Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là
một xu thế tất yếu đã và đang diễn ra ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam
hiện nay, chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là một xu hướng, mà còn là một
yêu cầu nhằm vào các mục tiêu: tăng trưởng, tạo việc làm, tăng thu nhập, tăng
tích luỹ vốn, công nghệ và sự phát triển con người. Trong bối cảnh hiện nay,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là quá trình tự nó diễn ra theo quy luật của
thị trường. Về phương diện tác động của nhà nước cần phải có sự định hướng về
mặt chính sách để thúc đẩy nhanh và có hiệu quả quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định mục tiêu của công
nghiệp hoá, hiện đại hoá là " Xây dựng nước ta trở thành một nước công
nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ
sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời
sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an vững chắc. Từ nay đến 2020
ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp". Và
để thực hiện mục tiêu trên thì nhiệm vụ phát triển và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá được coi là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu, là sự đòi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế xã hội ở
nước ta hiện nay.
Thanh Hoá là một tỉnh lớn, có điểm xuất phát về kinh tế thấp so với cả
nước, kinh tế kém phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và không vững
chắc, các tiềm năng, nguồn lực và lợi thế cho phát triển khai thác còn rất hạn
chế. Bởi vậy để thực hiện được mục tiêu đề ra thì việc đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cấp
thiết hơn bao giờ hết.
124 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1921 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp đầu tư nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Thực trạng và giải pháp đầu
tư nhằm đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hoá ở Thanh Hoá
2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PTS .Thái Bá Cẩn, "Định hướng đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt
Nam". Tạp chí Tài chính số 9/1999.
Hoàng Văn Chức, " Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta hiện nay".
Tạp chí Quản lý nhà nước số 6/1998.
Trần Xuân Giá, "Tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hoá và chính sách đầu tư
nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Tạp chí Kinh tế và
Dự báo số 10/1997.
Trần Xuân Gía, "Về điều chỉnh cơ cấu và đầu tư của các ngành trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế". Tạp chí Cộng sản số 8/1999
GS.TS. Ngô Đình Giao, "Xây dựng mô hình cơ cấu kinh tế hiệu quả theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá". Tạp chí Ngân hàng số 12/1999.
GS.TS. Ngô Đình Giao, "Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả trong
nền kinh tế thị trường". Tạp chí Ngân hàng số 14/1999.
Lưu Thị Kim Hoa, "Một vài suy nghĩ về cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay".
Tạp chí Kinh tế và phát triển số 115/2000.
PTS. Mai Đức Lộc, "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn
miền trung theo hướng CNH,HĐH". Tạp chí Kinh tế và phát triển số 35/2000.
Nguyễn Đình Phan, "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong qúa trình CNH,HĐH".
Tạp chí Ngiên cứu kinh tế số 247- 12/1998.
TS. Trịnh Huy Quách, "Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
trong những năm đổi mới". Tạp chí Ngân hàng số 3/1999.
Danh Sơn, "Đổi mới công nghệ phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh
tế". Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 243- 8/1998.
TS. Nguyễn Thị Thơm, "Phát triển khoa học công nghệ giải pháp quan trọng
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta". Tạp chí Phát triển kinh tế số
121/2000.
GS.TS. Ngô Đình Giao, "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH
nền kinh tế quốc dân" tập 1, 2. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.
3
TS. Nguyễn Thị Bạch Nguyệt, "Lập và quản lý dự án đầu tư". Đại học
KTQD, NXB Thống kê, Hà Nội, 2000.
Th.S Từ Quang Phương, "Kinh tế đầu tư". Đại học KTQD, NXB Giáo Dục,
1998.
Niên giám Thống kê 1990-1998, 1996-2000 Cục thống kê Thanh Hoá.
Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001-
2010, Thanh Hoá 7/2000.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng Cộng Sản Việt Nam,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
Văn kiện Hội nghị lần thứ VII, Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII, Hà
Nội, 1994.
