Hợp tác xã (HTX) là tổ chức kinh tế tập thể có vai trò đặc biệt quan trọng trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển
nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường, HTX cũng được đổi mới cả về nội
dung, hình thức hoạt động, biểu hiện cụ thể ở việc ban hành Luật HTX (năm 1996). Tuy
nhiên, trong thực tế hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới của các HTX nông nghiệp vấp
phải rất nhiều khó khăn làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Tổng kết 5 năm thực
hiện chuyển đổi HTX theo Luật HTX (1996), Hội nghị Trung ương 5 khóa IX (3/2002) đã
ra Nghị quyết về : Tiếp tục đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
(KTTT), trong đó nhấn mạnh Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi cho HTX nông nghiệp
phát triển. Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng và thực tiễn hoạt động của HTX kiểu mới, kỳ
họp thứ 4, Quốc hội khóa XI (ngày 26/11/2003) đã thông qua Luật HTX mới (Luật HTX
năm 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004).
Đã hơn 2 năm trôi qua mà tinh thần của Luật HTX năm 2003 vẫn chưa được phát
huy mạnh mẽ trong thực tiễn. Điều đó cho thấy, để phát triển HTX, trong đó có HTX nông
nghiệp, cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới chính sách.
Tỉnh Phú Yên nói chung, địa bàn Tuy Hòa nói riêng, là vùng có nền kinh tế nông
nghiệp tương đối phát triển ở đồng bằng duyên hải miền Trung, có điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng. Để giúp nông dân
khai thác triệt để tiềm năng ấy, cần phát triển HTX trong nông nghiệp.
108 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2659 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới
trên địa bàn Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hợp tác xã (HTX) là tổ chức kinh tế tập thể có vai trò đặc biệt quan trọng trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển
nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường, HTX cũng được đổi mới cả về nội
dung, hình thức hoạt động, biểu hiện cụ thể ở việc ban hành Luật HTX (năm 1996). Tuy
nhiên, trong thực tế hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới của các HTX nông nghiệp vấp
phải rất nhiều khó khăn làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Tổng kết 5 năm thực
hiện chuyển đổi HTX theo Luật HTX (1996), Hội nghị Trung ương 5 khóa IX (3/2002) đã
ra Nghị quyết về : Tiếp tục đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
(KTTT), trong đó nhấn mạnh Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi cho HTX nông nghiệp
phát triển. Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng và thực tiễn hoạt động của HTX kiểu mới, kỳ
họp thứ 4, Quốc hội khóa XI (ngày 26/11/2003) đã thông qua Luật HTX mới (Luật HTX
năm 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004).
Đã hơn 2 năm trôi qua mà tinh thần của Luật HTX năm 2003 vẫn chưa được phát
huy mạnh mẽ trong thực tiễn. Điều đó cho thấy, để phát triển HTX, trong đó có HTX nông
nghiệp, cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới chính sách.
Tỉnh Phú Yên nói chung, địa bàn Tuy Hòa nói riêng, là vùng có nền kinh tế nông
nghiệp tương đối phát triển ở đồng bằng duyên hải miền Trung, có điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng. Để giúp nông dân
khai thác triệt để tiềm năng ấy, cần phát triển HTX trong nông nghiệp.
Từ khi triển khai thực hiện Luật HTX năm 1996 và năm 2003 đến nay, HTX nông
nghiệp ở Tuy Hòa có bước phát triển mới, đã đáp ứng được một phần nhu cầu của nông
dân, của hộ sản xuất-kinh doanh nông nghiệp, đóng góp quan trọng vào quá trình phát
triển kinh tế-xã hội của địa bàn. Tuy nhiên, HTX nông nghiệp ở Tuy hòa cũng còn tồn tại
một số yếu kém như: một số HTX chuyển đổi còn mang tính hình thức, năng lực nội tại
của HTX còn hạn chế, số HTX làm ăn hiệu quả còn ít, lợi ích đem lại cho các xã viên chưa
nhiều, HTX nông nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vai trò kinh tế-xã
hội vốn có của nó…
Những hạn chế yếu kém của HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn Tuy Hòa có
nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về phía Nhà nước. Để phát triển HTX nông
nghiệp kiểu mới ở Tuy Hòa phù hợp với nhu cầu và tiềm năng, cần khắc phục những
nguyên nhân đó.
