trong suốt thiên niên kỷ thứ nhất, nhân dân Giao Chỉ sống dưới ách đô hộ của
các triều đại phong kiến phương Bắc, những âm mưư đồng hóa mà các thái thú Tích
Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp... trực tiếp mở trường dạy học để truyền bá văn hóa Trung
Hoa, thủ tiêu văn tự ngôn ngữ Việt. Thậm chí Mã Viện đem cả quân Mã Lưu sang cũng
khong những không thực hiện được nhiệm vụ đồng hóa người Việt và làm chỗ dựa cho
chính quyền, mà trái lại còn bị người Việt đồng hóa hoàn toàn.
Từ thế kỷ thứ II, người ấn Độ đã sang nước ta buôn bán và truyền giáo. "Luy Lâu
là trung tâm chính trị của chính quyền đô hộ phương Bắc trong nhiều thế kỷ... Các nhà
buôn người ấn Độ và người Trung Hoa đến buôn bán ở đây rất sớm và theo sau họ là
các nhà sư đến hành đạo và truyền đạo" [25, tr. 28].
Phật giáo truyền từ ấn Độ song đã đi vào đời sống người Việt và trở thành quốc
giáo trong suốt bốn triều vua liên tiếp: Đinh, Lê, Lý, Trần.
Những biến đổi của đạo Phật ở Việt Nam cho ta thấy một cách rõ ràng nhất
cách thức của người Việt - với truyền thống của nền văn hóa Đông Sơn, đã tiếp thu hai
nền văn hóa lớn của châu á như thế nào. Đạo Phật ở Giao Châu lúc bấy giớ vừa có dáng
dấp của đạo Hoàng Lão vừa mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng thờ thần linh của người
Việt xưa. "Phật được quan tâm như một vị thần linh có nhiều phép lạ, có thể biến hóa
thành các hiện tương thiên nhiên quanh con người, thành các vật thần, thánh, các vật
linh thiêng mang phúc trừ họa như hòn đá và tượng Tứ pháp trong "truyện Man
Nương", hay là cái gậy, cáinón trong chuyện Chử Đồng Tử" [25, tr. 40].
Phật giáo ở Việt Nam kết hợp chặt chẽ việc đạo với đời. Vốn là một tôn giáo
xuất thế, nhưng vào Việt Nam, Phật giáo trở nên nhập thế (sự gắn bó đạo - đời không
chỉ thể hiện ở các nhà sự tham gia chính sự mà còn ở chỗ có quá nhiều vua quan quý
tộc đi tu. Đến đầu thế kỷ XX, Phật tử Việt Nam còn hăng hái tham gia các hoạt động
xã hội - vận động đòi ân xá Phan Bội Châu và tổ chức đám tang Phan Chu Trinh.
Trong phong trào đấu tranh đòi hòa bình và độc lập dân tộc, các Phật tử xuống đường
phản đối nền độc tài Ngô Đình Diệm, đỉnh cao là sự kiện hòa thượng Thích Quảng
Đức tự thiêu vào mùa hè 1963).
Có thể nói, sự chi phối mạnh mẽ của tính dung hợp truyền thống đã khiến cho
hầu hết các tôn giáo vào Việt Nam đều tìm được chỗ đứng thích đáng của mình. Đạo
giáo, Phật giáo, Nho giáo vào Việt Nam và tạo thành "Tam giáo". Tam giáo đồng
nguyên (ba tôn giáo cùng phát nguyên từ một gốc), Tam giáo đồng quy (ba tôn giáo
cùng quy về một mục đích). Sự dung hòa tam giáo là một thực thể hình thành một cách
tự nhiên trong tình cảm và việc làm của người dân, và đến thời Lý - Trần thì triều đình
công nhận rộng rãi, tổ chức những kỳ thi Tam giáo để tìm những người thông thạo cả ba
giáo lý ra giúp nước.
Khi lựa chọn cho mình các giáo lý của Tam giáo, người Việt nhận ra rằng
Tam giáo mới nhìn thì khác nhau, nhưng suy ngẫm kỹ sẽ thấy nhiều khi chỉ là những
cách diễn đạt khác nhau về cùng một khái niệm. Vua Trần Thái Tông (1218 - 1277)
từng chỉ ra rằng, để khuyến khích con người làm điều thiện: "Sách Nho thì dạy thi
nhân bố đức; kinh Đạo dạy yêu vật, quý sự sống; còn Phật thì chủ trương giữ giới,
cấm sát sinh". Hoặc có khi là những phạm trù khác nhau, thì những biện pháp khác
nhau đều nhằm đến cùng một mục đích. Cái khác nhau ấy không mâu thuẫn đối chọi
với