Đề tài Phân tích các biện pháp tài trợ bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước : Tổng các kế hoạch chi tiêu, thu nhập hàng năm của Chính phủ, bao gồm các khoản thu (chủ yếu từ thuế) và các khoản chi ngân sách
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích các biện pháp tài trợ bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP TÀI TRỢ BÙ ĐẮP THĂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Tổng thu ngân sách (T) Tổng chi (G) . Ngân sách nhà nước : Tổng các kế hoạch chi tiêu, thu nhập hàng năm của Chính phủ, bao gồm các khoản thu (chủ yếu từ thuế) và các khoản chi ngân sách Về mặt kinh tế Về mặt xã hội Về mặt thị trường Các vai trò khác Về mặt kinh tế: Là công cụ chủ yếu phân bổ các nguồn tài chính quốc gia,kích thích phát triển sản xuất,kinh doanh và chống độc quyền, định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. -Về mặt xã hội: Là công cụ có hiệu lực của Nhà nước để điều chỉnh thu nhập,góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. -Về mặt thị trường: Là công cụ để điều tiết thị trường,bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát. -Các vai trò khác: Đảm bảo sự công bằng trong kinh tế vùng, ngành Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội theo ýmuốn chủ quan của Nha nước Thâm hụt NSNN là tình trạng khi tổng chi tiêu của NSNN vượt quá các khoản thu “không mang tính hoàn trả” của NSNN. Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhà nước. Gọi B là hiệu số giữa thu và chi ngân sách Thâm hụt ngân sách thực tế : Đó là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu thực tế trong thời kì nhất định. Thâm hụt ngân sách cơ cấu : Đó là thâm hụt tính toán trong trường hợp nếu nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng. Thâm hụt ngân sách chu kỳ : Đó là thâm hụt ngân sách bị động do tình trạng của chu kỳ kinh doanh. Những năm gần đây, tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ở nước ta vẫn còn diễn ra, tuy nhiên, mức thâm hụt hiện nay so với giai đoạn những năm 80 của thế kỷ trước đã đạt được nhiều thành tựu. . Đây là biện pháp mà Chính phủ bằng những quyền hạn và nhiệm vụ được giao, tính toán hợp lý Cắt giảm nguồn đầu tư từ Ngân sách và tín dụng Nhà nước Rà soát và cắt bỏ các hạng mục đầu tư kém hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước Vay nợ trong nước được Chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành công trái, trái phiếu. Công trái, trái phiếu là những chứng chỉ ghi nhận nợ của nhà nước, là một loại chứng khoán hay trái khoán do nhà nước phát hành để vay các dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội và các ngân hàng. Ở Việt Nam, Chính phủ thường uỷ nhiệm cho Kho bạc nhà nước phát hành trái phiếu dưới các hình thức: tín phiếu kho bạc; trái phiếu kho bạc; trái phiếu công trình. Ưu điểm: Đây là biện pháp cho phép Chính phủ có thể duy trì việc thâm hụt ngân sách mà không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế. Vì vậy : biện pháp này được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát. Hạn chế : Việc tài trợ thâm hụt ngân sách nhà nước bằng nợ tuy không gây ra lạm phát trước mắt nhưng nó lại có thể làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai nếu như tỷ lệ nợ trong GDP liên tục tăng. Thứ nữa, việc vay từ dân trực tiếp sẽ làm giảm khả năng của khu vực tư nhân trong việc tiếp cận tín dụng và gây sức ép làm tăng lãi suất trong nước. Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt ngân sách bằng các nguồn vốn nước ngoài thông qua việc nhận viện trợ từ nước ngoài hoặc vay nợ nước ngoài từ các chính phủ nước ngoài, các định chế tài chính thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế... Viện trợ nước ngoài :là nguồn vốn phát triển của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế cung cấp cho chính phủ của một nứoc nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội và hiện nay chủ yếu là nguồn vốn phát triển chính thức ODA. Vay nợ nước ngoài : có thể thực hiện dưới các hình thức: phát hành trái phiếu bằng ngoaị tệ mạnh ra nước ngoài, vay bằng hình thức tín dụng... Ưu điểm: nó là một biện pháp tài trợ ngân sách nhà nước hữu hiệu, có thể bù đắp được các khoản bội chi mà lại không gây sức ép lạm phát cho nền kinh tế. Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Các khoản vay nợ nước ngoài sẽ tránh cho nền kinh tế nguy cơ lạm phát song lại gây ra rủi ro tỉ giá. Nhược điểm: Nó sẽ khiến cho gánh nặng nợ nần, nghĩa vụ trả nợ tăng lên, giảm khả năng chi tiêu của chính phủ. Đồng thời, nó cũng dễ khiến cho nền kinh tế trở nên bị phụ thuộc vào nước ngoài. Thậm chí, nhiều khoản vay, khoản viện trợ còn đòi hỏi kèm theo đó là nhiều các điều khoản về chính trị, quân sự, kinh tế khiến cho các nước đi vay bị phụ thuộc nhiều Quỹ dự trữ ngọai tệ là lượng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu trách tiền tệ của một quốc gia hoặc một lãnh thổ nắm giữ dưới dạng ngoại tệ nhằm thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ đồng tiền quốc gia. Chính phủ có thể sử dụng việc giảm dự trữ ngoại tệ để tài trợ thâm hụt ngân sách. Ưu điểm: của việc này là dự trữ hợp lý có thể giúp quốc gia tránh được khủng hoảng. + nhược điểm : việc sử dụng quỹ dự trữ ngoại tệ để tài trợ thâm hụt ngân sách lại tiềm ẩn nhiều rủi ro và phải hết sức hạn chế sử dụng. Vì nếu khu vực tư nhân cho rằng nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia hết sức mỏng mảnh, thì sự mất niềm tin vào khả năng mà chính phủ có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối có thể dãn đến một dòng vốn ồ ạt chảy ra thế giới bên ngoài, làm cho đồng nội tệ giảm mạnh giá và làm tăng sức ép lạm phát. Kết hợp với việc vay nợ nước ngoài ở trên, việc giảm quỹ dự trữ ngoại tệ cũng sẽ khiến cho tỷ giá hối đoái tăng, làm suy yếu sức cạnh tranh quốc tế của hàng hoá trong nước. + Ưu điểm: của biện pháp này là nhu cầu bù tiền để bù đắp ngân sách nhà nước được đáp ứng một cách nhanh chóng, không phải trả lãi, không phải gánh thêm các gánh nặng nợ nần. + Nhược điểm: của biện pháp này lại lớn hơn rất nhiều lần. Việc in thêm và phát hành thêm tiền sẽ khiến cho cung tiền vượt cầu tiền. Nó đẩy cho việc lạm phát trở nên không thể kiểm soát nổi.