Với những lý do nêu trên, “Phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn
Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên” được tác giả chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài
Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả HTX nông nghiệp là một trong những vấn
đề được Đảng và Nhà nước quan tâm. Trong suốt quá trình cách mạng XHCN ở nước ta,
vấn đề HTX nông nghiệp là chủ đề được nhiều cơ quan khoa học, nhiều nhà nghiên cứu
xem xét dưới nhiều góc độ, phạm vi và mức độ khác nhau. Có thể nêu một số công trình
tiêu biểu như:
- Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã, “Đổi mới tổ chức và quản lý HTX trong
nông nghiệp nông thôn”, Nxb Nông nghiệp, 1999. Các tác giả đã khái quát tòan bộ quá
trình phát triển của các hình thức tổ chức, quản lý các HTX trong nông thôn Việt Nam từ
trước đến khi chuyển sang kinh tế thị trường và phân tích thực trạng mô hình tổ chức quản
lý các HTX ở một số địa phương tiêu biểu. Trên cơ sở đó phác họa một số phương hướng
và giải pháp chủ yếu để xây dựng mô hình tổ chức có hiệu quả cho các loại hình HTX.
- Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng, “ Kinh tế hợp tác, hợp tác xã
ở Việt Nam- Thực trạng và định hướng phát triển”, Nxb Nông nghiệp, 2001. Các tác giả
đã hệ thống hóa quá trình hình thành, phát triển các lọai hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã
trên thế giới và ở Việt Nam với những thành công và tồn tại, từ đó nêu lên định hướng
phát triển phù hợp đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.
- Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ, “Kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, 2003. Các tác giả tập trung trình bày
những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác, HTX; sự cần thiết khách quan phải
lựa chọn các mô hình kinh tế hợp tác, HTX phù hợp với đặc điểm, điều kiện nông nghiệp,
nông thôn nước ta, đề xuất những giải pháp phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, HTX
trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay.
- Luận văn Thạc sĩ kinh tế của tác giả Trần Minh Tâm, năm 2000, về “ Phát triển
kinh tế hợp tác ở ngọai thành thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp”. Tác giả
nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của kinh tế hợp tác xã ở thành phố Hồ Chí Minh
và đề xuất các giải pháp phát triển.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Lê Thùy Hương, năm 2003, về “ Kinh tế tập
thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương, thực trạng và giải pháp”. Tác giả trình bày vai trò, tính
tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế tập thể; đánh giá thực trạng và giải pháp phát
triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- PGS.TS. Vũ Văn Phúc, “Về chế độ kinh tế hợp tác xã ở nước ta”; Tạp chí Lý luận
chính trị, số 1/2002.
Nguyễn Văn Tuất, “ Hợp tác xã nông nghiệp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long-
Nhìn từ thực tiễn”; Tạp chí Khoa học về chính trị, 2002, số 3.
Một số bài viết của các tác giả như: Trần Ngọc Dũng, Mai Công Hòa, Hoàng
Việt…
Nhìn chung, các công trình kể trên đã nghiên cứu nhiều khía cạnh của hợp tác xã
nông nghiệp; trong đó, các công trình nghiên cứu trước năm 2001 chủ yếu đi vào làm rõ
những yếu kém của mô hình hợp tác xã kiểu cũ, luận giải sự cần thiết, thực trạng chuyển
đổi mô hình HTX theo Luật HTX (1996); các công trình nghiên cứu sau năm 2001,
nghiêng về nghiên cứu sự phát triển của kinh tế tập thể theo tinh thần Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ IX. Cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể về HTX nông nghiệp kiểu
mới trên địa bàn Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là vận dụng lý luận HTX nông nghiệp để khảo sát, đánh giá
hoạt động của HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên từ năm 1997
dến nay và đề xuất một số phương hướng, giải pháp tiếp tục phát triển HTX nông nghiệp kiểu
mới ở Tuy Hòa trong thời gian tới.