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Tỉnh uỷ Thanh Hoá,
1996
MỤC LỤC
Trang
4
Mở đầu
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐẦU TƯ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ VÀ YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1
1.1. Đầu tư, đặc điểm và vai trò của đầu tư phát triển. 1
1.2. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 8
1.3. Yêu cầu khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 14
1.4. Định hướng cơ bản chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
15
1.5. Đầu tư đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 17
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở
THANH HOÁ.
28
2.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Thanh Hoá
có ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
28
2.2. Tình hình đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Hoá. 35
2.3. Đánh giá chung tình hình đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
Thanh Hoá thời gian qua.
65
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ CHỦ YẾU
NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO
HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở THANH HOÁ.
77
3.1. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Hoá.
77
3.2. Nguồn vốn huy động và các bước thực hiện đầu tư 87
3.3. Những điều kiện đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá.
90
3.4. Một số giải pháp đầu tư nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH ở Thanh Hoá.
93
Kết luận.
Danh mục tài liệu tham khảo.
5
KẾT LUẬN
Trên đây chỉ là một số nét tuy còn sơ lược nhưng rất cơ bản về nội dung lý
luận, cơ sở định hướng của vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực trạng và một số giải pháp mang tính đề xuất để
đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở Thanh Hoá.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nội dung quan trọng của quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để thực hiện khoa học công nghệ
hiện đại, hội nhập quốc tế và bước vào nền kinh tế trí thức. Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế là một quá trình mang tính khách quan, nghĩa là tự nó cũng dần dần
chuyển dịch theo hướng tác động của các quy luật khách quan. Nhưng vai trò
của chủ thể là đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế xã hội.
Đó chính là quan điểm của đảng ta trong việc đề ra phương hướng mục tiêu cho
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Hoá đã diễn ra khá
đồng bộ và tương đối toàn diện cả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, chuyển
dịch cơ cấu thành phần kinh tế, chuyển dịch cơ cấu đầu tư và công nghệ...
Tuy nhiên tốc độ chuyển biến diễn ra chậm chạp, động thái chuyển dịch
chưa thể hiện rõ xu hướng tích cực, đặc biệt là sự chuyển dịch từ những
ngành kỹ thuật thấp, công nghệ lạc hậu sử dụng nhiều lao động tay chân
sang các ngành kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến, sử dụng nhiều lao động
chất xám còn rất mờ nhạt... nhưng cũng đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn vướng
mắc. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Hoá cũng chính là quá
trình giải quyết các vướng mắc trên đây nhằm đạt được những mục tiêu xác
định. Trong quá trình chuyển dịch những vướng mắc này sẻ phải được giải
quyết dần. Việc giải quyết những mâu thuẫn này trở thành một trong
những thước đo tính hiệu quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
6
MỞ ĐẦU
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là
một xu thế tất yếu đã và đang diễn ra ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam
hiện nay, chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là một xu hướng, mà còn là một
yêu cầu nhằm vào các mục tiêu: tăng trưởng, tạo việc làm, tăng thu nhập, tăng
tích luỹ vốn, công nghệ và sự phát triển con người. Trong bối cảnh hiện nay,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là quá trình tự nó diễn ra theo quy luật của
thị trường. Về phương diện tác động của nhà nước cần phải có sự định hướng về
mặt chính sách để thúc đẩy nhanh và có hiệu quả quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định mục tiêu của công
nghiệp hoá, hiện đại hoá là " Xây dựng nước ta trở thành một nước công
nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ
sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời
sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an vững chắc... Từ nay đến 2020
ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp". Và
để thực hiện mục tiêu trên thì nhiệm vụ phát triển và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá được coi là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu, là sự đòi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế xã hội ở
nước ta hiện nay.
Thanh Hoá là một tỉnh lớn, có điểm xuất phát về kinh tế thấp so với cả
nước, kinh tế kém phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và không vững
chắc, các tiềm năng, nguồn lực và lợi thế cho phát triển khai thác còn rất hạn
chế. Bởi vậy để thực hiện được mục tiêu đề ra thì việc đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cấp
thiết hơn bao giờ hết.