Phù hợp với mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Khái quát các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về HTX nông nghiệp kiểu mới
theo Luật HTX năm 2003 và Nghị quyết Hội nghị TW 5 (khóa IX).
- Phân tích thực trạng hoạt động của HTX nông nghiệp kiểu mới ở địa bàn Tuy
Hòa, tỉnh Phú Yên từ 1997 đến nay.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới ở Tuy
Hòa-Phú Yên trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là HTX nông nghiệp kiểu mới ở Tuy Hòa, tỉnh Phú
Yên. Thời gian nghiên cứu giới hạn từ năm 1997 đến 2010.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin; tư tưởng Hồ Chí
Minh; đường lối quan điểm, những tổng kết kinh nghiệm của Đảng và chính sách pháp luật
của Nhà nước; kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học có nội dung gần
với đề tài.
- Về phương pháp nghiên cứu; vận dụng phương pháp chung như: phương pháp
trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lôgíc với lịch sử, kết hợp lý luận với thực tiễn; đồng thời
khảo sát thực tế, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát vấn đề.
6. Dự kiến đóng góp của luận văn
- Phân tích có phê phán cơ sở lý thuyết của mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới ở
nước ta.
- Phác họa bức tranh nhiều chiều về HTX nông nghiệp kiểu mới ở Tuy Hòa, Phú
Yên.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển mạnh hơn nữa HTX nông
nghiệp kiểu mới ở Tuy Hòa, Phú Yên trong thời gian tới.
7. Kết cấu của uận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương, 8 tiết.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI Ở NƯỚC TA
1.1. HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI THEO TINH THẦN LUẬT
PHÁP VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm hợp tác xã và phân loại hợp tác xã theo luật pháp Việt Nam
* Khái niệm HTX ở một số nước:
HTX là một loại hình kinh tế hợp tác, là một tổ chức kinh tế có đặc thù riêng. Ở
nhiều nước trên thế giới, hợp tác xã đã hình thành và phát triển hơn 100 năm. Trong Luật
hợp tác xã của các nước đều đưa ra định nghĩa về hợp tác xã.
Luật Hợp tác xã của CHLB Đức định nghĩa: “ Hợp tác xã đăng ký là những tập thể
với đa số thành viên không hạn chế nhằm khuyến khích việc sản xuất, kinh doanh của các
thành viên, thông qua các cơ sở sản xuất, kinh doanh chung”.
Luật Hợp tác xã của INĐÔNÊXIA định nghĩa: “Hợp tác xã INĐÔNÊXIA là tổ chức kinh
tế của nhân dân mang tính xã hội, gồm những người hoặc những tổ chức ở địa phương và
thành viên lập nên một hệ thống kinh tế như là nỗ lực chung đặt trên cơ sở nguyên tắc của
tình anh em”.
Luật Hơp tác xã của PHILIPPIN định nghĩa: “Hợp tác xã là sự hiểu biết của những
người có cam kết chung và tập hợp nhau lại một cách tự nguyện để đạt được mục đích xã
hội hoặc kinh tế chung, có sự đóng góp công bằng vào vốn và chấp nhận phần đóng hợp lý
vào các công việc và phần lợi ích của việc kinh doanh theo nguyên tắc hợp tác xã đã được
chấp nhận chung”.
Các nước: Thụy Điển, Canađa quan niệm HTX là một tập hợp gồm những người có
nhu cầu chung về kinh tế và xã hội để thành lập một doanh nghiệp phù hợp với các nguyên
tắc hoạt động của HTX, nhằm đáp ứng nhu cầu của họ.