Xuất phát từ những đòi hỏi bức xúc của thực tiễn trên đây và yêu cầu của
phát triển kinh tế xã hội. Em đã chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp đầu tư
nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Thanh Hoá"
7
Mục tiêu của đề tài là nhằm góp phần làm sáng tỏ lý luận về đầu tư chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, phân tích thực trạng, xu hướng phát triển và đứng trên góc
độ đầu tư đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ở Thanh Hoá.
Kết cấu của đề tài gồm có 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận của đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế và yêu
cầu khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Chương II: Tình hình đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Hoá.
- Chương III: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH ở Thanh
Hoá.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUẢ ĐẦU TƯ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ
VÀ YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ.
1.1- Đầu tư, đặc điểm và vai trò của đầu tư phát triển.
1.1.1- Khái niệm về đầu tư.
Trong những năm cuối thập kỷ 80, đầu những năm của thập kỷ 90, khái
niệm đầu tư đã trở nên thân quen đối với các nhà quản lý các cấp, đặc biệt là phát
triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
có sự quản lý của nhà nước ở nước ta, đòi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ ở
nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực đầu tư. Vậy đầu tư là gì ? Chúng ta có thể có
một số cách nghĩ khác nhau về đầu tư xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng
của các kết quả đầu tư.
Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung, là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để
tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất
8
định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
Nguồn lực đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tụê.
Những kết quả tăng lên đó là các tài sản tài chính (vốn), tài sản trí tuệ (trình độ
văn hoá, chuyên môn khoa học kỹ thuật...). tài sản vật chất (đường, nhà máy, ...)
và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản
xuất xã hội.
Trong những kết quả đạt được trên đây, những kết quả trực tiếp của sự hy
sinh các nguồn lực là các tài sản vật chất, tài sản trí tụê và nguồn nhân lực tăng
thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc mọi nơi, không chỉ đối với người bỏ
vốn mà đối với cả toàn bộ nền kinh tế. Những kết quả này không chỉ nhà đầu tư
hưởng mà cả nền kinh tế xã hội được hưởng. Chẳng hạn một nhà máy được xây
dựng nên, tài sản vật chất của nhà đầu tư trực tiếp tăng lên, đồng thời tài sản vật
chất, tiềm lực sản xuất của nền kinh tế cũng tăng thêm.
Lợi ích trực tiếp do sự hoạt động của nhà máy này đem lại hoạt động cho
nhà đầu tư là lợi nhuận, còn cho nền kinh tế là thoã mãn nhu cầu tiêu dùng (cho
sản xuất và cho sinh hoạt) tăng thêm của nền kinh tế, đóng góp cho ngân sách,
giải quyết việc làm cho người lao động ... trình độ nghề nghiệp, chuyên môn của
người lao động tăng thêm không chỉ có lợi cho chính họ (để có thu nhập cao, địa
vị trong xã hội) mà còn bổ sung cho nguồn lực có kỹ thuật cho nền kinh tế để có
thể tiếp nhận công nghệ ngày càng hiện đại, góp phần nâng cao dần trìng độ
công nghệ và kỹ thuật cuả nền sản xuất quốc gia.
Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn
lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hộ những kết quả trong tương lai
lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.
Như vậy, nếu xét trong phạm vi quốc gia thì chỉ có hoạt động sử dụng các
nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồn lực và trí
tuệ, hoặc duy trì sự hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sẵn có thuộc
phạm trù đầu tư theo nghĩa hẹp hay thuộc phạm trù đầu tư phát triển.
Từ đây ta có định nghĩa về đầu tư phát triển như sau: Đầu tư phát triển là
hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính,nguồn lực vật chất, nguồn lực lao
động và trí tuệ để xây dựng, sữa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm thiết
9
bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các
chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì
tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế
- xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
1.1.2- Những đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển.