Như vậy, HTX là một tổ chức doanh nghiệp khác về cơ bản với công ty cổ phần.
Đặc trưng của HTX là thông qua hoạt động kinh doanh để liên kết các thành viên với nhau
và hạn chế phân chia lợi nhuận theo cổ phần đã đóng.
Từ những định nghĩa hợp tác xã nêu trên, có thể hiểu hợp tác xã là một tổ chức kinh tế
của những cá nhân, tập thể tự nguyện liên kết với nhau nhằm mục đích chung, thoả mãn nhu
cầu chung, nhằm hổ trợ, giúp đỡ lẫn nhau tiến hành công việc kinh doanh có hiệu quả nhất
theo nguyên tắc liên kết tự nguyện.
* Khái niệm Hợp tác xã ở Việt Nam:
Luật Hợp tác xã (năm 1996) đã nêu định nghĩa về Hợp tác xã:
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu
cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo qui định của
pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau
thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải
thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước [36, tr.8].
Theo định nghĩa này, HTX là một tổ chức kinh tế có tổ chức chặt chẽ, có tư cách
pháp nhân, được đăng ký kinh doanh theo qui định của luật pháp. Vì vậy, mục tiêu của
HTX trước hết là phải kinh doanh có hiệu quả, trên cơ sở đó mà thực hiện các mục tiêu xã
hội, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các xã viên. HTX cũng là phương tiện để kết hợp sức
mạnh của từng xã viên và sức mạnh của cả tập thể, thông qua kết quả kinh doanh của HTX
mà cải thiện đời sống của xã viên và góp phần phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Để phù hợp với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa IX và thực tiễn hoạt động của HTX kiểu mới, Luật HTX (năm 2003) đã đưa ra khái
niệm HTX:
HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân
(sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn,
góp sức lập ra theo qui định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng
xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản
xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển
kinh tế-xã hội của đất nước.
HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân,
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vị vốn điều lệ,
vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của HTX theo qui định của pháp luật [12,
tr.7-8].
Theo khái niệm này, ngoài những tính chất và đặc thù do Luật HTX (năm 1996) qui
định, HTX kiểu mới do các thành viên bao gồm cả thể nhân và pháp nhân, cả người có ít
vốn và người có nhiều vốn, có thể góp sức hoặc góp vốn xây dựng nên, trên cơ sở tôn
trọng các nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi và quản lý dân chủ. HTX được
thừa nhận hoạt động theo điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp trong cơ chế thị trường như
các thành phần kinh tế khác; được khẳng định quyền “tự chủ” trong sản xuất kinh doanh;
được huy động “các nguồn vốn khác theo qui định của pháp luật” như các loại hình doanh
nghiệp khác. Trước đây, luật không qui định điều này.
Theo định nghĩa này, HTX được vay vốn bình đẳng như đối với doanh nghiệp của
các thành phần kinh tế khác, các HTX được thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay để
vay vốn ngân hàng, được vay vốn bằng tín chấp và vay theo dự án sản xuất, kinh doanh có
hiệu quả, các HTX được tham gia các chương trình dự án quốc gia của Chính phủ và các
tổ chức phi chính phủ. Ngân hàng Nhà nước phải có hướng dẫn chỉ đạo chặt chẽ đối với
các hoạt động tín dụng trong nội bộ HTX; khuyến kích phát triển quỹ tín dụng nhân dân
một cách vững chắc.
Đây là tư tưởng đối mới của Đảng và Nhà nước ta, tạo điều kiện và giúp đỡ kinh tế
hợp tác và HTX phát triển.
* Phân loại HTX:
Từ các tiêu thức phân loại khác nhau đã hình thành nhiều loại hình HTX với những
đặc điểm và nội dung hoạt động, cơ cấu tổ chức, vai trò tác dụng và tên gọi khác nhau
tương ứng với những điều kiện cụ thể của từng loại hình HTX.