Hoạt động đầu tư phát triển có các đặc điểm khác biệt với các loại hình
đầu tư khác là:
- Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một số vốn lớn và để nằm khê đọng
trong suốt quá trìng thực hiện đầu tư. đây là giá phải trả khá đắt của đầu tư phát
triển.
- Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các kết quả của
nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy
ra. đó có thể là sự biến động về thị trường cung cấp nguyên vật liệu, sự thay đổi
của các chính sách kinh tế vĩ mô nhà nước, sự tác động của các yếu tố tự nhiên...
- Thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối với các cơ
sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng
và do đó không tránh khỏi sự tác động 2 mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố
không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế...
- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài,
nhiều năm, có khi hàng trăm năm, hàng ngàn năm... điều này nói lên giá trị lớn
lao của các thành quả đầu tư phát triển.
- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển là các công trình xây dựng
sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng nên. Do đó, các điều kiện về địa
hình tại đó sẽ có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như tác dụng
sau này của các kết quả đó. Thí dụ: Quy mô đầu tư xây dựng nhà máy sàng tuyển
than ở khu vực có mỏ than tuỳ thuộc rất lớn vào trữ lượng than của mỏ. Nếu trữ
lượng than của mỏ ít thì quy mô của nhà máy sàng tuyển không nên lớn để đảm
bảo cho nhà máy hàng năm hoạt động hết công suất với số năm tồn tại của nhà
máy theo dự kiến trong dự án. Đối với các nhà máy thuỷ điện công suất tuỳ
thuộc vào trữ lượng nước nơi xây dựng công trình. Sự cung cấp điện đều đặn
thường xuyên phụ thuộc nhiều vào tính chất ổn định của nguồn nước, không thể
10
di chuyển nhà máy thuỷ điện như di chuyển những chiếc máy tháo dời do nhà
máy sản xuất từ địa điểm này tới địa điểm khác. Việc xây dựng các nhà máy ở
nơi địa chất không ổn định sẽ không đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động
sau này, thậm chí cả trong quá trình xây dựng.
- Mọi thành quả và hậu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng
nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không
gian.
- Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội
cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư.
1.1.3- Nguồn vốn và nội dung của vốn đầu tư.
a- Nguồn vốn đầu tư.
Vn đầu tư của đất nước nói chung được hình thành từ 2 nguồn cơ bản. đó
là vốn huy động trong nước và vốn huy động từ nước ngoài.
- Vốn đầu tư trong nước được hình thành từ các nguồn sau đây:
+ Vốn tích luỹ từ ngân sách nhà nước.
+ Vốn tích luỹ của các doanh nghiệp.
+ Vốn tiết kiệm của dân cư.
- Vốn huy động từ nước ngoài bao gồm vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư
gián tiếp.
Vốn đầu tư trực tiếp là vốn của các doanh nghiệp, các cá nhân người nước
ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá
trình sử dụng và thu hồi vốn đã bỏ ra.
Vốn đầu tư gián tiếp là vốn của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ
chức phi chính phủ được thực hiện dưới các hình thức viện trợ không hoàn lại,
viện trợ có hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời gian dài và lãi suất thấp, vốn viện
trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển (ODA).
Nguồn vốn đầu tư của các cơ sở:
- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở hoạt động xã hội phúc
lợi công cộng vốn đầu tư do ngân sách cấp ( tích luỹ từ ngân sách và viện trợ qua
ngân sách) vốn được viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho cơ sở và vốn tự có của
11
cơ sở (bản chất cũng tích luỹ từ phần tiền thừa do dân đóng góp không dùng
đến).
- Đối với các doanh nghiệp quốc doanh, vốn đầu tư được hình thành từ
nhiều nguồn hơn bao gồm vốn ngân sách (lấy từ phần tích luỹ của ngân sách)
vốn khấu hao cơ bản, vốn viện trợ qua ngân sách, vốn tự có của doanh nghiệp,
vốn liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nứơc, vốn phát hành trái
phiếu, và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của luật doanh nghiệp.
- Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nguồn vốn đầu tư bao gồm
vốn tự có, vốn vay, vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết với các tổ chức trong và
ngoài nước. Đối với các công ty cổ phần, vốn đầu tư ngoài các nguồn vốn trên
đây còn bao gồm tiền thu được do phát hành trái phiếu (nếu có đủ điều kiện theo
quy định luật doanh nghiệp).
b- Nội dung của vốn đầu tư.
Nội dung của vốn đầu tư bao gồm các khoản chi phí gắn liền với nội dung
của hoạt động đầu tư.
Hoạt động đầu tư phát triển chính là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái
sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật và thực hiện các chi phí gắn liền với
sự hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa được tái sản xuất thông qua các
hình thức xây dựng nhà cửa, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị máy
móc trên nền bệ, tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản khác, thực hiện các
chi phí thường xuyên gắn liền với sự ra đời và hoạt động của ác cơ sở vật chất kỹ
thuật đó.
Xuất phát từ nội dung hoạt động của đầu tư phát triển trên đây, để tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác quản lý việc sử dụng vốn đầu tư nhằm đem lại hiệu
quả kinh tế xã hội cao nhất, có thể phân chia vốn đầu tư thành các khoản mục
sau đây:
- Trên giác độ quản lý vĩ mô vốn đầu tư được chia thành 4 khoản mục lớn
sau.
(1) Những chi phí tạo ra tài sản cố định(mà sự biểu hiện bằng tiền là vốn
cố định).
12
(2) Những chi phí tạo ra tài sản lưu động (mà sự biểu hiện bằng tiền là vốn
lưu động) và các chi phí thường xuyên gắn với chu kỳ hoạt động củacác tài sản
cố định vừa được tạo ra.
(3) Những chi phí chuẩn bị đầu tư chiếm khoảng 0,3-15% vốn đầu tư.
(4) Chi phí dự phòng.
- Trên giác độ quản lý vi mô ở các cơ sở, những khỏan mục trên đây lại
được tách thành các khoản chi tiết hơn.
(1)Những chi phí tạo ra tài sản cố định bao gồm:
+ Chi phí ban đầu và đất đai.
+ Chi phí xây dựng sữa chữa nhà cửa, cấu trúc hạ tầng.
+Chi phí mua sắm lắp đặt thiết bị máy móc,dụng cụ, mua sắm phương tiện
vận chuyển.
+ Chi phí khác.
(2) Những chi phí tạo ra tài sản lưu động bao gồm:
+ Chi phí nằm trong giai đoạn sản xuất như chi phí để mua nguyên vật
liệu, trả lương người lao động, chi phí về điện nước, nhiên liệu phụ tùng...
+ Chi phí nằm trong giai đoạn lưu thông gồm có chi phí sản phẩm dở dang
tồn kho, hàng hoá bán chịu, vốn bằng tiền...
(3) Chi phí chuẩn bị đầu tư bao gồm chi phí nghiên cứu cơ hội đầu tư, chi
phí nghiên cứu tiền khả thi, chi phí nghiên cứu khả thi, chi phí thẩm định dự án...
(4) Chi phí dự phòng.
1.1.4- Vai trò của đầu tư phát triển.
Từ viêc xem xét bản chất của đầu tư phát triển, các lý thuyết kinh tế, cả lý
thuyết kế hoạch hoá tập trung và lý thuyết kinh tế thị trường đều coi đầu tư phát
triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự tăng trưởng.
Vai trò này của đầu tư, trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước được thể
hiện ở các mặt sau đây:
1.1.4.1- Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu.
- Về mặt cầu: Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của
toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm
13
khoảng 24-28% trong tổng cơ cấu tổng cầu của các nước trên thế giới. Đối với
tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự
tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng lên (đườ