Ở nhiều nước, người ta thường phân loại HTX theo mục đích, chức năng hoạt động,
theo đặc điểm về qui mô, tính chất và hình thức pháp lý. Có một số nước việc xác định các
loại hình HTX được nêu ngay trong Luật HTX như: Luật HTX của Philippin, Inđônêxia, Thái
Lan, Cộng hòa Liên bang Đức.…
Thông thường, có các loại hình HTX: HTX tín dụng; ngân hàng; HTX sản xuất;
HTX mua- bán; HTX đa chức năng; HTX dịch vụ; HTX sản xuất tập trung; HTX cấp I;
cấp II; cấp III; HTX trách nhiệm hữu hạn; HTX trách nhiệm vô hạn v.v…
Trong tác phẩm: Đường Cách mệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sử dụng tên gọi
các loại hình HTX: “HTX tiền bạc” (tín dụng, ngân hàng); “HTX sinh sản” (sản xuất);
HTX mua- bán.
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, để phân loại HTX, thường căn cứ vào chức
năng hoạt động, tính chất trình độ xã hội hóa, qui mô và đặc điểm hình thành HTX.
- HTX dịch vụ: bao gồm 3 loại: HTX dịch vụ từng khâu, HTX dịch vụ tổng hợp đa
chức năng và HTX dịch vụ “đơn mục đích” hay HTX dịch vụ “chuyên ngành”.
+ HTX dịch vụ từng khâu còn gọi là HTX chuyên khâu có nội dung hoạt động tập
trung ở từng lĩnh vực trong quá trình tái sản xuất hoặc từng khâu công việc trong quá trình
sản xuất và phục vụ cho sản xuất.
+ HTX dịch vụ tổng hợp- đa chức năng có nội dung hoạt động đa dạng, gồm nhiều
khâu dịch vụ cho sản xuất, cung ứng vật tư đầu vào, tiêu thụ sản phẩm (đầu ra), dịch vụ
giống, phòng trừ sâu bệnh, tưới tiêu,v.v…
+ Hợp tác xã dịch vụ “ đơn mục đích” hay hợp tác xã dịch vụ “chuyên ngành”. Hợp
tác xã loại này được hình thành từ nhu cầu của các hộ thành viên cùng sản xuất – kinh
doanh một loại hàng hóa tập trung hoặc cùng làm một nghề giống nhau (HTX trồng rừng,
HTX trồng mía, HTX trồng chè.v.v…). Hợp tác xã thực hiện các khâu dịch vụ của kinh tế
hộ như chọn giống, cung ứng vật tư, trao đổi hướng dẫn kỹ thuật, dịch vụ vận chuyển và
tiêu thụ sản phẩm, đại diện các hộ thành viên quan hệ với cơ sở chế biến, ngân hàng.v.v…
- Hợp tác xã sản xuất kết hợp dịch vụ.
Hợp tác xã loại này có đặc điểm: nội dung hoạt động sản xuất là chủ yếu, dịch vụ là
kết hợp.
- Hợp tác xã sản xuất-kinh doanh ở mức độ hợp tác toàn diện.
Đặc điểm cơ bản của mô hình hợp tác xã lọai này là: cơ cấu tổ chức, nội dung hoạt
động, bộ máy quản lý và chế độ hạch toán, kiểm kê, kiểm soát, phân phối theo nguyên tắc
của Hợp tác xã kiểu mới và tương tự một “ doanh nghiệp” tập thể.
+ Sở hữu tài sản trong hợp tác xã gồm hai phần: sở hữu tập thể và sở hữu cổ phần.
Xã viên hợp tác xã tham gia lao động trong hợp tác xã được hưởng thu nhập theo nguyên
tắc phân phối theo lao động và hưởng lãi cổ phần (ngoài phúc lợi tập thể của HTX).
+ Hợp tác xã hoạt động sản xuất- kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nhằm phát triển
kinh tế hợp tác xã và đem lại lợi ích cho xã viên.
+ Hợp tác xã lọai này thích hợp với lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp xây dựng, khai
thác, sản xuất vật liệu xây dựng, nuôi trồng thủy sản, nghề làm muối, đánh cá [4, tr. 24,
30].
1.1.1.2. Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp. Các lọai hình hợp tác xã nông nghiệp
* Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp
Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế tự chủ do nông dân và những người lao
động có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của
pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu
quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình các xã viên và kinh doanh trong lĩnh
vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành-
nghề khác; cải thiện đời sống xã viên; góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Ngoài những đặc điểm chung của HTX như:
Xã viên liên kết với nhau vì ít nhất một lợi ích chung và theo đuổi mục tiêu cải
thiện điều kiện kinh tế- xã hội của mình. Xã viên có cùng sở hữu và mục đích của HTX là
sử dụng có hiệu quả vốn quỹ, phục vụ hoạt động kinh tế của xã viên. Lợi nhuận không
phải là mục tiêu duy nhất của HTX.
HTX nông nghiệp còn có những đặc điểm:
Là một tổ chức kinh tế tập hợp đông đảo nông dân, những người thường thiếu vốn,
cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ dân trí thấp. Mặt khác, đối tượng sản xuất của nông
nghiệp là cây trồng, vật nuôi cho nên quá trình
hoạt động không những HTX nông nghiệp bị chi phối bởi các quy luật kinh tế mà lại còn
bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên.
Đây là những đặc điểm có ảnh hưởng nhất định đến kết quả hoạt động của HTX
nông nghiệp mà cán bộ lãnh đạo, quản lý phải quan tâm để có biện pháp giúp đỡ,hổ trợ
HTX nông nghiệp phát triển.
* Các loại hình HTX nông nghiệp:
Theo cách phân loại đã nêu trên, có thể chia HTX nông nghiệp thành 3 loại hình:
- Hợp tác xã nông nghiệp chuyên ngành.
- Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ đơn thuần.
- Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ tổng hợp.
1.1.2. Mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới theo Luật Hợp tác xã năm
2003
1.1.2.1. Đặc trưng của mô hình hợp tác xã nông nghiệp mới
HTX nông nghiệp kiểu mới đăng ký hoạt động theo Luật HTX có sự đổi mới về
chất so với HTX kiểu cũ được thành lập trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Về chi tiết
mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới có nhiều điểm khác biệt so với HTX kiểu cũ.
Dưới đây chỉ nêu lên những khác biệt cơ bản nhất đó là:
- Về cách thức thành lập: HTX kiểu cũ được thành lập theo kiểu áp đặt từ trên
xuống. HTX nông nghiệp kiểu mới được thành lập do các thể nhân và pháp nhân tự
nguyện góp vốn, góp sức lập ra.
- Về tính chất của tổ chức: HTX kiểu cũ vừa là tổ chức kinh tế, vừa là tổ chức xã
hội ở địa phương. HTX nông nghiệp kiểu mới, trước hết là tổ chức kinh tế, vì sự phát triển
của kinh tế hộ xã viên HTX.
Vì nhiều lý do khác nhau, các HTX nông nghiệp trước đây phải gánh vác các nghĩa
vụ xã hội rất nặng. HTX nông nghiệp kiểu mới đăng ký hoạt động theo Luật HTX tuy vẫn
có chức năng xã hội, nhưng trước hết là một tổ chức kinh tế, HTX chỉ thực hiện các nghĩa
vụ xã hội trên cơ sở hoạt động kinh tế có hiệu quả và những chăm lo về mặt xã hội trước
hết cũng dành cho xã viên HTX. Đây cũng là đặc điểm mới mà chính quyền các cấp cần
phải lưu ý trong khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với HTX.
- Về cơ chế hoạt động của HTX: HTX nông nghiệp kiểu cũ hoạt động trong cơ chế kế
hoạch hoá tập trung b